Hạng C
8/2/07
510
7.518
93
HCM
Re:Thớt "Miệt vườn" của em đã mất

Mời các bác lên chuyến xe đò cuối ngày, để về lại miền ký ức

Cá kho 3 miền
a33.jpg

Cá kho là một món ăn chủ lực trong các bữa ăn Việt Nam. Theo các cụ, bệnh mới hết mà ăn cá kho là hiền nhất, khỏi sợ sình bụng hay trúng thực. Kho kỹ, mặn và khô, có thể để lâu, ăn được nhiều ngày, có khi ăn không cần hâm lại. Nói là cá kho chứ thật ra cũng lắm kiểu, nhiều cách, tùy theo loại cá, tùy theo gia vị và cũng tùy theo khẩu vị từng địa phương
Cá kho miền Bắc
Cakho-94083.jpg

Miền Bắc có cách kho cá chép, cá trắm, cá mè, cá chày một cách đặc biệt. Cá được làm vảy sơ sài, vì các loại cá này ít nhớt, dễ làm sạch. Rán cá xơ với mỡ cho thịt săn lại. Nêm nếm muối cho vừa ăn. Bỏ kẹo đắng (nước màu) và nếu có nước mắm ngon Ô Long thì hết ý. Xong, sắp những lát riềng mỏng vào cá. Đổ nước xăm xắp, đặt nồi cá lên lửa, củi cháy lom đom, không to, không nhỏ. Đậy vung lại, để hở một chút. Nước sôi không cho trào bọt ra ngoài, không để nước cạn hết. Có thể bỏ thêm ít lá ớt, thêm cái cay nhẹ nhàng, kín đáo.
ap-tet-di-san-ca-kho-lang-vu-dai-9.jpg

Khi múc ra ăn mới rắc hạt tiêu lên trên mặt cá. Không được kho tiêu chung với cá, cá rục mà không nát, thịt mềm, ăn luôn xương. Cá và nước ánh màu vàng hổ phách. Bùi, thơm, đậm đà một hương vị khó tả.
9341297998662-ca-thu-kho3.jpg

Các loại cá trên còn có cách kho nhỡ, nghĩa là không khô quá, giữ lại ít nước để chấm rau. Có vùng khi kho cá mè bỏ thêm ớt khô. Ở quê thường đậy kín nồi và đốt trấu cho cá "sém cạnh", nghĩa là hơi cháy, nhưng không được khét. Đặc biệt có vùng kho cá mè với trái chay chua (vỏ cây chay thường dùng để ăn trầu). Có vùng lại kho trắm với vài trái sấu xanh, cá sẽ toát ra một mùi chua chua, dìu dịu rất hấp dẫn. Cá trê phải kho với gừng. Cá rô kết hợp với tương hột ăn bùi và thơm. Cá cơm, cá bạc (giống cá lòng tong trong Nam) cũng kho với tương. Tùy theo vùng, có một số loại cá kho với củ cải xắt khúc hay với dưa chua.
cathu2.jpg

Vào dịp Tết, chép và thu cũng được kho với riềng. Cũng là một món ăn ngon trong mấy ngày đầu năm. Kho riu riu trên lửa. Có khi róc mía, chẻ từng lát, lót dưới đáy trách. Ngày Tết, trời se lạnh, ăn món cá kho với mía thấy nhiều thú vị.
Cá kho miền Trung
6b6118b07dc92e270283230818c53500ca.jpg

Vào miền Trung, đến vùng Quảng Bình, cách thức kho cá đã thay đổi. Cũng như ở các tỉnh khác, cá thường kho với kẹo đắng (nước màu), đường thắng khét. Cá đuối thường đi với gừng. Cá rô thóp (rô con) không làm vây, kết hợp với lá nghệ. Kho rục, ăn rất ngon. Cá ngạnh kho với môn chua hay dưa cải. Cá bạc và cá giếc kho nghệ. Cá trích, cá lầm, cá mòi, bạc má kho nước rất béo. Rau sống trộn với cây chuối non (chuối sứ, chuối hột) xắt nhỏ, làm rau chấm nước cá ăn với cơm. Cá trích, bạc má, lầm, nục, kho rục cuốn bánh tráng ăn cũng ngon. Cá nghẻo (cá nhám) kho với nghệ, khế, chuối chát. Cá ngừ kho với khế muối. Có địa phương cá thu và nhiều loại cá lớn khác khứa từng lát, kho với thịt ba rọi và bầu già xắt lát phơi khô...
0IMG_2646.JPG

Đến Huế, cách thức chế biến món ăn mất nhiều công phu hơn. Đặc biệt ở Huế, kho cá bống thệ chung với thịt ba rọi xắt mỏng. Một lớp cá, một lớp rau răm, ớt bột, tiêu, đường, nước mắm, nước màu, nêm nếm vừa miệng. Lửa liu riu. Con cá không nát, hơi cứng nhưng gần như trong suốt. Ăn rất bùi, béo và thơm. Kho khô, kho rim như thế này còn có các loại cá khác: trê, thu, vược, trích, lầm, kình. Cá nục kho khô với thơm. Cá đối kho măng. Cá giếc, cá lúi, cá rô kho tương. Cá cấn kho gừng. Có khi các món kho khô được thêm cà chua trái, trái vả hay thơm xắt lát.
IMG_2704.JPG

Vượt đèo Hải Vân, vào đến đất Quảng đã thấy những dạng cá kho khang khác. Đến mùa lụt, nước nguồn của sông Thu Bồn sùng sục đổ về, thêm gió bắc lạnh buốt, đã thấy bán cá ngạnh trứng, to bằng ngón tay, mường tượng như cá chốt trong Nam. Từ đó, có món canh chua nấu với khế, với măng chua, rất đã và món cá ngạnh kho sền sệt với chuối chát, khế muối. Cá gáy con lớn hình thù như cá chép, nhưng mình tròn hơn, nùng nục những thịt cũng kho với nghệ, khế và chuối chát.
2-2-large.jpg

Ngoài ra còn có cá đối kho với dưa cải hoặc dưa môn. Cá ngừ kho thơm, hâm nhiều lửa ăn với bún thì ngon tuyệt, kho phải bỏ tiêu, hạt đập dập. Còn có cá rô kho tương, cá hồ tươi cũng kho với dưa môn, dưa cải trường. Cá hố khô cắt khúc, kho với tóp mỡ. Lấy nước chấm rau sống Trà Quế thì hết ý. Cá mòi tươi lắm xương, nhưng kho rục thì xương đầu, xương sống đều rục cả. Bông bí luộc mà chấm với nước cá mòi thì hợp cách. Thêm nữa là cá chuồn gành lớn con, chặt khúc, kho với dưa hường hay mít non. Cá chuồn gành còn kho với loại cà chua nhỏ trái tròn trịa, đỏ au, mọc từng chùm như nho. Hội An còn nổi tiếng về cá nục chuối ở cửa Đại Chiêm kho với dưa hường.
Cá kho miền Nam
DSC00702.JPG

Ở miền Nam, món cá bống (bống sậy, bống dừa, bống cát, bống trứng...) kho tiêu với thịt ba chỉ, đổ ít nước là món phổ biến. Không có thịt, có thể kho với dừa rám xắt lát mỏng, dài bằng hai lóng tay: béo, bùi, thơm.
Miền Nam còn một dạng cá kho khác là kho kẹo rất mặn, nhiều tiêu cay. Kho trong tộ đất, thường được gọi là kho quẹt: lóc, rô, trê, lòng tong, ngác, chót, bống. Cũng kho khô, có cá bống kèo, không làm vảy được phải vùi tro, chà trên thềm xi măng, mới đem đi kho tộ. Thường ăn với đọt điều, đọt xộp, đọt tra, đọt lụa, đọt đinh lăng, đọt chùm ruột, bông bí, bông so đũa luộc. Đơn giản vậy mà ăn được cơm. Có nơi, người ta ăn xoài sống (xoài tượng), xoài chín ngọt và dưa hấu với cá kho tộ.
171211afamilyDLcabong2_81ba5.jpg

Cá bống kèo còn một cách kho nước rất nguyên thủy. Đó là cá tươi mua về, còn quằn quại trong rổ, đem rửa sạch không làm vảy, trút vào nước sôi, nêm mắm muối lạt và bỏ vào nhiều hành củ và hành lát cắt khúc. Có thể bỏ thêm ít ớt. Rồi vớt ra, dùng đũa tuốt dọc theo hai bên xương sống cá, lấy thịt bỏ vào chén cơm ăn, thêm nước cá và hành. Nước rất thơm, thịt cá mềm và ngọt. Ăn cả đầu nghe nhân nhẫn vì cá còn nguyên mật đắng. Còn có kiểu chạch kho với nghệ, rô lưới kho với khổ qua, thường bằm xoài sống vào nước cá, ăn rất ngon...
img0261xy9.jpg

Hàng trăm loại cá, hàng trăm cách thức nấu nướng luôn luôn biến đổi theo khẩu vị và thổ ngơi của từng địa phương. Một loại cá có đến ba, bốn cách kho, mỗi địa phương lại gia giảm hương vị tùy theo tập quán ăn uống của mình. Chỉ mỗi món cá kho cũng đủ chứng minh hùng hồn rằng "nghề ăn cũng lắm công phu" và người Việt Nam quả là những người sành điệu trong nghệ thuật ẩm thực.
 
Last edited by a moderator:
  • Like
Reactions: Layana and hocnt
Hạng C
8/2/07
510
7.518
93
HCM
Re:Thớt "Miệt vườn" của em đã mất

Cơm đồng
6229378987_f19751b1f1_z.jpg

Cái hồi bỏ quê đi học xa, không nghĩ rằng đi là đi mãi không về. Cũng không nghĩ rằng lòng lại nhớ quê đến vậy. Nghe mưa lăn thăn là nhớ. Cái nhớ từ trong ruột nhớ ra, ray rứt như một cơn đau không có thuốc chữa trị ...
Tưởng là đã quên hết, đã lú lẫn từ lâu, nhưng đến lúc nhớ thì sao lại nhớ mồm một, nhớ như in. Như mới hôm qua, ta còn gánh cơm ra đồng. Người nhỏ gánh nặng, chân và vai lễ mễ. Bờ đê nhiều cỏ, thứ cỏ ban mai xanh và đẫm sương móc, cứ quấn lấy đôi chân trần. Gánh hai đầu cơm đi vắt vẻo qua những bờ ruộng nhỏ đến được chân ruộng nhà, là bụng đã mừng thầm. Ngã chiếc nong tre lên những gốc rạ cứng, ngồi xệt xuống ruộng bày cơm canh ra đã nghe bụng đói cồn cào.
images57116_t401.JPG

Còn gì hơn được ăn một bữa cơm đồng. Mồ hôi nhễ nhại, bưng bát cơm nghe nắng dọi vào mặt. Hương lúa sực nức gặp gió bốc lên thơm lừng. Bát canh cua đồng nấu với bồ ngót ngon hơn hết thảy cao lương mỹ vị trên đời. Vừa ăn vừa gạt mồ hôi trên mặt. Mày lúa bay vào người xon xót như nằm trên ổ rơm. Hết bát này lại xơi tiếp bát khác. Cơm mới dẻo như nếp tháng tám, chan lên một vùa mắm cái, cơm dậy mùi như hương bánh nổ.
IMG_0155.JPG

Làm đồng vất vả chưa hết nửa buổi sáng đã thấy bụng đói nheo nhéo. Cắt một thôi lúa lại ngửa mặt ngóng vào ngõ xóm, chờ người nhà mang cơm là thứ hạnh phúc nhọc mệt của cần lao mà hễ ai đã ăn một lần sẽ nhớ mãi. Nhưng vẫn chưa bằng mùa đông. Mưa. Rét. Càng mau đói. Bát cơm bưng lên chưa kịp che nón, mưa đã tấp đầy ắp nước. Đôi bàn tay chai phồng vì cán cuốc rát bỏng, khi bưng bát cơm phải nhon nhón để tránh vết đau. Chỉ là cơm rau dưa cà thêm một tí cá đồng kho khô, nhưng chừng ấy đã là một bữa tiệc thịnh soạn.
41829090.jpg

Nhớ những năm được mùa. Bữa cơm đồng còn vui hơn tết. Người lăng xăng nhộn nhịp, tiếng cười nói ồn ã. Lúa nườm nượp về nhà. Bữa cơm đồng dưới bóng cây đa làng đầy ắp những chuyện vui. Người nhà quê cũng nhiều chuyện nhưng thường là những chuyện thật thà. Đánh một lèo bảy tám bát bụng no căng. Làm thêm một ca nước chè xanh dịu mát. Rồi khoan khoái ngã người ra vạt cỏ, úp chiếc nón lá lên mặt. Nghỉ trưa trong làn gío nồm mát như quạt hầu. Chân tay thả lỏng dài lên cỏ, để mặc lòng mơ những vụ mùa sau.
nguoiduatin-1320075503BuaCom.jpg

Làm đồng nặng hay đói nên ăn gì cũng ngon. Mấy ai còn nhớ bát canh mướp hương nấu với tép sặc ở đìa. Mở chiếc vung ra, hương mướp như khói nhỏ lùa vào mặt thơm nưng nức. Nhớ dĩa rau muống cỏ xanh mềm chấm với nước mắm cái dầm ớt mọi cay xé đầu lưỡi. Nhớ dĩa cá rô con kho khô thịt dai bùi như thịt gà tơ. Nhớ và nhớ cả cái nắng gắt gao. Nắng hoa cả mắt. Và màu trời ngày mùa vừa xanh vừa cao, vang lừng tiếng hót của bầy chim chiền chiện.
que-ngheo.gif

Nhiều năm xa quê, thấy thèm và nhớ một bữa cơm đồng. Nhớ có lúc đến cùng quẫn, bèn tự bày ra trong trí nhớ những bữa cơm đồng đã từng ăn. Mâm ăn trong tơ tưởng có canh mướp hương, đĩa cá rô con và chén mắm cái ớt mọi... Rồi bất chợt giật mình, thảng thốt nghe như có tiếng ai gọi " Bớ... cơm.....". Tiếng gọi như gió thoảng mơ hồ khiến lòng ứ đầy dư vị tha hương ...
 
  • Like
Reactions: Layana and hocnt
Hạng B2
22/10/13
161
30
28
Re:Thớt "Miệt vườn" của em đã mất

thấy trái bần rạch là chảy nước miếng
18.gif

 
Hạng C
8/2/07
510
7.518
93
HCM
Re:Thớt "Miệt vườn" của em đã mất

Mời các bác theo dõi tiếp các câu chuyện của Miệt vườn nha
Cháo cá kèo
46.jpg

Những năm đầu thập kỷ 1970, làng Thạnh Phước (thường gọi là Bến Thủ) - bến đò sang Tân Xuân (Ba Tri), cách thị trấn Bình Đại - Bến Tre non sáu cây số về hướng Đông - Nam. Cư dân nơi đây sống dọc trên trục giồng cát và hầu như nhà nào, nhà nấy đều lo đắp sẵn “trảng-sê” kiên cố ngay trong nhà, đề phòng tai nạn chiến tranh luôn luôn có thể xảy ra.
58598543.jpg

Trước mặt và sau lưng trục giồng chính là hàng trăm mẫu ruộng muối hoang hóa, trầm thủy ắp lẫm, cỏ năn um tùm, chính là cái nôi lý tưởng cho lũ cá bống kèo trú ngụ và tha hồ sinh sản. Vào thời điểm mùa rộ tháng mười một, tháng Chạp hàng năm, cứ cách độ mươi phút, hút tàn vài sâu thuốc vấn là bà con có thể chống xuồng ra mà kéo lên... cá bống kèo “vô số kể”, có khi khẳm cả xuồng.
450-338-ngon-hap-dan-voi-ca-keo-hap-rau-ram-7140.jpg

Do hoàn cảnh chiến tranh khắc nghiệt và điều kiện thiên nhiên ưu đãi lúc bây giờ, bà con dân mình đã hình thành một tập quán dễ thương, bằng cách tự phân công mỗi nhà luân phiên nấu cháo cá và suốt con nước cứ an nhiên “vần công ăn uống” hết sức vui vẻ. Mấy bà và các cô thích bày vẽ cầu kỳ. Họ làm cá sạch mới bỏ vào nồi cháo sôi có: bún tàu, cải bắc thảo, hành, ngò, đậu phộng, tiêu, nêm nếm gia vị cẩn thận và họ cũng không quên tuốt cá (bỏ xương lấy thịt) để nồi cháo được thật “lền” thịt, ăn “cho đã”.
Thuong-thuc-dac-san-Mien-Tay-Set-an-LAU-CA-KEO-cho-02-nguoi-tai-nha-hang-Phuong-Nam-chi-voi-242000.jpg

Cánh đàn ông, “bợm nhậu” chính hiệu, hổng thích cá kèo mần sẵn, họ bắc riêng nồi cháo sôi đã được nêm nếm, rồi đi kéo cá kèo đang nước chạy nò, đem lên rửa sạch, trút thẳng vô nồi cháo, gọi là cách nấu “cháo rồ”. (Có lẽ do cá còn sống được trút thẳng vô nồi cháo, nhảy kêu nghe rồ rồ nên gọi tên nôm na như vậy). Cách nấu trực tiếp như vậy làm cho thịt cá bống kèo mềm hơn, ngọt hơn, tuy còn nguyên kỳ, nguyên vi, mà khách thị thành không quen ăn, nhìn cảm thấy ơn ớn. Ngoài cái khoái ăn “nhớt” cá kèo nấu cháo rồ, đặc biệt còn phải biết ăn mật liền với gan cá, nó béo và hậu vị đăng đắng, đầm đậm, tương tự các cụ thưởng thức trà Tàu, trà Bắc vậy. Anh nào mà ngại đắng cái mật, bỏ khúc đầu, chỉ ăn khúc đuôi thì coi như hổng biết... ăn và bị mấy cô thôn nữ cười cho “điếc mũi”.
 
Hạng B2
26/9/12
143
12
18
44
Re:Thớt "Miệt vườn" của em đã mất

đang đói nhìn hình chịu không nổi hix hix
 
Hạng C
8/2/07
510
7.518
93
HCM
Re:Thớt "Miệt vườn" của em đã mất

Mấy hôm nay việc nhà rồi việc làm lu bu quá, em không hầu chuyện các Bác kịp, các bác đừng giận em nha. Nay, em mời các Bác tiếp tục cuộc hành trình đi đến ngày xưa.....

Về quê ăn giỗ
lqnhatrg.jpeg

Ước gì bây giờ được bé lại như ngày xưa, như ngày còn mẹ. Ước gì lại được mẹ dắt tay về quê ăn giỗ. Cái ngày xưa ấy, làm gì có nhiều niềm vui hao hức. Chỉ có hai điều chờ đợi mỏi mắt. Ấy là ra ngõ ngóng mẹ chợ về. Chưa kịp cất gánh, mẹ đã đưa ngay cho gói kẹo gừng hay mấy cái bánh ít bánh chuối rồi. Nhưng sướng nhất và nhớ nhất là được mẹ cho về quê ăn giỗ ...

Chiều hôm trước mẹ ghé tai nói nhỏ, "tối nay con nhớ đi ngủ sớm. Sáng mai mẹ con mình về quê giỗ ngoại".
Thế là từ đó, bồn chồn, đứng ngồi không yên. Chưa có buổi chiều nào dài hơn buổi chiều hôm đó. Càng mong thì trời càng tối chậm lại. Nhà không có đồng hồ, chỉ nhìn ánh nắng lùi dần từ ngoài sân gạch lên đến thềm nhà, rồii leo qua bậu cửa, biết là ngày đang hết dần. Nhưng còn cả một đêm dài dằng dặc. Cuộn tròn trong lòng mẹ, gối đầu tay ấm mềm, nghe mẹ thở đều đều mà không dám cựa mình. nằm đếm tiếng mọt kẽo kẹt trên sàn nhà và tiếng gà gáy sang canh. Rồi thiếp đi lúc nào không biết ...
Hơi của mẹ còn nguyên bên cạnh, đã thấy bóng người khuất vào buồng. Cái vẻ dấm dúi, kín đáo của mẹ khiến lòng càng phập phồng, hồi họp ...

MÓN NGON NÀO CŨNG PHÁT TÍCH TỪ QUÊ
damgio.jpg

Mới về đến đầu làng đã nhận thấy không khí tíu tít, tất bật. Như thể cả làng có giỗ. Mà thế thật, đường đất khô rang là thế mà giờ sũng nước. Từ phía giếng làng, đàn bà, con gái kĩu kịt gánh nước. Cả một góc sân khói cuộn lên mù mịt, lẩn quẩn trong bụi tre gai. Chịu, không có thể nhận ra đâu là mùi xôi, mùi cơm, mùi xào nấu. Bếp củi, bếp rơm bắc ra cả vườn mới đủ chỗ. Cái sân gạch mọi khi rộng mênh mông, phơi bao nhiêu thóc, lúa, đậu... mấy chục gánh rơm vẫn lọt thỏm mà bây giờ không không còn chỗ len chân. Rổ rá, nồi to, chảo lớn, dao thớt bày la liệt.
chai-bep-nha-que-5.jpg

Rậm rịch nhất vẫn là tiếng chày thậm thịch run cả mặt đất. lạnh cóng mà đàn ông, trai tráng cởi trần trùng trục. Chỉ có cối đá, chày gỗ nhãn mới chịu nổi những nhịp chày đôi, chày một đều tay y như đang thi nấu cỗ hội làng. Giỗ to đến mấy, giỗ lớn đến đâu dứt khoát không được thiếu đước giò chả. Mần một hai con heo cũng chỉ cốt gói mấy cây chả lụa, với lại mấy cối chả. Chả lụa là món phải làm sớm nhất.
h13-63afc.JPG

Heo vừa mần xong, lựa những miếng thăn, dọi nạc ngon nhất, sờ tay còn hơi ấm thì mới làm chả lụa được. Thịt chỉ cần hơi "lỏng" một chút chứ đừng nói là bã, thì tài mấy cũng chẳng thể làm nên cơm cháo gì. Cả tảng thịt cắt ra từng miếng độ nửa bàn tay, thả vào lòng cối, bắt đầu giã. Nhịp chày phải thật đều tay, liên tục, không nặng tay quá mà cũng không nhẹ quá. Tay xuống chày trăm lần phải như cả trăm. Hễ ngơi tay hay lỏng tay một chút là thịt "nhão" ra. Lúc ấy chỉ còn nước cho vào nồi nấu chuối đậu. Cứ đếm tiếng chày là biết thịt đã nhuyễn, dẻo quánh. Lắm khi nhấc chày lên, cả cối thịt dính chặt vào đáy cối. Nếu để làm chả thì phải cho thêm mở phần thái hạt lựu. Lại giã tiếp, chừng nào cối chả nhuyễn ra mới nêm một muỗng bột và một muỗng nước mắm ngon. Rồi lại giã khoảng ba bốn chục chày nữa. Đoạn vét cả tấm chả đổ ra lá chuối tươi, đặt lên nồi nước luộc giò mà hấp. Tấm chả nóng rẫy, trắng ỏn ỏn vừa nhúm vào nước hoa hiên sẫm đỏ ngả màu vàng nghệ, "mặt chả" bổng tươi tắn, mỡ màng hẳn lên. Nhưng phải đến lúc cho vào chảo chiên thì hương vị mới thực sự dậy mùi, bay xa.
gio-cha-.jpg

Giỗ ở quê có giò chả là sang rồi, chả mấy ai bày vẽ làm chả quế. Cả một mâm cỗ, chỉ cần một đĩa chả xèo như năm cánh hoa, một khoang giò đầy đặn với một đĩa xôi gấc đỏ, mấy cái bánh ít hỏi có thua kém làng nào. Tiếng thế, nếu chỉ có mấy món ấy, chưa thể gọi là cỗ quê. Ngay cả những làng phát triển, được hưởng hơi hướng thành thị, cũng không thể bỏ được những món cổ truyền. "Đất lề quê thói", nếu thấy mân thiếu mấy dĩa là người ta vừa được ăn lại vừa được nói, nào là "mất gốc, học đòi ngoài tỉnh". Mà có phải cao lương mỹ vị gì đâu. Ở ngoài vườn, ngoài ruộng có thứ gì thì trên mâm phải có thứ ấy. Đó là tô canh bí xanh nấu tép. Một tô canh khổ qua dồn cá thác lác. Thế là đủ. Còn dĩa, dứt khoát phải có một dĩa gà luộc, dĩa gỏi bắp chuối chạo thơm nức mùi gạo thính vàng và đặt bên cạnh dĩa mắm tép thịt heo luộc. Nhiều khi lại thêm một đĩa lòng, một tô cháo nghi ngút khói. Ai đói cơm thì có cơm với thịt kho tàu. Một bữa giỗ ở quê như thế được gọi là đầy đặn, tươm tất.

HƯƠNG VỊ QUÊ NHÀ KHÔNG THỂ PHÔI PHA
diangio1011.jpg

Người tỉnh về nhà quê ăn cỗ nào phải thèm khát, no đói gì. Cả năm mới gặp được họ hàng gần xa cả năm mới hỏi thăm người làng, người xóm. Riêng trẻ con là vui nhất, sướng nhất. Cả đám xúm đông xúm đỏ quanh chõ xôi vừa dỡ ra; bâu kín vòng trong vòng ngoài quanh những chiếc thớt. Tranh nhau bưng mâm, dọn chén dĩa. Không có gì sướng bằng được vét chõ xôi, được người lớn dấm dúi cho cái chân gà hay nóng rẫy tay.
banhit2.jpg

Ăn từ trong bếp, ăn bốc ăn bải bao giờ chả ngon. Mâm trẻ em thường ở ngay trong bếp hay đầu chái. Chả đợi được đến lúc hết nhang. Mâm vừa sắp ra, cứ nhào vào, rào rào như tằm ăn rỗi. Nhưng có lẽ sướng nhất khi về quê ăn giỗ là lúc được chia phần. Không nhiều nhặn gì chỉ một nắm xôi, phần lớn là xôi trắng, gói lá chuối đã hơ tái trên lửa với một cái bánh ít, thế thôi. Gói xôi ấy mà về đến nhà vẫn còn hơi âm ấm. Mở ra, cả nhà thơm phức mùi nếp quê. Cho đến giờ, bao nhiêu năm rồi, cái hương vị ấy không làm sao quên được ...
 
  • Like
Reactions: hocnt
Hạng D
12/9/11
1.117
25.780
113
Re:Thớt "Miệt vườn" của em đã mất

cay%2520mu%2520u.jpg

Bướm vàng đậu nhánh mù u
Lấy chồng xa xứ lời ru thêm buồn.
 
  • Like
Reactions: hocnt