RE: Môn Golf
Em thấy nhiều bác khi mới chơi thì thường bối rối về chuyện chọn gậy, nên làm cái topic này mong giúp các bác dễ quyết định hơn. Em sẽ cố gắng nói ngắn gọn không đi quá sâu vào khía cạnh kỹ thuật nhiều quá nhưng có những đoạn mà em hơi quá đà tí, các bác bỏ qua nhé
1) Khái quát:
1 bộ gậy golf tiêu chuẩn theo quy định của R&A và USGA là gồm 14 cây trong đó không có cây nào được dài hơn 48" (trừ trường hợp đó là cây putter dài - long putter), và chỉ có 1 cây được phép có tay nắm (grip) có 1 mặt phẳng và có thân gậy cong - cây putter (sẽ có phần nói về putter sau).
Như vậy có thể hiểu là: mỗi bộ gậy chỉ được phép có 1 putter (trừ khi putter thứ 2 gắn tay nắm tròn và có cán không cong), ngoài ra, bạn có thể mang bao nhiêu cây gậy mỗi loại khác nhau tùy ý, không có quy định nào về việc bạn phải mang 1 cây driver, 2 cây gỗ còn lại là gậy sắt, Ví dụ Phil Mickelson mang 2 cây driver khi tham gia giải Master năm ngoái. Em phải nói rõ ngay khoản này vì sẽ giúp các bác quyết định chọn gậy gì sau này để có 1 bộ (set) theo ý mình và giúp mình chơi golf tốt hơn chứ không chỉ đơn giản là 1 bộ giống người khác.
2) Thiết kế cơ bản của 1 bộ gậy:
Cây gậy golf thường gồm 3 phần: tay nắm, thân/cán gậy, và đầu gậy.
- Tay nắm: là phần bằng cao su/ hoặc da, hoặc 1 số loại vật liệu giả da. Tác dụng để tay người chơi cầm và điều khiển cây gậy (tương tự như tay cầm vợt tennis), cho nên tay nắm phải vừa tay và luôn còn ở điều kiện tốt để tránh trơn trượt. Tay nắm gậy golf thường có 3 cỡ cơ bản cho nam (bình thường - standard, trung bình - mid size, và ngoại cỡ - oversize) và 1 cỡ cho nữ - ladies size. Cách thử để biết cỡ nào vừa cho mình là cầm gậy bằng tay trái (cho golfer thuận tay phải) theo đúng cách mà thấy đầu ngón giữa và ngón đeo nhẫn chạm nhẹ vào mu nhỏ dưới ngón cái là được. Nếu có khoảng hở tức là tay nắm lớn quá cho tay của bạn. Tay nắm lớn quá hạn chế việc xoay cổ tay trái điều này đối với người mới chơi dẫn tới việc không đóng mặt gậy khi tiếp xúc bóng dẫn đến slide/push tức là đánh bóng đi sang phải (cho golfer thuận tay phải). Ngược lại, nếu ngón tay giữa có thể đâm sâu vào trong lòng bàn tay thì tay nắm quá nhỏ. Tay nắm nhỏ dẫn đến cổ tay trái quá linh động dẫn đến tình trạng hook/pull tức là đánh bong về bên trái (đối với người thuận tay phải). Tay nắm phải còn ở điều kiện tốt, tức là còn độ bám, không trơn trượt, không trơ cứng, không rách hỏng. Tay nắm trai cứng và trơn dẫn đến 2 vấn đề 1, nó hết khả năng giảm trấn gây nhiều hậu quả xấu đến các khớp về lâu về dài. 2, khi tay nắm trơn trựơt, ta thường có khuynh hướng nắm chặt hơn, điều này làm các cơ bị căng chặt, giảm sự linh họat của cơ thể, giảm tốc độ cú swing.
- Thân gậy/cán gậy: là phần hình ống nối giữa tay nắm và đầu gậy. Trước đây, cán gậy làm bằng gỗ, bây giờ chủ yếu làm bằng 2 vật liệu chính, thép và nhựa composit tổng hợp (graphite). Thân gậy là động cơ của cây gậy nên nó cần được lựa chọn cẩn thận để đạt được yêu cầu là: đánh bóng đi xa nhất với độ chính xác (độ chụm) cao nhất, và cho người chơi cảm giác tốt nhất. Cán thép thường cho người chơi cảm giác tốt nhất đồng thời đánh bóng có độ chụm cao, nhưng lại có nhược điểm là nặng và giảm trấn kém nên với người sức yếu hoặc có các vấn đề về khớp sẽ không đánh bóng đi xa được. Cán bằng graphite thì nhẹ, thường là giúp nguời chơi đánh bóng xa hơn, nhưng lại cho cảm giác không thật lắm và cho khả năng kiểm sóat kém hơn. Tuy nhiên, đó là lý thuyết, trên thực tế hiện nay có nhiều lọai cán thép đã nhẹ hơn cả graphite và ngược lại, có những lọai cán graphite cho khả năng kiểm sóat cao hơn cả cán thép. Khả năng đánh xa và cho người chơi cảm giác tốt của 1 cán gậy nhất định là chủ yếu tùy thuộc vào độ dẻo (flex) của cán đó. Ví dụ người swing chậm và nhịp đều thường thích hợp với những lọai cán mềm hơn, người swing nhanh và nhịp chuyển từ back swing sang down swing nhanh thì thích hợp với những lọai cán cứng hơn. Trên thị trường thì các lọai cán cứng mềm được đánh dấu bằng L, A, R, S, X, với L là nữ (Ladies flex), A là Amatuer (hoặc senior) flex, R là Regulảr tức là lọai thường cho nam, S là stiff flex tức là cứng cho nam, X là extra stiff tức là rất cứng. Tuy nhiên, đừng vội lầm tưởng đây là chuẩn của cả ngành. Trên thực tế R flex của hãng này nhiều khi chỉ tương đương với L flex của hãng kia. Cho nên khi mua gậy chơi golf, điều kiện tiên quyết là phải đánh thử xem có phù hợp với mình không, đừng mua chỉ bằng cách đọc các từ, hoặc chữ cái in trên cán hoặc đầu gậy. 1 vài điểm nữa cần chú ý khi chọn cán là cán graphite thường nhẹ và dài hơn ( cho cùng 1 model gậy cán graphite thường là dài hơn cán thép khỏang ½ cho đến 1 inch) cán càng dài thì đánh càng xa (ví dụ gậy số 1 dài nhất nên để đánh xa nhất), tuy nhiên cũng khó kiểm sóat hơn nên sắc suất đánh hỏng nhiều hơn. Không có 1 quy định cụ thể nào về việc ai thì dùng cán thép, ai thì dùng cán graphite, chỉ đơn giản là theo sở thích cá nhân. Tuy nhiên , người lớn tuổi và nhất là có vấn đề về khớp, khuỷu tay thì nên dùng graphite để giảm bớt chấn động và đồng thời “trợ lực” để đánh bóng xa hơn.
- Đầu gậy: Có 3 loại đầu gậy cơ bản: đầu gậy gỗ (vì trước đây đầu gậy được làm bằng gỗ, giờ thì không có tí gỗ nào nữa rồi), đầu gậy sắt, và đầu gậy gạt. Trước khi nói về đầu gậy có 1 khái niệm nữa cần làm rõ đó là “sweetspot” hay là điểm ngọt. Điểm ngọt là giao điểm của trọng tâm ngang và trọng tâm dọc tại mặt gậy. Khi bóng tiếp xúc đúng điểm này, năng lượng từ đầu gậy đươc truyền sang bóng là tối đa và mặt gậy sẽ không có xu hướng muốn quay. Hãy làm 1 thử nghiệm để nắm vững điểm này. Lấy 1 cái mắc áo và treo lên, để mắc áo đứng yên rồi gõ 1 lực vào giữa cái mắc áo, bạn sẽ thấy cái mắc áo văng mạnh về phía trước và không lắc qua lắc lại. Lại giữ cho mắc áo đứng yên rồi gõ cùng 1 lực như lúc trước nhưng hơi lệch qua trái hoặc qua phải, bạn sẽ thây mắc áo không văng mạnh như lúc trước và lắc qua lắc lắc lại nhiều hơn, đơn giản là tác dụng bên ngoài sweetsport của cái mắc áo nên lực đã bị tiêu hao. Như vậy, nếu 1 golfer có khả năng luôn đánh trúng điểm ngọt thì các lọai gậy đều như nhau. Tất cả các cải tiến trong thiết kế đầu gậy ngày nay là chủ yếu giúp việc giảm bớt tác động tiêu cực của các cú đánh không chúng điểm ngọt làm giảm khỏang cách. chính vì thế, trong vài năm gần đây, người ta giới thiệu khái niệm “sweetzone” tức là “vùng ngọt” vì thực tế, điểm ngọt đã được mở rộng ra rất nhiều nhờ những phát triển của công nghệ.
Đầu gậy gỗ (woods): trước đây được làm bằng gỗ, bây giờ thì làm chủ yếu bằng thép đúc hoặc dập với tác dụng để đánh quét những cú xa hoặc phát bóng từ tee box. Gậy gỗ được thiết kế với dạng cầu. Thiết kế này giúp đẩy trọng tâm của đầu gậy lùi ra xa mặt gậy giúp đầu gậy chống lại lực vặn khi va đập với bóng nhất là khi đánh không trúng điểm ngọt. Các giáo viên dạy golf thì thường nói là chỉ có 1 golf swing cho các lọai gậy nhưng theo tôi nghĩ, swing cho gậy gỗ là lọai swing quét. chính vì thế, đa số người mới chơi thấy đánh gậy gỗ dễ hơn gậy sắt vì đa số người mới chơi thường có xu hướng swing quét . Trong gậy gỗ thì cần cũng cần phải nói đến 1 cây gậy gỗ số 1 hay còn gọi là driver. Đây là cây gậy dài nhất và cũng có đầu to nhất. Mục đính để phát bóng từ tee box cho các hố số 4 và số 5 dài. Đây là cây gậy tập chung nhiều các phát minh, sáng chế nhất của ngành công nghiệp golf. Hiện nay đầu gậy driver có kích thước rất lớn, với dung tích khỏang 460cc, nhiều công nghệ để giảm xóay vặn, hoặc điều chỉnh hướng bay của bóng. Tuy nhiên có điều là không nhất thiết phải có gậy driver trong túi của bạn nếu như thực sự bạn chưa cảm thấy tự tin để sử dụng nó. Tôi đã thấy nhiều người có thể đánh 3 gỗ 180-190 m thẳng fairway nhưng lại tự ra quy định cho mình là đánh từ tee box phải đánh bằng driver và không ngờ rằng driver mình cũng chỉ đánh được khỏang 170-180m mà tệ hơn nữa là chủ yếu “lên rừng xuống biển”. Chọn gậy nào phải là quyết định để có được cuộc chơi tốt nhất và thích thú nhất chứ không phải để chỉ vì sĩ diện và tự hành hạ mình.
Đầu gậy sắt (Iron): Tên gọi như vậy vì trước đây những cây gậy này được rèn bằng sắt, Ngày nay 1 số ít gậy sắt vẫn được rèn vì gậy rèn cho cảm nhận khi tiếp bóng tốt hơn và những golfer có trình độ cao vẫn đánh giá cao đặc tính này. Gậy rèn thì được rèn từ thép các bon vì thép các bon thì mềm hơn nhưng lại dễ bị rỉ sét nên thường các bộ gậy rèn được mạ crôm kỹ lưỡng và kiểu dáng không có nhiều thay đổi so với mẫu truỳền thống do những hạn chế của công nghệ rèn. Còn lại khỏang 80% thị trường golf là các lọai đầu gậy sắt được đúc từ thép không rỉ. Công nghệ đúc tiên tiến cho phép các nhà thiết kế thỏa sức sáng tạo. Như phần luận về “sweet spot” ở trên, mục tiêu của việc thiết kế đầu gậy cho đa số những amateur golfer là giúp họ chơi dễ dàng hơn tức là tăng bề mặt của đầu gậy để giúp golfer tự tin hơn (cùng khái niệm với gậy gỗ), tăng sức ỳ của đầu gậy (chống xoắn vặn), hạ thấp trọng tâm của đầu gậy (giúp bóng bay lên dễ dàng hơn) nên các đầu gậy sắt đúc hiện nay đa số có dạng hốc ở phía sau để đưa phần lớn trọng lượng từ mặt gậy ra viền mặt gậy giúp cho đầu gậy ổn định khi tiếp xúc bóng (cùng khái niệm với vợt tennis, cán vợt với bản rộng thì đánh ổn định hơn những lọai cán thanh nhỏ) . Đế của các lọai gậy đúc thường dày và rộng bản hơn tức là đa số trọng lượng tập trung ở phần đế. Khi trọng lượng phần lớn được dồn xuống khiến trọng tâm của đầu gậy cũng thấp hơn càng thấp so với đường xích đạo của bóng ở vị trí vào bóng (address) thì càng giúp bóng dễ bay cao. Cũng vì thiết kế mới này nên các gậy sắt đúc với hốc phía sau (cavity) có độ nghiêng mặt gậy (loft) ít hơn so với lọai gậy dập vì bóng sẽ dễ dàng bay bổng hơn trong khi lọai gậy dập kiểu cũ do trọng tâm cao hơn nên cần có độ nghiêng mặt gậy nhiều hơn để giúp bóng bay lên dễ dàng hơn. Gậy dập có độ nghiêng mặt gậy của gậy số 6 khỏang 34 độ trong khi gậy có hốc phía sau thường có độ nghiêng mặt gậy của số 6 là 30 độ. Các gậy kế tiếp sẽ chênh nhau khỏang 4 độ thì như vậy đến Pitching Wedge (PW, một số hãng lại đánh dấu sô 10 như Callaway hoặc Honma) sẽ có độ nghiêng là 50 độ đối với gậy dập là 50 độ và của gậy đúc cavity là 46-47 độ. Chính vì lí do này mà các bộ gậy với cavity thường có thêm cây Gap Wedge (GW hoặc số 11) với độ nghiêng khỏang 52 độ để bù vào khỏang cách giữa PW và gậy đánh cát (Sand Wedge- SW) có độ nghiêng 55-56 độ. Gậy sắt của nữ thể hiện nét thiết kế này rõ ràng nhất với đế bản rộng và dày cùng với độ nghiêng mặt gậy nhiều hơn gậy cùng lọai của nam khỏang 2 độ vì đa số golfer nữ swing chậm và cần hỗ trợ để giúp bóng bay lên. Như vậy nếu bạn mới chơi và ít có thời gian tập, đánh bóng không bay lên cao được và ngắn thì nên chọn lọai đầu gậy sắt có hốc phía sau sâu, đế rộng và dày, cán mềm 1 chút sẽ giúp việc khởi đầu chơi golf dễ dàng hơn. 1 yếu tố của gậy sắt cũng quan trọng đó là các rãnh trên mặt gậy (groove). Chủ yếu có 3 lọai rãnh, kiểu chữ V, kiểu chữ U (phổ biến nhất) và kiểu chữ M. Rãnh có tác dụng “cắn” vào bóng khi tiếp xúc và đẩy bóng đi, tạo xóay dọc để vừa giảm ảnh hưởng của xóay ngang (gây ra slice hoặc hook), vừa giúp bóng dừng trên green tốt hơn. Còn 1 tính năng nữa của các rãnh mặt gậy là thóat nước. Ngay cả khi mặt cỏ khô, vẫn có nước trong cỏ bị ép bởi mặt gậy và bóng sinh ra nên khả năng thóat nước của mặt gậy rât quan trọng để bóng có ma sát tốt với mặt gậy và lực của cú swing được truyền hết sang bóng. Để dễ hiểu hãy tưởng tượng trường hợp các rãnh của lốp xe mòn khi bạn đi trời mưa sẽ cảm thấy trơn trượt hơn lực đẩy của động cơ xe bị tiêu hao. Vì vậy khi mua gậy nhất là gậy cũ, nên lưu ý là các rãnh mặt gậy không bị sứt mẻ, và còn đủ sâu. 1 yếu tố khác cũng đáng quan tâm đó là mức độ nhô ra của cổ nối với cán so với mặt gậy (tiếng anh gọi là offset). Lí do offset xuất hiện là do đặc thù của gậy sắt khi swing. Không giống như gậy gỗ (swing quét) swing của gậy sắt phải là swing chặt xuống (mặt gậy tiếp xúc bóng trước rồi tiếp đất rồ mới đi lên). Để giúp tạo ra kiểu swing này, đặc biệt đối với những người mới chơi, các nhà thiết kế đưa ra giải pháp là đưa cán gậy ra phía trứoc mặt gậy 1 chút để tay của golfer sẽ đi trước mặt gậy 1 phần trăm giây trong lúc swing xuống. Off set thường giảm dần từ các gậy dài tới các gậy ngắn vì bản thân các gậy ngắy với độ nghiêng mặt gậy cũng tạo ra góc swing xuống này rồi (crushing blow) nên offset là không cần thiết. 1 tác dụng khác của offset là nó cũng giúp cho những người swing chậm có 1 chút ít thời gian đủ để đóng vuông góc mặt gập ở điểm tiếp xúc, giảm lỗi đánh sang phải (slice). Như vậy nếu bạn slice hoặc push thì 1 trong những cách khắc phục là thử những lọai gậy sắt có nhiều offset. Cũng cần nói thêm đến 1 lọai gậy sắt đặc biệt đó là gậy Wedges (Gap Wedge – GW 51-52 độ, Sand Wedge – SW 55-56 độ, Loft Wedge – LW 58-64 độ). Phần khác cơ bản của gậy wedge so với các gậy sắt khác đó là ở thiết kế phần đế (sole). Đế gậy wedge có cạnh phía sau (trailing edge) cao hơn cạnh phía trước (leading edge) để đánh những cú gần green nơi mà cỏ thường cao, hoặc để đánh cát. Cạnh sau cao có tác dụng giúp cho đầu gậy không cày sâu xuống cỏ hoặc cát. Gậy wedges cũng có độ nghiêng mặt gậy cao nên cũng giúp tạo ra nhiều xóay dọc hơn, giúp cho bóng dừng trên green nhanh hơn.
Đầu gậy gạt (putter): Trong phần này tôi sẽ chỉ nói đến lọai gậy gạt thông thường (standard putter) chứ không nói đến lọai đầu gậy gạt cho loại gậy gạt phải tì 1 đầu vào bụng (belly putter) hoặc lọai putter dài (long putter). Đầu gậy đẩy thông thường có 2 lọai, lọai lưỡi (blade) và lọai dẹt với nhiều hình thù khách nhau (mallet). Lọai lưỡi hiện nay chủ yếu thiết kế theo kiểu có hai cục trọng lượng lớn ở mũi và đuôi (heel-toe weighted). Thiết kế này giúp tăng lực ỳ để cú gạt được ổn định hơn vì với đầu gậy lưỡi, trọng tâm ở rất gần mặt gậy. Đầu gậy lưỡi thừơng cho cảm nhận (feedback) của cú gạt tốt hơn. Lọai hình mallet thì thiết kế là để cho trọng tâm càng xa mặt gậy càng tốt đồng thời, trọng lượng cũng dịch ra phía sau làm tăng đáng kể sức ỳ chống lại xoay vặn. Chính vì thế, gậy mallet thường đánh ổn định hơn và nếu lỡ không gõ đúng “sweet spot”, cú gạt cũng không bị mất khỏang cách và đi chệch hướng nhiều. Tuy nhiên, đầu gậy mallet không cho cảm nhận nhiều bằng gậy lưỡi. Vị trí của cán gậy gắn vào đầu gậy gạt cũng có những 2 kiểu khác nhau. Cán gắn ở đuôi (heel shafted) và cán gắn ở giữa. Cán gắn ở đuôi thì thường đi cùng với offset (xem thêm về offset trên phần gậy sắt) vì thiết kế này dùng chủ yếu cho những ngừoi có cú gạt trong-ra ngòai- vào trong. Offset cũng có tác dụng như ở gậy sắt tức là giúp cho mặt gậy vuông góc lúc chạm bóng. Offset được tạo ra bằng kiểu cổ ngỗng (goose nake như lọai putter Scotty Cameron) hoặc bằng việc uốn cán của gậy golf 2 lần (như lọai putt 2 bóng) Lọai cán gắn trực tiếp vào giữa mặt gậy và không có offset và chỉ những ngừoi có cú gạy thẳng ra sau, thẳng ra trước nên chọn lọai này. Những golfer có cú gạt vào trong- ra ngòai- vào trong thường gạt sang trái (pull/hook) với lọai putter cán thẳng giữa này. Đầu putter thường có độ nghiêng từ 2-6 độ. Độ nghiêng mặt gậy của putter cũng rất quan trọng vì nó giúp nâng bóng đang nằm ở vị trí tĩnh lên và lăn tới. Nếu độ quá ít và thường gạt trên cỏ dày, golfer sẽ thấy gạt hay bị ngắn và bóng có xu hướng trượt chứ không lăn dẫn đến rât khó tính hướng và lực. Ngược lại cũng vậy, nhiều độ nghiêng quá thì sẽ làm bóng “bay” lên quá cao chứ không lăn, ít chịu tác dụng dẫn hướng của cỏ làm golfer rất khó tính tóan đúng. Chọn 1 đầu gậy gạt vừa ý ngòai việc phù hợp với thị hiếu thẩm mỹ, nắm rõ những yếu tố kỹ thuật liên quan đến cú gạt của golfer cũng rất quan trọng. Nắm rõ về bề mặt cỏ nơi bạn thường hay chơi cũng quan trọng.
Ngoài những loại gậy cơ bản trên, hiện nay có rất nhiều lọai gậy lai hoặc Hybrid hoặc tên khác còn gọi là rescue hoặc Utility vì khả năng đánh đa dạng của chúng. Những gậy này được thiết kế pha trộn giữa những yếu tố của gậy sắt (rãnh mặt gậy sâu, offset, đầu nhỏ) với các yếu tố là lợi điểm của gậy gỗ (đầu tròn , rỗng bên trong) để dùng thay các gậy sắt dài như số 2, 3, 4, thậm chí 5. Có những bộ Hybrid ngày nay thì tòan bộ gậy sắt đã được thay bằng lọai gậy lai này. Với các golfer amateur, đây là 1 giải pháp đáng quan tâm thay thế cho gậy sắt dài vì sắc suất đánh tối gậy sắt dài là rất thấp. Lúc nào có thời gian em xin làm 1 bài riêng về Hybrid sau phục vụ các bác nhé.
Bài viết này mong giúp mọi người có thêm được những kiến thức cơ bản về dụng cụ chơi golf để đưa ra lựa chọn đúng đắn. Chúc mọi người chọn được cho mình 1 bộ gậy vừa ý giúp mình thích thú hơn khi chơi golf.
Em thấy nhiều bác khi mới chơi thì thường bối rối về chuyện chọn gậy, nên làm cái topic này mong giúp các bác dễ quyết định hơn. Em sẽ cố gắng nói ngắn gọn không đi quá sâu vào khía cạnh kỹ thuật nhiều quá nhưng có những đoạn mà em hơi quá đà tí, các bác bỏ qua nhé
1) Khái quát:
1 bộ gậy golf tiêu chuẩn theo quy định của R&A và USGA là gồm 14 cây trong đó không có cây nào được dài hơn 48" (trừ trường hợp đó là cây putter dài - long putter), và chỉ có 1 cây được phép có tay nắm (grip) có 1 mặt phẳng và có thân gậy cong - cây putter (sẽ có phần nói về putter sau).
Như vậy có thể hiểu là: mỗi bộ gậy chỉ được phép có 1 putter (trừ khi putter thứ 2 gắn tay nắm tròn và có cán không cong), ngoài ra, bạn có thể mang bao nhiêu cây gậy mỗi loại khác nhau tùy ý, không có quy định nào về việc bạn phải mang 1 cây driver, 2 cây gỗ còn lại là gậy sắt, Ví dụ Phil Mickelson mang 2 cây driver khi tham gia giải Master năm ngoái. Em phải nói rõ ngay khoản này vì sẽ giúp các bác quyết định chọn gậy gì sau này để có 1 bộ (set) theo ý mình và giúp mình chơi golf tốt hơn chứ không chỉ đơn giản là 1 bộ giống người khác.
2) Thiết kế cơ bản của 1 bộ gậy:
Cây gậy golf thường gồm 3 phần: tay nắm, thân/cán gậy, và đầu gậy.
- Tay nắm: là phần bằng cao su/ hoặc da, hoặc 1 số loại vật liệu giả da. Tác dụng để tay người chơi cầm và điều khiển cây gậy (tương tự như tay cầm vợt tennis), cho nên tay nắm phải vừa tay và luôn còn ở điều kiện tốt để tránh trơn trượt. Tay nắm gậy golf thường có 3 cỡ cơ bản cho nam (bình thường - standard, trung bình - mid size, và ngoại cỡ - oversize) và 1 cỡ cho nữ - ladies size. Cách thử để biết cỡ nào vừa cho mình là cầm gậy bằng tay trái (cho golfer thuận tay phải) theo đúng cách mà thấy đầu ngón giữa và ngón đeo nhẫn chạm nhẹ vào mu nhỏ dưới ngón cái là được. Nếu có khoảng hở tức là tay nắm lớn quá cho tay của bạn. Tay nắm lớn quá hạn chế việc xoay cổ tay trái điều này đối với người mới chơi dẫn tới việc không đóng mặt gậy khi tiếp xúc bóng dẫn đến slide/push tức là đánh bóng đi sang phải (cho golfer thuận tay phải). Ngược lại, nếu ngón tay giữa có thể đâm sâu vào trong lòng bàn tay thì tay nắm quá nhỏ. Tay nắm nhỏ dẫn đến cổ tay trái quá linh động dẫn đến tình trạng hook/pull tức là đánh bong về bên trái (đối với người thuận tay phải). Tay nắm phải còn ở điều kiện tốt, tức là còn độ bám, không trơn trượt, không trơ cứng, không rách hỏng. Tay nắm trai cứng và trơn dẫn đến 2 vấn đề 1, nó hết khả năng giảm trấn gây nhiều hậu quả xấu đến các khớp về lâu về dài. 2, khi tay nắm trơn trựơt, ta thường có khuynh hướng nắm chặt hơn, điều này làm các cơ bị căng chặt, giảm sự linh họat của cơ thể, giảm tốc độ cú swing.
- Thân gậy/cán gậy: là phần hình ống nối giữa tay nắm và đầu gậy. Trước đây, cán gậy làm bằng gỗ, bây giờ chủ yếu làm bằng 2 vật liệu chính, thép và nhựa composit tổng hợp (graphite). Thân gậy là động cơ của cây gậy nên nó cần được lựa chọn cẩn thận để đạt được yêu cầu là: đánh bóng đi xa nhất với độ chính xác (độ chụm) cao nhất, và cho người chơi cảm giác tốt nhất. Cán thép thường cho người chơi cảm giác tốt nhất đồng thời đánh bóng có độ chụm cao, nhưng lại có nhược điểm là nặng và giảm trấn kém nên với người sức yếu hoặc có các vấn đề về khớp sẽ không đánh bóng đi xa được. Cán bằng graphite thì nhẹ, thường là giúp nguời chơi đánh bóng xa hơn, nhưng lại cho cảm giác không thật lắm và cho khả năng kiểm sóat kém hơn. Tuy nhiên, đó là lý thuyết, trên thực tế hiện nay có nhiều lọai cán thép đã nhẹ hơn cả graphite và ngược lại, có những lọai cán graphite cho khả năng kiểm sóat cao hơn cả cán thép. Khả năng đánh xa và cho người chơi cảm giác tốt của 1 cán gậy nhất định là chủ yếu tùy thuộc vào độ dẻo (flex) của cán đó. Ví dụ người swing chậm và nhịp đều thường thích hợp với những lọai cán mềm hơn, người swing nhanh và nhịp chuyển từ back swing sang down swing nhanh thì thích hợp với những lọai cán cứng hơn. Trên thị trường thì các lọai cán cứng mềm được đánh dấu bằng L, A, R, S, X, với L là nữ (Ladies flex), A là Amatuer (hoặc senior) flex, R là Regulảr tức là lọai thường cho nam, S là stiff flex tức là cứng cho nam, X là extra stiff tức là rất cứng. Tuy nhiên, đừng vội lầm tưởng đây là chuẩn của cả ngành. Trên thực tế R flex của hãng này nhiều khi chỉ tương đương với L flex của hãng kia. Cho nên khi mua gậy chơi golf, điều kiện tiên quyết là phải đánh thử xem có phù hợp với mình không, đừng mua chỉ bằng cách đọc các từ, hoặc chữ cái in trên cán hoặc đầu gậy. 1 vài điểm nữa cần chú ý khi chọn cán là cán graphite thường nhẹ và dài hơn ( cho cùng 1 model gậy cán graphite thường là dài hơn cán thép khỏang ½ cho đến 1 inch) cán càng dài thì đánh càng xa (ví dụ gậy số 1 dài nhất nên để đánh xa nhất), tuy nhiên cũng khó kiểm sóat hơn nên sắc suất đánh hỏng nhiều hơn. Không có 1 quy định cụ thể nào về việc ai thì dùng cán thép, ai thì dùng cán graphite, chỉ đơn giản là theo sở thích cá nhân. Tuy nhiên , người lớn tuổi và nhất là có vấn đề về khớp, khuỷu tay thì nên dùng graphite để giảm bớt chấn động và đồng thời “trợ lực” để đánh bóng xa hơn.
- Đầu gậy: Có 3 loại đầu gậy cơ bản: đầu gậy gỗ (vì trước đây đầu gậy được làm bằng gỗ, giờ thì không có tí gỗ nào nữa rồi), đầu gậy sắt, và đầu gậy gạt. Trước khi nói về đầu gậy có 1 khái niệm nữa cần làm rõ đó là “sweetspot” hay là điểm ngọt. Điểm ngọt là giao điểm của trọng tâm ngang và trọng tâm dọc tại mặt gậy. Khi bóng tiếp xúc đúng điểm này, năng lượng từ đầu gậy đươc truyền sang bóng là tối đa và mặt gậy sẽ không có xu hướng muốn quay. Hãy làm 1 thử nghiệm để nắm vững điểm này. Lấy 1 cái mắc áo và treo lên, để mắc áo đứng yên rồi gõ 1 lực vào giữa cái mắc áo, bạn sẽ thấy cái mắc áo văng mạnh về phía trước và không lắc qua lắc lại. Lại giữ cho mắc áo đứng yên rồi gõ cùng 1 lực như lúc trước nhưng hơi lệch qua trái hoặc qua phải, bạn sẽ thây mắc áo không văng mạnh như lúc trước và lắc qua lắc lắc lại nhiều hơn, đơn giản là tác dụng bên ngoài sweetsport của cái mắc áo nên lực đã bị tiêu hao. Như vậy, nếu 1 golfer có khả năng luôn đánh trúng điểm ngọt thì các lọai gậy đều như nhau. Tất cả các cải tiến trong thiết kế đầu gậy ngày nay là chủ yếu giúp việc giảm bớt tác động tiêu cực của các cú đánh không chúng điểm ngọt làm giảm khỏang cách. chính vì thế, trong vài năm gần đây, người ta giới thiệu khái niệm “sweetzone” tức là “vùng ngọt” vì thực tế, điểm ngọt đã được mở rộng ra rất nhiều nhờ những phát triển của công nghệ.
Đầu gậy gỗ (woods): trước đây được làm bằng gỗ, bây giờ thì làm chủ yếu bằng thép đúc hoặc dập với tác dụng để đánh quét những cú xa hoặc phát bóng từ tee box. Gậy gỗ được thiết kế với dạng cầu. Thiết kế này giúp đẩy trọng tâm của đầu gậy lùi ra xa mặt gậy giúp đầu gậy chống lại lực vặn khi va đập với bóng nhất là khi đánh không trúng điểm ngọt. Các giáo viên dạy golf thì thường nói là chỉ có 1 golf swing cho các lọai gậy nhưng theo tôi nghĩ, swing cho gậy gỗ là lọai swing quét. chính vì thế, đa số người mới chơi thấy đánh gậy gỗ dễ hơn gậy sắt vì đa số người mới chơi thường có xu hướng swing quét . Trong gậy gỗ thì cần cũng cần phải nói đến 1 cây gậy gỗ số 1 hay còn gọi là driver. Đây là cây gậy dài nhất và cũng có đầu to nhất. Mục đính để phát bóng từ tee box cho các hố số 4 và số 5 dài. Đây là cây gậy tập chung nhiều các phát minh, sáng chế nhất của ngành công nghiệp golf. Hiện nay đầu gậy driver có kích thước rất lớn, với dung tích khỏang 460cc, nhiều công nghệ để giảm xóay vặn, hoặc điều chỉnh hướng bay của bóng. Tuy nhiên có điều là không nhất thiết phải có gậy driver trong túi của bạn nếu như thực sự bạn chưa cảm thấy tự tin để sử dụng nó. Tôi đã thấy nhiều người có thể đánh 3 gỗ 180-190 m thẳng fairway nhưng lại tự ra quy định cho mình là đánh từ tee box phải đánh bằng driver và không ngờ rằng driver mình cũng chỉ đánh được khỏang 170-180m mà tệ hơn nữa là chủ yếu “lên rừng xuống biển”. Chọn gậy nào phải là quyết định để có được cuộc chơi tốt nhất và thích thú nhất chứ không phải để chỉ vì sĩ diện và tự hành hạ mình.
Đầu gậy sắt (Iron): Tên gọi như vậy vì trước đây những cây gậy này được rèn bằng sắt, Ngày nay 1 số ít gậy sắt vẫn được rèn vì gậy rèn cho cảm nhận khi tiếp bóng tốt hơn và những golfer có trình độ cao vẫn đánh giá cao đặc tính này. Gậy rèn thì được rèn từ thép các bon vì thép các bon thì mềm hơn nhưng lại dễ bị rỉ sét nên thường các bộ gậy rèn được mạ crôm kỹ lưỡng và kiểu dáng không có nhiều thay đổi so với mẫu truỳền thống do những hạn chế của công nghệ rèn. Còn lại khỏang 80% thị trường golf là các lọai đầu gậy sắt được đúc từ thép không rỉ. Công nghệ đúc tiên tiến cho phép các nhà thiết kế thỏa sức sáng tạo. Như phần luận về “sweet spot” ở trên, mục tiêu của việc thiết kế đầu gậy cho đa số những amateur golfer là giúp họ chơi dễ dàng hơn tức là tăng bề mặt của đầu gậy để giúp golfer tự tin hơn (cùng khái niệm với gậy gỗ), tăng sức ỳ của đầu gậy (chống xoắn vặn), hạ thấp trọng tâm của đầu gậy (giúp bóng bay lên dễ dàng hơn) nên các đầu gậy sắt đúc hiện nay đa số có dạng hốc ở phía sau để đưa phần lớn trọng lượng từ mặt gậy ra viền mặt gậy giúp cho đầu gậy ổn định khi tiếp xúc bóng (cùng khái niệm với vợt tennis, cán vợt với bản rộng thì đánh ổn định hơn những lọai cán thanh nhỏ) . Đế của các lọai gậy đúc thường dày và rộng bản hơn tức là đa số trọng lượng tập trung ở phần đế. Khi trọng lượng phần lớn được dồn xuống khiến trọng tâm của đầu gậy cũng thấp hơn càng thấp so với đường xích đạo của bóng ở vị trí vào bóng (address) thì càng giúp bóng dễ bay cao. Cũng vì thiết kế mới này nên các gậy sắt đúc với hốc phía sau (cavity) có độ nghiêng mặt gậy (loft) ít hơn so với lọai gậy dập vì bóng sẽ dễ dàng bay bổng hơn trong khi lọai gậy dập kiểu cũ do trọng tâm cao hơn nên cần có độ nghiêng mặt gậy nhiều hơn để giúp bóng bay lên dễ dàng hơn. Gậy dập có độ nghiêng mặt gậy của gậy số 6 khỏang 34 độ trong khi gậy có hốc phía sau thường có độ nghiêng mặt gậy của số 6 là 30 độ. Các gậy kế tiếp sẽ chênh nhau khỏang 4 độ thì như vậy đến Pitching Wedge (PW, một số hãng lại đánh dấu sô 10 như Callaway hoặc Honma) sẽ có độ nghiêng là 50 độ đối với gậy dập là 50 độ và của gậy đúc cavity là 46-47 độ. Chính vì lí do này mà các bộ gậy với cavity thường có thêm cây Gap Wedge (GW hoặc số 11) với độ nghiêng khỏang 52 độ để bù vào khỏang cách giữa PW và gậy đánh cát (Sand Wedge- SW) có độ nghiêng 55-56 độ. Gậy sắt của nữ thể hiện nét thiết kế này rõ ràng nhất với đế bản rộng và dày cùng với độ nghiêng mặt gậy nhiều hơn gậy cùng lọai của nam khỏang 2 độ vì đa số golfer nữ swing chậm và cần hỗ trợ để giúp bóng bay lên. Như vậy nếu bạn mới chơi và ít có thời gian tập, đánh bóng không bay lên cao được và ngắn thì nên chọn lọai đầu gậy sắt có hốc phía sau sâu, đế rộng và dày, cán mềm 1 chút sẽ giúp việc khởi đầu chơi golf dễ dàng hơn. 1 yếu tố của gậy sắt cũng quan trọng đó là các rãnh trên mặt gậy (groove). Chủ yếu có 3 lọai rãnh, kiểu chữ V, kiểu chữ U (phổ biến nhất) và kiểu chữ M. Rãnh có tác dụng “cắn” vào bóng khi tiếp xúc và đẩy bóng đi, tạo xóay dọc để vừa giảm ảnh hưởng của xóay ngang (gây ra slice hoặc hook), vừa giúp bóng dừng trên green tốt hơn. Còn 1 tính năng nữa của các rãnh mặt gậy là thóat nước. Ngay cả khi mặt cỏ khô, vẫn có nước trong cỏ bị ép bởi mặt gậy và bóng sinh ra nên khả năng thóat nước của mặt gậy rât quan trọng để bóng có ma sát tốt với mặt gậy và lực của cú swing được truyền hết sang bóng. Để dễ hiểu hãy tưởng tượng trường hợp các rãnh của lốp xe mòn khi bạn đi trời mưa sẽ cảm thấy trơn trượt hơn lực đẩy của động cơ xe bị tiêu hao. Vì vậy khi mua gậy nhất là gậy cũ, nên lưu ý là các rãnh mặt gậy không bị sứt mẻ, và còn đủ sâu. 1 yếu tố khác cũng đáng quan tâm đó là mức độ nhô ra của cổ nối với cán so với mặt gậy (tiếng anh gọi là offset). Lí do offset xuất hiện là do đặc thù của gậy sắt khi swing. Không giống như gậy gỗ (swing quét) swing của gậy sắt phải là swing chặt xuống (mặt gậy tiếp xúc bóng trước rồi tiếp đất rồ mới đi lên). Để giúp tạo ra kiểu swing này, đặc biệt đối với những người mới chơi, các nhà thiết kế đưa ra giải pháp là đưa cán gậy ra phía trứoc mặt gậy 1 chút để tay của golfer sẽ đi trước mặt gậy 1 phần trăm giây trong lúc swing xuống. Off set thường giảm dần từ các gậy dài tới các gậy ngắn vì bản thân các gậy ngắy với độ nghiêng mặt gậy cũng tạo ra góc swing xuống này rồi (crushing blow) nên offset là không cần thiết. 1 tác dụng khác của offset là nó cũng giúp cho những người swing chậm có 1 chút ít thời gian đủ để đóng vuông góc mặt gập ở điểm tiếp xúc, giảm lỗi đánh sang phải (slice). Như vậy nếu bạn slice hoặc push thì 1 trong những cách khắc phục là thử những lọai gậy sắt có nhiều offset. Cũng cần nói thêm đến 1 lọai gậy sắt đặc biệt đó là gậy Wedges (Gap Wedge – GW 51-52 độ, Sand Wedge – SW 55-56 độ, Loft Wedge – LW 58-64 độ). Phần khác cơ bản của gậy wedge so với các gậy sắt khác đó là ở thiết kế phần đế (sole). Đế gậy wedge có cạnh phía sau (trailing edge) cao hơn cạnh phía trước (leading edge) để đánh những cú gần green nơi mà cỏ thường cao, hoặc để đánh cát. Cạnh sau cao có tác dụng giúp cho đầu gậy không cày sâu xuống cỏ hoặc cát. Gậy wedges cũng có độ nghiêng mặt gậy cao nên cũng giúp tạo ra nhiều xóay dọc hơn, giúp cho bóng dừng trên green nhanh hơn.
Đầu gậy gạt (putter): Trong phần này tôi sẽ chỉ nói đến lọai gậy gạt thông thường (standard putter) chứ không nói đến lọai đầu gậy gạt cho loại gậy gạt phải tì 1 đầu vào bụng (belly putter) hoặc lọai putter dài (long putter). Đầu gậy đẩy thông thường có 2 lọai, lọai lưỡi (blade) và lọai dẹt với nhiều hình thù khách nhau (mallet). Lọai lưỡi hiện nay chủ yếu thiết kế theo kiểu có hai cục trọng lượng lớn ở mũi và đuôi (heel-toe weighted). Thiết kế này giúp tăng lực ỳ để cú gạt được ổn định hơn vì với đầu gậy lưỡi, trọng tâm ở rất gần mặt gậy. Đầu gậy lưỡi thừơng cho cảm nhận (feedback) của cú gạt tốt hơn. Lọai hình mallet thì thiết kế là để cho trọng tâm càng xa mặt gậy càng tốt đồng thời, trọng lượng cũng dịch ra phía sau làm tăng đáng kể sức ỳ chống lại xoay vặn. Chính vì thế, gậy mallet thường đánh ổn định hơn và nếu lỡ không gõ đúng “sweet spot”, cú gạt cũng không bị mất khỏang cách và đi chệch hướng nhiều. Tuy nhiên, đầu gậy mallet không cho cảm nhận nhiều bằng gậy lưỡi. Vị trí của cán gậy gắn vào đầu gậy gạt cũng có những 2 kiểu khác nhau. Cán gắn ở đuôi (heel shafted) và cán gắn ở giữa. Cán gắn ở đuôi thì thường đi cùng với offset (xem thêm về offset trên phần gậy sắt) vì thiết kế này dùng chủ yếu cho những ngừoi có cú gạt trong-ra ngòai- vào trong. Offset cũng có tác dụng như ở gậy sắt tức là giúp cho mặt gậy vuông góc lúc chạm bóng. Offset được tạo ra bằng kiểu cổ ngỗng (goose nake như lọai putter Scotty Cameron) hoặc bằng việc uốn cán của gậy golf 2 lần (như lọai putt 2 bóng) Lọai cán gắn trực tiếp vào giữa mặt gậy và không có offset và chỉ những ngừoi có cú gạy thẳng ra sau, thẳng ra trước nên chọn lọai này. Những golfer có cú gạt vào trong- ra ngòai- vào trong thường gạt sang trái (pull/hook) với lọai putter cán thẳng giữa này. Đầu putter thường có độ nghiêng từ 2-6 độ. Độ nghiêng mặt gậy của putter cũng rất quan trọng vì nó giúp nâng bóng đang nằm ở vị trí tĩnh lên và lăn tới. Nếu độ quá ít và thường gạt trên cỏ dày, golfer sẽ thấy gạt hay bị ngắn và bóng có xu hướng trượt chứ không lăn dẫn đến rât khó tính hướng và lực. Ngược lại cũng vậy, nhiều độ nghiêng quá thì sẽ làm bóng “bay” lên quá cao chứ không lăn, ít chịu tác dụng dẫn hướng của cỏ làm golfer rất khó tính tóan đúng. Chọn 1 đầu gậy gạt vừa ý ngòai việc phù hợp với thị hiếu thẩm mỹ, nắm rõ những yếu tố kỹ thuật liên quan đến cú gạt của golfer cũng rất quan trọng. Nắm rõ về bề mặt cỏ nơi bạn thường hay chơi cũng quan trọng.
Ngoài những loại gậy cơ bản trên, hiện nay có rất nhiều lọai gậy lai hoặc Hybrid hoặc tên khác còn gọi là rescue hoặc Utility vì khả năng đánh đa dạng của chúng. Những gậy này được thiết kế pha trộn giữa những yếu tố của gậy sắt (rãnh mặt gậy sâu, offset, đầu nhỏ) với các yếu tố là lợi điểm của gậy gỗ (đầu tròn , rỗng bên trong) để dùng thay các gậy sắt dài như số 2, 3, 4, thậm chí 5. Có những bộ Hybrid ngày nay thì tòan bộ gậy sắt đã được thay bằng lọai gậy lai này. Với các golfer amateur, đây là 1 giải pháp đáng quan tâm thay thế cho gậy sắt dài vì sắc suất đánh tối gậy sắt dài là rất thấp. Lúc nào có thời gian em xin làm 1 bài riêng về Hybrid sau phục vụ các bác nhé.
Bài viết này mong giúp mọi người có thêm được những kiến thức cơ bản về dụng cụ chơi golf để đưa ra lựa chọn đúng đắn. Chúc mọi người chọn được cho mình 1 bộ gậy vừa ý giúp mình thích thú hơn khi chơi golf.
Last edited by a moderator: