Status
Không mở trả lời sau này.
Hạng D
3/5/09
2.214
48
0
Bác lơ chuyển qua đây mà em tưởng thớt tèo rồi. Thế thì ta lại tiếp tục. Em sẽ nói ngắn gọn về lạm phát và vì sao tiền mất giá trị. Còn cụ thể nên mua bán gì thì em không chắc đâu, hư bột hư đường ai chịu :D bản thân em mua CK năm rồi cũng lỗ, may mà chỉ mất ít, mất nhiều cũng méo mặt.
Giả sử em mà có tiền nhàn rỗi thì em cũng không giữ VNĐ. Nếu ngắn hạn vài năm thì với lãi xuất cao cũng không mất mát gì. Nhưng nếu lâu dài thì nên đầu tư vào đất nhà gì đó. Em nghĩ KT VN khó khăn trong tương lai lắm. Nhất là sau 10 năm nửa, khi mà các xxx lạc quan cũng không dám nghĩ tăng trưởng trên 7% thì lúc đấy lỡ tụt còn 1-2% cũng đừng ngạc nhiên.
 
Trở lại vấn đề lạm phát, đó là sự gia tăng giá cả các mặt hàng trong thị trường. Ở VN lạm phát đo bằng giá tiêu dùng CPI, nó là 494 mặt hàng trong 10 nhóm hàng hóa dịch vụ.
Có 2 trường phái đo đạc lạm phát. Thứ nhất là CPI, thứ hai là GDP.
 
Cách thứ nhất là CPI: họ so sánh giá cả hàng hóa tại 2 thời điểm khác nhau, tháng trước hoặc năm trước, so sánh chênh lệch để biết tỷ số lạm phát.
Cách thứ hai GDP: Đó là căn cứ toàn bộ hàng hóa và dịch vụ được sx trong 1 năm và giá cả ở 2 thời điểm khác nhau. Phương pháp theo GDP chính xác hơn nhưng CPI thì cập nhật cụ thể hơn, tính được từng tháng, còn GDP phải chờ cuối năm.
 
Có 3 loại lạm phát chính. các bác nhận xét xem mình dính phải loại nào?
1 là lạm phát tiền tệ. Khi cung tiền dư thừa vượt mức tăng trưởng cua nền KT. Điển hình nhất là khi thâm hụt ngân sách do chi tiêu lãnh phí, các ngân hàng trung ương sẽ in tiền để bù vào hâm hụt. các nước đang phát triển rất hay gặp tình rạng này, vì nền KT được quản lý bằng mệnh lệnh hành chính chứ không phải do thị trường tự điều tiết.
Thứ 2 là lam phát cầu kéo, sự thay đổi giữa cung và cầu. Điển hình khi CP chi tiêu nhiều quá.
 
Thứ 3 là lạm phát chi phí đẩy. lam phát này xảy ra khi doanh nghiệp thu hẹp kinh doanh, hoặc khi họ tăng giá sp vì lý do nào đó. Chủ yếu do giá nguyên liệu tăng, gía nhân công tăng...
 
Khi gặp tình trạng lạm phát tiền tệ, thì khăc phục bằng cách giảm chi tiêu, thắt chặt tiền tệ. Điều này làm KT tăng trưởng chậm lại. Vì nó kéo theo hệ lụy là lãi xuất tăng, kinh doanh sẽ khó khăn...Vì vậy VN lựa chọn giữa 1 tỷ lệ tăng trưởng tối ưu với tỷ lệ lạm phát cũng ngang cỡ đó. Đến lúc này chúng ta phải làm quen với lạm phát thôi, vì để duy trì GDP đẹp chúng ta phải trả giá chút đỉnh.
 
Ở Vn có lẽ 2 loại lạm phát là tiền tệ dư thừa và chi phí đẩy. về mặt tiền tệ thì khỏi nói.
Về mặt chi phí đẩy chúng ta phải trả giá thế nào? Khi giá nguyên liệu tăng cao, ví dụ giá dầu. hệ quả ở những nước phát triển như Mỹ, Nhật là hãng xưởng thu hẹp sx. Vì giá cao sẽ làm người mua giảm, thu hẹp sx sẽ gây thất nghiệp. Cuộc khủng hoảng dầu thập niên 70 la điển hình.
 
Ở Vn chúng ta có dầu thô bù vào nên giá dầu sẽ không ảnh hưởng quá lớn. Nhưng dự báo sau 2014 chúng ta phải nhập khẩu dầu thô. và sau 2020 nếu không có nhiều mỏ dầu mới thì việc phụ thuộc vào giá dầu sẽ rất kinh khủng. Hiện nay chúng ta xuất dầu thô, thu tiền, số tiền đó CP dùng bù lỗ cho giá xăng. Nếu số tiền từ bán dầu mất đi, tiền bù lỗ sẽ lấy từ ngân sách. Hoặc chúng ta phải chấp nhận giá xăng theo giá thế giới.
Khi đó việc hạn chế lạm phát bằng cách áp giá trần coi như bất khả thi, vì không đủ tiền bù lỗ. Chúng ta phải chấp nhận giá thị trường, như vậy công cụ hạn chế lạm phát bằng áp giá trần mất hiệu quả, càng khó khăn trong việc kiềm chế lạm phát. Nói cách khác là muốn đạt GDP đẹp, lạm phát sẽ kinh khủng kéo theo sau.
 
Ngoài ra còn có công cụ bình ổn lam phát bằng neo tỷ giá, thắt chặt tiền tệ...Tuy nhiên không có cái nào có ưu điểm, và cái giá phải trả luôn cao.
Vậy tại sao có nước lạm phát ít, Vn lại cao và liên tục. Để nói cụ thể sẽ dài dòng, đơn giản 1 việc là hiệu quả đầu tư. Khu vực NN chiếm nhiều vốn ngân sách, nhưng hiệu quả tạo ra sp kém. Bởi vì không kiểm soát thu chi được, do đó 1 năm Vinashin lỗ 1600 tỷ thì bảo lời 750 tỷ. Còn nhiều tổng cty phải bù lỗ, hoặc dùng tiền đầu tư không hiệu quả, khiến cung tiền tăng mà tăng trưởng nền KT không tương xứng, thế là lạm phát. lạm phát lại làm kinh tế khó tăng trưởng.
 
Bội chi ngân sách được bù vào bằng vốn vay bên ngoài, hay bằng trái phiếu. Nhưng khi phát hành trái phiếu bán không hết, đi vay quá khó. cám dỗ buộc phải in tiền sẽ xảy ra. Mà nguyên do bội chi từ đâu? Từ đầu tư kém hiệu quả, chi quá nhiều mà thu không tương xứng.
càng đòi hỏi tăng cao GDP, chúng ta càng cần chi nhiều. và lạm phát theo đó mà tới.
 
Hạng F
1/5/09
6.754
1.126
113
Polts Vietnam - Tp HCM
Mấy bác cho em hỏi, nếu bây giờ em có khoảng 1tỉ ĐVN nhàn rỗi do 3 tháng nữa mới tới thời hạn thanh toán tiền vậy với 3 tháng thì nên đầu tư vào cái gì để tránh được lạm phát cao của mấy tháng cuối năm đây, em đã loại bỏ phương án gửi NH vì có thể trong mấy tháng đó có khả năng em phải dùng tới (nếu cần), còn lại phương án qui đổi ra gold hoặc USD chọn cái nào đây??
 
Hạng D
10/11/07
4.987
25
0
HCM
www.esoft-vn.com
@Polts: em thì sợ vàng lắm. USD có lẽ là giải pháp hay hơn do:
1. Độ trồi sụt không lớn.
2. Công việc của bác phụ thuộc vào USD nhiều hơn là vàng.
 
Hạng D
27/2/08
1.095
309
83
53
Đà Nẵng
Cái quái gì cũng nhập..vào mấy cửa hàng đồng giá của Nhật..toàn hàng lạc xoong vô thưởng vô phạt mà cũng đi nhập về...bó tay
 
Hạng D
15/2/08
1.553
65
48
53
@Polt: theo ngành của bác là dệt may thì nên USD cụ ạh, cuối năm $ sẽ tăng vì đó cũng thường là thời hạn đóng sổ báo cáo hàng năm của các DN nước ngoài (thông thường là ngày 15/12, 15/6 và nếu là các DN theo quí thì 15/3, 6, 9, 12) nên họ sẽ đi đòi nợ và đó cũng là diễn biến của $ hàng năm ta biết.
Nhưng hiện tại trong 1 vài tuần trước mắt thì $ em sợ khó tăng nữa vì CP đang can thiệp rất mạnh tay vào thị trường ngoại tệ. Em có người quen trong NH nhà nước thì trên đã có công văn đình chỉ việc bán ngoại tệ và chỉ bán USD cho DN có hợp đồng XNK trong 3 tháng tới. Em nghĩ các ngân hàng khác cũng đã nhận được thông báo này nên trong thời gian tới ngoại tế khó tăng và chỉ có thể giảm.
 
Hạng D
14/5/08
2.536
21.272
113
@thanhmap: Nếu ngân hàng ngừng bán ngoại tệ thì USD phải sốt chứ ?
 
Hạng D
15/2/08
1.553
65
48
53
koonjang nói:
@thanhmap: Nếu ngân hàng ngừng bán ngoại tệ thì USD phải sốt chứ ?
em ko rõ về điểm này, nhưng theo em biết thì các nguồn cung cho các đại lý chợ đen cũng đa số là từ ngân hàng, nhà nước đang siết chặt cái nguồn cung này nên có thể sẽ có sốt nhưng có thể chính phủ sẽ điều chỉnh bằng chính sách để hạ nhiệt như là nới lỏng hay công bố tin tức gì đó. Chứ còn điều chỉnh bằng tiền tệ thì Vn ta thua rồi, ko có đủ ngoại tệ để hạ sốt.
 
Hạng F
1/5/09
6.754
1.126
113
Polts Vietnam - Tp HCM
tuonglahay nói:
@Polts: em thì sợ vàng lắm. USD có lẽ là giải pháp hay hơn do:
1. Độ trồi sụt không lớn.
2. Công việc của bác phụ thuộc vào USD nhiều hơn là vàng.
Em thấy vàng có biến đỏi nhiều nhưng thường theo chiều hướng tăng, USD thì phụ thuộc vào quá nhiều yếu tố: Kinh tế thế giới, Kinh tế mẽo, sự mạnh lên của các đồng tiền khác, việc giữ tỉ giá phá giá của các NN để ổn định KT........ nên có vẻ như biến đổi chậm nhưng hướng khó lường. Thông thường thì khi mọi chuyện thay đổi thì người ta lại quay về cái mốc cổ điển đó là vàng. Với cái ngắn hạn như em thì kg nói nhưng dạng tích lũy dài hạn có vẻ Gold là ổn. Vừa rồi vòng tiền quay không kịp em phải nhờ Vợ đưa gold ra giải quyết lúc mua trả lại lỗ mất mất chục trịu (tiếc quá) muốn quăng tiền ra đầu tư lại để gỡ trong mấy tháng nhưng không biết có ổn kg hay lại mất tiếp hic....... đau đầu với DVN-G-USD.....
 
Hạng B2
2/12/08
419
5
18
audi fan nói:
em cũng muốn hỏi bác sinh viên: lạm phát 12%, lãi cho vay của ngân hàng là 12%/năm. vậy có ý nghĩa gì bác?:cool:
 
Bác vay được 12% / năm?
Cho em vay lại mức 15%/năm nha.
 
Status
Không mở trả lời sau này.