Hạng D
5/7/16
1.950
13.668
113
mấy anh có nghĩ:

nhờ có COVID mà bitcoin mới đảo chiều ko?

hay sự phát triển của bitcoin là sớm hay muộn?
 
Tập Lái
11/6/11
6
5
3
Bitcoin là "bản vị" của tài sản số, giống 1 thời Vàng là bản vị của đồng đô. Bởi vậy, các đồng ETH hay nhiều đồng tiền khác sinh ra từ nhiều hệ sinh thái khác ecosystems ( dot,ada,usdt,...), để đánh giá đúng giá trị thì không phải so với USD mà phải duới "lăng kính số" là so với BTC.
Nền công nghiệp Crypto có vốn hoá tương đương 2000 tỉ usd, quá khủng khiếp.
Tuy nhiên, nếu máy tính lượng tử của GOOGLE được thượng mại hoá, Bitcoin sẽ về con số 0. đó là có chữ NẾU.
 
Hạng C
21/7/20
857
9.749
93
Bitcoin là "bản vị" của tài sản số, giống 1 thời Vàng là bản vị của đồng đô. Bởi vậy, các đồng ETH hay nhiều đồng tiền khác sinh ra từ nhiều hệ sinh thái khác ecosystems ( dot,ada,usdt,...), để đánh giá đúng giá trị thì không phải so với USD mà phải duới "lăng kính số" là so với BTC.
Nền công nghiệp Crypto có vốn hoá tương đương 2000 tỉ usd, quá khủng khiếp.
Tuy nhiên, nếu máy tính lượng tử của GOOGLE được thượng mại hoá, Bitcoin sẽ về con số 0. đó là có chữ NẾU.
linh cảm của em (chắc anh 7x) là GG sẽ làm được việc này.
 
Chủ Tịch OSFI
27/3/06
9.360
147.640
113
www.phindeli.com
Cái anh chủ thớt đang làm không phải là đầu tư bất động sản.

Chỉ đơn giản là mua đất để ở.

Sau khi bước chân vào giao dịch một vài bds, đồng thời có nhận thức mới về crypto - tài sản số ... Với background của 1 nhà đầu tư tài chính chuyên nghiệp, không biết sắp tới anh định phân bổ danh mục đầu tư cá nhân như thế nào?
 
Hạng B2
28/3/21
209
778
93
peachtreaty.com
Sau khi bước chân vào giao dịch một vài bds, đồng thời có nhận thức mới về crypto - tài sản số ... Với background của 1 nhà đầu tư tài chính chuyên nghiệp, không biết sắp tới anh định phân bổ danh mục đầu tư cá nhân như thế nào?
Cám ơn câu hỏi của anh. Quick answer:

Crypto: dollar average khoảng 6-12 tháng lương. Dài hạn thì không biết.
Bất động sản: có lẽ là 0% trong một tương lai gần (3-5 năm). Dài hạn hơn thì không biết.
Equity: 95-100%.

Nói thêm một xíu về logic behind:

Mục tiêu của các quyết định liên quan đến asset allocation, dù của cá nhân (personal finance), hay của tổ chức, đều nhằm maximize wealth given a certain level of risk appetite.

Câu này có hai ý, một là maximize return, bằng cách phân bổ vào các tài sản có mức sinh lời cao hơn. Điều này phụ thuộc vào năng lực của nhà đầu tư, với cá nhân tôi thì đánh chứng khoán chắc chắn có lời hơn nhiều so với mua đất, nên tôi sẽ phân bổ đa số sang chứng khoán, thay vì bất động sản. Ở đây có một vấn đề liên quan là trộn một danh mục gồm cả cổ phiếu và bất động sản có thể có tác dụng của một thứ gọi là đa dạng hóa. Tuy nhiên, đa dạng hóa có lợi hay hại như thế nào thì còn là chủ đề phải bàn cãi.

Ý thứ hai, là given a certain level of risk appetite. Khi già đi, tôi chắc chắn sẽ rất conservative vì mục tiêu lúc đó là preserve wealth hơn là create wealth, nhưng khi còn trẻ, tôi chắc chắn dễ chấp nhận rủi ro cao hơn. Trong cái nhìn của tôi thì cổ phiếu có mức rủi ro cao hơn nhiều, nhưng đồng thời cũng cho return cao hơn bất động sản.

Một điều quan trọng nữa là tỷ trọng phân bổ tài sản này sẽ không cố định mà thay đổi. Thứ sẽ tác động đến quyết định phân bổ là tình hình và triển vọng thị trường, và tình hình này liên quan ra sao đến expected return. Ví dụ, tôi cho rằng equity có lẽ còn có tương lai trong khoảng 10 năm nữa, sau đó sẽ khó kiếm tiền hơn nhiều. Có thể khi đó lại nên đầu tư bất động sản chả hạn.

Về crypto thì tôi mua nó coi như trả một cái premium để hedge. Tôi chưa coi nó là một tài sản nghiêm túc.
 
Hạng B2
13/8/11
362
989
93
Cám ơn câu hỏi của anh. Quick answer:

Crypto: dollar average khoảng 6-12 tháng lương. Dài hạn thì không biết.
Bất động sản: có lẽ là 0% trong một tương lai gần (3-5 năm). Dài hạn hơn thì không biết.
Equity: 95-100%.

Nói thêm một xíu về logic behind:

Mục tiêu của các quyết định liên quan đến asset allocation, dù của cá nhân (personal finance), hay của tổ chức, đều nhằm maximize wealth given a certain level of risk appetite.

Câu này có hai ý, một là maximize return, bằng cách phân bổ vào các tài sản có mức sinh lời cao hơn. Điều này phụ thuộc vào năng lực của nhà đầu tư, với cá nhân tôi thì đánh chứng khoán chắc chắn có lời hơn nhiều so với mua đất, nên tôi sẽ phân bổ đa số sang chứng khoán, thay vì bất động sản. Ở đây có một vấn đề liên quan là trộn một danh mục gồm cả cổ phiếu và bất động sản có thể có tác dụng của một thứ gọi là đa dạng hóa. Tuy nhiên, đa dạng hóa có lợi hay hại như thế nào thì còn là chủ đề phải bàn cãi.

Ý thứ hai, là given a certain level of risk appetite. Khi già đi, tôi chắc chắn sẽ rất conservative vì mục tiêu lúc đó là preserve wealth hơn là create wealth, nhưng khi còn trẻ, tôi chắc chắn dễ chấp nhận rủi ro cao hơn. Trong cái nhìn của tôi thì cổ phiếu có mức rủi ro cao hơn nhiều, nhưng đồng thời cũng cho return cao hơn bất động sản.

Một điều quan trọng nữa là tỷ trọng phân bổ tài sản này sẽ không cố định mà thay đổi. Thứ sẽ tác động đến quyết định phân bổ là tình hình và triển vọng thị trường, và tình hình này liên quan ra sao đến expected return. Ví dụ, tôi cho rằng equity có lẽ còn có tương lai trong khoảng 10 năm nữa, sau đó sẽ khó kiếm tiền hơn nhiều. Có thể khi đó lại nên đầu tư bất động sản chả hạn.

Về crypto thì tôi mua nó coi như trả một cái premium để hedge. Tôi chưa coi nó là một tài sản nghiêm túc.
beta của crypto thấp, anh nghĩ là good option để hedge cả danh mục ?
cách phân bổ của anh cũng same em, trừ việc là em chưa có cái bds nào để hedge chỗ ở haha
 
Hạng B2
28/3/21
209
778
93
peachtreaty.com
Tôi đọc xong cuốn Digital Gold vào ngày 2/19/2021, theo như dữ liệu tại goodreads. Cuốn sách đã phần nào tạo ra cho tôi những câu hỏi đầu tiên về thứ gọi là tiền số. Nếu bạn là analyst, việc của bạn phải làm là biết cách đặt câu hỏi. Thông qua những câu hỏi mà người ta có thể thấy một người đang nắm được vấn đề ở mức độ nào. Những quyển sách giàu thông tin cho người đọc những hiểu biết cơ bản về một chủ đề. Những cuốn sách hay có thể giúp người đọc đặt những câu hỏi sâu sắc hơn.

Đến đây tôi thấy rằng nên giành thêm thời gian để đọc thêm về chủ đề crypto này. Tôi đọc khá nhanh và nhiều, việc kiếm tiền của tôi dựa trên khả năng đọc. Nếu tôi đọc càng nhiều, tôi càng có nhiều thông tin, và song song với việc tiêu hóa các thông tin này, nếu tôi đủ mẫn tuệ để hỏi những câu hỏi sắc bén, tôi sẽ dễ dàng kiếm tiền. Trong ngành tài chính, khi nhìn vào một cơ hội đầu tư, bạn hiếm khi nào có thể trả lời được tất cả các câu hỏi, nhưng chừng nào đủ để bạn biết được rủi ro đến từ đâu thì vẫn có thể ra được quyết định.

Tôi đọc thêm các quyển the Internet of Money (về tiền số, as a new technology), the Infinite Machine (về ETH), Kings of Crypto (về Coinbase), the Bitcoin Billionaires (về hai anh em sinh đôi), How Money Got Free (về thời kì đầu của Bitcoin), the Future of Finance, và một vài quyển khác. Có những quyển rất hay, nâng hiểu biết của tôi về nền tảng của thị trường tài chính lên một mức căn bản hơn, có những quyển lại không đựơc như thế. Có những quyển đọc hừng hực một cảm hứng về một thế giới tương lai, nhưng nó lại viết dựa trên những ám chỉ phi logic, và do đó có lỗ hổng về mặt logic (the Internet of Money).

Những ý tưởng đựơc lý tưởng hóa về tiền số có phần nào resonate với những suy nghĩ của tôi về chính phủ, và về tiền tệ. Tôi có lẽ hơi right wing, tin vào nền kinh tế tự do, vào một vai trò càng nhỏ của chính phủ càng tốt, vào deregulation. Tôi ngờ vực khả năng của các central bankers, cũng như các sự can thiệp phi thị trường khác.

Ngoài ra, nếu bạn làm việc trong ngành tài chính, có thể bạn sẽ thấy rằng ngành này cần phải được/bị disrupted. Thực sự nhìn cái đống back office mail qua mail lại với lũ custodian tôi phải tự hỏi đến bao giờ lũ vô tích sự không có não này bị máy móc thay thế hoàn toàn? Đó là back. Còn front. Cái lũ vô tích sự khác là những bọn stock pickers như tôi, hay bọn fund managers cũng xứng đáng bị tống cố ra đừờng hết. Nếu bạn không làm trong ngành quản lý tài sản để thấy trực tiếp tận mắt rằng một chuyên ngành của hệ thống tài chính này rất rất flawed, bạn có thể đọc một số cuốn để hiểu hơn về ý này. Có lẽ Value Investing của Bruce Greenwald là một cuốn sách tốt. Hoặc bạn có thể đơn giản google một vài thuật ngữ, chẳng hạn "principal-agent problem", hay "herd behavior" (trung niên Peter Lynch có kể rất hài hước trong quyển One Up on Wall Street về việc tại sao các nhà quản lý thường chọn các cổ phiếu giống nhau.)

Ngoài ra, một vấn đề về capital flow mà tôi rất quan tâm có thể rất hứa hẹn với tiền ảo, một điều mà tôi không tiện bàn thêm ở đây.

******

Tuy nhiên, cũng không hẳn là tôi hoàn toàn thoải mái với tiền ảo, kể cả khi nó prevail và có usecase thực sự, hơn là ở trong trạng thái speculative như hiện tại. Giả sử có một thế giới mà tiền ảo không phải là commodity, mà thực sự là tiền.

Ở đây phải nói thêm rông dài chút. Một trong những luận điểm của những người không tin vào tiền ảo là vì tính chất biến động (volatility) quá cao của nó. Vì tính biến động cao này, Joe Kernen, một anchor trên CNBC, nửa đùa nửa thật vào hồi tháng Năm, khi tiền ảo rơi như điên: với thị trường bình thường thì 10% là correction, và 20% là một thị trường giảm giá (bear market). Với Bitcoin, con số này phải nhân đôi, hoặc nhân bốn. Nếu bạn bán một chiếc oto với giá $60k, tương đương một Bitcoin (BTC), một ngày sau giá BTC rớt xuống còn $30k, nếu bạn nhận BTC vào ngày hôm trước, bạn mất một nửa tiền vào ngày hôm sau.

Nhưng khi những người phản đối Bitcoin dùng ví dụ này, họ không coi BTC là một tiền tệ, mà coi đó là một hàng hóa. Người ta vẫn dùng đồng USD (fiat money) là phương tiện tính toán. Cách nhìn này sẽ khác hẳn đi nếu có một thế giới khác, mọi vật được niêm yết bằng BTC. Một chiếc oto A luôn luôn là 1 BTC, đôi khi để cạnh tranh nhau, một hãng xe B sẽ bán chiếc oto với giá 0.9BTC. Khi đó, không ai còn thấy BTC có độ biến động nữa, tất cả sự biến động sẽ biến mất nếu họ vứt đi khái niệm của đồng fiat money. Đó là một triển vọng kinh hoàng cho các central bankers, khiến không ở bất kì đâu cho phép coi tiền ảo là tiền tệ, mà chỉ coi đó là một hàng hóa trung gian (tức là phải quy đổi sang tiền).

Điều mà tôi không chắc chắn là trong thế giới tiền ảo thực sự là tiền tệ (chứ không phải là hàng hóa như hiện tại), liệu một lượng cung tiền cố định có tốt hơn một lượng cung tiền thay đổi theo tình hình nền kinh tế hay không. Trong một chu kì kinh tế, Fed có xu hướng gia tăng cung tiền trong giai đoạn khó khăn (như cuộc khủng hoảng 2008, hay COVID-19), và nó có xu hướng thắt chặt cung tiền trong giai đoạn nền kinh tế tăng trưởng nóng. Về mặt logic, điều này là hợp lý. Trên thực tế hoàn toàn khác, Fed luôn luôn mắc sai lầm, lúc thì để chính sách tiền tệ lỏng quá lâu, lúc thì lại thắt quá chặt. Nhưng làm thế quái nào để biết được khi nào cần lỏng, và khi nào cần chặt (timing), và mức độ lỏng hay chặt như nào là hợp lý? Tôi nghĩ không ai có thể biết được. Và cuối cùng thì thay vì giải quyết vấn đề, các ngân hàng trung ương làm vấn đề trở nên phức tạp hơn. Hãy nhìn hiện tượng một người đàn ông mua cái bụi rậm ở giá 30 con chim dù biết chắc chắn sau này chỉ có thể bắt được 25 con - chắc chắn có vấn đề gì đó không ổn ở đây - nhưng chả ai biết fix nó như thế nào, nhất là những người quý tộc trưởng giả rởm rít đến từ châu Âu. Một số người trọng tiền như Milton Friedman thậm chí còn đề xuất rằng central bank tốt nhất là đừng có bóp và nới, bóp và nới, mà tốt nhất là tăng trưởng cung tiền theo một tốc độ cố định - đề xuất này hình như chưa bao giờ được thực thi.

Điều này dẫn đến một câu hỏi nếu một thế giới mà tiền ảo (như BTC) thực sự là tiền tệ, cung tiền cố định có phải là một nền tảng tối ưu? Hay nó cần phải đựơc thay đổi ở mức độ khác nào đó? Ví dụ như ETH, cung tiền không cố định (và hình như người ta hoàn toàn có thể sửa lại code để điều chỉnh.)

******

Mặc dù tôi không/chưa tin rằng thứ ngớ ngẩn như tiền ảo này sẽ thay đổi thế giới, nhưng có quá nhiều tiền trên bàn sẽ làm động lực cho cuối cùng ai đó tạo ra một giải pháp long trời lở đất - hoàn toàn có thể. Thứ có thể dễ bị disrupted nhất là thế giới tài chính mà tôi sống. Ai mà biết đựơc, sau mười hay mười lăm năm nữa bỗng nhiên tôi trở thành một món hàng không có giá trị - being made redundant. Ngành quản lý tài sản chả cần những người đi chọn cổ phiếu nữa, mà ví dụ cần bọn coder tài chính chả hạn. Cho nên dù tôi hoàn toàn cho rằng nó có thể thành công, mà cũng có thể chỉ là một cái fad như đầy rẫy các fad trong lịch sử, tôi thấy bỏ ra độ một năm lương để hedge rủi ro phải đứng đường của tôi cũng không phải là cái gì ghê gớm lắm.

Lúc này một trò chơi kéo dài hai hay ba năm của tôi đã đến hồi kết thúc. Tôi đã thắng đựơc một số tiền nhỏ, độ hơn $3000 và định dùng số tiền này để tập tọng tìm hiểu cách thức giao dịch thông qua ETH.

Có một vấn đề về execution của tôi. Trò chơi kết thúc vào giữa tháng Ba, nhưng đến tận tháng Năm tôi vẫn chưa có tài khoản. Một trong những lý do chậm trễ là vì tôi rất lười đi mò mẫm những thứ mới, và phải nói thật là chả biết phải mở tài khoản ra làm sao cả, hầm bà lằng rắc rối. Vì chậm trễ như thế nên thay vì $3000 của tôi mua đựơc 2 ETH, bỗng nhiên giá ETH lên đến hơn 3000 khi tôi mở xong tài khoản.

Với mục tiêu ban đầu là tìm hiểu hơn là thực sự đầu tư, quả thật tôi há cả mồm ra vì chưa thấy một hệ thống giao dịch nào rủi ro hơn cách giao dịch này. Sau khi theo dõi về sàn giao dịch này tại một số nơi, như Reddit, hay Telegram thì sau đây một số câu hỏi đặt ra:

- Sàn giao dịch này đặt trụ sở tại đâu, và khi phát sinh thiệt hại cần giải quyết thì jurisdiction của nó là đâu?

- Làm thế nào để biết đựơc tình trạng tài chính của sàn, chẳng hạn để xem các dấu hiệu trước khi sàn phá sản (vì nhà đầu tư không đựơc tiếp cận với báo cáo tài chính của sàn, do sàn này chả phải báo cáo với bất kì ai cả)? Điều gì sẽ xảy ra khi sàn phá sản? Năm 2015, Mt.Gox, khi ấy là sàn tiền ảo lớn nhất thế giới, đã phá sản.

- Khi có các tranh chấp với người bán, hoặc người mua (trong các giao dịch p2p tại Việt Nam), thì ai là người giải quyết các khiếu nại? Điều gì sẽ xảy ra nếu tôi không chấp nhận cách giải quyết của sàn? Nếu bạn vào nhóm Telegram của sàn giao dịch này thì nhan nhản các vấn đề khiếu nại, mà dường như không đựơc giải quyết thấu đáo. Người khiếu nại tuyệt vọng.

Vân vân...

******

Tôi chọn một giải pháp là mở tài khoản và mỗi lần chỉ chuyển vào một khoản nhỏ, để nếu có phát sinh gì xảy ra thì cũng không phải đến mức độ tôi nuốt không trôi được.

Vì đây là một cái hedge của tôi vào tương lai, tôi không quan tâm lắm đến những biến động giá vặt vãnh trong một vài tháng, hoặc thậm chí một vài năm. Nếu đây là khởi đầu của một thứ công nghệ long trời lở đất, có thể mất nhiều năm, hay đến hàng nhiều thập kỉ cho một thứ gì đấy thành hình, cho đến khi nó cất cánh. Tôi chỉ mua và để đấy trong nhiều năm, tôi không định trade ra trade vào. Tôi không cần trade để kiếm lời đối với loại tài sản này - mà tôi không nghĩ là tôi giỏi hơn thị trường tiền ảo. Trong một trò chơi zero-sum game như tiền ảo, làm cách nào để biết là mình có một edge? Tôi thì biết thừa là tôi chả có lợi thế gì trong thế giới ảo này, nhưng tôi cũng biết thừa là tôi có một edge rất rõ ràng trong Vietnamese equity. Tôi chả dở hơi đến mức cố gắng đi kiếm tiền ở nơi mà tôi không có lợi thế, thay vào đó tôi tập trung vào kiếm tiền ở chỗ mà tôi quen thuộc thì tốt hơn.

Vì thứ tài sản chết tiệt này rất volatile, mà tôi thì chẳng có hứng thú timing, tôi chọn chiến lược đơn giản nhất là dollar average. Mỗi tháng tôi bỏ vào một số tiền nhất định, và mỗi ngày mua một khoản trong khoảng $50-$200. Ngày nào giảm thì tôi mua nhiều hơn, ngày tăng thì mua ít hơn.

******

Cũng giống như mọi bong bóng tài sản, khi nào ai cũng nói đến một tài sản nào đó thì đó gần khu vực đỉnh. Lúc này dogecoin to the moon, còn cái đồng SHIBA chết tiệt gì đấy vừa được tung ra. Ai cũng nói về tiền ảo. Anh bạn tôi làm startup bảo "nhân viên em chúng nó giầu hơn em anh ạ, chúng nó phải có mấy triệu đô."

Mới mở tài khoản nên tôi còn ngờ nghệch, tôi mua thẳng ETH bằng đồng VND - hình như mua bằng cách này giá đắt hơn - mà thành thật cách tổ chức của sàn này như mục đích là để che lấp giá thực sự một tài sản hơn là để công khai nó. Sau này tôi mới biết cách mua USDT để từ đó mua ETH.

Giá ETH khi tôi bắt đầu lọ mọ vào thị trường khoảng $3000/đồng. Tôi bắt đầu mua. Tôi cứ mỗi ngày mua một ít. Giá lên 3500, rồi 4000, rồi 4300. Bỗng nhiên giá ETH rơi thẳng cẳng. Xuống 4000, xuống 3000, xuống 2000, xuống 1700. Nến rơi chọc thủng màn hình.

Thêm một ví dụ kinh điển về bong bóng, cứ khi nào đi đâu ai cũng nói về một tài sản thì tài sản đó quanh khu vực đỉnh.

Không nghi ngờ gì nữa, tôi vào thị trường tiền ảo đúng đỉnh.
 
Chỉnh sửa cuối: