Hạng C
8/2/07
510
7.518
93
HCM
Nhớ quê quá các bác à.
Công việc bận rộn công với cái ồn ào của thị thành làm mình nhớ quê da diết. Mấy hôm nay đi đường thấy người ta bán xoài rất nhiều, chợt nhớ, à thì ra đã tới mùa xoài.

Mùa xoài

Khi chúng tôi còn nhỏ, trái cây chưa phong phú như bây giờ. Hồi đó nông dân chưa biết dùng kỹ thuật cho cây ra hoa trái vụ, vườn xoài của ngoại mỗi năm ra trái chỉ có một mùa. Và mỗi mùa xoài chín, quê ngoại là những niềm vui vô bờ mang theo những kỷ niệm khó quên đối với bọn trẻ chúng tôi.
xoai-dai-loan.jpg

Vườn xoài nhà ngoại không lớn lắm nhưng với chúng tôi đó là cả một “thiên đường”. Ông ngoại chia vườn ra làm bốn cái liếp chạy dài mút mắt. Trên mỗi liếp trồng xoài là cây chủ lực, ngoài ra còn có đủ thứ các loại cây khác như: mía lau, chanh giấy trồng ở mép mương, giữa vườn xen những cây dừa, cây mận, đu đủ, ổi sẻ, cóc, chùm ruột... Vườn tạp cũng có nhiều cái hay, mỗi khi bọn chúng tôi ngông nghêu ra dạo vườn một hồi thế nào về cũng thu hoạch được đủ thứ!
48852329.jpg

Nhà ngoại sinh sống chủ yếu bằng nghề trồng lúa. Theo hiểu biết của tôi thì miếng vườn nhà ngoại chỉ trồng cây hái trái để ăn chơi và thỉnh thoảng chặt củi đem vô chụm! Tôi chưa hề thấy bà ngoại đem bán thứ gì thu hoạch từ vườn bao giờ. Mà ngược lại, cứ cách vài ngày bà ngoại lại xách rựa ra vườn chặt lá dừa, nhặt cành cây khô gãy rụng đem vô bếp chất thành cự củi dự trữ để nấu cơm!
1438132258-xoai.jpg

Mùa xoài chín, ngoại không hái hết trái trên cây mà chỉ tuyển lựa dần những trái chín bói, những trái thật già đem vô chất đầy trên bồ lúa. Nhà ngoại làm ruộng nhiều, tới mùa thu hoạch lúa đem về ví lùm lùm tới mấy cái mê bồ to tướng trong nhà kho. Bao nhiêu xoài già ngoại cứ chất tràn trên mặt bồ lúa, xong lấy cái đệm đậy qua loa lại. Đó cũng là một cách “vú xoài” độc đáo vừa an toàn vừa dự trữ được lâu!
Xoai%20cat%20Hoa%20Loc%20nang%20tu%20300-450g.jpg

Thú vị làm sao vườn xoài nhà ngoại cứ đến mùa xoài chín lại trùng với mùa hè hàng năm. Chúng tôi tha hồ về ngoại thưởng thức loại trái cây ngọt lịm này. Xoài ngoại trồng gồm nhiều giống, đa số là xoài cóc, xoài đá, xoài hòn, xoài thanh ca, thi thoảng mới gặp vài cây xoài cát! Mặc kệ, con nít xoài nào cũng được, miễn là trái chín vàng au, mùi thơm phưng phức hít phổng mũi lên là vui rồi!
7438051668_9509125f35_b.jpg

Nói về cái cách ăn xoài của bọn tôi quả thật không giống ai. Cả lũ năm sáu đứa cháu nội cháu ngoại gom về thật đông vui. Người lớn bận bịu công việc, chúng tôi tha hồ tự quản. Khi có đứa hô lên đi ăn xoài, tức thì cả bọn co giò chạy thẳng ra nhà kho, rồng rắn đu nhau trèo lên mặt “bồ lúa”, rồi ngồi xếp bằng chễm chệ luôn trên ấy mà “chén”. Ăn xoài chín không cần dao gọt, bọn tôi cứ mở đệm ra, ngồi giữa đống xoài, mạnh đứa nào nấy chọn những trái chín mùi thâm kim rồi kê răng lột vỏ, cứ thế mà cạp! Chừng căng bụng rồi thì gom hết hột xoài trèo xuống, ngoại dặn ăn bao nhiêu cũng được nhưng phải gom vỏ hột không được bỏ sót trên bồ lúa kẻo bị chuột!
ca-khung-long-o-thai-binh-ronaldo-buon-vi-khong-duoc-gap-cong-phuong-hinh-anh-17.jpg

Xoài chín ăn chán rồi, bọn tôi chuyển sang ăn xoài sống! Mấy đứa con trai có sáng kiến đâm sẵn muối ớt, ra vườn trèo lên cây ngồi ăn luôn trên đó mới thú. Bọn tôi vắt vẻo mỗi đứa mỗi cành như khỉ, chọn hái những trái có cùi già rồi đập bôm bốp vào cành cây, xong móc túi lấy múi ớt thoa lên miếng xoài rồi vừa nhai vừa tám chuyện! Trên trời dưới đất một hồi, chừng ê răng cả bọn mới chịu phóng xuống chạy vô nhà đi uống nước.
IMG_9406.jpg

Cứ như thế, vườn xoài nhà ngoại hấp dẫn vô cùng đối với chúng tôi những ngày thơ bé. Quả xoài chín ngọt lịm cũng như tình thương của ngoại mà mùa hè nào bọn tôi về trễ, bà ngoại cũng dành chừa cho đến khi xoài chín mùi hết. Quả xoài hấp thu hương vị đất đồng quê ngoại nên ngọt mát vô cùng, cái vị ngọt thanh thao ngày ấy đến bây giờ tôi vẫn còn nhớ. Bây giờ có nhiều giống xoài quý, xoài ngon, quả to và mọng... nhưng vẫn không sao sánh được với những quả xoài đá, xoài hòn ngày xưa của ngoại.
 
Hạng B1
30/6/13
84
386
53
Re:Thớt "Miệt vườn" của em đã mất

Từ lúc........có lông đến giờ , em chưa đi miền Tây .
Tụi bạn , bạn hàng kêu về chơi hoài mà không có thời gian .

Em nghe kể , và khoái nhất cái món chèo ghe ra khúc sông nhỏ , cắm sào , lai rai........ngắm khung cảnh . Nếu đêm thì còn tuyệt hơn .

Có lần về Bình Chánh , nhà người quen , tát ao cá . Mịa , con cá lóc nó chui vô quần vậy mà không bắt được . Mình mẩy tèm lem mà vui thiệt vui .

Chẹp , cá lóc trui . Chuột , gà ốp đất sét..........
Chắc nó nhỏ như anh nên ko thấy, hihi
 
Hạng B1
30/6/13
84
386
53
Re:Thớt "Miệt vườn" của em đã mất

Theo hình đoán .....nghĩa thì đó là rau ....đắng đấy bác, nhưng không phải mọc .......sau hè. Rau ngỗ thì hình dạng giống rau om nhưng cao lớn hơn và không có mùi như rau om.
Rau đắng đất phải ko anh?
 
Hạng C
8/2/07
510
7.518
93
HCM
Lâu rồi không cập nhật gì hết, cũng thấy buồn.
Sáng nay Sài Gòn mưa, cái mưa nó ngộ lắm, nó làm con người ta dễ thấy nhớ nhà nhớ quê.
Khi lớn lên càng thấy mình xa quê hương hơn, kỷ niệm tuổi thơ trôi nhanh như một cái phủi tay. Hồi đó, nhà tui ở trong quê, quanh nhà cũng có mấy cây khế như bao nhà khác trong vùng. Cứ hễ đi học về là tụi tui lại chạy ù ra cây khế ngọt sau nhà để tranh nhau hái trái ăn. Chúng tôi mê ăn tới mức những trái khế xanh nhăn chưa kịp chín cũng bị hái hết. Bởi con nít ngày đó chẳng có những loại trái cây bán đầy ngoài chợ để ăn như bây giờ, nên vị ngọt của trái khế ngày ấy như thứ quà quê quý chẳng chi bằng, để cứ mỗi độ hè lại nhớ quê da diết.
la-khe-co-chua-duoc-benh-di-ung-1.jpg

Cây khế đó đã được trồng từ lâu lắm, nghe má nói ông ngoại đem nó về từ vùng căn cứ U Minh và trồng ở sau hè. Cây khế lớn dần cùng tuổi thơ của má, cho tới bây giờ vẫn sừng sững vươn cao, tán lá rộng vừa đủ che mát một khoảng sân hè. Trên thân đã xuất hiện nhiều nốt sần sùi theo thời gian, nhưng đâu đó ở phía cao cao những sắc tím của hoa khế không ngừng le lói, bung nở khắp cành. Hầu như bốn mùa khế đều trổ bông, khi hoa rụng cũng là lúc bao chùm quả non xuất hiện rồi lớn dần và chín mọng. Cây khế mọc cao từ đất quê nhà, rễ bám sâu và hút những tinh túy của đất mẹ để tạo thành vị ngọt quê hương, vị ngọt đó và hình ảnh từng chùm khế chín vàng lao xao trong gió vẫn vẹn nguyên trong một miền ký ức tuổi thơ.
z.+Kh%25E1%25BA%25BF.JPG

Dưới cội khế ấy, ngày xưa tụi tui hay thích quây quần chơi nhà chòi. Hàng hóa trao đổi là những trái khế chín, còn tiền thì là mấy chiếc lá nhỏ đơn sơ. Nhà tuy nghèo, nhưng mỗi trưa dưới bóng mát của cây khế kia chẳng bao giờ thiếu tiếng cười thơ trẻ.
qua-khe-1.jpg

Khế chín trĩu cành, cái màu vàng vàng thấp thoáng sau màu lá xanh có sức hấp dẫn lạ thường. Sợ chúng tôi trèo cao dễ té, nên ông ngoại tỉ mỉ làm cho chiếc móc tre, có nó rồi muốn hái bao nhiêu mà chẳng được. Thế nhưng, tôi là con trai nên không thể từ bỏ cái thói leo trèo, mải mê hái trái, lấy tổ chim nên lắm khi tôi bỏ ngoài tai mấy tiếng la rầy cùng lằn roi của má. Cái món khế chấm nước mắm đường hay muối ớt ngon làm sao, vị ngòn ngọt hòa quyện bên vị mặn mòi của nước mắm hay muối, cùng vị cay cay của ớt đem lại chút xuýt xoa, mê mẩn nơi đầu lưỡi. Bởi thế nên có khi chúng tôi ăn tới căng bụng mà quên cả buổi cơm chiều.
9-loi-ich-tuyet-voi-tu-qua-khe-.jpg

Theo thời gian, tụi tui lớn dần, vì mưu sinh nên những chuyến về quê cũng thưa dần. Lắm khi mệt nhoài cùng mớ công việc bộn bề, lòng lại đau đáu nhớ về những kỷ niệm xưa, nhớ dáng ngoại già, nhớ từng bông khế tím lưa thưa, nhớ chùm khế vàng chín mọng đung đưa trong gió và nhớ cái vị ngọt quê hương theo tháng năm đã vun lớn đời mình. Khắc khoải hoài câu ca má thường hay hát “Quê hương là chùm khế ngọt, cho con trèo hái mỗi ngày…”.
 
Hạng B2
23/11/16
415
536
93
38
nge bác tả đoạn đoạn ăn quả bần vừa chua chát, với vị mặn của mắm, rồi vị ngọt của cơm, mà tại sao em lại xem thớt của bác vào lúc này chứ, đói nuốt nướng miếng ực ực luôn, thôi để tôi ăn no rồi xem tiếp chứ giờ xem không chịu được:3dcuoi:
 
Hạng C
8/2/07
510
7.518
93
HCM
Củ lùn.
6168344155_7f61900da3_b.jpg

Củ lùn hay còn có tên gọi là năn tàu. Cây mọc thành bụi cao khoảng 1 mét, lá màu xanh giống như lá nghệ dài khoảng 20 - 30 cm, cuống lá đứng thành bẹ bao phủ thân.
cu-lun-1.jpg

Củ lùn hình tròn, cuống dài kết thành từng chùm, vỏ mỏng màu vàng nhạt, tua tủa những rễ phụ. Ruột củ lùn màu trắng trong, phần nhân màu trắng đục chứa nhiều tinh bột. Củ lùn cũng có thể múc thành bột, nhưng giá trị kinh tế không cao nên ít ai làm, chỉ luộc ăn là chính.
cu-lun-2.jpg

Nhắc đến củ lùn, tôi còn nhớ trong những ngày cuối năm về thăm quê ngoại, tôi thường ra sau vườn đào củ lùn để nấu ăn. Đất nơi vườn ngoại là đất cồn màu mỡ nên lùn rất sai củ, mỗi gốc lùn nhổ lên có khoảng 20 - 30 củ. Khoảng chừng nửa tiếng sau là thu hoạch được cả rổ. Thế là, anh em chúng tôi mang vào nhà chuẩn bị cho buổi tối luộc ăn. Theo ngoại, luộc củ lùn tuy dễ nhưng cũng phải biết cách để khi luộc xong củ lùn đạt chất lượng: thơm, giòn, và ngon.
img-12122015-143150-1450842206-1701-1450863946.jpg

Sau khi củ lùn được anh em tôi dùng dao cắt cuống và rễ phụ, rửa sạch để ra rổ. Ngoại sai tôi ra sau vườn cắt vài cọng lá dứa đem vào rửa sạch, để sẵn. Thấy tôi ngạc nhiên, ngoại ôn tồn giải thích: “Để cho củ lùn khi luộc xong có mùi thơm hấp dẫn!”. Tiếp đến, ngoại cho củ lùn vào nồi cùng lá dứa và một ít muối bọt cho có vị đậm đà cùng với nước lã ngập nhiều lên củ lùn, bắc lên bếp với ngọn lửa lớn. Và, ngoại còn cho biết thêm, củ lùn thịt cứng không sợ mềm như khoai lang, nên nước luộc phải nhiều để củ lùn luộc xong không bị sượng (cứng quá). Chờ nước sôi già khoảng 30 phút, ngoại giở nắp vung nồi ra một mùi thơm sực nức bốc lên là củ lùn chín. Chỉ cần vớt ra, xếp vào dĩa là xong!...
vnguhz.jpg

Thật thú vị trong không khí se lạnh của ngày đầu đông được sum họp cùng gia đình thưởng thức củ lùn luộc nóng hổi, thơm lừng. Cầm một củ lùn âm ấm trên tay, dùng miệng (hay dao) lột từng miếng vỏ bên ngoài xong, cho củ lùn vào miệng nhai từ từ, ta sẽ cảm nhận được vị ngọt, giòn sừn sựt và “mùi thơm đặc trưng” của của lùn và lá dứa lan tỏa vào vị giác, len xuống thực quản…Hớp thêm một tách trà nóng vào nữa, thật thú vị và sảng khoái vô cùng!...
che_cu_lun.jpg

Ngon nhất là món củ lùn nấu đường phèn với đậu xanh, trời nắng đỏ lửa nhấp muỗng chè, phành phạch gió sông Tiền sông Hậu mơn man ngay tứ chi. Điệu đàng hơn chút nữa, chặt trái dừa xiêm, khoét một lổ rồi bỏ hầm bà lằng nào là nha đam gọt vỏ, nhãn xuồng cơm dày mo, chuối xứ chín vàng ươm, mít nghệ cam hực, củ lùn xắt hạt lựu, cục đường thốt nốt. Xong xuôi đậy nắp dừa bỏ vô đống củi đang cháy phừng phừng, chưa tàn nén nhang đã ngửi hương ngào ngạt bốc khắp nơi, nóng phỏng lưởi vẫn không nhịn được múc lia múc lịa. Béo làm sao, ngọt thanh ngọt tao, miệng nồng nàn dường như tinh túy hoa cau đêm trăng đang trôi dần, trôi dần vào người. Nước ép củ lùn, củ sắn, khế ngọt mới thiệt hảo hạng, không biết suối cam lộ cải lão hoàn đồng như thế nào chứ tu ngụm nhỏ thôi là khó tả, thoáng mùi nước mía thoáng vị lúa sữa đòng đòng. Rờ thử lên má, da hình như căng mịn hơn, láng hơn, hây hây hệt đào tiên vườn thượng uyển.

Củ lùn thường ít làm món mặn, nhưng chem chép om củ lùn thôi khỏi chê. Chem chép óng ánh vỏ xanh ngăn ngắt, phải lựa con don don thịt mới chắc. Lót lá dứa, sau đó trút củ lùn, chem chép, rưới ngập nước cốt dừa, om sôi sùng sục. Vị ngọt mát củ lùn hòa quyện chung chem chép mềm mại ngọt lừ thêm lá dứa tẩm ngan ngát kích thích khứu giác mãnh liệt. Trước đây nhiều nơi bày đặt trộn củ lùn với mỡ hành chan nước mắm chanh ớt, bắt chước khoai mì luộc nhưng sau này không ai hảo vì củ lùn kỵ mở màng, chỉ hạp mết duyên thứ nào tràn trề mát mẻ như mình. Bò bía nhà quê mà có củ lùn hùn hiệp bá cháy zách lầu. Gọi bò bía chứ nôm na rau cuộn đúng hơn, củ lùn cắt sợi, kèo nèo, rau chóc, tép rươi xào lanh tay dặm xí đường tiêu nhắc xuống, cuốn bánh tráng chấm tương hột. Con nít người lớn xúm lại hít hà vừa cuộn vừa húp rột rột chu choa mẹt ơi nuốt miếng nào khoan khoái miếng ấy.

Sáng nay trời lạnh dữ, làm cái miệng tui nó thèm cái củ lùn đến nôn nao. Chỉ tiếc ở cái chốn này, tìm một cái củ lùn hơi khó. Thôi đành vậy, Tết tây này về Ngoại ăn một bữa cho đã cái miệng thèm.
 
Hạng C
8/2/07
510
7.518
93
HCM
Trứng cá ngát nấu cơm mẻ
cangat285.jpg

Tháng ba, tháng tư khi gió chướng lao xao đẩy nước mặn vào các cửa sông ở đồng bằng sông Cửu Long thì người sành ăn biết là đã tới mùa cá ngát.

Cá ngát da trơn, lưng đen bụng trắng, thường chui rúc dưới hang sâu, vực xoáy, sống được ở cả nước ngọt lẫn nước lợ, nhiều con sống lâu năm lên “lão làng”, nặng năm bảy ký lô.​
fb6c223a1687023ac7671104922ec56d.jpg
Những lão ngư ở vùng cửa sông Ba Lai, Hàm Luông (Bến Tre) nói, cá ngát chỉ làm được hai món ngon “dách lầu”, đó là kho tộ và nấu canh chua, mà nếu nấu được nồi canh chua cá ngát với cơm mẻ, bắp chuối chẻ dọc thì mới đúng điệu.​
1452151252-canh-chua-trung-ca-ngat1.jpg
Nhưng giới “đệ tử Lưu Linh” xứ nước mặn thì cho rằng kiếm được cặp trứng cá ngát nấu canh chua cơm mẻ mới đúng là dân sành ăn.​
Ông Tám Phước, dân cố cựu ở vùng Tiệm Tôm, Ba Tri, nói rất hiếm khi gặp được con cá ngát có trứng. Thường, nếu bắt được con cá có trứng, ngư dân không bao giờ đem bán, bởi con cá mang trứng cái bụng chang bang, thân mình ốm nhom ốm nhách, không bao nhiêu thịt, các bà nội trợ nhìn thấy là ngó lơ đi thẳng, bán chẳng được bao nhiêu tiền.​
Theo ông Tám Phước, làm món trứng cá ngát nấu canh chua cơm mẻ không khó, cặp trứng lấy ra rửa sạch, trụng sơ với nước sôi cho chín tái.​
recipe19156-prepare-step1-636246771567811350.JPG
Nồi nước cơm mẻ đun sôi, nêm nếm vừa ăn, cho thêm một nắm sả, ớt, tỏi bằm nhuyễn, bỏ cặp trứng vào nấu tiếp, nêm thêm rau thơm gồm ngò om, ngò gai, lá quế, ớt xắt khoanh. Khi trứng cá chín dùng muỗng xắn từng miếng, chấm với muối cục đâm ớt hiểm, nhai chậm rãi từng hạt trứng to hơn đầu đũa ăn trong miệng, lắng nghe vị bùi bùi, béo béo của trứng cá hoà quyện với vị chua của cơm mẻ, cay xé của ớt, sả, vị mặn mòi của muối cục, chát ngọt của bắp chuối và mùi thơm của rau gia vị, tợp thêm ngụm rượu đế đưa cay thì…chẳng cao lương mỹ vị nào bằng. Cho nên ngư dân nào may mắn bắt được con cá ngát có trứng thường giữ lại gầy độ nhậu, mời cho bằng được bạn tri kỷ thưởng thức món ngon hiếm có, hoặc mang biếu cho những người họ kính trọng, yêu quý.​
1434385141-0a92h4.jpg
Nhưng nói đi rồi cũng phải nói lại, món trứng cá ngát nấu canh chua cơm mẻ tuy cực kỳ ngon và khó kiếm nhưng ăn xong lại thấy áy náy trong lòng, vì chỉ một miếng ngon mà hàng chục ngàn cá con phải chết ngay từ trong trứng.​