POI PET NHỮNG CHUYỆN KHÔNG THỂ HIỂU NỔI

Đối với cán bộ,chiến sỉ D2 chúng tôi,về chốt ở Poi pet chỉ là thay đổi 1 địa bàn tác chiến,thỏa 1 nổi mong muốn được nhìn thấy vùng đất khá nổi tiếng lồng trong nhiệm vụ phòng ngự như từ xưa đến giờ của đ/v mình.

Đúng là thời gian đầu đối với chúng tôi có quá nhiều điều mới mẻ trong nhận thức của mình.Từ lối sống đơn giản phải chuyển qua nghiêm túc 1 chút do tính chất,nhiệm vụ ở cửa khẩu.Từ 1 đ/v hơi khép kín do ở Mo hơn quân số ít,đội hình thưa,đến bây giờ,quân số quá đông,mọi sinh hoạt,đi lại lúc nào cũng tấp nập,ồn ào,rất khó cho công tác chỉ huy,quản lý đ/v vị.Trừ cán bộ a,b còn từ cán bộ c trở lên thú thật gần cả tháng trời không tài nào nhớ hết nổi ae,lính tráng trong đ/v.Chỉ có ae chú ý đến cán bộ mới chào hỏi,nhiều lúc gặp 1 số đ/c đi lại trên trục lộ,không biết thuộc đ/v nào.Chỉ còn biết bám vào cán bộ a,b.Thật may là lớp cán bộ nầy lúc đó khá cứng,dù nhiều đ/c chỉ mới được 2 năm trong quân ngũ.

Dần dần rồi các bộ phận cũng đi vào nề nếp và chúng tôi bắt đầu tổ chức những đợt trinh sát địa hình ra xung quanh,nhất là các hướng xác định chủ yếu để có kế hoạch bổ xung các phương án tác chiến và bố trí lại lực lượng,mìn trái.Lợi dụng vào tình hình khá yên ổn,địch chưa có biểu hiện gì,chúng tôi cũng tranh thủ tổ chức các đợt hội nghị quân chính để cũng cố hoàn chỉnh lại công tác cán bộ a,b và qua đó tìm hiểu được tâm tư,tình cảm của đ/v để có các phương án lảnh đạo,phát huy được năng lực cho cán bộ,chiến sỉ toàn c.

Có 1 vấn đề nẩy sinh mà thực sự rất lạ lẩm đối với đ/v chúng tôi.Thời kỳ nầy chúng tôi gọi đó là lối sống của từng d,1 lối sống thực dụng,mang tính thị trường lúc đó,1 lối sống mà bao nhiêu năm ở Mo hơn chúng tôi không tưởng tượng ra được.

Có 1 đ/c thuộc cối 60,nhập ngủ 82(dân quận 1), là lính D1 cùng với đ/c c trưởng Đờn cùng ở lại.Do được c trưởng bao che nên thường xuyên ra chợ mua đồ về kinh doanh trong đ/v.Lợi dụng tâm lý ae không quan trọng đến chuyện tiền nong,nên đ/c nầy đập đổ ae cũng dử.Cứ đ/c nào mua món gì thì cứ ghi danh sách lên cho ký nhận rồi căn cứ vào đó để thanh toán với quản lý.Khỏi nói mối lợi sinh ra như thế nào,và dỉ nhiên cũng có chỉ huy từ bao che cũng được hưởng 1 phần trong nguồn lợi đó.Sự việc nầy xảy ra từ trước khi duc thao được điều về c 7.

Nhu cầu của ae đ/v là có thật.Do ngày xưa ở Mo hơn chúng tôi khó có điều kiện ra dân nên chỉ dựa vào trên cung cấp,chỉ lâu lâu mới tranh thủ tải thương tử ra E,mới kết hợp đi chợ mua vài thứ rồi tranh thủ về lại đ/v.Còn bây giờ điều kiện thoải mái hơn,nhưng không phải đ/c nào cũng được phép ra khỏi đ/v ,nên mới xảy ra chuyện bán buôn,bóc lột nầy.

Sau khi phát hiện chuyện nầy,hàng tuần duc thao cho phép mổi b 3 đ/c thay phiên nhau đi chợ để mua hàng hóa về theo nhu cầu gởi gắm của ae trong đ/v,vào ngày thứ 3.Sau nầy 1 số ae có tâm sự lại,nhiệm vụ đó như là giải quyết cho đi tranh thủ.Vì những đ/c đi chợ cho b được ae hùn nhau lo tiền xe ôm,lại còn 1 tô hủ tiếu bồi dưởng.Nhưng quan trọng là được ra dân,ngắm em út cũng đở ghiền,cứ vậy mà thay phiên nhau.Nhưng chắc chuyện giải quyết nầy cũng làm cho có người hơi khó chịu.Nhưng để tình cảnh củ tiếp tục thì lại là điều bất hợp lý quá.

Rồi đ/c Chánh được giải quyết về phép cùng đ/c Toàn(dân quận 8,nhập ngủ cũng 80,c phó c6) sau đó không lâu(đợt lính thành phố 80 của duc thao ở lại 3 ,Chánh và Toàn lên c phó trước duc thao,ngoài ra còn mấy đ/c nhập ngủ 80 quê ở Long an,Thuận hải nửa).Đ/c Trường c phó c7 lại vừa mới qua phép,nên BCH c7 vẩn đủ 3 đ/c,nhưng cả đ/c Trường và đ/c Đờn cũng không hợp tính nhau nên công việc chỉ huy đ/v nhiều khi chưa được trôi chảy lắm.

Hơn nửa do tác động gì đó trong thời gian về phép,nên đ/c Trường cũng rất lơ là nhiệm vụ chỉ huy.Cao điểm mâu thuẩn dâng cao khi đ/c Đờn càng ngày càng hơi đổ đốn,thường xuyên xuống các b nhậu nhẹt,sau đó cứ về BCH đòi ôm bản đồ,địa bàn qua Thái.

Trước tình cảnh nầy duc thao rất lúng túng,chưa biết phải xử lý ra sao.Dù sao mình cũng chỉ là lớp đàn em đi sau,việc chỉ huy đ/v trong cương vị c phó chưa có nhiều kinh nghiệm,có lúc cảm giác như bế tắc.Chỉ còn biết báo cáo tình hình về D nhờ xử lý.

Đ/c D trưởng khi nắm được tình hình liền gọi lên trao đổi và quán triệt 1 số vấn đề xử lý để duc thao tìm cách xử trí cho yên.Đó là dựa vào sức mạnh của tập thể đ/v.Mặc dù anh có là người chỉ huy cao nhất,nhưng 1 khi anh xử sự không đúng chuẩn mực,tập thể trong đ/v sẻ đấu tranh với anh,buộc anh phải đi đúng hướng trong vai trò chỉ huy đ/v.Còn nếu anh cố tình xem thường tập thể,ae sẻ tẩy chay.Lúc đó anh chỉ là 1 cái bóng mờ,không có vai trò gì để ae tôn trọng nửa.Còn chuyện chiến đấu,công tác cũng sẻ không ảnh hưởng gì,người chiến sỉ trước sự sống và cái chết,vẩn xử lý theo năng lực của mình thôi.

Thế là những cuộc họp quân chính được tổ chức thường xuyên để toàn bộ cán bộ,chiến sỉ có điều kiện đấu tranh.Thật khổ khi 1 cán bộ chỉ huy lại bị chiến sỉ thuộc quyền của mình yêu cầu phải làm cái nầy,cái khác.Dù không nói thẳng ra,nhưng để đối phó với chuyện đ/c c trưởng hay dọa ôm bản đồ qua Thái ,anh em đưa ra 1 cam kết tự nguyện,lập thành văn bản,là khu vực phía đường biên,cách chiến hào 100m,bất kỳ đ/c nào có ý định vượt qua,vì bất cứ lý do nào cũng sẻ bị bắn bỏ.

Trước tình hình đấu tranh mạnh mẻ của ae ,đ/c c trưởng có vẻ bớt đi những hành động khó coi,nhưng sự chỉ huy thì vẩn có vẻ như chây ì vô cùng,như bỏ bê giao ban,không trực tiếp chỉ huy 1 số công tác tác chiến quan trọng.Nhưng như vậy thì cũng đở hơn,vì đa số ae vẩn giử được tinh thần chiến đấu rất cao,các nhiệm vụ triển khai được thực hiện khá nghiêm túc.

Do trình độ và năng lực còn khá hạn chế,nên sức phấn đấu của duc thao phải tăng lên gấp đôi so với ae chỉ huy khác thì mới theo kịp.Chính vì vậy hầu như lúc nào duc thao cũng bị cuốn hút vào công việc,không có thời gian để tìm hiểu,quan hệ với các đ/v khác trong tiểu đoàn.Lúc nào cũng thấy mình chưa giải quyết được cái nầy,chưa giải quyết được cái kia.Có khi còn muốn xin quay lại b DKZ cho thoải mái,nhưng có 3 đ/c chỉ huy c,mà 2 đ/c đả ù lỳ.Sinh mạng bao nhiêu con người,giử vững trận địa và hoàn thành nhiệm vụ với trên sẻ ra sao.Cứ nhủ lòng thôi thì cố gắng hơn nửa,đến khi mọi thứ ổn định hết,công việc rồi sẻ khá hơn lên.

Đúng lúc nầy,vào khoảng 8 giờ tối 1 ngày,đ/c thông tin phối thuộc trình cho duc thao xem 1 bức điện gởi đi từ tiểu đoàn,có gốc xuất phát từ c5 ở Poi pet:

Điện khẩn.

Địch xâm nhập Poi pet với lực lượng 3 tên,mang theo 27 khẩu súng,hiện đả bị bắt.
Đề nghị các đ/v thông báo toàn đ/v,sẳn sàng chiến đấu cao độ.

BCH D.
 
Last edited by a moderator:
  • Like
Reactions: Kirinman
VIẾT TIẾP CHUYỆN Ở POI PET NHỮNG ĐIỀU KHÔNG TƯỞNG.

Đơn vị nào cũng vậy, cứ mỗi lần có 1 sự thay đổi, thì luôn kèm với những khó khăn có thể xảy ra. Qua 1 thời gian cũng cố có khi phải liên tục, đơn vị mới dần dần đi vào ổn định. Lúc đó sức chiến đấu mới nâng cao, và công tác mới đạt được nhiều kết quả.

Poi pet thời gian này cũng vậy. Cũng phát sinh ra nhiều hệ quả và phải nghiên cứu để giải quyết chuyện gì trước, chuyện gì sau. Duy có phần cán bộ theo duc thao có lẽ là phần phức tạp nhất. Nếu không là những đ/c ít ra năng lực đáp ứng được ngang tầm, thì cũng phải là những đ/c có trình độ và bản lỉnh dù từ lính mà lên thì mới đãm đương được sự chỉ huy cho đơn vị. Nhưng không hiểu trước khi rút quân, cấp trên tính toán, nhận xét thế nào, mà số đ/c ở lại làm nhiệm vụ cấp c, d nhiều đ/c năng lực quá yếu(nếu không nói là quá tệ). Phải nói là thực khó khăn khi cố gắng viết lên những dòng này, nhưng không thể viết khác 1 sự thật được.

Trong các văn bản, giấy tờ, trong những buổi sinh hoạt, giao ban, ngưới ta cứ nhắc đi, nhắc lại mãi sự quan trọng của cửa khẩu Poi pet. Nhưng để lảnh đạo chỉ huy ở khu vực cửa khẩu này, không hiểu sao cấp trên lại để lại những cán bộ có vẻ không thiết tha gì với nhiệm vụ, có nhiều tư tưởng và thái độ chỉ huy đến bệnh hoạn.

Duc thao không dám phê phán 1 ai, cũng không phải đã kích 1 ai qua bài viết này, chỉ nêu lên một hiện thực tình hình lúc đó, để ae vào đọc có thể hình dung sự khó khăn mà những ae tâm huyết với đơn vị còn lại, kể cả cán bộ và chiến sỉ phải gánh chịu, phải cố gắng vượt qua, để hoàn thành cho được nhiệm vụ cá nhân và đơn vị mình.

Mong những cá nhân duc thao nêu lên có dịp vào xem để chiêm nghiệm những thái độ ngày xưa của mình để thấy được những gì ae cảm nghỉ về mình cái thời điểm ấy.

C7 thì duc thao có nêu lên rồi, xin được phép không nhắc lại. Còn về BcH D, gồm 5 đ/c(1 D trưởng và 4 D phó), cũng có đ/c về mặt chỉ huy tác chiến theo ae thì chưa cứng lắm, nhưng nhìn chung cũng tạo được sự tin tưởng của ae do tính xông xáo, tích cực của mình, riêng đ/c D trưởng Hai Bội về sau cũng có biểu hiện hơi quân phiệt trong chỉ huy, do tâm lý ông trời con trong khu vực. Chỉ có BCH c6 ở chung đội hình cùng D bộ là được ae tín nhiệm do đ/c Vinh c trưởng và đ/c Toàn c phó là hai đ/c rất có uy tín trong tác chiến và cũng quan tâm đến lính của mình.

Tệ nhất, theo duc thao thời gian đó có lẽ là BCH c5 ở Poi pet(đọc đến đây ae chắc rất ngạc nhiên, nhưng đúng là như vậy ae à). Đ/c Toàn(lính Hải hưng) c trưởng lúc này đã đi phép, còn lại 3 đ/c c phó là đ/c Tiềm( lính Hải hưng 77), Long và Bình(lính 80 đều quê Thuận hải), và đều mang chung cấp hàm trung úy. Thường thì đ/c c trưởng đi phép hoặc công tác, c phó quân sự lên thay. Nhưng 3 đ/c này chẳng đ/c nào chịu làm c phó qs cả, cứ đùn đẩy, cải vả nhau. Cuối cùng đ/c Tiềm do tuổi quân cao nhất nên d chỉ định lên thay tạm quyền c trưởng. Và từ đây mới có những chuyện bi hài không thể tượng tượng nổi xảy ra ở khu vực c 5, hay đồn cửa khẩu Poi pet.

Số là so với các bộ phận khác, c5 ở Poi pet lúc nào cũng phải duy trì nề nếp thật chính qui, ngoài tác phong ăn mặc, C còn phải duy trì chế độ trực ban, gỏ kẻng nghiêm chỉnh. Mọi việc hàng ngày bắt đầu bằng kẻng báo thức. Vào 1 buổi sáng, như thường lệ, đ/c a trưởng làm nhiệm vụ trực ban vận động từ b của mình đến vị trí kẻng để đánh báo thức cho đơn vị dậy tập thể dục. Khi chạy đến nơi cầm được khúc sắt đánh kẻng thì không nhìn thấy vỏ chai gió đá treo làm kẻng ở đâu. Đúng lúc này tự nhiên bên Thái gỏ lên 3 hồi kẻng báo thức thay ta luôn. Sau đó mới biết có ai đó đã đánh cắp chai gió này mang qua Thái bán theo đơn đặt hàng của nó. Đến giờ gỏ kẻng nó mang ra đánh chọc tức ta chơi.

Còn bức điện duc thao đưa ra trong bài viết trước, sáng hôm sau được biết lại là như thế này:không biết đêm đó ae ở Poi pet gác xách, rồi mìn trái ta bố phòng thế nào, mà có 1 tên tâm thần đột nhập từ Thái qua đi lang thang trong đội hình, nên ae bắt được. Quá trình khai thác, đ/c Tiềm hỏi bằng tiếng Việt, nó lại trả lời bằng tiếng Thái nên bất đồng ngôn ngử. Cải qua lại một hồi, nó tức quá đứng dậy cởi áo rủ ông khai thác đánh tay đôi luôn.

Giải mả nội dung bức điện, qua ra dấu nó nói nó 27 tuổi, có 3 con. Vậy mà đ/c Tiềm khi viết điện báo cáo về D lại cho rằng có 3 tên, mà lại mang theo 27 khẩu súng, thật hết biết. Sự kiện bức điện này là 1 đề tài để ae lính tráng vừa bàn luận vừa cười trong 1 thời gian dài.

Cũng chính những sự kiện này mà sau đó chỉ hơn tuần duc thao lại nhận tiếp 1 quyết định của thủ trưởng sư đoàn về làm quyền c trưởng c5 khi mới về c7 được chừng hơn tháng, đã được vinh dự đứng vào hàng ngủ Đảng, nhưng quân hàm vẫn là thượng sĩ.
 
Last edited by a moderator:
ĐỒN CỬA KHẨU POI PET 1985.

Bỏ lại sau lưng những công việc còn dở dang, từ c7 tôi lại một mình một súng về Poi Pet để nhận nhiệm vụ mới theo quyết định của sư đoàn. Năng lực yếu kém 1 cách kỳ lạ của 1 số cán bộ c5 lúc đó cũng chưa phải là vấn đề, mà tình hình nghiêm trọng là vài ngày trước đó xảy ra 1 vụ cướp bên đất Thái liên quan đến tình hình quân số của ta. Thời gian trước đó nửa có vài đồng chí nhập ngủ 83 quê Hà sơn bình, sau khi qua Thái chơi đã tổ chức cướp của dân Thái. Sau đó vì chủ quan lại rủ nhau đến 8 đồng chí, cả D bộ lẩn c5 lại trốn đơn vị qua cướp tiếp. Do đã chuẩn bị trước nên khi sự cố xảy ra, chúng liền đổ quân phong tỏa biên giới và bắt sống được 7, chỉ còn 1 chạy thoát về được đơn vị. Vụ việc này có khởi đầu xuất phát từ Poi Pet. Một số anh em c7 có ý định ra tiển tôi một đoạn đường, nhưng thấy quảng đường từ c7 lên Poi Pet cũng khá xa rồi phải quay về nên tôi từ chối.

Đầu tiên tôi ghé qua tiểu đoàn để gặp đồng chí D trưởng Hai Bội nghe quán triệt 1 số tình hình Poi Pet và nhiệm vụ của mình. Nội dung trao đổi cũng không nhiều, chủ yếu là khi về đó tôi sẽ nắm lại tình hình cụ thể hơn.

Những đồng chí trợ lý này nọ của tiểu đoàn cũng tranh thủ dịp này để phát huy chức trách. Nhưng sự thực tôi nghe ngán ngẩm vô cùng, tất cả họ đều là bậc đàn anh của tôi, từ tuổi quân, chức vụ và cả quân hàm nửa. Vậy mà không đồng chí nào dám nhận cương vị chỉ huy, chỉ thích vai trò trợ lý gì đó, nên bất đắc dỉ tôi mới phải nhận 1 nhiệm vụ quá cao với khả năng mình. Ấn tượng nhất là đồng chí trợ lý chính trị Mai, không biết anh vào sĩ quan kiểu gì mà khi mang quân hàm đến thượng úy, được cấp cho khẩu K54, đem ra tập bắn lại kê sát vào mắt để ngắm bắn. Vậy là khi súng nổ, bệ súng giật về phía sau, làm 1 bên má anh sưng đến cả tháng trời còn bầm tím, may mà không đui mắt.
Còn đồng chí Can, trợ lý hậu cần thì hỏi tôi có cần ứng trước vài bộ đồ sĩ quan để mặc cho tiện làm việc không. Tôi đành từ chối vì chỉ thích nhận những gì mình được hưởng. Bộ đồ cũng không thể tạo nên tính cách chỉ huy.

Cũng may là tâm trạng tôi cảm thấy thoải mái hơn khi đặt chân đến Poi Pet. Anh em đã biết trước nên ra đón tôi khá đông, có đủ các lớp lính từ 82 đến 84, kể cả những anh em tôi đã biết và chưa biết. Chỉ có Ban chỉ huy thì không thấy đồng chí nào. Vừa đi, vừa chuyện trò về đến Ban chỉ huy thì anh em cũng tự giải tán. Bước vào nhà chỉ huy, lúc này tôi mới thấy Ban chỉ huy còn lại đến 3 người. Đồng chí Tiềm và đồng chí Long thì tôi đã biết vì đều là cán bộ D 2 cũ. Còn đồng chí Bình thì lần đầu mới tiếp xúc. Nhưng với bản tính dễ hòa đồng, tôi chủ động chào hỏi và giới thiệu nhiệm vụ của mình. Nói chung bước làm quen ban đầu của tôi với những đồng chí cũ diển ra cũng thuận lợi, chỉ có nhận xét ban đầu trong mắt tôi lúc đó có vẻ như Ban chỉ huy không được đoàn kết lẩn nhau lắm, bằng chứng tư thế ngồi của đ/c nào cũng như riêng biệt, rồi lại có vẻ chẳng ai nói chuyện với ai.
Bước đầu mới về đơn vị tôi đã gặp ngay cái khó khăn từ chính ngay trong Ban chỉ huy đại đội.

Đây là thời điểm cuối cùng đồn còn nằm trong sự kiểm soát của quân tình nguyện Việt Nam kể từ lúc ta giải phóng Cam pu chia, cứu bạn khỏi họa diệt chủng.

Thời kỳ trước đây, khi sự thiện chiến còn biểu hiện cao độ trong các trận đánh mang tính chính quy và lớp cán bộ đi trước còn nhiều bản lĩnh. Đồn Poi Pet là 1 biểu hiện ranh giới còn khá nổi bật.

Đến thời điểm này, lực lượng đồn trú ở đây chắc có lẽ là mạnh nhất so với các thời kỳ, với gần 200 đồng chí cả trong biên chế và phối thuộc. C5 chốt giử với tổ chức gồm 4 b(3 b BB và 1 b cơ động, quân số mổi b trên dưới 30 đồng chí), hỏa lực c gồm 4 cối 60, 3 đại liên và được tăng cường thêm 1 cối 82, 1 DKZ 82, 2 12 ly 7, 1 a thông tin, ngoài ra còn bộ phận phục vụ thuộc c bộ và 1 tổ đài quân báo phối thuộc.

Đội hình bố trí cụ thể như sau:b1 chốt từ cổng gác về hướng nam, qua khỏi nhà ga 1 đoạn, tiếp nối với b3 đến giáp suối cạn vòng qua nhà hải quan cũ vòng qua giáp lộ 5, có 1 mặt gác ngày đêm đối diện đồn cửa khẩu Thái(cách khoảng 40 m). Từ bắc lộ 5 giáp Thái vòng đến giữa đội hình cách đường khoảng 100m là đội hình bố trí của b2, tiếp tục về phía sau là b cơ động, nằm về phía trong 1 chút.

Cối 60 bố trí thành trận địa tập trung, đoạn tiếp giáp giữa b1, b3 hơi lùi sát lộ 5 1 chút phía trong. DKZ bố trí trên 1 ngôi nhà 2 tầng, hơi đối diện nhà ga bên bắc lộ. Cối 82 bố trí gần hầm Ban chỉ huy. Một khẩu 12ly 7 nằm đối diện cửa khẩu Thái và 1 khẩu dùng để cơ động với nhiều trận địa dự bị.

Đặc biệt C trưởng được giao quản lý 6 quả cối 60 hóa học nằm gọn trong 1 va ly, được quy định bất ly thân trong tác chiến. Khi có tình huống khẩn cấp(gần bức chốt mới được sử dụng), mà chẳng có tài liệu hướng dẩn nào(như tác dụng, sức sát thương. . . )(cũng may không phải sử dụng đến). Nhưng đây cũng là biểu hiện mức độ quan trọng của vị trí cửa khẩu.

Mức độ như vậy, nhưng cả Ban chỉ huy lúc đó rất hời hợt với nhiệm vụ của mình. Sau này khi về đây nắm lại tình hình cả 2 đồng chí c phó Tiềm và Bình (đồng chí Long được rút về làm c trưởng trinh sát sư), hầu như chỉ sinh hoạt trên khu vực nhà chỉ huy, dưới b phó mặc cho cán bộ b điều hành và sử trí. Cũng may là thời gian này cửa khẩu khá bình yên, nên cũng không có vụ việc gì nghiêm trọng xảy ra.

Thật là 1 điều không thể tin nổi, nhất là trong mắt Đức Thảo lúc đó. Cái suy nghĩ đồn Poi Pet phải được những cán bộ chỉ huy cứng cáp đãm nhiệm như sụp đổ khi phải chứng kiến tác phong, sinh hoạt 2 người tiền nhiệm trước mình. Đồng chí Bình thì cứ tối ngày đem mớ giấy tờ ra ghi ghi, chép chép cái gì đó, mặc dù Ban chỉ huy chẳng phân công gì liên quan đến báo cáo, giấy tờ, mà hầu như không thấy xuống b để nắm bắt tình hình của anh em.

Còn đồng chí Tiềm thì còn khó hiểu hơn(không biết c phó phụ trách cái gì), chỉ thấy suốt ngày theo bộ phận phục vụ bới móc ở phía ngoài đội hình, khu vực dân cư cũ(chắc kiếm đồ cổ). Còn buổi trưa thì đánh tiến lên uống nước cùng các đồng chí anh nuôi (khỗ nỗi lúc nào cũng đánh thua, có bửa uống đến hơn 20 chén nước, sặc trào nước ra lổ mủi. Mà không thua sao được, đồng chí này đánh không nhìn bài, 4 con hai ra hết, tay cầm ách chủ đánh ra nhưng không dòm, anh em chụp ngay con hai trong bài đã ra chặt ách, vậy là hô "đi" rồi cầm bài ngồi đợi. Sau này khi dân công lên tăng cường làm tuyến phòng thủ, đồng chí này còn có 1 hành động không thể tưỡng tượng nổi mà không dám nói ra).
Nói chung những ngày đầu về nhận nhiệm vụ ở Poi Pet với Đức Thảo có quá nhiều điều không tưỡng, mà chắc rằng các đồng chí đã từng biết và từng nghe về khu vực này nếu không kể ra chắc cũng khó hình dung. Trước tình hình trên, Ban chỉ huy D liền cử đồng chí Huỳnh văn Tấm, D phó quân sự lên nằm tăng cường để hỗ trợ Ban chỉ huy c trong công tác chỉ huy.

Điều mà đến giờ anh em Poi Pet ngày đó vẫn hay nhắc đến với 1 sự sợ hải là nguồn nước ở đây. Đa phần các công trình lớn tại khu vực này nằm phía dưới là các hồ chứa nước mưa để dành uống vào mùa khô. Còn các giếng nước điều có nước và nước trong xanh, nhưng muốn uống đở phải qua 2 lần đun sôi để nguội mới dám uống, vì lượng vôi trong nước rất khủng khiếp. Nước trong xanh là vậy, nấu lần đầu để nguội, cặn vôi lên đến 1 phần 3. Lần thứ hai nấu lại, cặn còn chừng 2 đốt ngón. Cũng may là nguồn chất đốt rất dễ kiếm, nhưng cở chừng tháng là từ cán bộ đến chiến sĩ phải đi đào cỏ tranh về nấu nước uống, rồi ôm cột rặn cho sỏi trôi ra(nhắc lại còn thấy sợ vì rất buốt).
 
  • Like
Reactions: Kirinman
Vấn đề thứ 2 phát sinh trong thời điểm này là về tổ chức sinh hoạt. Trong bản đồ tác chiến mà Đức Thảo nhận bàn giao lại, thì Poi Pet được bao bọc bằng những bãi mìn dầy đặc, làm lợi thế trong phòng ngự. Nhưng khi lên nhà ga dùng ống nhòm quan sát địa hình thực tế, thì thấy lính đi lại lung tung trong bãi mìn như chỗ không mìn. . . Thì ra bãi mìn có chỗ đã bị vô hiệu hóa từ lâu, bởi những cá nhân và cả tập thể mở ra để sang đất Thái. Nhất là khu vực hướng nam b3, nơi đoạn gần đường xe Thái nhất (chỉ qua 1 đoạn trống chừng vài chục mét, vượt qua 1 con suối cạn, bên kia bờ có 1 thằng cảnh sát Thái đứng gác thường xuyên, làm động tác dở áo xoay 1 vòng cho thấy không mang theo vủ khí, là có thể sang chơi vô tư cả ngày). Đến lúc này Đức Thảo mới biết tại sao không thấy lính c5 về phía sau đi chợ mà vẫn đầy đủ vô tư, thậm chí còn gởi về phía sau cho đồng hương dùng ké nửa. Đúng là không biết mất đồn lúc nào.

Như vậy là do chỉ huy không thường xuyên kiểm tra đôn đốc nhắc nhở, dẩn đến anh em có những hành động bộc phát vô cùng nguy hiểm mà không hề hay biết. Lúc này mọi thứ đã thành thói quen. Đường đi đã trở nên chằng chịt, có đường tập thể ai đi cũng được, có đường cá nhân do 1 đồng chí tự mở để đi riêng, xong về dùng mìn khóa lại, gần như không kiểm soát được. Vừa báo cáo tình hình về trên, vừa tìm cách khôi phục lại tình hình nội bộ, lại thêm nhiều khó khăn tiếp tục xuất hiện tếp tục thử thách đối với Đức Thảo.

Đúng là đối với những người có trách nhiệm nhưng vô tâm. Được chăng hay chớ, thì dù có bỏ bê Poi Pet cũng không dễ gì mất được. Nhưng với những anh em có tâm huyết với nhiệm vụ được giao, có tinh thần tự trọng và tính dân tộc, vì nhiệm vụ của quân đội, lại phải đối chọi rất nhiều khó khăn do những người vô tâm gây ra để lại.

Sự việc đồng chí Tiềm không thiết tha gì nhiệm vụ cũng là do tư tưởng muốn về, nên cũng không gây khó khăn gì với công tác chỉ huy ở đại đội cả, chỉ suốt ngày làm những chuyện linh tinh, không dính dáng gì đến chức trách được giao . Dần dần rồi anh em trong đơn vị cũng thông cảm chẳng ai để ý tới nửa, coi như đơn vị chỉ là nơi anh ấy tá túc chờ thời(tiếc rằng sau này anh ấy lại phải tiếp tục theo đơn vị về tới nội địa mà công tác tiếp chứ không được cho ra quân).

Còn đồng chí Bình sau này trong 1 lần thay Đức Thảo chỉ huy tác chiến duy nhất ở khu vực phum cây dừa(thuộc nam Đăng cum), bị Para đánh mất chốt, rồi được giải quyết về phép thì về luôn, không thấy quay trở lại đơn vị(nhưng nguyên do có lẽ không phải bể chiến đấu mà lại là 1 chuyện khó nói khác)

Còn chỗ mặt gác cây điệp như anh Poi Pet 1979 có viết, thời đó được ta tổ chức thành đài quan sát cho tổ quân báo phối thuộc. Cây điệp là 1 cây lớn ở khu vực địa hình b3, độ cao trên dưới 10m, có những cành lớn để ta gác cây xây chòi làm mặt gác quan sát diển biến tình hình biến động bên Thái. Ở đây có 1 lợi thế là phía trước về hướng Thái có 1 đoạn khá trống trãi, nhìn qua ống nhòm quan sát, ta có thể thấy rõ 1 đoạn đường nhựa cận biên khoảng 200m, chạy từ hướng Poi Pet về mỏ vẹt. Từ đó mọi di biến động về xe cộ các loại đi đến, các đợt tăng quân, chuyển quân trong khu vực đều được cập nhật báo về trên qua máy 15 Wat khá chính xác và kịp thời. Buổi sáng, buổi chiều lính ta cứ hay leo lên chen chúc tranh nhau ngắm mấy em nử sinh cấp 3 bên Thái đi học, đi về. Em nào cũng ngồi trên xe lôi, che dù, nhìn rất thú vị .

Cho đến 1 buổi trưa, điện thoại ngay phòng chỉ huy của Đức Thảo bỗng reo dồn dập. Tổ đài báo cáo Đức Thảo ra ngay đài quan sát có việc gấp. Khi trèo lên đến nơi, những gì xảy ra trước mắt Đức Thảo thật khó tưởng tượng. Do phát hiện ra đài quan sát của ta, cứ vào tầm trưa, đường vắng, Thái liền cho 2 em(Chắc làm gái quá), trần truồng như nhộng, đến tầm ngay vị trí quan sát của ta diển trò ôm ấp, sờ mó nhau khiêu khích. Khỏi nói khi tin lộ ra, buổi trưa nhiều đồng chí bỏ cả giấc ngủ, kéo nhau ra đài làm nhiệm vụ tự nguyện, còn phải sắp hàng chờ đến lượt nửa chứ. Thây kệ, miển đừng có em nào xem xong, rồi mang tư tưởng bậy bạ là được, nhưng Ban chỉ huy thì phải gương mẩu không thể như anh em.

Thật tội nghiệp anh em lính tráng và cả Đức Thảo nửa, những thằng lính tuổi đời còn trẻ măng, mà phải chứng kiến những cảnh khiêu gợi xảy ra lồ lộ trước mắt như vậy

Cũng may sau đó chắc thấy không hiệu quả gì, nên phía Thái cũng chấm dứt trò này . Vậy mà cả tuần sau anh em các đơn vị khác nghe tin còn lên xin được vào gác phụ nửa, thiệt hết biết.
 
  • Like
Reactions: Kirinman
CHUYỆN POI PET NĂM 1985 (TT)
Đúng là Poi Pet thời sau này có rất nhiều sự kiện, chứ không như thời các đơn vị đã đóng trước đây. Khi D2 chúng tôi về đứng chân ở khu vực này, cũng là thời điểm ta thực hiện kế hoạch đổi quân, bố trí lại địa bàn giữa ta và bạn, đồng thời chuẩn bị triển khai kế hoạch đánh chiếm toàn tuyến biên giới, lập tuyến phòng thủ K5. Phía trước, phía sau các đoàn vận tải của ta lên xuống liên tục. Quân lên, quân về xen kẻ không biết đâu mà lần. Bầu trời thường xuyên rền vang tiếng hỏa lực các cở. Địch đánh ta, ta đánh địch, cứ lâu lâu lại rộ lên tiếng ầm đùng. . .

Poi Pet lúc này cũng không nằm trong ngoại lệ, sự di chuyển, điều chỉnh đội hình, cũng cố nơi ăn ở diển ra rất khẩn trương. Tiếng mìn phá ray làm hầm, tiếng đạn nhọn của tiểu đoàn đang tổ chức huấn luyện xạ kích, tạo thành mớ âm thanh hỗn loạn, cuốn hút tất cả đơn vị vào cái không khí lúc nào cũng khẩn trương, tranh thủ không dứt ra được. Tất cả như chạy đua với một điều gì đó sắp xảy ra, mà cũng không biết chuyện gì.

Ngay khu vực cửa khẩu lúc này có 1 chiếc tàu bò loại lớn trang bị một hệ thống âm thanh cực đại, ra rả phát bằng tiếng Thái suốt ngày, giải thích các hành động ta đang xảy ra và yêu cầu phía Thái không can thiệp.

Đỉnh điểm của sự căng thẳng dâng cao khi bất ngờ ta chỉnh cối 120 chi viện từ D lên Poi Pet. Do các đồng chí pháo thủ muốn có độ an toàn nên canh tọa độ làm điểm nổ rơi qua đất Thái. Ba mươi phút sau, còi hụ bên thái vang rền. Những đoàn xe quân sự lập tức cơ động từ hướng tây xuống rãi quân kết hợp di tản dân cận biên về sâu trong nội địa chúng. Các loại thiết giáp M113 cơ động chạy lên xuống liên tục trục đường nghe ầm ầm. Sâu trong khoảng vài trăm mét nửa là các chiến xa hạng nặng M41, M48 cũng được triển khai thành nhiều cụm, mổi cụm khoảng 4 xe, cách nhau vài trăm mét 1 cụm. Qua ống nhòm quan sát được từ phía nhà ga, về phía sau sâu hơn nửa là các trận địa pháo binh của chúng, cứ 3 khẩu 1 cụm, đã dở tăng ngụy trang, sẳn sàng bắn trã. Sự việc xảy ra rất nhanh, chứng tỏ phía Thái đã chuẫn bị cho các tình huống chiến sự từ rất lâu rồi. Chúng không muốn bị bất ngờ như lúc ta mới giải phóng Cam pu chia.

Vài ngày sau, như để răn đe thêm, Thái bất ngờ mở cuộc tập trận dọc theo biên giới, theo hướng nam Poi Pet lùi về sâu khoảng 2 km. Qua quan sát, thấy hàng đàn lên thẳng của chúng tổ chức cơ động đổ quân. Các loại chiến xa chạy tung bụi mù cả khu vực, kết hợp tiếng ầm ì của pháo và tiếng tăng tốc của máy bay phản lực ầm ầm trên bầu trời, tình huống có vẻ trở nên vô cùng nghiêm trọng. Nhưng cũng chính những tình huống xảy ra này, mà anh em ở Poi Pet chúng tôi mới phát hiện ra tinh thần chiến đấu của lính Thái lúc đó như thế nào. Đúng là 1 sự tương phản thật buồn cười, giữa cái trang bị hiện đại và tinh thần chiến đấu của con người, 1 đội quân không có được tinh thần dũng cảm như ta được.
Khi tình huống xảy ra, trên liền lệnh cho c5 ở Poi Pet lập tức tổ chức trinh sát thâm nhập nắm tình hình bố phòng của địch, làm cơ sở để trên có điều kiện phán đoán tình hình để có phương án phòng bị đối phó. Ta liền tổ chức 1 lực lượng gồm 15 đồng chí chia làm 5 tổ do Đức Thảo c trưởng trực tiếp chỉ huy. Sau khi cơ động DKZ về sân thượng nhà ga để sẳn sàng chi viện và lấy các phần tử quy ước với cối 82 xong. Năm giờ chiều ngày hôm đó, bộ phận trinh sát bí mật vận động tập kết dọc bờ suối, hướng từ b1 cắt ra, rồi đồng thời triển khai chiếm lĩnh vị trí, mổi tổ cách nhau 100m và xác định lại các vật chuẩn phải thâm nhập của mình, thống nhất lại lần cuối các tình huống chi viện và đường rút cho các bộ phận khi bị lộ, phải nổ súng.

Đến 6 giờ 30 chiều, từng tổ vận động qua trục đường nhựa, sâu vào trong từ 2 đến 300m, lợi dụng các lùm cây, bụi rậm để ẩn núp và quan sát. Cả đêm hôm đó cho đến ngày hôm sau chúng tôi tổ chức quan sát di biến động của lính Thái từ trong các vị trí ẩn nấp này cho đến tận chiều. Thì ra lực lượng triển khai chúng cũng không nhiều lắm, khoảng 20 xe thiết giáp và cở 1 D bộ binh thôi, nhưng chắc có lẽ 1 phần để nghi binh, 1 phần sợ ta đánh nên chúng thường xuyên cơ động, thay đổi vị trí nên cứ nghe ầm ầm suốt đêm, ngoài ra không có diển biến gì khác.

Cũng tầm khoảng 6 giờ 30 chiều ngày hôm sau, các tổ trinh sát của ta rút về theo hợp đồng. Lần lượt các tổ rút về, đến tổ có Đức Thảo đi trong đó thì 1 tình huống thót ruột xảy ra. Khi vận động còn cách đường gần trăm mét, giữa lúc đồng chí nào cũng đang tư thế đi khom thì đột ngột ngay góc khuất xuất hiện 1 tốp địch 7 tên, đi kèm với chó bẹc giê, khoảng cách chỉ từ 50 m. Cả tổ chỉ kịp làm động tác ngả xuống, giương nòng súng về hướng chúng thì tên đi đầu đã gần ngang với ta. Đức Thảo chỉ kịp than thầm trong bụng:"tiêu rồi"và sẳn sàng nổ súng nếu chúng la lên hoặc dừng lại.

Lúc này con bẹc giê do bị khóa mỏm nên cứ rít lên, chực lao về hướng anh em ta đang nằm, nhưng tên lính dẩn cứ 1 mực lôi trở lại, dắt đi tiếp tục. Đợi chừng chúng đi cũng khá xa, anh em liền nhỏm dậy, chạy lẹ về hướng suối. Sau khi tập hợp đủ đội hình, về tới nhà anh em cứ phá lên cười, chắc chắn là tốp lính Thái đó đã phát hiện ra ta, nhưng vì quá sợ chúng không dám nổ súng, cũng không dám báo cáo lên chỉ huy, vì sợ bị kỷ luật. Có đồng chí nói:"May nó không bắn, nếu không anh em mình tiêu rồi", có đồng chí cãi lại:"Thì nó cũng nghỉ, may là Việt Nam không bắn, chứ không mình tiêu rồi". Điều đó chỉ xảy ra giữa ta và lính Thái thôi, còn nếu gặp pot, chắc sự việc đã theo hướng khác.
Vài ngày sau, thêm 1 sự kiện nửa càng khẳng định thêm nhận định của Đức Thảo. Lúc này hướng bắc Poi Pet không nghiêm trọng lắm nhưng ta cũng tổ chức cho các tổ tuần tra gần đội hình, đề phòng địch áp sát. Sáng hôm đó, b2 tổ chức 1 tổ 3 đồng chí đi tuần cách đội hình vài trăm mét, thì dừng lại gác, đến trưa mới về. Anh em ra khỏi đội hình 1 đoạn bỗng nghe có tiếng thì thào to nhỏ văng vẳng bên tai nên liền dừng lại cảnh giới. Đồng chí này hỏi đồng chí kia nghe tiếng nói ở đâu(lúc này đã im bặt). Một đồng chí chỉ vào 1 lùm cây rậm nói:"hình như tao nghe trong này". Đột nhiên có 7 lính Thái giơ 2 tay lên trời từ từ đứng dậy đầu hàng lính ta. Thì ra bên Thái cũng tổ chức ra chốt đường biên, đang ngồi chốt thấy anh em mình đi tới hoảng quá nó núp xuống, không ngờ thấy anh em mình chỉ ngay chỗ núp, sợ bị bắn nó vội đứng vậy xin hàng. Dỉ nhiên anh em mình cũng phân biệt điều này nên vui vẻ cả làng, chỉ nhận ít thuốc hút và thịt hộp cho trên tinh thần hửu hảo. Và quy luật này sau đó thành thói quen luôn, ngày nào lính Thái cũng chờ lính ta ra nhận nhu yếu phẩm. Nghe anh em báo lại buồn cười mà chẳng biết xử trí ra sao. Sau này khi về nước, Đức Thảo cũng hay kể chuyện này cho nhiều người nghe, như 1 chuyện tiếu lâm thời hiện đại có thật.

Khi chưa bước vào chiến dịch C85 và thi công công trình K5, Poi Pet vẫn mang vẻ bình yên đã có. Sau những sự kiện như đã kể xảy ra xong trong thời gian đầu, không khí cũng bắt đầu trở nên trầm lắng hơn. Cả đơn vị lại quay về làm nhiệm vụ cũng cố và trực chiến.
Mặc dù về hình thái, Poi Pet gần giống như 1 ngả ba con voi thu nhỏ lại. Phía trước đối diện là đồn cửa khẩu của quân đội Thái, hướng nam về phía mỏ vẹt là cứ pot, còn hướng bắc là khu vực hoạt động của bọn Para. Phần đất này như một mủi nhọn đâm vào đất Thái, nên cảm giác về địch rất gần. Nhưng vì khu vực dân cư lâu đời của Thái cũng ở xung quanh, mà quan trọng là đồn cửa khẩu của chúng đang nằm sát ta, nên phía Thái không bao giờ cho phép pot hoặc Para được hoạt động gần khu vực này, nên tình hình ta nhất thời cũng không có gì căng thẳng, chỉ phải quản lý chặt đơn vị và đối phó với các thủ đoạn chiến tranh tâm lý của chúng mà thôi.

Do chưa được triển khai nhiệm vụ gì cụ thể, không có lệnh hoạt động mạnh ra xung quanh, nên công việc của anh em lính tráng chỉ gói gọn trong mấy từ"cũng cố và sẳn sàng chiến đấu". Mà Poi Pet vốn trận địa và nhà cửa rất hoàn chỉnh và chắc chắn, nên chủ yếu lính tráng chỉ nghỉ ngơi và gác xách, chứ không phải làm gì nặng nhọc nhiều.
Riêng với Ban chỉ huy lúc đó vấn đề nội bộ là khâu quản lý quân số khá căng, vì với đội hình và quân số khá đông, cả 3 đồng chí trong ban chỉ huy có đi lại liên tục cũng khó quản lý hết quân số cho nghiêm, trong khi 2 đồng chí kia thì họa hoằn lắm vài 3 ngày mới xuống đến những bộ phận mình thích, như là 1 chuyến dạo chơi, chứ hầu như không nhắc nhở, triển khai gì. Chỉ còn cố nắm được dàn cán bộ a, b để thông qua đó nắm được tình hình, diển biến tư tưởng anh em trước mắt. Còn những việc xảy ra đã thành quy luật(như hay tập trung 1 chỗ văn nghệ, văn gừng, trốn qua Thái chơi, thậm chí có thể trốn ra chặn đường buôn, chỉ cách cửa khẩu về hướng bắc vài trăm mét. . . )thì không thể một sớm 1 chiều có thể ngăn chặn ngay được.

Về đây nhiệm vụ của Ban chỉ huy c còn có 1 vấn đề nửa là làm nhiệm vụ giao nhận thư cho 2 nhà nước Cam pu chia và Thái. Nhớ lại lần đầu ra nhận thư, Đức Thảo vừa đi, vừa suy nghĩ miên man, không biết thế nào. Khu vực giao nhận thư từ giữa 2 bên là đoạn giữa cầu ranh giới, được đánh dấu bằng 1 lớp rào bùng nhùng kéo ngang, phải đi qua nhiều lớp mìn, cối lính ta gài nằm lủ khủ. Khung cảnh đầu tiên đập vào mắt Đức Thảo lúc đó là:phía bên đồn Thái, được đấp bằng 1 bờ cao cở ngang ngực(chỉ chừa con lộ để đi lại)là hàng chục tên lính đang đứng ngắm các loại súng lăm lăm về phía ta. Tên đồn trưởng của chúng rất cao to, đang đứng phía sau cả đám cận vệ che chắn phía trước để chờ đợi đưa thư. Bất giác Đức Thảo muốn bật cười, vì so sánh giữa người đưa và nhận thư lúc đó thật khập khểnh. Một bên là tay đồn trưởng cao to và cả b bảo vệ phía sau, phía trước, trang bị đến tận răng, có cả máy PRC25 mở e e trực chiến, bên ta thì chỉ có Đức Thảo, 2 đồng chí bảo vệ và đồng chí gác ngày ở chân cầu phía sau.

Chưa hết, khi anh em ta tiến đến giữa cầu, còn phải vén áo quay 1 vòng để llính Thái không thấy mang theo vủ khí và lựu đạn, thì chúng mới từ từ tiến đến để đưa thư.

Lúc này Đức Thảo mới quan sát kỹ tên đồn trưởng đối thủ của mình. Quả là quân đội thái cũng tuyển chọn sĩ quan khá kỷ, tên này rất to con, cở Đức Thảo lúc đó chỉ đứng ngang vai của nó. Nghe nói cở cấp tên này là phải là dân có trình độ đại học của Thái, nên trình độ và nhận thức khá cao. Về tuổi đời chắc phải hơn Đức Thảo gần con giáp. Từ quan đến lính chúng đều tác phong rất nghiêm chỉnh. Đầu tóc hớt cao kiểu 3 phân, quần áo ủi láng cóng, những bộ đồ biên phòng rằn ri rất đẹp, không chê vào đâu được.

Cũng chính vì vậy mà đến lần thứ 3 chúng mới chịu giao thư. Vì 2 lần đầu thấy Đức Thảo mặc đồ hạ sĩ quan(đúng là hạ sĩ quan mà, nhưng lại có quy định chỉ người có quyền hạn cao nhất mới được nhận thư, thật rắc rối), lại lạ mặt, chúng không chịu giao vì nghỉ không phải đối tượng. Không đưa thì quay vào thôi. Đến khi kêu mấy lần chỉ thấy Đức Thảo ra nhận chúng mới miển cưởng đưa thư ra cho Đức Thảo(mải đến sau này có 1 chuyên gia của ta ở Soài Riêng, quê Long an lên quản lý dân công làm K5 vượt biên qua Thái, chúng gọi Đức Thảo ra cho tên này núp trong đồn nhận diện đúng, chúng mới thay đổi thái độ với Đức Thảo).

Quay trở lại chuyện đưa thư. Chắc có đồng chí nghỉ thì chỉ việc 1 bên đưa, 1 bên nhận là xong chứ gì. Nhưng không phải như vậy, toàn bộ những gì xảy ra giữa ta và Thái trong thời gian đó đều nằm trongkiểu chiến tranh tâm lý các đồng chí ạ. Bức thư được kẹp trong 1 cuốn ảnh PLAY BOY mà hình bìa chúng cố tình cho ta nhìn thấy là 1 cô gái lỏa thể ở trong tư thế mà chỗ nhạy cảm đập vào mắt ta rõ mồn một. Nhưng nếu ta không suy nghĩ ra vấn đề thò tay vào cầm sẽ có ánh chớp chụp ảnh ở góc nào đó trong đồn chúng lóe lên ngay, và vài ngày sau, có thể ảnh bạn sẽ chu du về tới Băng cốc không chừng nửa. Thuyết phục mải mà không được, tên đồn trưởng liền vạch lá thư ra đưa cho Đức Thảo.
Lúc này tên phiên dịch lại yêu cầu Đức Thảo cho nó bắt tay, nhưng Đức Thảo liền nói:"Giữa tôi với anh cũng chỉ là người lính bình thường, nhưng vì lệnh chỉ huy không cho phép, anh nên thông cảm". Tên đồn trưởng liền hô lên tiếng lớn, có mấy tên lính vội vả khiêng tới cả thùng đồ hộp cùng vài cây thuốc, nhưng Đức Thảo ngay lập tức quay đi cùng với lá thư mà không nhận gì của chúng.
 
CHUYỆN POI PET 1985(TT)

Thời điểm này do đang chuẩn bị cho các chiến dịch lớn, nên giữa bạn và chính quyền Thái thường xuyên có thư từ qua lại liên tục. tầm khoảng 3 đến 4 ngày là có giao dịch 1 lần. Một điều lúc đó Đức Thảo khá suy nghĩ là:cả 1 D chỉ có 1 chiếc mô tô cổ lổ sĩ, máy chạy như xe tăng và chỉ có cán bộ D là được sử dụng. Ngay cả từ Poi Pet được các đồng chí thông tin phối thuộc đưa về bằng cuốc bộ đã mất gần 1 giờ đồng hồ. Rồi từ D đi về phía sau qua bao nhiêu chặng nửa, rồi về tới Ph nôm Pênh mất bao nhiêu thời gian, sau đó lại quay trở lại rồi chuyển về Băng cốc có kịp thể hiện ý đồ của 2 nhà nước hay không?.

Trong 1 lần chuyển thư của chính quyền bạn cho phía Thái, Đức Thảo đi cùng đồng chí Cao, b phó b3(lính 82 Gò vấp và 1 đồng chí 83 Hà Sơn Bình), khi đưa thư xong rồi phía Thái không chịu quay về đồn, mà đứng lại xổ ra 1 tràng tiếng Thái. Tên phiên dịch không nói gì nên biết chắc là chúng đang chưởi bậy. Đồng chí Cao liền nổi nóng xổ lại 1 tràng tiếng Việt. Thật kỳ lạ là mặc dù không biết tiếng lẩn nhau, nhưng nghe chưởi là bên nào cũng có cảm giác được hết. Đồng chí Tính thấy vậy liền nói:"anh Thao đứng lui về 1 chút anh, coi chừng nó chụp anh kéo qua hàng rào đó". Bất ngờ đồng chí Cao thò tay vào túi quần rút ra 1 trái lựu đạn giơ lên làm động tác rút chốt. Tình huống xảy qua quá bất ngờ. Đức Thảo còn cảm thấy sửng sốt. Còn lính Thái thì khỏi nói, cả quan lẩn lính xô nhau té chạy 1 mạch về trong đồn, mới dám quay lại chỉ chỏ phân bua.

Bởi vậy không biết về mặt ngoại giao, trong những lá thư cả 2 nhà nước viết gì, nhưng những thằng lính làm nhiệm vụ đưa thư, có lúc cũng găng nhau từng tí.

Nhưng có lẽ việc đưa thư chỉ là 1 hoạt động nhỏ cần phải kể để anh em nghe chơi thôi. Tất nhiên là bên trong nó cũng lắm trò, như đưa thư xong có lúc chúng còn chiêu dụ như:nếu sĩ quan Việt Nam mình qua thái sẽ được phong thêm 2 cấp, tiền lương, quyền lợi rất nhiều, có nhà có cửa, không có chiến tranh, còn thêm khoản gái gú thoải mái nửa. . .

Cái mà Đức Thảo ngán nhất khi về chỉ huy khu vực này lại chính là từ phía bên ta đưa lại. Vì tính chất nổi tiếng của Poi Pet lúc đó nên thường xuyên cửa khẩu lúc nào cũng hay tiếp đón những đoàn khách vô cùng bất đắc dỉ. Lệnh của trên là(nghe truyền khẩu lại thôi, chứ chưa lúc nào Đức Thảo thấy văn bản chính thức): chỉ huy đồn có nhiệm vụ ngăn chặn các hành động cố ý vượt biên bằng đường cửa khẩu, không để xảy ra tình trạng gây mất văn hóa như xin xỏ, cười giởn. . . giữa bất kỳ ai phía bên này với phía bên kia. Nếu vi phạm nghiêm trọng, đồn trưởng có quyền bắn bỏ đến cấp chủ tịch huyện.

Mà đúng là về mặt tâm tư tình cảm cũng khó, các đoàn quan chức bạn(toàn đi các loại xe ô tô đời mới lúc đó), trong công tác đến Si sô phôn cũng muốn nhìn thấy nơi gọi là tiền đồn của đất nước mình, muốn nhìn thấy phía bên kia đất Thái, nơi có đồn biên phòng đang là vùng đất gọi là thế giới tự do. Nhưng có lẽ buồn nhất là anh em lính mình, từ các đơn vị phía sau tranh thủ trong 1 lần công tác, lội bộ bao nhiêu cây số để được lên 1 lần nhìn thấy cửa khẩu.

Không biết các trạm gác dưới D kiểm soát, ngăn chặn thế nào, mà ở Ban chỉ huy c cứ nghe điện thoại đổ chuông suốt, có ngày đến vài ba bận báo có đoàn xin vào tham quan cửa khẩu, như 1 khu du lịch nào đó bây giờ vậy. Có những lúc(thường là anh em bộ đội ta), khi đến trạm gác nghe anh em giải thích thì vội quay về, có khi có anh em quen trong đơn vị bảo lảnh, xin xỏ, Ban chỉ huy cũng đồng ý cho vào tham quan với điều kiện có người kèm và để toàn bộ vũ khí lại không được mang theo, và không vượt qua vị trí gác ngay đầu cửa khẩu.

Còn nhớ có 1 lần anh em trạm gác báo lên có 1 bộ phận mấy đồng chí ở phía sau lên năn nỉ anh em cho được 1 lần vào tham quan cửa khẩu, anh em ngăn chặn không cho vào hiện còn đang ngồi ngoài cổng chưa chịu quay ra. Khi Đức Thảo xuống cổng thì thấy có 5 đồng chí đang ngồi dở cơm vắt ra ăn trong cái nắng. Sau khi tìm hiểu biết những đồng chí này ở đơn vị phía sau rất xa(tất nhiên không phải là D của Đức Thảo rồi), trong 1 lần công tác lên gần cứ nghỉ cửa khẩu còn gần nên rủ nhau lội bộ hàng mấy tiếng đồng hồ lên với mong muốn được 1 lần nhìn thấy cửa khẩu. Thật tội nghiệp, những con người đang chấp nhận đổ xương máu để góp phần giử vửng cửa khẩu này, mà bây giờ đã đến đây muốn tận mắt nhìn thấy nó như thế nào mà không được.
Biết là vi phạm quy định, nhưng nhìn thấy tình cảnh này Đức Thảo cũng khó làm ngơ, nên sau khi phỗ biến 1 số quy định bắt buộc để bảo đãm an toàn, Đức Thảo liền cho anh em Poi Pet hướng dẩn những đồng chí này lên cửa khẩu tham quan. Đúng là chỉ là chuyện tâm tư, do trên cứ sợ tình trạng vượt biên nếu Poi Pet thiếu kiểm soát, chứ đa phần anh em lính tráng phía sau vì tò mò, vì tâm tư thôi chứ không ai lội bộ miệt mài hàng vài tiếng đồng hồ từ phá sau lên để chỉ nhìn thấy Poi Pet thời đó cũng chẵng có gì đặc biệt lắm.

Khỗ nhứt là phải tiếp mấy ông bạn. Họ thì không biết tiếng mình, mà mình lại càng không biết tiếng họ(tiểu đoàn có phát vài cuốn sách tự học mà học có vô đâu), phiên dịch cũng chẵng thấy đâu. Khi lên tới cổng, họ xin vào thì cũng đoán chắc cán bộ huyện, tỉnh gì của bạn qua tuổi tác, qua xe cộ họ đi, có khi qua phong cách nửa. Thường thì họ chỉ đến tham quan, chỉ chỏ, chụp hình trong thời gian cở chừng 30 phút thì lại quay về. Có đoàn dừng lại ở Ban chỉ huy nhẩy xuống bắt tay cảm ơn, cũng có đoàn xong việc quay ra không 1 lời từ giả.

Có 1 lần tiếp 1 đoàn không biết tỉnh nào ở phía sau lên, khi ra tới cầu, đột nhiên 1 quan chức đi xăm xăm về hướng Thái, vừa đi, vừa réo. Khi đến khu vực hàng rào bùng nhùng vị quan chức này liền đón nhận nguyên 1 cuốn ảnh play boy xong còn có ý định leo qua hàng rào sang đất thái theo lời mời của chúng. Sự việc xảy ra quá đột ngột ngay trước mặt nhiều người cả ta và bạn mà không ai có phản ứng vì được. Đức Thảo chỉ kịp chạy theo túm lưng quần ông ta và gọi đồng chí gác chạy lên khống chế đưa về phía sau. Mặc dù lệnh trên đã có, nhưng trong tình huống này dẩu có súng chắc Đức Thảo cũng không biết làm gì. Cũng may là sự việc chưa xấu lắm, nhưng từ đó có đưa đoàn nào ra tham quan, Đức Thảo lại phải giắt 1 khẩu K54 vào lưng quần cho chắc cú.

Vào một ngày đẹp trời lắm, ban ngày mây xanh trong vắt, buổi chiều đã hơn 6 giờ mà bầu trời vẫn còn sáng sủa lắm, Không khí lành lạnh, miên man. Đột nhiên bên Thái, phía đồn biên phòng của chúng không khí trở nên chôn rộn khác thường. Tiếng thử tiếng qua mic rô của chúng vang dội xuống tới tận nhà Ban chỉ huy. Sau buổi cơm chiều, Đức Thảo liền cho nối máy xuống các b hỏi thăm tình hình và nhắc các b cảnh giới với tình hình đang xảy ra ở cửa khẩu.

Đến 7 giờ, trao đổi với 2 đồng chí còn lại ở Ban chỉ huy 1 số phương án xong, khoác vội khẩu AK vào vai, Đức Thảo liền thả bộ lên b3 hướng cửa khẩu xem chuyện gì xảy ra hôm nay bên đất Thái.

Đập vào mắt từ xa là hôm nay cửa khẩu có vẻ sáng rực lên bởi 1 ngọn đèn cao áp. Thông thường bọn Thái đâu cho ánh điện hắt ra bên ngoài. Hôm nay sao nó có vẻ chơi sang quá vậy. Đến vị trí gác, anh em cho biết từ chiều đến giờ phía bên Thái hay cho từng tốp 2, 3 con nử quân nhân, vận toàn váy ngắn cũn cởn, ra đứng ở cổng đồn la hét, vẩy tay và nhún nhẩy khiêu khích dử lắm, anh em không biết ý định nó làm gì, nhưng cũng đã triển khai ra trực chiến dọc chiến hào từ lúc ăn cơm xong.

Bất giác Đức Thảo nhớ tới lực lượng phượng hoàng dưới thời chế độ cũ. Lực lượng được lập ra để phục vụ công tác tâm lý chiến và kích động tinh thần binh lính khi cần. Nếu vậy thì hôm nay ý đồ bọn chúng tổ chức cái gì đây. Hỏi lại đồng chí Dung, b trưởng thì từ trước khi Đức Thảo về đến nay, chỉ thỉnh thoảng bọn Thái mở nhạc nhảy nhót với nhau ầm ầm trong đồn, nhưng lính ta không nhìn thấy. Còn hôm nay tổ chức của chúng có vẻ bất thường hơn.
Ngọn đèn cao áp của chúng lúc này sáng quắc, nhưng phần đuôi quay về phía ta, còn ngọn đèn lại chiếu về hướng Thái, nên bên phía ta vẫn tối thui, còn toàn bộ cổng đồn phía Thái thì lại trở nên sáng rực, soi rõ từng chi tiết mà có khi ban ngày ta còn không nhìn thấy, nó muốn ta phải nhìn tập trung vào 1 khu vực chúng đang chọn sẳn. Đặc biệt cho đến giờ hoàn toàn lính ta không thấy 1 bóng lính nào của chúng.

Bắt đầu tiếng la rú hết cở nổi lên, tiếng đàn ông nghe không hiểu nội dung, nhưng giọng có vẻ rất đểu. Tiếng phụ nử cười ré lên từng chập, như đang chơi trò gì thú vị lắm. Rồi các tiếng động va chạm da thịt với nhau nghe chùng chụt, tạo thành 1 loại âm thanh dễ làm nóng mặt những chàng lính trẻ quân tình nguyện của mình. Bất giác Đức Thảo quay nhìn những anh em dưới quyền đứng gần mình nhất, cố thấy diển biến trên từng khuôn mặt trong màn đêm, để xem có biểu lộ bị tác động như mình không, rồi tự buộc ra 1 câu, như cũng tự trấn an mình:"Nó cố tình gây tác động đó, nhắc anh em cảnh giác, quan sát kỷ trước chiến hào nghe".

Lần đầu tiên Đức Thảo mới chứng kiến kiểu chiến tranh kỳ dị này, thú thật cũng bắt đầu bị tác động ghê ghớm, dù không có 1 tiếng súng nổ nào. Trong tư tưởng cứ đan xen. Vừa xao động với những anh thanh phát ra, vừa tự nhủ phải gạt qua 1 bên, vì mình và 1 chỉ huy đang lảnh đạo 1 đơn vị chống lại 1 cuộc chiến tranh nhiều mặt của địch. Cứ nhắc tới 1 tập thể đơn vị thì như là 1 cuộc chạm trán đã nổ được vài loạt đạn. Dần dần Đức Thảo và anh em bắt đầu bỉnh tỉnh trở lại. Tiếng rì rào bàn tán của anh em dưới chiến hào bắt đầu rộ lên, như báo cáo đã vượt qua cú sốc ban đầu. Không khí cũng bớt căng thẳng mặc dầu những âm thanh khiêu gợi vẫn vọng đến bên tai.

Thời gian trôi qua khá lâu, bỗng tiếng la rú bắt đầu chuyển qua cung bậc khác. Từ trong đồn bắt đầu xuất hiện 1 rồi 2 con quân nhân nử đi đủng đỉnh về hướng cầu, về phía ánh đèn đang rọi sáng. Tất cả khung cảnh hiện rõ mồn một trước các cặp mắt đang quan sát của toàn bộ anh em lính tráng nhà mình.

Đến gần khu vực có ánh đèn soi rõ nhất, bọn chúng dừng lại, đứng dạng 2 chân ra, tư thế cực kỳ khiêu khích. Sau khi uốn éo, dậm dựt 1 hồi, bọn chúng bắt đầu có những động tác vuốt ve, mơn trớn nhau, cố tình làm cho lính ta nóng mặt. Bên này lính ta hoàn toàn im lặng, xem thử còn có gì khác nửa.

Chừng 1 hồi lâu, không nghe thấy phản ứng gì từ phía đội hình ta, 1 con đứng xoay lưng lại, chỗng mông, kéo váy lên, đủ để cho lính ta nhìn thấy rõ phần mông trắng phếu, lắc qua, lắc lại(ấn tượng đó đủ để Đức Thảo nhớ đến bây giờ). Khỗ cho từ lính tới quan đồn Poi Pet lúc đó, toàn là cở chưa có gia đình và chưa được nói tiếng yêu ai. Giận quá nhưng không có gì để trút giận(lính Thái nó không xuất hiện), không lẽ bắn vào phụ nử, mà không lẽ cứ đứng đó nhìn hoài, Đức Thảo liền ra lệnh cho anh em giải tán, ai về nhà nấy với nổi niềm của mình. Hôm sau quan lính gặp nhau cứ cười cười. Nhưng xao động thì xao động, chứ đừng mong chúng tôi bỏ đồn mà trốn qua Thái.
 
  • Like
Reactions: Kirinman
Những chuyện Đức Thảo kể ở trên chỉ là phần nổi của tảng băng chìm chuyện ở Poi Pet mà thôi. Không lâu sau đó nữa, cũng vào một buổi tối đẹp trời, khi màn đêm vừa buông xuống, hướng b2 (tây bắc Poi Pet)đã nghe âm thanh ồn ào, sôi động nổi lên tiếp tục. Một màn ảnh mổi chiều hàng chục mét được chăng lên lộ thiên, mà phần phía sau quay về phía Poi Pet, cách bờ suối cạn chừng vài chục mét.

Do địa hình phía trước b2 về hướng Thái cây lúp xúp xen kẻ 1 số cây to dọc suối cạn nên tầm nhìn từ hướng ta qua có những hạn chế, có đoạn chỉ thấy hình ảnh thấp thoáng không rõ lắm, chỉ có tiếng rên la là nghe rõ mồn một như sát bên tai thôi.

Cở chúng chiếu phim được chừng hơn 1 giờ thì Đức Thảo mới xuống tới b2 để nắm tình hình anh em phía dưới. Gặp đồng chí Dũng b phó đang đứng xớ rớ, Đức Thảo liền hỏi:"Nó chiếu phim gì mà nghe om sòm vậy Dũng". Chỉ kịp nghe đồng chí Dũng trã lời:"Anh lên xem rồi biết". Ngay lập tức đồng chí này kêu anh em lấy thang bắc lên cây gáo gần đội hình để Đức Thảo leo lên xem cho rõ toàn cảnh. Lúc này Đức Thảo mới giật mình vì thấy trên hàng gáo phía trước b2, trên cây nào cũng có vài ba chú lính leo lên thưởng thức phim đang chiếu. Đúng là anh em đã chuẩn bị cho vụ này lâu rồi thì phải, chỉ có chỉ huy thì không nắm được tình hình gì.

Dù là chỉ huy, nhưng các đồng chí cũng thông cảm lúc đó Đức Thảo còn thanh niên tính lắm. Ở nhà cũng lại là chúa ghiền phim, nên thấy thang gác xong là lập tức bám trèo lên ngọn cây tìm chỗ xem liền, không 1 lời từ chối.

Không thể tin nổi những gì đang xuất hiện lồ lộ trước mắt mình, được minh họa nãy giờ bằng tiếng rên la thảm thiết. Anh em có tưởng tượng nổi những cảnh phòng the, đang được biểu hiện bởi 1 màn hình kinh khủng như vậy nhìn như thế nào không(thời đó không có từ phim cấp ba như bây giờ, chỉ có thỉnh thoảng nhìn thấy 1 số ảnh khỏa thân của Mỹ từ chế độ cũ để lại thôi). Không biết bao lâu, nhưng vừa nhìn thấy cảnh tượng trên là hầu như Đức Thảo ngồi như trời trồng trong mấy phút, sau đó mới trấn tỉnh coi thêm vài phút nữa thì vội leo cầu thang leo xuống mà nghe tim mình như đang đánh lô tô, mặt nóng bừng như lên cơn sốt, đi vội về Ban chỉ huy mà người thấy cứ lâng lâng, đến nổi không ra được cái lệnh gì thích hợp cho đơn vị lúc đó.

Đêm đó đúng là Đức Thảo thấy khó ngủ thực sự, suy nghĩ miên man. Phải tìm ra biện pháp gì đối phó, chứ nếu để tình cảnh này kéo dài, có lẽ không ổn lắm. Còn may là lí trí mình còn lấn át được trái tim, nhưng nếu nói không bị tác động bởi những cảnh nóng mà chúng cố tình tác động, thì nghe như có gì cũng không ổn. Nhưng mà tìm cách gì thì suốt đêm Đức Thảo nghỉ mãi cũng không ra. Trong khi điều kiện tổ chức quân chính lúc này cũng khó thực hiện, vả lại cán bộ tư tưởng thì đơn vị hiện đang không có đồng chí nào.

Dịp may đến với đơn vị khi vào khoảng 1 tuần sau, vào lúc 9 giờ một buổi tối, giữa lúc không gian đang tỉnh lặng bỗng vang lên tiếng cốc. . . oành. Một quả M79 từ hướng Thái bắn vào đội hình nổ tung ngay đoạn vòng xoay. Khu vực này lính ta không có ai ở. Cả đơn vị phải triển khai ra sẳn sàng chiến đấu. Nhưng cả đêm hôm đó không thấy bên Thái động tỉnh vì tiếp.

Sáng hôm sau khi ta ra cầu phản đối, tên đồn trưởng phân bua là có 1 tên lính say, không kềm chế nên bắn bậy, xin phía ta thông cảm. Dường như nghỉ chắc lính ta hơi hiền quá hay sao, ba ngày sau cũng đúng thời điểm như mấy ngày trước, chúng lại cốc qua tiếp 1 trái M79 nữa. Đến lúc này Đức Thảo mới suy nghĩ và phát hiện ra âm mưu của chúng. Chọn thời điểm bắn qua thật ra chúng cũng đã tính toán rất kỹ và nắm rõ đội hình của ta. Vào giờ đó, anh em trong đơn vị đã nghỉ ngơi, không đi lại nhiều và khu vực nổ lại là nơi không có anh em ta sống nên mục đích bắn qua của chúng chỉ là chọc tức ta thôi, chứ khả năng sát thương lính ta rất thấp, sau đó lấy lý do nào đó để ta khó phản ứng là xong.

Là 1 chỉ huy đơn vị, nếu nhu nhược quá sẽ bị c/s lôi kéo hoặc xem thường. Còn cứng nhắc, kẻ cả quá sẽ dẩn tới khó gần gũi anh em, từ chỗ đó không nắm được tâm tư, tình cảm dẩn đến xa rời đơn vị. Trong tình huống này cũng vậy, khi thái lại xin lỗi lần thứ 2, thì biết chắc rằng anh em đang chờ Đức Thảo sẽ xử lý tình huống này như thế nào.

Ba ngày nữa trôi qua, chiều hôm đó, trong giao ban các đồng chí cán bộ b nói với Đức Thảo:"em nghỉ tối nay nó lại bắn M79 qua mình nữa anh Thảo".

Đến 7 giờ, dùng máy kết nối tất cả các b, Ban chỉ huy c lệnh cho toàn thể anh em ra hết chiến hào, tư thế sẳn sàng chiến đấu. 8 giờ, bắt đầu là 12ly7 rồi đến súng bộ binh các cở hướng cửa khẩu theo lệnh đồng loạt nả từng chùm đạn lửa qua đồn Thái. DKZ 82 cho bắn 2 quả về hướng tây bắc đồn, nơi khu vực không có dân cư. Lửa sáng rực, nhấp nháy liên hồi về phía Thái. Quân tình nguyện lúc nào cũng chấp nhận nổ súng đánh nhau, còn tụi mầy chỉ tập trận bắn đi, chưa từng chứng kiến tiếng đạn réo về phía mình, làm sao dám giởn mặt quân đội việt nam được. Toàn bộ điện đóm bên Thái vụt tắt, tối đen. Không có 1 tiếng động nào phía bên đó dù là rất khẻ. Không biết đây có phải lần đầu nó bị quân ta phản ứng dữ dội vậy hay không.

Phải đến 12 giờ trưa hôm sau, tên đồn trưởng mới xuất hiện kêu ta ra để hỏi đêm qua phía bên ta có chuyện gì. Qua tên phiên dịch Đức Thảo cho nó biết, chẳng có gì, chẳng qua ở Việt nam có lể hội, anh em uống say quá, không kềm chế nên nổ súng lung tung, giờ tỉnh táo hết rồi. Nhưng vài ngày nữa lại có cái lể lớn hơn, nếu thấy phía bên này bắn tiếp, Thái cũng nổ súng phụ họa cho vui. Tên đồn trưởng sau khi nghe dịch lại, liền chấp 2 tay về hướng ta xá lia xá lịa, miệng lắp bắp nói không thành tiếng. Và dỉ nhiên Poi Pet sau đó lại trở nên thanh bình như cũ, có cho tiền Thái cũng không dám khiêu khích, chọc giận quân tình nguyện Việt Nam nữa.

Khi D2 BP(trực thuộc F5) về Poi Pet, những câu chuyện về Poi Pet trước đây qua những đơn vị trước để lại làm anh em trong D Đức Thảo thật tình lúc đó cũng háo hức lắm. Ai ai trong tâm tưởng chỉ nghỉ đến đây là 1 chốn thanh bình, bởi từ xưa đến giờ Poi Pet vốn lặng yên lắm. Sự đối đầu bằng súng đạn giữa ta và địch hầu như hiếm xảy ra.

Đối với anh em chiến sĩ trong đơn vị, thời gian đầu quả có là như vậy. Chỉ ăn no rồi làm công tác cũng cố, xây dựng hầm hào, nhà ở. Sau đó là tham gia huấn luyện, rồi gác xách ban đêm. . . Nói chung cũng có cái cực khỗ bởi câu:"Nước sông công lính". Nhưng so với thời Mo Hơn, lúc này khác gì chúng tôi như ở thiên đường. Không có 1 bóng địch, không có 1 bước chân phải dò dẩm vì mìn, không gian rộng mở bao la, với những hoạt động văn hóa, văn nghệ có lúc thâu đêm suốt sáng, sau những ca gác. . .
 
Last edited by a moderator:
  • Like
Reactions: Kirinman
data. nói:
thớt em có bác ếch vào sinh động thiệt
Em thấy chủ đề hay, hợp với bối cảnh hiện nay nên phụ bác một tay.

CHUYỆN POI PET 1985(TT)

Bắt đầu sau khi có những rục rịch về 1 chiến dịch to lớn, những hành động điều phối quân sự liên tục ở phía sau, kết hợp những đợt phát loa tuyên truyền sang đất Thái. Nhất là sau sự kiện ta bắn cối truyền đơn sang đất Thái. Guồng máy quân sự của chúng cũng bắt đầu khởi động để đối phó với ta.

Cái đối đầu quân sự trực tiếp giữa ta và lính ở đồn Thái chỉ là những hành động quân sự rõ ràng và gần gũi nhất mà thôi, thông qua nhiệm vụ giử đất của những người lính. Còn phía sau lưng của chúng là cả 1 kế hoạch chiến lược được nhà cầm quyền Thái triển khai bởi rất nhiều lực lượng, có nhiệm vụ khác nhau, tập trung gây tác động lên tinh thần lính ta quyết liệt. Ngoài lực lượng biên phòng(quân phục rằn ri)như mấy hôm nay Đức Thảo đã kể, phía sau chúng còn có lính địa phương(quân phục xanh lá sậm), rồi cảnh sát, các binh chủng, phòng vệ dân sự và cả tâm lý chiến. . . Cho nên, kết luận 1 số hành động tâm lý chiến của chúng gây ra bởi lính biên phòng của chúng có lẽ chưa chính xác lắm, lực lượng này cũng chỉ là 1 lực lượng kết hợp đánh phá ta trong nhiều lực lượng của chúng mà thôi.

Và qua đó xác định thời các đơn vị đã ở trước chúng tôi chưa có các hành động này là đúng lắm, nhưng khi chúng tôi về đứng chân mới bắt đầu xảy ra hay xảy ra lâu rồi thì chúng tôi vẫn phải chấp nhận đối phó với nó bằng những kinh nghiệm bản thân, bằng những phán đoán, suy luận của mình, thông qua những câu chuyện về truyền thống quân đội, bằng sức mạnh của cả 1 tập thể anh em gắn kết qua những ngày cùng sống chết với nhau. Đối với anh em những chuyện như vậy nói chung chỉ là chuyện nhỏ mà thôi. Thời gian chúng tôi còn ở Mo Hơn, mức độ căng thẳng và ác liệt của những trận đánh đã làm tư tưởng chúng tôi quá cứng rắn để những kiểu chiến tranh tâm lý kiểu này có thể ảnh hưởng nhiều đến chúng tôi được. Thời đó vì sự sống và cái chết luôn gần kề, vì những mục tiêu hoàn thành nhiệm vụ, những tình cảm riêng tư chúng tôi còn gạt sang bên, để toàn tâm thực hiện nhiệm vụ của mình, nên những tác động gì đó có xảy ra, đối với chúng tôi trong thoáng chốc, thì anh em sẽ bình tỉnh lại ngay, không vướng bận hay so sánh thiệt hơn. Chỉ cần có 1 chỉ huy thông cảm, thấu hiểu và gần gũi anh em, lảnh đạo, trao đổi trên tinh thần đoàn kết, nhất trí cao, là anh em có những biện pháp đối phó hửu hiệu, cùng nhau vượt qua dễ dàng thôi(nói giống như cán bộ chính trị dạy bài vậy, anh em thông cảm, vì không tìm được từ thích hợp hơn).

Bằng chứng là dù địch dùng rất nhiều thủ đoạn tác động lôi kéo và mua chuộc, kể cả dụ dổ công khai. Trong 500 quân Poi Pet lúc đó chúng tôi chỉ có 1 trường hợp 5 quân nhân vượt biên(d bộ và c6 do bất mản chỉ huy), và vụ 7 quân nhân qua Thái làm bậy bị bắt sống, còn lại anh em vẫn an tâm tư tưởng hoàn thành nhiệm vụ(được đánh giá là rất ác liệt và cực khỗ sau này), cho đến ngày bàn giao hoàn toàn tốt đẹp cho bạn.

Rất tiếc chúng tôi, những người lính làm nhiệm vụ trực tiếp trên vùng đất cửa khẩu này thì chịu đựng và đối phó được với bất kỳ diển biến nào với địch. Trong khi có những bộ phận ở phía sau lên tăng cường thì lại không đứng vững trước những thử thách này, như 1 sĩ quan chuyên gia của Soài riêng mới lên hôm trước, hôm sau đã vượt biên sang Thái, như 1 b công binh quân khu đang làm nhiệm vụ đóng cọc giăng kẻm cài mìn bỗng rủ nhau đi mất, mang theo toàn bộ vũ khí, trang bị(vụ này làm lần đầu tiên Đức Thảo bị cấp trên khiển trách gay gắt do xử lý của mình. Cũng khó nói, thôi để sau này có dịp sẽ kể cho anh em nghe xem đúng hay sai).

Mà lính Poi Pet thời đó cũng không hiền đâu các đồng chí . Thật sự đi sâu vào sẽ thấy đây là những chiến binh rất dầy dạn, phải nói có thừa bản lĩnh để đối phó với các thủ đoạn mà địch đưa ra. Có thể lúc nào đối diện nhau trong khoảng cách nhỏ, lính Thái hay có kiểu cười cầu hòa với anh em, nhưng trong thâm tâm nó có nhiều lúc chắc cũng căm thù ta tận xương tủy. Cũng như các bác đã từng ở trước đây khu vực này có biết quy luật đổi thay của lính Thái thời đó không, còn anh em Poi Pet thời đó thì lại biết rất rõ.

Thường thường ở biên địa lính Thái cứ 6 tháng lại đổi quân 1 lần. Anh em mình cứ canh sắp đến hạn đổi liền gây khó dễ với lính nó, đồng thời có những hành động đe dọa chiến tranh. Để được bình yên cho tới lúc được về tuyến sau, buộc lòng lính Thái phải biết điều giúp đỡ quân tình nguyện giảm bớt thiếu thốn 1 chút. Vì lẽ đó nên anh em Poi Pet thật tình rất ít đi chợ là vậy. Nhưng những thằng vừa mới đổi lên, tuy cũng sợ ta, nhưng cũng không dễ gì uy hiếp nó thì để cho nó 1 thời gian bình yên vậy.

Đức Thảo thì thường ở vị trí chỉ huy, thật sự tình hình nắm cũng có lúc không chắc lắm. Mà anh em bên dưới nhiều lúc cũng bao che với nhau nhiều, kể cả cán bộ a, b. Thôi thì miển đừng vi phạm gì lớn, nhiệm vụ trọng tâm của đơn vị hoàn thành tốt là được. Không dám xử lý mạnh, cứ từ từ tìm cách lèo lái anh em, còn già néo thì sợ đứt dây, lại càng thêm sinh chuyện.

Mà nhà nước Thái thời đó giàu lắm, hàng hóa cái gì cũng tốt. Đến nổi nông dân của nó có khi còn hơn cán bộ ta bên nước nữa không chừng. Như có 1 lần b2 làm nhiệm vụ trinh sát, tuần tra hướng tây bắc cửa khẩu. Đây là khu vực không có dân cư, vì dân cư Thái chủ yếu sống dọc theo trục lộ nhựa từ hướng tây nam chạy về mỏ vẹt, bên tây bắc lúc này là ruộng lúa xen kẻ rừng dầu thưa, có nhũng đường bò dọc ngang của dân khai thác gổ đi lại.

Hôm đó không biết anh em cắt thế nào mà vào sâu khu ruộng lúa của nó. Đang đi tự nhiên nghe tiếng máy hát vang xa, liền áp sát vào gần thấy có 1 đứa bé đang nằm trong nôi nghe cat set. Thì ra cha mẹ nó làm lúa đâu đó, mở máy cho nó ngủ để dễ làm. Khỏi nói thời đó mà có cat set như thế nào, vậy là lính nhà ta đành thò tay mượn tạm về nhà nghe cho đã. Rồi 1 lần lại dắt cả con bò đang ăn cỏ về bồi dưởng anh em. Lính Thái sau đó cả tiếng đồng hồ mới dám xuất hiện bắn hú họa theo mấy loạt. Rồi nó dẩn dân ra đồn xin chuộc lại. Mà anh em làm gì dám đem về nhà vì sợ chỉ huy phát hiện. Không lẽ điều tra bắt anh em trã lại, chẳng khác nào thừa nhận lính mình ăn cướp của dân nó sao. Đành hứa hẹn điều tra rồi đổ thừa cho lính đường buôn cho xong chuyện. Nhưng cũng phải răn đe để anh em thấy ảnh hưởng chính trị của hành động này để đừng tái phạm, cái gì thành quy luật cũng sẽ không hay, dễ bị địch phục kích lắm.

Với mức độ tiền của, vật chất như vậy, thật sự những gì xảy ra trước đây chưa phải là khoản tốn kém gì nhiều với ngân sách dành cho chiến tranh tâm lý của nhà nước Thái lúc đó với anh em ta đâu. Những bài sau Đức Thảo sẽ kể tiếp cho anh em đọc để càng thấy rõ, vì lúc này bắt đầu chúng cũng can thiệp chi viện trực tiếp cho lính pot bằng các hành động quân sự như cho máy bay xâm nhập, trinh sát, dùng pháo bắn vào các vị trí triển khai binh hỏa lực của ta. . . rồi.
 
  • Like
Reactions: Kirinman
MỘT LẦN SANG ĐẤT THÁI.

Lúc này ở ngả ba con voi còn có mỗi mình Đức Thảo tự biên, tự diển nghe buồn và mất hứng quá. Sau này khi vào chiến dịch mới bắt đầu có các đơn vị công binh lên tăng cường, và cùng hỗ trợ nhau trong công tác và tác chiến(1 E CB của bộ+1 c CB quân khu), nhưng đến giờ vẫn không thấy có anh em nào trong thời kỳ này xuất hiện cùng Đức Thảo.

Trưa hôm nay có nói chuyện cùng Toan bs qua điện thoại và đọc tiếp bài góp ý của bs Chung, lại thấy có cảm hứng tiếp nên viết thêm bài này hầu chuyện tiếp với anh em.
Poi Pet giờ qua chuyện kể của anh em đã từng thăm lại và những hình ảnh được pot lên thấy đã thay đổi nhiều quá rồi, chỉ còn lại 1 vài tàn tích của ngày xưa như nhà ga và vài địa hình còn giử được. Còn hầu như cảnh vật xưa không dễ nhận ra.

Còn nhớ ngày đó những công trình xây dựng bên trong vắng lặng lắm, chỉ có những tòa nhà nào ở vị trí phù hợp mới được tận dụng để ở, con đa số những công trình bên trong, có chỗ vắng lặng đến lạnh người. Một vài khu vực, ban đêm có việc đi qua anh em đi 1 mình còn thấy lạnh xương sống.

Lính ta 1 phần không quen ở trong những ngôi nhà kín mít, 1 phần đội hình phải kéo dản ra xung quanh, nhằm phân tán bớt lực lượng, tránh bị sát thương khi có tình huống tác chiến. Nên để theo dỏi sâu sát, nắm chắc đội hình hay di biến động hàng ngày của đơn vị đối với cán bộ chỉ huy ở đây gần như là 1 điều không thể. Nhiều hoạt động dồn dập trong 1 ngày, nhiều sự kiện cứ nối tiếp xảy ra, khiến lúc nào cũng bị quần như đèn cù, nhiều lúc không biết nên giải quyết chuyện gì trước, chuyện gì sau nữa.

Cái mà Đức Thảo quan tâm nhất trong thời gian này, cũng là 1 điều nhức nhối của đơn vị từ bao lâu nay là hiện tượng anh em hay trốn sang chơi bên Thái. Dành rất nhiều thời gian theo dỏi và quan sát, có lúc nằm mai phục trên sân thượng nhà ga cả buổi trời, dùng ống nhòm quan sát phía nam đội hình b3, thấy anh em đi lại trong bãi mìn(theo sơ đồ bàn giao)mà thấy đổ mồ hôi hột theo cả nghỉa đen lẩn nghĩa bóng.

Không biết tự bao giờ, bãi mìn hình như đã không còn tác dụng trong phòng thủ theo cách thấy anh em đi lại. Trên bản đồ, ngoài thực địa quan sát được, rõ ràng hướng này được bố trí một bãi mìn bỏ dầy đặc, nhằm ngăn chặn địch tiến công từ hướng nam biên giới qua. Đứng trước chiến hào b3 rõ ràng còn nhìn thấy nhiều quả mìn các loại được bố trí cặp theo bờ suối cạn, nhưng tác dụng thì bị vô hiệu hóa lâu rồi.

Những con đường qua lại từ bên này qua Thái cũng không phải thẳng tắp tong tầm mắt nhìn để dễ dàng bị phát hiện, mà nó cứ uốn lượn từ trong ra, thoạt nhìn cứ tưởng như chỉ là con đường ngang đi cặp chiến hào, đúng là nét láu cá của những anh lính hay xé rào đi bậy.

Ngày còn ở tận D bộ, chưa lên cán bộ c, Đức Thảo đã nghe đồn râm ran về hiện tượng ở c5 anh em hay qua Thái chơi kèm theo xin xỏ các thứ nữa. Nên khi đã tận mắt nhìn thấy hiện tượng này, buổi chiều giao ban, Đức Thảo nêu lên trước mặt cán bộ b xem anh em phản ứng thế nào, thì thấy anh nào cũng im lặng. Như vậy là có sự bao che ngấm ngầm theo kiểu "tao không nói mầy, vậy mầy cũng đừng nói tao, vì tụi mình cùng 1 giuộc", hay do cán bộ nể nang, sợ cái gì đó mà không dám nói ra.

Cũng như nhiều khi đồng chí đó đang ngồi chơi nhịp giò bên phum Thái, vậy mà xuống hỏi a, b, có khi được báo cáo đang công tác tuần tra hay đang chơi chỗ này, chỗ nọ hay đang trốn đơn vị xuống chơi với đồng hương tận tiểu đoàn. . . không chừng. Có 1 sự thỏa thuận ngấm ngầm giữa anh em với nhau hay anh em chưa tin cán bộ không hiểu nổi?. Chỉ biết rằng nếu để tình trạng này càng kéo dài thêm, sẽ có lúc chỉ huy chỉ như là 1 con rối trong đơn vị không hơn, không kém.

Đúng là muốn phá bỏ những gì đã thành thói quen, nhất là những chuyện tiêu cực dạng này một sớm, một chiều không phải dễ. Nếu ép quá dẩn đến anh em sợ bị kỷ luật, việc bỏ đơn vị vượt biên qua Thái hàng loạt là điều rất dễ xảy ra.

Nhưng niềm tin tưởng anh em với Đức Thảo vẫn còn lớn lắm, vì thực tế tình hình là vậy, mà cho đến lúc này Poi Pet vẫn vẹn nguyên quân số, chưa có 1 đồng chí nào bỏ trốn để vượt biên. Có thể anh em cứ nghỉ đơn giản là lâu lâu sang đó để chơi tí rồi về, miển không làm gì gây ảnh hưởng đến đơn vị là được, mà không nghỉ tới khía cạnh ảnh hưởng chính trị của hành động của mình. Tâm trạng lính thì thật xuề xòa, có gì đâu anh, chỉ có chỉ huy nếu có lỡ nghe phát biểu xong, mới thấy dựng tóc gáy.

Một điều nữa là nói vậy chứ không phài đồng chí nào cũng va vào hành động như trên, có thể ban đầu cũng ngăn cản, khuyên răn, nhưng riết rồi chán quá, vả lại không thấy gì nên kệ mầy, muốn làm gì thì làm, đừng ảnh hưởng đến tao là được. Tinh thần bảo vệ lẩn nhau, với lính dầu trong tiêu cực cũng trung thành đáng kể lắm, bởi vậy có muốn mạnh tay cũng cần cân nhắc yếu tố tinh thần này.

Coi vậy chứ nhiều lúc anh em khôn mà lại chẳng lanh, ngay cả nhiều đồng chí cán bộ b bao che cho anh em lại để lòi ra rất nhiều kẻ hở. Tình cảm dành cho chỉ huy lại là sự tố cáo tiêu cực của mình. Như có lần giao ban, 1 cán bộ b mới móc cho Đức Thảo 1 gói 3 số 1 "111"(lúc này Đức Thảo còn hút thuốc tính bằng ký). Đây là 1 loại thuốc dám chắc rất nhiều anh em chúng ta chưa từng thưởng thức thử, vì mãi đến sau này và đến tận giờ, Đức Thảo không hề nhìn thấy lại. Hình dáng nó như 1 gói 3 số bây giờ, biểu hiện 3 số 1 màu xanh trên màu trắng, nhưng không phải là loại thuốc the.

Quả thật hút rất ngon, mùi thơm ngát. Hút rồi dư vị trong cổ lúc nào cũng ngòn ngọt, kèm gây hưng phấn mạnh. Ngày đó anh em cho rằng đó là loại thuốc dành cho sĩ quan Thái, còn giờ nhắc lại, nói hay là ngày đó, nó có trộn hê rô in. Gì thì gì, làm sau cán bộ b có loại thuốc đó để hút.

Với những nghi vấn và những gì tìm hiểu được, giờ trong vai trò chỉ huy làm cách nào Đức Thảo phải nắm được anh em qua đó bằng cách nào, như thế nào, và diển biến ra sao, để có cách khắc phục và đối phó. Còn anh em chắc chưa đủ tin tưởng mình để có thể nắm chắc vấn đề này mà ra lệnh cấm cho thật tâm phục, khẩu phục.

Vậy là 1 kế hoạch thâm nhập được Đức Thảo tự nghỉ ra và báo cáo trực tiếp với chỉ huy tiểu đoàn xin ý kiến. Sau khi nghe trình bày, đồng chí D trưởng cũng suy nghĩ có vẻ lung lắm. Sự kiện này cũng là 1 trăn trở của chỉ huy D. Anh cũng đồng quan điểm với Đức Thảo, bởi vì muốn vượt biên, anh em có quá nhiều đường để đi, mà có đi làm gì chơi xong lại quay lại. Đây chỉ lúc đầu là hành động bộc phát, lâu dần thành thói quen mà thôi.
Dầu sao cương vị Đức Thảo cũng là 1 chỉ huy cấp đại đội. Khi qua đó có rất nhiều tình huống xảy ra. Một là khi phát hiện, có thể anh em hốt hoảng sợ kỷ luật, dẩn đến thủ tiêu luôn chỉ huy hay tốt hơn là vượt biên luôn không quay về đơn vị. Hai là nếu lính Thái phát hiện ra thì hiểm nguy cũng không kém, chúng tiêu diệt hoặc bắt sống như chơi.
Cân nhắc suốt, cuối cùng Đức Thảo quyết định đích thân mình phải tự qua 1 chuyến xem sao. Cũng từng trãi qua rất nhiều nguy hiểm qua bao lần chiến đấu, cộng đang tuổi còn nhiều háo thắng thêm chút máu liều của tuổi trẻ, thật tình Đức Thảo cũng thấy rất lo. Hành động lần này quả thật 1 phần đối phó với địch(tím hiểu âm mưu, thủ đoạn của nó), 1 phần lại đối phó với chiến sĩ thuộc quyền của mình(anh em cứ nghỉ không bao giờ biết được anh em qua đó làm gì, như vậy sẽ không xử lý được anh em).

Người được chọn sẽ đi cùng Đức Thảo qua biên là đồng chí Cao(lính 82 Gò vấp, b phó b3 c5), anh em trong đơn vị thường gọi là Cao" toác", vì cái miệng lanh lẹ của đồng chí này. Ngoài ra theo Đức Thảo đây cũng là 1 đồng chí rất lanh lẹ và có khả năng rất nhạy bén trong mọi tình huống. Đây cũng là 1 đồng chí thời Mo Hơn, mới vào đơn vị không lâu, trong 1 lần chi viện cho đơn vị khác đánh Para, 1 mình 1 súng bằng chiến thuật cá nhân lanh lợi đã kiên quyết xung phong, làm 2 thằng Para phải bỏ vị trí tháo chạy có cờ.
Hai anh em chọn tầm gần 12 giờ trưa ngày hôm đó bắt đầu theo đường mòn anh em hay đi lại để ra bờ suối cạn. Đúng là lính tráng khôn lỏi có khác, đường đi phải ngoằn ngèo để che giấu điểm đến, đứng trong nhà khó mà thấy khu vực trổ ra bờ suối này. Sau khi lội qua con suối cạn, vượt qua 1 lùm cây khá rậm, bất ngờ nhìn thấy 1 thằng cảnh sát đang đứng gác cạnh gốc cây. Theo hợp đồng từ trước, đồng chí Cao giở áo cho nó nhìn thấy không mang vũ khí để bước qua. Lúc này Đức Thảo cũng tranh thủ bước nhanh ra sau lưng đồng chí Cao để che chắn, cũng làm động tác giở áo cho nó xem, nhưng chỉ ở trước bụng chứ không quay lưng lại(vì đang giắt 1 khẩu ru lô nòng ngắn anh em cho hồi khám phá kho vũ khí nhà kho bạc Poi Pet, cũng thống nhất nếu nó phát hện không cho qua thì đành quay về). Đột nhiên đồng chí Cao làm động tác giởn như chụp súng của nó khiến nó phải lùi ra sau, rồi phá ra cười, Đức Thảo liền bỏ áo xuống coi như mình đã kéo áo theo quy định(lúc này lại phát hiện hành động này chứng tỏ đồng chí Cao đã chắc qua rất nhiều lần, quen mặt đến nổi dám giởn kiểu đó với cảnh sát Thái luôn). Cũng may do chênh lệch tuổi tác giữa 2 anh em cũng không nhiều, nên bước đầu anh em qua lọt trạm 1 cách khá dễ dàng, không gây nghi ngờ cho chúng.

Dân Thái thời điểm đó khu vực này cũng chủ yếu là làm nông, cả bản chỉ có vài nhà làm dịch vụ gì đó có bảng hiệu, còn lại nhà cửa cũng không khác chốn nông thôn của ta, vài nhà làm gổ cũng dựng những tấm ván xẻ, chờ đem lên thị trấn bán. Do đã trưa, trời nắng nên mọi hoạt động cũng rút hết vô nhà. Và lại hình như sự xuất hiện của lính ta ở đây cũng không có gì đáng chú ý, do thường quá hay sao mà chẳng thấy ai bước ra nhìn, chỉ có vài đứa bé đang chơi đùa dưới những tán cây là dừng lại, la hét gì đó rồi lại tiếp tục chơi.

Đúng là đồng chí Cao đã qua lại khu vực này cũng nhiều lần rồi nên quen thuộc địa hình lắm. Liền lập tức dẩn Đức Thảo đến ngay một ngôi nhà lệch về hướng tây chừng 200m(gần hơn từ chiến hào lên Ban chỉ huy c). Chọn thời điểm đột nhập lúc này, Đức Thảo cũng tính toán khả năng có nhiều lính nhất đang trốn đơn vị qua chơi, cũng có cái lợi là xảy ra tình huống bị lộ cũng còn có anh em bảo vệ để về tới cứ.

Quả nhiên khi bước vào ngôi nhà, đã thấy gần chục anh em đang ngồi vòng tròn khề khà uống bia Thái, chuyện trò như cái chợ. Mặt đồng chí nào cũng chợt tái đi khi thấy Đức Thảo xuất hiện ngay trước mặt. Một số đồng chí còn đứng lên dợm chạy. Do đã chuẩn bị từ trước nên Đức Thảo liền vội trấn an:" tụi bây cứ ngồi chơi bình thường đi, làm gì chạy đi đâu, tao cũng qua chơi cho biết thôi. Chút nữa xong anh em cùng về". Nói vậy thôi, chứ Đức Thảo chọn ngay vị trí trước cửa để chốt chặn, đồng thời làm động tác ra hiệu cho anh em giử yên lặng, cố tạo ra vẻ bình thường để khỏi làm lộ thân phận của mình.

Sau 1 lúc chuyện trò bình thường để trấn an anh em, Đức Thảo mới bắt đầu quan sát kỷ căn nhà. Đúng là anh em khi ghé vào cũng có lựa chọn, nhìn thiết kế nó có vẻ gì đó giông giống các căn nhà miền tây của ta hay thấy. Phía trước là hàng ba, chạy dài bởi hàng cột 4 cây chia đều các khung cửa. Bên trong cũng cấu trúc phòng khách, nhưng không có tủ thờ. Một căn buồng ngủ tiếp theo, và cuối cùng là phần bếp. Ngay trong phòng khách này chủ nhà cố tình treo rất nhiều tranh ảnh các vùng bắc, trung, nam nước ta. Chắc mục đích là lôi kéo lính ta vào nhiều, hơn là có thiện cảm với Việt nam xa lạ. Từ đầu tới giờ chẳng thấy mặt gia chủ ra sao, anh em cho là cứ mổi lần lính ta kéo qua, là chủ nhà đi dâu đó 1 lát, rồi khêng về bia, thuốc, mồi nhậu(nhìn khá thịnh soạn), rồi bỏ đi đâu không thấy về, có khi lính ta về hết cũng không thấy.

Sự hồ nghi khiến Đức Thảo bước vào cửa buồng, ngăn cách phòng khách bởi 1 tấm vách ván mỏng. Không khó lắm để phát hiện 1 máy cat set đang ở chế độ thu âm chạy đều đều. Thì ra đây là 1 kiểu chiến tranh tâm lý khác của Thái lúc đó. Chúng cố tình tạo điều kiện cho anh em ta qua chơi, ghé vào nhà nào, nhà đó chỉ cần đi lảnh những gì có sẳn và về làm đúng theo lời dặn, rồi bỏ nhà cho lính ta tự do. Trong lúc trà dư, tửu lậu và chủ quan, máy cat set sẽ thu âm tất cả những gỉ anh em trong lúc hứng chí phun ra, mọi tình hình chúng sẽ phân tích nắm được với cái giá cực kỳ rẻ mạt. Sau đó chủ nhà chỉ cần đem giao cuốn băng này cho người có trách nhiệm và lãnh thưởng.

Không biết từ đó đến giờ, phương pháp này của chúng có hiệu quả đến đâu, mong rằng anh em còn đủ tỉnh táo để không bán rẻ sinh mạng của mình và của anh em trong đơn vị, làm lộ quá nhiều bí mật trong phạm vi hiểu biết của mình. Nhưng phát hiện này dù không cần phải quán triệt lên, quán triệt xuống làm gì, cũng đủ để những đồng chí đã từng vi phạm kỷ luật của quân đội tự xác định lại các hành động của mình, và cùng nhắc nhở với nhau, không để địch lợi dụng, làm gây hại cho chiến cuộc.