Hạng B2
10/7/19
276
859
93
46
Mô tô và xe gắn máy khác nhau chỗ nào?


Em tập lái, các anh cho em hỏi ngu chút Mô tô và gắn máy khác nhau chỗ nào ạ?

Em đọc bài này thấy nhức đầu quá, không biết sao.

Tất cả các xe 2-3 bánh có động cơ, chở người gọi chung là môtô, khác với xe máy chuyên dùng và xe gắn máy.

Ngôn từ của luật pháp, gồm cả Luật Giao thông đường bộ phải chính xác, dễ hiểu. Tuy nhiên trong một số trường hợp nhất định, để hiểu và vận dụng đúng được một điều luật thì cũng không phải là dễ, nhất là đối với người không chuyên ngành luật. Nhưng cũng có nhiều người, vì không chịu suy xét kỹ các điều luật, hoặc biết nhưng cố tình ngụy biện bằng "Đánh tráo khái niệm", chẳng hạn như có thể "diễn dịch" môtô (chẳng qua cũng là xe máy phân khối lớn) thành ra "xe máy chuyên dùng".

Khoản 2 Điều 13 của Luật GTĐB 2008 (hiện còn hiệu lực) về vấn đề sử dụng làn đường khi lưu thông đường bộ ghi "Trên đường một chiều có vạch kẻ phân làn đường, xe thô sơ phải đi trên làn đường bên phải trong cùng, xe cơ giới, xe máy chuyên dùng đi trên làn đường bên trái".

Khoản 20 Điều 3 Luật GTĐB trích "Xe máy chuyên dùng gồm xe máy thi công, xe máy nông nghiệp, lâm nghiệp và các loại xe đặc chủng khác sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh có tham gia giao thông đường bộ".

Vậy, môtô thì đi làn nào. Trước tiên, cần làm rõ, theo Luật GTĐB tất cả xe 2-3 bánh chở người có động cơ thì đều gọi chung là "môtô", chứg không gọi là "xe máy" (hay xe 2-3 bánh gắn máy) theo quan niệm dân dã đời thường.

Luật đã có quy định rõ về các loại xe tham gia lưu thông đường bộ (các khoản 18, 19 Điều 3 "Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ (sau đây gọi là "xe cơ giới") gồm ôtô; máy kéo; rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi ôtô, máy kéo; môtô hai bánh; môtô ba bánh; xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự".

Môtô (2 và 3 bánh) đã được xếp chung vào loại "xe cơ giới", thì theo khoản 2 Điều 13 đã đề cập ở trên, sẽ có được "tiêu chuẩn" đi chung làn đường với ôtô.

Vậy, môtô trong trường hợp đang được xem xét, một khi đã đi đúng làn, thì người điều khiển nó sai ở chỗ nào. Có đấy, thứ nhất không làm chủ tốc độ. Thứ hai, không giữ khoảng cách an toàn khi lưu thông trên đường theo quy định của Luật GTĐB.

Cuối cùng, còn chiếc xe bảy chỗ đang đi làn dành riêng cho ôtô bỗng dừng lại (không đỗ) thì sao. Xét về nguyên tắc, Luật GTĐB không cho phép dừng/đỗ xe trên làn đường xe chạy, mà luôn luôn phải dùng, đỗ xe ở lề đường bên phải (điểm (b), (c) khoản 3 Điều 18). Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt, xe bị hỏng hóc, tài xế bệnh nặng bất ngờ nên có thể không đưa xe vào lề đường bên phải được. Nhưng khi xảy ra tai nạn cho xe khác, thì tài xế buộc phải chứng minh mình đã lâm vào tình trạng bất khả kháng (như đã đề cập ở trên), không làm theo luật được.

Ngoài ra, khi dừng, đỗ xe cũng phải bật đèn tìn hiệu để báo cho người khác biết (điểm (a) khoản 3 Điều 18 LGTĐB). Trường hợp ôtô không bật đèn khẩn cấp khi dừng, đã "góp phần" gây ra tai nạn cho môtô.

https://vnexpress.net/hieu-ro-khai-niem-moto-theo-luat-4104543.html


*Ảnh minh họa
 
Last edited by a moderator:
Hạng B2
10/7/19
276
859
93
46
E thì khăng khăng cứ dung tích xi lanh nhỏ hơn 50CC thì là gắn máy, lớn hơn 50CC thì là mô tô, nhưng mấy anh lớn tuổi không công nhận
 
Hạng B2
23/7/07
272
407
63
HCM
Tại khoản 3.39 và 3.40 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ QCVN - 41:2016/BGTVT được ban hành kèm theo Thông tư 06/2016/TT-BGTVT, xe môtô và xe gắn máy được quy định như sau:
  • Xe môtô là xe cơ giới hai hoặc ba bánh và các loại xe tương tự để vận chuyển hành khách, di chuyển bằng động cơ có dung tích xi-lanh từ 50 cm3 trở lên, trọng lượng không quá 400kg đối với môtô hai bánh hoặc sức chở từ 350kg đến 500kg đối với môtô 3 bánh. Định nghĩa này không bao gồm xe gắn máy;
  • Xe gắn máy là phương tiện chạy bằng động cơ, có hai bánh hoặc ba bánh và vận tốc thiết kế lớn nhất không lớn hơn 50 km/h. Nếu động cơ dẫn động là động cơ nhiệt thì dung tích làm việc hoặc dung tích tương đương không được lớn hơn 50 cm3;
 
Hạng B2
10/7/19
276
859
93
46
Tại khoản 3.39 và 3.40 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ QCVN - 41:2016/BGTVT được ban hành kèm theo Thông tư 06/2016/TT-BGTVT, xe môtô và xe gắn máy được quy định như sau:
  • Xe môtô là xe cơ giới hai hoặc ba bánh và các loại xe tương tự để vận chuyển hành khách, di chuyển bằng động cơ có dung tích xi-lanh từ 50 cm3 trở lên, trọng lượng không quá 400kg đối với môtô hai bánh hoặc sức chở từ 350kg đến 500kg đối với môtô 3 bánh. Định nghĩa này không bao gồm xe gắn máy;
  • Xe gắn máy là phương tiện chạy bằng động cơ, có hai bánh hoặc ba bánh và vận tốc thiết kế lớn nhất không lớn hơn 50 km/h. Nếu động cơ dẫn động là động cơ nhiệt thì dung tích làm việc hoặc dung tích tương đương không được lớn hơn 50 cm3;
E cũng cãi tiếp là mô tô khi tham gia giao thông phải có Giấy phép lái xe đúng với hạng mô tô (A1, A2) còn xe gắn máy thì không cần Giấy phép lái xe nhưng mấy ảnh không chịu
 
Hạng C
3/6/16
544
12.145
93
  • Like
Reactions: thietbiloc
Hạng B2
23/7/07
272
407
63
HCM
Ý em là, cái việc anh tranh luận với người khác nó có nằm trong luật rồi. Người tranh cãi với anh nếu không hiểu, thì nói nữa cũng không hiểu, csgt có phạt cũng không hiểu. Vậy cãi làm gì ?
Còn nếu họ hiểu là cái gì cũng nằm trong luật rồi, thì họ cũng hiểu là, ở VN, luật là luật, còn phạt là phạt, éo có liên quan đến nhau. Vậy cũng không cần phải cãi.
Vậy cãi làm gì ?
Anh mún ún bia, thì rủ ngta đi ún, mang theo cuốn luật GT, nhấp 1 ngụm, lật một trang, cho nó sĩ.
Cãi làm mẹ gì.