Hạng B2
18/7/04
275
4
18
Hà nội
Âm nhạc trước 75: Quantamela (nghe nói là của nước Cuba anh em); Beatle; Mama, Back to Suriento (do Robertino ca); Jamaica (không nhớ do ai ca); Đôi bờ, Chiều Maxcova, Hàng bạch dương, Tuổi thanh niên sôi nổi (nhạc Nga). Mirey Mathieu (Pháp); Lili Ivanova (bulgary); SCR (Have you ever seen the rain);

Ngay sau năm 75: The Shadow (hồi đó hay gọi bộ đĩa xương rồng); Alapugachepva, Sofia Rotaru

80: Liên hoan ca nhạc Sanremo ở Ý: các ban nhạc như The Power Riche; Vợ chồng nhà Albano, TotoCultino; Một bài hát tiếng Ý mà sau này mọi người dịnh thành bài "Say tình"
 
O.S.P.D
24/9/04
2.334
19
38
Hồ Chí Minh
Cám ơn bác Golf đã cất công post những bài hát bất hủ thời 8x. Nói về PinkFloyd thì những năm 81-82 em đã được nghe vì bà chị học ở Đức mang về cho nghe, nhưng mà lúc đấy nghe ko vào tí nào, lúc đó thấy nó ma quái thế nào ấy, chắc vì vào đầu những năm 80 thì chỉ có ABBA & BoneyM là đỉnh (còn cái gì khác đâu mà nghe), đến những năm 9x nghe lại PnikFloyd thì thích đến bây giờ luôn. Ngoài những bài trên ra còn những bài được nhiều người thích như

Self Control - Laura Branigan
[tube]http://www.youtube.com/watch?v=uWx7zv24vCI[/tube]

Carless Whisper - Wham
[tube]http://www.youtube.com/watch?v=bQtlrBziyzI[/tube]
 
Last edited by a moderator:
14/10/09
18
0
0
Các bác toàn lan man không tòan là ngoại quốc à. Bài hát về HN thì phải nhắc tới cụ Nguyễn Đình Thi hay cụ Văn Cao chứ
- Đây hồ Gươm, Hồng Hà, Hồ Tây
..Đây núi sông ngàn năm
- Năm cửa ô đón chào đoàn quân kéo về
Mà số phận của các cụ ấy thì ....
 
Hạng D
24/7/09
1.003
107
63
Hà nội
Bài hát sau đây của ban nhạc Đông Đức Puhdys tui đc nghe nhiều do ông bạn cùng phòng ng BG tên Ilian Iliev rất thích và hay mở nên tui cũng thích theo nhưng chẳng hiểu nội dung ra sao, bác Der bác Golf chỉ giáo nhé ! :)

[tube]http://www.youtube.com/watch?v=Km1DGpQ8aZA[/tube]
 
Hạng D
24/7/09
1.003
107
63
Hà nội
Rolling Stones là cái tên không thể ko nhắc đến, band này cũng thuộc diện "khủng" ko kém The Beatles là mấy, mà lại sống dai hơn nhiều. Dân London có thể bỏ xem Wimbledon Grand Slam để tụ tập tới hàng 100.000 ng xem band này live show !
080402cool_prv.gif


[tube]http://www.youtube.com/watch?v=JMkFjYRWM4M[/tube]
 
Hạng D
1/12/06
3.031
100
38
Topic được chuyển vào Cafe thì lại tranh thủ tám thêm ngày thứ bảy với các bác :)

Tổng kết vài bộ film kinh điển nước ngoài hay nhất đã làm tốt bao nhiêu bút mực của bà con Hà nội cũng như VN trong những thập niên trước :)

1. Trước hết về film trong nước. Gia đoạn chiến tranh bi thương nhưng hào hùng này đã là môi trường tốt để nẩy nở các sản phẩm nghệ thuật điện ảnh tương ứng. Chính ở Hà nội và miền bắc trong thời gian đó đã có những bộ film đã đi vào lịch sử điện ảnh VN như những tác phẩm điện ảnh kinh điển như: Chim vành khuyên, Chị Tư Hậu, Em bé Hà nội, Bài ca ra trận, Vĩ tuyến 17 ngày và đêm, Người về đồng cói, Tiền tuyến gọi, Chuyện vợ chồng anh Lực, nhiều bộ phim mà ngày nay các nhà sử thi điện ảnh gọi là thời kỳ đầu của điện ảnh Việt Nam (chỉ tính phía bắc).

Sau khi đất nước thống nhất thì có rộ thêm được một loạt film hay của cả hai miền như Người về đồng cói, Mối tình đầu, Cánh đồng hoang, Ngọn đèn trong mơ, và một số film của VK như Xích lô, Mùa hè chiều thẳng đứng, Mùi đu đủ xanh, Mùa len trâu, Thời xa vắng và gần đây nhất có lẽ là Dòng máu anh hùng.

Những bộ film hay này đã để lại nhiều ấn tượng và nỗi nhớ trong tấm lòng của đa số những người yêu điện ảnh VN, nhất là các bác thuộc series 6x, 7x và nay đang vào lứa tuổi trung niên sung mãn nhất của đời người :), đơn giản vì trước kia thì những bộ film này là những món ăn tinh thần hiếm hoi của Hà nội và miền Bắc trong thời kỳ chiến tranh, cũng như của cả nước VN trong thời kỳ mới thống nhất đất nuớc.

2. Thế nên xin phép bàn thế thôi, nay mạn phép bàn về vài film chui của "đế quốc" :)

Bằng cách này hay cách khác, những bộ film hay nhất của điện ảnh Mỹ vẫn vượt qua hàng rào kiểm duyệt khá chắc chắn và đến được với người dân Hà nội yêu thích thể loại Nghệ thuật thứ 7. Nếu không được xem ngoài rạp thì họ cũng "lén lút" xem chui được ở một cơ quan ngoại giao, hay là trong một buổi duyệt phim, thông thường là chỉ được tổ chức cho những VIP đặc biệt hoặc những người "có mấu mặt" trong nghề điện ảnh, nhưng không hiểu vì lý do gì mà những người khác, có khi cả trẻ em cũng tình cờ lọt vào xem được.

Xin điểm mặt vài film:

1. Love Story hiển nhiên là ngày nay ai cũng biết như một câu chuyện tình yêu kinh điển của hai sinh viên Đại học Ha-vớt. Bộ film ra đời năm 1970 này đã đi vào lòng người bởi ý nghĩa sâu xa, giàu tính nhân bản và gửi một thông điệp nhẹ nhàng tới người xem: "hãy yêu và sống như thể là ngày hôm nay là ngày cuối cùng mà bạn được yêu" :)

Bộ phim xoay quanh một câu chuyện tình đẹp nhưng éo le kinh điển là: "sao anh em chúng mình yêu nhau như điên mà nay phải tiếc hùi hụi vì hai gia đình không môn đăng hậu đối?" Kết thúc film là cái chết bi thương của nữ diễn viên đã làm mất bao nhiêu nước mắt của hàng triệu khán giả trên TG, trong đó tất nhiên có không ít là những khán giả Hà nội!

Tuy nhiên "tính tích cực" của bộ film này là ở chỗ là bộ film đã mở ra một trường phái mới trong điện ảnh mà sau này đã được nền nghệ thuật thứ 7 của một nuớc châu Á khác là Hàn quốc khai thác triệt để, đó là: muốn để film đi được vào lòng người thì các đạo diễn film từ nay trở đi sẽ luôn để cho nhân vật chính bị chết vì bệnh máu trắng, bệnh ung thư hay bét nhất thì cũng là vì tai nạn ô-tô (joked :) )

Nhạc film Love Story:

[tube]http://www.youtube.com/watch?v=ZxEazBfPVFg&feature=related[/tube]


Các cảnh trong film Love Story:

[tube]http://www.youtube.com/watch?v=6K1TI21NS7c&feature=related[/tube]


2. Casablanca là một bộ phim kinh điển của điện ảnh thế giới, do Warner & Brothers sản xuất năm 1942. Bộ phim đã được đề cử 8 giải Oscar và được trao 3 giải chính là: đạo diễn xuất sắc nhất, kịch bản xuất sắc nhất và phim hay nhất. Năm 1998, Viện Điện ảnh Hoa Kỳ đã bình chọn Casablanca là bộ phim đứng thứ 2 trong 100 phim hay nhất mọi thời đại.

Năm 2005 film lại được Viện Điện ảnh Hoa Kỳ chọn là dẫn đầu top 100 về lời thoại hay nhất. Tạp chí Time cũng chọn Casablanca là một trong 100 phim hay nhất mọi thời đại và kịch bản của Casablanca cũng đã từng được chọn là hay nhất trong danh sách 101 kịch bản hay.

Nội dung film kể về một tình yêu tay ba khá éo le giữa một người phụ nữ với người tình và chồng/đồng chí của cô trong khung cảnh của cuộc đấu tranh chống phát xít Đức, cũng như cuộc chạy trốn sự truy đuổi và đi tìm tự do ở một xứ sở châu Phi là hải cảng Casablanca quyến rũ và thơ mộng hớp hồn người, "đẹp rạng ngời mà không chói lóa" ngay cả trong những năm tháng ác liệt nhất của cuộc đại chiến TG lần thứ 2, hix!

Ca khúc "As Time Goes By" hát trong phim Casablanca được rất nhiều thế hệ điện ảnh yêu thích với giai điệu đi vào lòng người đã được lồng trong một bộ phim với kịch bản và lời thoại đều hay bá cháy:

[tube]http://www.youtube.com/watch?v=iLdqKUkkM6w[/tube]


3. Last but not least là film Bố già, chắc không phải nhắc thì ai cũng nhớ tới bộ film được dựa trên tiểu thuyết cùng tên này của Nhà văn Mario Puzo. Bộ phim Bố già được sx từ năm 1972 và được coi là một trong những phim hay nhất của lịch sử điện ảnh. Bộ film đã luôn được xếp ở các vị trí đầu bảng, thí dụ trong Danh sách 100 phim hay nhất của Viện phim Mỹ thì cũng được bình chọn là bộ phim đứng thứ 2. Cái hay nhất của bộ phim là đã khai thác triệt để được hình ảnh của anh con út hiền lành nhà Bố già Corleone là Michael Corleone. Anh là một người hùng vừa trở về sau chiến tranh nên có bàn tay "sạch sẽ", vì vậy lúc đầu được các gia đình mafia khác coi là dân thường vô tội trong các cuộc xung đột và ưu tiên xếp ra ngoài tầm ngắm.

Nhưng dòng đời đưa đẩy, theo kiểu "ai cho ta lương thiện" thì ngay sau đó Michael đã phải chiến đấu mệt mỏi hết trận này qua trận các với các bang Mafiso khác nhau của Ý trên đất Mỹ. Kết thúc film là hình ảnh anh thanh niên con út hiền lành của gia đình nay đã được toàn thể quần hùng tôn lên làm Bố già mới "Don Corleone" để lãnh đạo một cuộc thánh chiến mới của gia đình nhà Corleone "ngây thơ vô tội" chống lại các lực lượng xã hội đen Mỹ thâm độc và đầy thủ đoạn :)

Love theme "Speak Softly Love" của The Godfather qua bao nhiêu năm nay vẫn làm say đắm người nghe:

[tube]http://www.youtube.com/watch?v=9hQAO8QTnG8[/tube]


Cảnh cuối trong film "The Godfather", khi anh hùng chiến tranh Michael Corleones nay lại được toàn thể quần hùng ma giáo "tôn vinh" lên thành Bố già ma cô trong tiếng nhạc không thể hay hơn được nữa:
"- Speak softly love and hold me warm against your heart ..."


[tube]http://www.youtube.com/watch?v=x5pw9HP8uwM&feature=related[/tube]
 
Hạng D
24/7/09
1.003
107
63
Hà nội
Bác Gốp nhắc tới chuyện "duyệt phim" ở ta, em lại nhớ tới những năm 1970, LHS VN ở nc ngoài được các bác ở Đại sứ quán căn dặn: "Không đc xem phim Tư bản, nếu phim nào thật hay, thì phải báo cáo để ĐSQ đi xem "duyệt" trước, sau đó mới quyết định SV có đc xem hay ko !"
24.gif
Hài quá hài luôn mà là sự thật mới chết chứ. Tuy nhiên, các bác đâu có thể kiểm soát đc chuyện đi xem phim của SV vốn phân tán khắp nơi, dù có huy động hết các "đoàn thể" vào cuộc ! Thời đó, xem phim phương Tây là món ăn tinh thần khoái khẩu của ACE LHS ! Ko bỏ sót phim nào ! Có 1 buổi tối đông băng tuyết, mấy thằng rủ nhau đi xem 1 phim West Germany (theo lịch chiếu phim đăng báo vào mỗi đầu tuần), hỏi địa chỉ chả ai biết cái rạp phim ấy, lại càng ko biết nó ở đâu. Hài nhất là gặp 1 bác già bản xứ khoe là " Ở tp này chẳng có chỗ nào mà tao ko biết", hỏi đến cái Cinema nọ, bác ngớ ng ra 1 lúc rồi ... lắc, nói "Cả cái tp phố này, mỗi cái chỗ này là tao chưa biết"....
24.gif
Cuối cùng thì cũng tìm ra, 1 rạp nhỏ teo ở xa tít vùng ngoại ô, mua vé vào rạp, chỉ thấy có mấy ông Cộng + vài ông Di-gan ! Phim chán phèo, ngoại trừ mấy cảnh xxx, lúc về cả bọn vừa thất vọng, rét, mệt lại vừa buồn cười. Đúng là 1 kỷ niệm ko thể nào quên !
 
Last edited by a moderator:
Hạng F
13/1/06
12.137
2.086
113
59
Bình Thạnh -Tp HCM
Cái mốc lịch sử 10-10-1954 là cái mốc quan trọng đưa đất nước ta bước vào 1 kỷ nguyên mới tươi sáng hơn nhưng cũng thực sự là ngay sau đó, HN lại phải đối đầu với một Cuộc chiến tranh bí mật chống Hà Nội...Và đây cũng là tựa đề của 1 cuốn sách với tác giả: Jr. Richard H. Shultz. - Dịch giả: Hoàng Anh Tuyên.

LỜI NHÀ XUẤT BẢN
Cuộc chiến tranh Việt Nam - theo cách gọi của người Mỹ - đã lùi xa hơn một phần tư thế kỷ, nhưng thất bại của Mỹ và những hậu quả kèm theo - được khái quát bằng cụm từ "hội chứng Việt Nam" - vẫn còn đó và tiếp tục thách thức các nhà nghiên cứu Mỹ tìm ra câu trả lời thoả đáng.
Cuốn sách "Cuộc chiến tranh bí mật chống Hà Nội" xuất bản năm 1999, của nhà nghiên cứu Mỹ, giáo sư Richard H. Shultz, Jr mà các bạn đang có trong tay là một trong những nỗ lực giải đáp câu hỏi đó: Như tên gọi, cuốn sách đề cập đến một khía cạnh rất đặc biệt và bí mật của cuộc chiến tranh. Nhưng khác với một số ít cuốn sách đã viết về đề tài này, Cuộc chiến tranh bí mật chống Hà Nội không khai thác những yếu tố bí mật, đặc biệt để lôi kéo độc giả. Ngược lại, với các nguồn tài liệu tuyệt mật của CIA, Bộ Quốc phòng và Nhà Trắng mới được công bố, và đặc biệt là các cuộc phỏng vấn những người trực tiếp chỉ đạo, điều hành và thực hiện cuộc chiến tranh bí mật, cuốn sách đi sâu phân tích tư tưởng chỉ đạo, dựng lại quá trình hoạt động, phân tích các nguyên nhân thất bại và trên cơ sở đó rút ra những bài học cần thiết cho nước Mỹ. Có thể nói cuốn sách là một tổng kết khá đầy đủ của các nhà nghiên cứu Mỹ về các hoạt động bí mật chống phá miền Bắc trong cuộc chiến tranh Việt Nam.
Theo cuốn sách, từ năm 1951 đến 1972, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Nhà Trắng, Lầu Năm Góc và CIA, Mỹ đã thành lập một tổ chức cực kỳ bí mật để tung gián điệp biệt kích ra miền Bắc, điều hành hoạt động tuyên truyền tâm lý chiến, tiến hành các hoạt động phá hoại trên biển và ngăn chặn đường mòn Hồ Chí Minh. Tác giả đã làm rõ vai trò của giới lãnh đạo cao cấp nhất ở Washington và những toan tính của họ trong quyết định tiến hành các hoạt động bí mật chống miền Bắc. Họ là Tổng thống Kenedy, Johnson và Nixon; là Bộ trưởng Quốc phòng Mc.Namara, Giám đốc Cục tình báo Trung ương Mỹ Colby, Cố vấn an ninh Tổng thống Bundy, Bộ trưởng Tư pháp Robert Kenedy và nhiều quan chức dân sự, quân sự cao cấp khác. Đồng thời, qua những trang sách, các phương thức hoạt động, kể cả những thủ đoạn "bẩn thỉu" mà Mỹ sử dụng trong hoạt động bí mật cũng được mô tả chi tiết.
Mặc dù được tập trung chỉ đạo, sử dụng một số lượng lớn nguồn nhân lực và vật lực trong một thời gian dài, cuốn sách kết luận Mỹ đã thất bại. Hầu hết số gián điệp biệt kích tung ra Bắc đều bị bắt giữ hoặc tiêu diệt, chiến tranh tâm lý bị phá sản, con đường Hồ Chí Minh trên bộ và trên biển vẫn tiếp tục hoạt động. Như cuốn sách thừa nhận, Việt Nam là đối thủ quá khó chơi đối với Mỹ. Tuy nhiên, thay vì tìm nguyên nhân thất bại trong sai lầm chiến lược của giới cầm quyền Mỹ như Mc.Namara đã từng chỉ ra, tác giả mới chỉ dừng lại ở những nguyên nhân về tổ chức, năng lực và phối hợp của phía Mỹ.
Với những nội dung và cách đặt vấn đề trong cuốn sách, có thể thấy tác giả đã cố gắng có cách nhìn tương đối khách quan về cuộc chiến tranh bí mật của Mỹ ở Việt Nam. Mặc dù một số đánh giá nhận định của tác giả mang tính phiến diện một chiều, do đó còn có những hạn chế nhất định, cuốn sách đã góp phần làm sáng tỏ một khía cạnh còn ít được nghiên cứu của cuộc chiến tranh Việt Nam.
Với mong muốn giúp bạn đọc quan tâm đến vấn đề này hiểu thêm cách nhìn nhận đánh giá từ phía học giả Mỹ và qua đó cảm nhận đầy đủ hơn về chiến thắng vĩ đại của chúng ta, Nhà xuất bản Văn hoá - Thông tin xin trân trọng giới thiệu cuốn sách: Cuộc chiến tranh bí mật chống Hà Nội như một tài liệu để chúng ta cùng tham khảo.
Tháng 3 năm 2002
NHÀ XUẤT BẢN VĂN HOÁ - THÔNG TIN


Bác nào quan tâm thì vào đây download nhé! Nhưng hình như sẽ phải đăng ký với địa chỉ email đấy:

 
Last edited by a moderator: