Thảo Luận Chung lại là đậu xe tắt máy.

Hạng C
26/12/12
949
16
18
Thưa các bác.
Em chạy xe tải, 1 mình 1 xe.
Vào giờ tan tầm đường đông, để tránh kẹt xe em phải leo lên lề để đậu để giao hàng cho Công ty em. Khi giao hàng thì theo nguyên tắc xuống xe thì em phải tắt máy và rút chìa khóa để xuống mở cửa bốc hàng xuống.
Bỗng ở đâu Thanh tra giao thông ập tới nói em đậu xe sai, em có hỏi thì được các anh ý nói là Khi dừng xe để giao hàng thì không được tắt máy xe, 1 người phải ngồi trên ghế lái tay cầm vô lăng còn 1 người xuống bốc hàng.
-Ủa em chạy xe 1 mình, nếu em ngồi cầm vô lăng thì ai xuống bốc hàng?
-Nhỡ em để xe nổ máy xuống bốc hàng mà bị cướp xe hoặc ai đó lên ngồi nghịch thì sao? hoặc nói đơn giản hơn là đang hỳ hục bốc hàng ở đằng sau nó mở cửa lấy đồ trong xe em thì làm sao? Chưa nói tới chuyện tốn nhiên liệu, gây ô nhiễm môi trường. (Hiện nay nhà nước còn đang khuyến cáo người dân chờ đèn đỏ trên 20s thì nên tắt máy)
-Nếu em để xe dưới lòng đường thì chắc chắn sẽ gây kẹt xe (vì gần ngã 4 mà), Chưa nói trong quá trình bốc hàng còn có thể gây nguy hiểm tới những phương tiện khác khi tham gia giao thông nữa.
Sau 1 hồi giải thích mà không ăn thua, nói như nước đổ đầu vịt không có tác dụng gì. thôi đành ký biên bản, chứ nói nữa với những người không hiểu, không biết suy nghĩ thì cũng không có tác dụng.
+ Các bác cho em hỏi là có bộ luật nào quy định khi lái xe tải bắt buộc phải có 2 người trở nên không ạ? (1 người ngồi 1 người xuống bốc hàng) còn taxi thì sao? khi xuống giúp khách lên xuống đồ thì bắt buộc phải rời khỏi ghế lái rồi, có quy định nào riêng cho taxi hay không?
+ Khi đậu xe giao hàng thì có được phép đậu trên lề hay không? Vì trước em chạy xe bên Đức thì khi vào giao hàng CSGT còn bắt em phải leo lên lề sát với cửa hàng để giao cho nhanh và để không gây cản trở giao thông với những phương tiện khác.
+Luật pháp thi hành kiểu này khó sống quá các bác ak.

 
Hạng B1
1/9/13
72
68
18
Không có quy định nào bắt phải 2 người hết bác ạ, nhưng đúng là dừng xe thì bác phải ở vị trí lái. Nếu bác cần người dỡ hàng hay khiên đồ thì phải kêu người nhà ra, hoặc mang thêm người theo.
Quy định phải để máy nổ và luôn ngồi ở vị trí lái là để khi có vấn đề xảy ra (kẹt đường, xe khác không qua ddược) thì bác phải xử lý ngay lập tức.
 
Hạng B2
17/8/06
187
0
16
Thông cảm với bác chủ là VN mình nó thế. Những người thừa hành công vụ cũng cứng nhắc và xử lý vấn đề rất không thấu tình đạt lý. E có cảm tưởng họ (những người thực thi PL) lúc nào cũng nghĩ người dân vi phạm luôn luôn có sự xảo biện để qua mặt họ nên họ sẽ ko chấp nhận giải thích từ chúng ta. Dù gì e cũng hoan hô bác chủ rất có ý thức nhé !
 
Hạng B2
4/10/10
115
74
28
www.phutunghopso.com
Việt Nam kiểu gì cũng chết. Nước ngoài các khu buôn bán nếu có biển cấm đỗ thì họ sẽ xây lối đi phía sau để đỗ xe và giao hàng.

 
Hạng B1
1/9/13
72
68
18
Ở SG nếu lề rộng có vẽ vạch cho xe đậu trong vạch thì được. Ngoài ra thì đậu dưới đường hết. Đậu nửa xe trên lề cũng phạt tuốt hết nhe các bác.
 
Hạng C
26/9/12
860
306
63
Theo em biết thì đậu xe trên lề là sai rồi mà.
 
Hạng C
25/5/12
592
4
18
49
tại vì quản lí không được, sợ mấy bác dừng xe từ sáng đến chiều , nên mới có cái qui định khi dừng xe không được rời khỏi ghế tài xe nổ máy tốn xăng chơi
bash.gif
24.gif

haivnnet nói:
Thưa các bác.
Em chạy xe tải, 1 mình 1 xe.
Vào giờ tan tầm đường đông, để tránh kẹt xe em phải leo lên lề để đậu để giao hàng cho Công ty em. Khi giao hàng thì theo nguyên tắc xuống xe thì em phải tắt máy và rút chìa khóa để xuống mở cửa bốc hàng xuống.
Bỗng ở đâu Thanh tra giao thông ập tới nói em đậu xe sai, em có hỏi thì được các anh ý nói là Khi dừng xe để giao hàng thì không được tắt máy xe, 1 người phải ngồi trên ghế lái tay cầm vô lăng còn 1 người xuống bốc hàng.
-Ủa em chạy xe 1 mình, nếu em ngồi cầm vô lăng thì ai xuống bốc hàng?
-Nhỡ em để xe nổ máy xuống bốc hàng mà bị cướp xe hoặc ai đó lên ngồi nghịch thì sao? hoặc nói đơn giản hơn là đang hỳ hục bốc hàng ở đằng sau nó mở cửa lấy đồ trong xe em thì làm sao? Chưa nói tới chuyện tốn nhiên liệu, gây ô nhiễm môi trường. (Hiện nay nhà nước còn đang khuyến cáo người dân chờ đèn đỏ trên 20s thì nên tắt máy)
-Nếu em để xe dưới lòng đường thì chắc chắn sẽ gây kẹt xe (vì gần ngã 4 mà), Chưa nói trong quá trình bốc hàng còn có thể gây nguy hiểm tới những phương tiện khác khi tham gia giao thông nữa.
Sau 1 hồi giải thích mà không ăn thua, nói như nước đổ đầu vịt không có tác dụng gì. thôi đành ký biên bản, chứ nói nữa với những người không hiểu, không biết suy nghĩ thì cũng không có tác dụng.
+ Các bác cho em hỏi là có bộ luật nào quy định khi lái xe tải bắt buộc phải có 2 người trở nên không ạ? (1 người ngồi 1 người xuống bốc hàng) còn taxi thì sao? khi xuống giúp khách lên xuống đồ thì bắt buộc phải rời khỏi ghế lái rồi, có quy định nào riêng cho taxi hay không?
+ Khi đậu xe giao hàng thì có được phép đậu trên lề hay không? Vì trước em chạy xe bên Đức thì khi vào giao hàng CSGT còn bắt em phải leo lên lề sát với cửa hàng để giao cho nhanh và để không gây cản trở giao thông với những phương tiện khác.
+Luật pháp thi hành kiểu này khó sống quá các bác ak.


 
Hạng D
3/5/13
1.230
348
83
Về tình thì bác chủ quá
080402cool_prv.gif
, xử lý vậy là hợp ý. Nhưng về lý (theo luật giao thông) thì nó quy định nên phải tuân theo. Taxi cũng không có ngoại lệ đâu, dừng xe mà tài xế xuống mở cửa cũng bị phạt luôn nhé.
 
Hạng B2
4/6/13
105
45
28
Đó là luật rồi bác ạ
Điều 18. Dừng xe, đỗ xe trên đường bộ
1. Dừng xe là trạng thái đứng yên tạm thời của phương tiện giao thông trong một khoảng thời gian cần thiết đủ để cho người lên, xuống phương tiện, xếp dỡ hàng hóa hoặc thực hiện công việc khác.
2. Đỗ xe là trạng thái đứng yên của phương tiện giao thông không giới hạn thời gian.
3. Người điều khiển phương tiện khi dừng xe, đỗ xe trên đường bộ phải thực hiện quy định sau đây:
a) Có tín hiệu báo cho người điều khiển phương tiện khác biết;
b) Cho xe dừng, đỗ ở nơi có lề đường rộng hoặc khu đất ở bên ngoài phần đường xe chạy; trường hợp lề đường hẹp hoặc không có lề đường thì phải cho xe dừng, đỗ sát mép đường phía bên phải theo chiều đi của mình;
c) Trường hợp trên đường đã xây dựng nơi dừng xe, đỗ xe hoặc quy định các điểm dừng xe, đỗ xe thì phải dừng, đỗ xe tại các vị trí đó;
d) Sau khi đỗ xe, chỉ được rời khỏi xe khi đã thực hiện các biện pháp an toàn; nếu xe đỗ chiếm một phần đường xe chạy phải đặt ngay biển báo hiệu nguy hiểm ở phía trước và phía sau xe để người điều khiển phương tiện khác biết;
đ) Không mở cửa xe, để cửa xe mở hoặc bước xuống xe khi chưa bảo đảm điều kiện an toàn;
e) Khi dừng xe, không được tắt máy và không được rời khỏi vị trí lái;
g) Xe đỗ trên đoạn đường dốc phải được chèn bánh.
4. Người điều khiển phương tiện không được dừng xe, đỗ xe tại các vị trí sau đây:
a) Bên trái đường một chiều;
b) Trên các đoạn đường cong và gần đầu dốc tầm nhìn bị che khuất;
c) Trên cầu, gầm cầu vượt;
d) Song song với một xe khác đang dừng, đỗ;
đ) Trên phần đường dành cho người đi bộ qua đường;
e) Nơi đường giao nhau và trong phạm vi 5 mét tính từ mép đường giao nhau;
g) Nơi dừng của xe buýt;
h) Trước cổng và trong phạm vi 5 mét hai bên cổng trụ sở cơ quan, tổ chức;
i) Tại nơi phần đường có bề rộng chỉ đủ cho một làn xe;
k) Trong phạm vi an toàn của đường sắt;
l) Che khuất biển báo hiệu đường bộ.