Hạng C
8/2/07
510
7.516
93
HCM
Re:Thớt "Miệt vườn" của em đã mất

Quê hương ơi! Xin ghi lại đây những hình ảnh thân yêu, những kỷ niệm êm đềm của những ngày xưa thân ái.
Gói lá
1296099244-1-2244617692_16c331b774.jpeg

Không phải ngẫu nhiên mà từ xưa, ông bà ta đã chuộng cách dùng lá để gói thực phẩm, thức ăn. Lá là tặng vật thiên nhiên luôn có sẵn trong vườn nhà, vừa lành, vừa sạch, vừa mang lại hương thơm cho những thực phẩm được gói bên trong. Thưởng thức món gói lá là còn thưởng thức cả hương của lá hòa quyện tinh tế trong món ăn.
Từ bánh lá…
55524245-1361590425-banh-goi-quadan-da--2-.jpg

Nói đến lá trong ẩm thực, người ta dễ liên tưởng ngay đến các loại bánh gói đậm hồn quê. Xưa, gói bánh lá là một cách để đo độ vén khéo của người phụ nữ. Bánh lá giản dị là thế, nhưng để gói cho đẹp, cho đầy đặn, nhân vỏ đủ đầy thì không phải dễ. Bánh gói lá vốn là quà quê, nên đa phần được gói nho nhỏ, xinh xinh, vừa úp trọn trong lòng bàn tay.
641000.jpg

Bánh lá thường làm từ bột gạo tẻ hay nếp, thêm các thứ củ quả khác như đậu, khoai, bắp, sắn… thì cho ra muôn hình vạn trạng. Bánh nậm nhân tôm của Huế được gói bằng lá dong, hình chữ nhật, nhân bằng tôm giã nhỏ. Bánh gai gói bằng lá chuối khô, bánh phu thê được đóng trong chiếc hộp vuông vức được tết tỉ mẩn từ lá dừa tươi đã cứng tàu. Bánh tẻ (bánh răng bừa) cuốn lá dong, bánh ú tro như thỏi thạch vàng ươm nằm trong làn lá chuối nâu, bánh ít lá gai (có nơi gọi là bánh lá đông sương) mềm mịn, ánh màu đen tuyền được gói trong lá chuối non.
110430143718-441-37.jpg

Riêng bánh tro được gói bằng lá tre bương, hay còn gọi là tre lồ ồ. Cũng có nhiều món bánh mà tên gọi gắn liền với loại bao bì như bánh lá mít, bánh dừa - hai món bánh đặc trưng của miền quê Nam bộ. Bánh dừa (hay bánh lá dừa) có lớp vỏ là lá dừa nước (loại lá non màu trắng ngà lẫn xanh, còn gọi là cà bắp), trong là nếp dẻo quyện cùng nhân đậu, dừa khô hay trái chuối xiêm chín.
Hinh+2.jpg

Bánh lá mít lại làm từ bột gạo, nhồi mịn, vo viên bọc nhân tôm khô và thịt bằm rồi ép lên cái lá mít tròn tròn, đem hấp cách thủy. Món bánh dân dã này ăn kèm với nước cốt dừa pha mặn ngọt, sền sệt, phải dùng đũa “quơ” một lần năm ba “lá mít” mới đã miệng. Thay cho lá mít, nhiều nơi dùng lá mơ xanh nên bánh có thêm chút mùi ngai ngái, the the đặc trưng.
3banhla6.jpg

Các loại bánh gói là đều mang một màu xanh non nhạt - màu của thiên nhiên, trong lành và gợi cảm. Loại bánh gói lá được coi là biểu tượng của trời đất là bánh chưng, bánh dày ở miền Bắc và bánh tét ở miền Nam. Riêng bánh tét ở đảo Phú Quốc lại được gói bằng lá mật cật, hai đầu hình tam giác như bánh ú. Có những món bánh tuy khác nhau về tên gọi theo từng địa phương, nhưng “nội dung” khá giống nhau.
banh-tet-cat-phu-quoc.jpg

Từ gạo nếp, nhân đậu xanh, trứng cút, thịt mỡ, người miền Nam gói bánh với lá chuối ba đầu nhọn, gọi tên là bánh ú. Người miền Trung ngoài bánh ú, còn có bánh rò, nhân biến đổi đi đôi chút với hạt sen, gói lá đầu tròn chứ không nhọn. Bánh giò - chiếc “bánh ú” kiểu miền Bắc - có phần khác biệt hơn hai người anh em trên: làm từ bột nếp, nhân là thịt heo xay trộn nấm mèo và trứng cút (người lớn tuổi gọi bánh giò là bánh hiền vì dễ tiêu).
76634_14-9%20banh%20gio.jpg

Người dân vùng cao có món bánh cuốt, bánh coóc mò (bánh sừng trâu) cũng là “bà con” với bánh ú miền xuôi, gói bằng lá chuối, lá dong hay những loại lá rừng như lá chít. Bánh gói đơn giản chỉ với nhân đậu xanh, gói xong lại ngâm nước thêm chừng nửa buổi trước khi đem nấu để “mềm bánh”. Món ăn này thể hiện sự trù phú, bởi chỉ khi mùa màng bội thu, thóc gạo dư dả, phụ nữ các bản làng mới bắt tay làm bánh để cúng trời đất và đãi tiệc gia đình, xóm giềng.
55.jpg

… đến bao bì tự nhiên
Có lẽ, khí hậu khắc nghiệt đã tập cho người Việt thói quen dùng lá để gói. Không chỉ gói bánh, tấm lá còn để đựng các loại thực phẩm hàng ngày, như bọc xôi, cơm, cá thịt nướng, làm bao bì cho nem, tré, chả… Những loại lá gói thường có bề mặt to bản, khi xếp gần nhau rồi được phơi vừa héo hoặc trụng nước sôi cho mềm thì khi gói sẽ ít để không khí lọt qua. Vì lý do này mà lá còn được dùng để gói bánh, gói chả, nem -những môi trường giữ thức ăn cần yếm khí.
e2315_lachuoi_3.jpg

Trong các loại lá như lá sen, lá dong, lá chuối… còn chứa chất nhóm nhân phenol có tác dụng ức chế vi khuẩn, có bề mặt trơn, ít bám bụi, không giữ nước nên khi dùng chỉ cần rửa sơ rồi lau qua là đảm bảo sạch tươi.Nói về lá gói, vị trí hàng đầu thuộc về lá chuối hột và lá chuối sứ vốn rộng, dài, không có nhựa, đủ để người làm bánh thỏa sức sáng tạo mà chiếc lá vẫn ôm trọn lấy chiếc bánh bên trong. Lá chuối khá giòn nên trước khi trở thành bao bì, người làm bánh phải biết canh chọn lá đúng tuổi, hái về phơi nắng vừa đủ độ héo để lá mềm mà không mất đi màu xanh. Bữa cơm miền quê đôi khi không cần mâm chiếu, chỉ cần ra vườn chặt vài tàu lá chuối, tuốt phần gân lá rồi trải giữa nhà, sau đó bày trên đấy ê hề thức nhắm.
lon-ban.jpg

Lá chuối còn dùng để gói xôi, cơm, bọc cá thịt nướng như một thứ baobì tự nhiên. Nhiều người cho rằng ăn xôi bọc lá chuối vẫn thú vị hơn làkiểu xôi gói trong giấy bóng kính ngày nay. Xôi nóng hòa với hương láchuối thơm thoảng nhẹ như mềm mại, ngọt bùi hơn.
Ở miền Bắc, loại “bao bì” phổ biến là lá dong, tuy bản nhỏ nhưng mềm hơn, dễ dàng lót khuôn tạo dáng bánh đẹp vuông vức nên được sử dụng nhiều. Bánh gói bằng lá dong non không lẫn màu vàng đất như lá chuối chín, mà đậm màu xanh tươi hơn. Bánh chưng xanh cũng là vì thế.
VNH_xoigalasen(1).jpg

Bên cạnh lá chuối, lá dong, còn có lá sen tiện dụng và thơm hươngkhông kém. Món ăn làm cho lá sen trở thành một thứ bao bì thượng hạng chính là cốm làng Vòng. Cốm vừa bung được đựng ngay trong hai lớp bao bì tự nhiên, đầu tiên là lớp lá ráy xanh giữ cho cốm nguyên vẹn màu ngọc và không bị khô, kế đến là lớp lá sen bọc ngoài mang đến hương thơm thoang thoảng đặc trưng cho món ăn chơi quý phái của đất Hà thành. Bao đời nay vẫn thế, cái duyên của cốm một phần xuất phát từ lá sen. Dù thời đại công nghiệp đến mấy, cốm nếu gói bằng giấy hay bao kiếng vẫn thấy vô duyên. Tấm lá gói làm nên sự tinh tế cho món ăn là vì thế!
h%C6%B0%C6%A1ng%20c%E1%BB%91m%20l%C3%A0ng%20v%C3%B2ng.jpg

Nhưng đâu phải món ăn nào ngày nay cũng còn giữ được cái duyên như cốm làng Vòng. Ở thời đại của bao nylon, tấm lá gói nhiều khi bị xem là lỗi thời, bởi hiếm người bán nào đủ tỉ mẩn để mua lá, lau rửa và cắ rọc thành những miếng lá gói tinh tươm. Gói xôi giờ bọc trong hai lần vừa giấy vừa bao kính, trông bóng bẩy đấy nhưng dường như cái ngon đã bị kém đi vài phần. Xong bữa ăn, lại thấy xác bao nylon vương vãi khắp nơi, trở thành loại chất thải khó phân hủy đầy nguy hại cho môi trường. Hóa ra, việc dùng lá gói như thời xưa lại là văn minh vì tính thân thiện với thiên nhiên rõ ràng là hơn hẳn!
 
Last edited by a moderator:
Hạng C
8/2/07
510
7.516
93
HCM
Re:Thớt "Miệt vườn" của em đã mất

[font="arial,helvetica,sans-serif"]Các bác thân![/font]
[font="arial,helvetica,sans-serif"]Mấy hôm nay việc cuối năm lu bu quá, không có hầu chuyện các bác được. Nay cũng qua rồi, mọi việc cũng tạm ổn, cái không khi tết nó đã réo gọi xa xa. Cái tháng chạp coi vậy mà lạ ghê. Cũng là một tháng trong năm thôi mà tháng chạp lại là tháng chuẩn bị đón tết, buổi sáng trời se lạnh, ánh nắng hanh vàng dát mỏng trên chồi cây ngọn cỏ, những cánh đồng lúa xanh, hứng những tia nắng ấm áp, lòng người bâng khuâng, rạo rực chuẩn bị cho một mùa xuân mới, háo hức, hy vọng và tin tưởng.[/font]
[font="arial,helvetica,sans-serif"]
Miệt vườn
[/font]

[font="arial,helvetica,sans-serif"]Tháng chạp, ở quê tôi nhộn nhịp hẳn lên bởi vì trên những đồi, gò mồ mả ở khắp nẻo thôn quê, ta thường gặp những tốp người đang dẫy mả, sửa sang lại những ngôi mộ của tổ tiên, ông bà và người thân, với một niềm thành kính trước làn khói nhang sưởi ấm. Bất chợt ta gặp nhiều người không quen biết. Hỏi ra mới rõ, họ là con cháu họ Trần, họ Võ, họ Lê, họ Nguyễn, họ Phan, họ Phạm.... sống nơi xa về làng nhân ngày quét mộ họ. Kể cũng thật lạ, ai bắt buộc họ đâu nhưng họ cứ về. Cha về, con về, dâu, rể và cả cháu, chắt cùng về. Vì đó là về với cội nguồn, để cảm thông với tổ tiên, ông bà , anh em họ hàng, với bà còn làng xã. Để cho đạo lý “chim có tổ người có tông” ngàn đời bồi đắp.[/font]
[font="arial,helvetica,sans-serif"]
Miệt vườn
[/font]

[font="arial,helvetica,sans-serif"]Tháng chạp, ai ai cũng mong hoàn tất những công việc trong năm, tuy vật vả, tất bật nhưng cũng cố gắng để hoàn thành một cách “tròn trịa” ước nguyện năm cũ, để được thảnh thơi trong 3 ngày tết. Dù khó khăn, dù tiết kiệm chi tiêu thì “ngày 30 tết thịt treo trong nhà” phải có. Nhà cửa mà không trang hoàng, dọn dẹp, bàn thờ tổ tiên không lau chùi, không sắm sửa lễ bộ mỗi thứ một ít thì lòng không yên. Quan niệm ngày tết quê tôi đơn giản vậy nhưng đó chính là một truyền thống văn hóa “ao ước năm mới phải có những điều tốt đẹp mới, một tiến bộ mới” đã được truyền lại từ bao đời. Chính vì vậy mà chợ tháng chạp quê tôi người đông như hội. Có dịp chứng kiến ta mới thấy cái đúng của một nhà thơ đã viết:[/font]
[font="arial,helvetica,sans-serif"] Chợ tết, đường quê trẩy hội làng[/font]
[font="arial,helvetica,sans-serif"] Óng ả chồi non tràn ngập nắng[/font]
[font="arial,helvetica,sans-serif"] Tơ lòng đang dệt bóng xuân sang.[/font]
[font="arial,helvetica,sans-serif"]
Miệt vườn
[/font]

[font="arial,helvetica,sans-serif"]Ngày tết, dù mỗi gia đình có đủ mọi thứ từ bánh tét, bánh chưng, thịt heo, thịt gà, trà rượu, bánh mứt đến tất cả mọi thứ cho việc ăn tết nhưng chưa có hoa thì trong nhà vẫn thấy thiếu vắng một cái gì thiêng liêng của hương vị ngày tết cổ truyền dân tộc. Có lẽ vậy mà đã thành thông lệ, cứ đến tầm 20 tháng chạp, tại khu vực trung tâm huyện lỵ xuất hiện một chợ hoa tết. Ở đó, hoa, cây kiểng từ các nơi đổ về bày la liệt dọc theo khu công viên, đài tưởng niệm liệt sĩ của huyện. Tạo thành một rừng hoa, cây kiểng lung linh sắc màu, tỏa hương thơm ngào ngạt trong không gian dịu dàng ấm áp của tiết trời ngày giáp tết. Ngoài những loại hoa quen thuộc, từ lâu khiêm nhường nép mình bên những hiên nhà như Vạn thọ, Mào gà đứng chen cùng những cành Mai, đóa Cúc, nụ Hồng, khóm Huệ, chậu Thược dược và những cây kiểng với nhiều dáng thế trông thích mắt của các nhà vườn trong huyện, trong tỉnh, cùng sự góp mặt của hoa Đào, cây quất từ xứ Bắc đưa vào; hoa Hồng, hoa Lan, cây kiểng bon sai các loại từ Đà Lạt đem xuống; rồi còn có vài loại hoa lạ hoắc từ trong Nam mang ra góp thêm sự phong phú đa dạng của khu gian hàng hoa, cây kiểng.[/font]
[font="arial,helvetica,sans-serif"]
Miệt vườn
[/font]

[font="arial,helvetica,sans-serif"]Chợ hoa nhộn nhịp ngay từ ngày đầu mới nhóm. Đến chợ hoa, không những chỉ để mua và bán mà còn để được ngắm nhìn, thỏa thích chiêm ngưỡng, mặc sức thưởng thức những kỳ hoa dị thảo của thế giới tự nhiên mà lòng bâng khuâng rạo rực trong không gian Tết. Để được cảm nhận những tinh túy của các loài hoa, để thấy được những dáng thế bất ngờ của những cây kiểng do những nghệ nhân làm vườn, những con người “một nắng hai sương”, dày công chăm bón, tưới tiêu, uốn nắn để cây đâm hoa kết trái, dáng thế diệu kỳ đúng thời, đúng lứa, góp phần làm đẹp cho đời. Chợ hoa ngày tết ở quê tôi tuy không sầm uất, không da dạng, không nhiều chủng lọai, và cũng không phải do những nhà trồng hoa chuyên nghiệp trưng bày buôn bán. Số đông là những người mua đi bán lại kiếm lời. Song, không phải vì thế mà thiếu đi sự nhộn nhịp đông vui. Nếu những ngày đầu, khách đến chợ hoa chỉ để ngắm nhìn và bình phẩm, thì tới ngày 30, từ sáng đến lúc giao thừa, không khí chợ hoa thật sự sôi động. Người mua hoa chen nhau lựa chọn, trả giá, bưng bê, người bán hoa mở lòng trao gửi thuận mua vừa bán. Đôi bạn trẻ thuận lòng chọn lấy chậu Hồng nhung, Cụ già tóc bạc ôn tồn: “cho tôi xin chậu mai vàng có một nụ hoa xòe cánh”, Anh cán bộ tan giờ công sở tạc qua hàng hoa chở về nhà đôi chậu Cúc vàng đại đóa,.... Và cứ thế hàng trăm chậu hoa, cây kiểng rẻ các ngã đường về đến từng nhà góp chút hương chút sắc cho mùa xuân rực rỡ , cho mọi người rạng ngời trong hương sắc mùa xuân . Hoa nở cùng mùa xuân, trong niềm vui, trong ước vọng khát khao hạnh phúc. Bởi vì hoa là sứ giả của những điều tốt lành, phúc lộc cho con người, hương sắc của tình yêu, hạnh phúc của mọi gia đình trong dịp năm mới. [/font]
[font="arial,helvetica,sans-serif"]Mùa xuân không có hoa tươi.[/font]
[font="arial,helvetica,sans-serif"]Như tình yêu không có nụ cười.[/font]
[font="arial,helvetica,sans-serif"]Và trái đất sẽ lụi tàn.[/font]
[font="arial,helvetica,sans-serif"]Loài người sẽ trở nên vô cảm.[/font]
130211220243-224-434.jpg

[font="arial,helvetica,sans-serif"]Tháng chạp, quê tôi còn có một điều thú vị, đậm tình nhân nghĩa đó là: ngày cuối năm, dù phải còn cái bận rộn vì những công việc cho kịp giờ “ngày hết tết đến” nhưng mỗi người khó lòng từ chối lời mời dự buổi tất niên. Họ đến với nhau không phải vì món ăn ngon miệng, mà họ đến chung vui vì cái tình làng nghĩa xóm. Uống cùng nhau chén trà, cốc rượu, tâm tình hoan hỉ mừng nhau một năm làm ăn phát đạt, an ủi những ai không may gặp những điều bất hạnh, động viên nhau cùng tiến tới với niềm tin “năm mới thắng lợi mới”.[/font]
[font="arial,helvetica,sans-serif"]
Miệt vườn
[/font]

[font="arial,helvetica,sans-serif"]Tháng chạp quê tôi là vậy, không ồn ào, không náo nhiệt, cứ lặng lẽ trôi, tình cảm con người lắng động trong đêm ba mươi, bên nồi bánh chưng, bánh tét, trong mâm ngũ quả và làn khói nhang thơm trên bàn thờ gia tiên, trong khay bánh mứt, chai rượu, tách trà, trong từng bông hoa khoe sắc bày trong phòng khách. Và lòng người thanh thản đợi chờ phút giao thời của vũ trụ, năm cũ đi qua, năm mới bước tới, bao niềm tin, ước mơ, khát vọng được chắp cánh, trải rộng giữa thời gian, không gian của mùa xuân đất trời và của cả lòng người.[/font]
[font="arial,helvetica,sans-serif"]
Miệt vườn
[/font]

 
  • Like
Reactions: dochua and hocnt
Tập Lái
11/7/13
26
0
0
41
Re:Thớt "Miệt vườn" của em đã mất

về miền Tây nhậu thì ko gì bằng , lai rai thì ly nhỏ, đến lúc cao trào thì mang chén với tô ra , Nhậu một lần nhớ mãi.
 
Hạng C
8/2/07
510
7.516
93
HCM
Re:Thớt "Miệt vườn" của em đã mất

Mấy hôm nay em bận quá. Thớt như chìm vào quên lãng.
 
Tập Lái
2/2/14
16
0
0
Re:Thớt "Miệt vườn" của em đã mất

Bác viết làm em thèm đi phượt quá.
 
Hạng B2
27/12/12
101
3
18
Re:Thớt "Miệt vườn" của em đã mất

Trời chiều đọc bài bánh này thèm quá, lần đầu tiên biết đến bánh được gói bằng lá mít. :)
 
Hạng B2
25/10/15
115
127
43
60
Cám ơn Bác Chủ thớt, bài viết thật xinh động. Nên chăng Bác chủ thêm tý Địa chỉ giúp anh em có thể thưởng thức được hương vị của miệt vườn .Chứ nhìn hình không ghiền quá Mình rất thích ẩm thực của từng vùng miền . Cũng có lúc tuỳ khẩu vị của mỗi người nhưng phải thưởng thức cho biết