Hạng D
17/12/07
3.202
63
48
<h2>(NLĐO) - Theo nhận định của Luật sư Nguyễn Thành Công (Đoàn Luật sư TP HCM), văn bản của Cục CSGT Đường bộ, Đường sắt (Bộ Công an) về việc cấm người dân, nhà báo quay phim, chụp ảnh khi CSGT đang làm việc chẳng khác nào tiếp tay, bao che cho CSGT tiêu cực!</h2>
* Phóng viên: Vừa qua, Cục CSGT Đường bộ đường sắt - Bộ Công an có ban hành văn bản 1042 về việc phát hiện, xử lý những người giả danh nhà báo ghi hình CSGT với mục đích hướng dẫn hoạt động của nội bộ ngành CSGT. Luật sư nghĩ gì về văn bản này?

kgiaytovakchiukibbanac372_3f005.gif
Nhiều bạn đọc cho rằng nếu trong sạch thì sợ gì người khác quay phim​

* Luật sư Nguyễn Thành Công: Sau khi xem toàn văn bản, tôi thấy ngôn từ thể hiện chưa thật sự rõ ràng. Cụ thể, trong phần 2 của văn bản có đoạn: "Luôn luôn nâng cao tinh thần cảnh giác, kiên quyết đấu tranh làm rõ với những đối tượng có lời nói đe dọa, lăng mạ hoặc có hành vi chống đối CSGT đang thực thi công vụ, hoặc quay phim chụp ảnh hoạt động tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm khi chưa được phép đồng ý của CSGT đang làm nhiệm vụ. Nếu đúng là nhà báo thì tập hợp thông báo cho cơ quan chủ quản, nếu giả danh nhà báo thì tạm giữ, lập hồ sơ chuyển cơ quan chức năng xử lý theo quy định của pháp luật”.

Thứ nhất, văn bản này không có điều khoản nào cấm người dân hoặc nhà báo quay phim CSGT đang thực thi công vụ. Tuy nhiên, việc quay phim chụp hình của người dân và nhà báo phải xin phép thì vô hình chung sẽ khiến cho người ta hiểu rằng tất cả mọi người không được được chụp ảnh, quay phim CSGT nếu chưa được sự đồng ý của họ.

Điều này đã triệt tiêu quyền được tham gia quản lý nhà nước, xã hội, kiến nghị với cơ quan nhà nước và quyền khiếu nại tố cáo hành vi tiêu cực, trái pháp luật của cơ quan nhà nước được quy định tại điều 54 và điều 74 của chương V hiến pháp năm 1992. Bởi lẽ, cấm người dân quay phim chụp hình thì khi họ bị CSGT vòi tiền, thực hiện những hành vi sai trái thì bằng chứng đâu để người dân tố cáo?

Ngoài ra, muốn quay phim, chụp hình thì phải xin phép, vậy có ai làm tiêu cực mà cho phép người khác quay phim tố cáo mình hay không? Nội dung văn bản ngăn chặn quyền của người dân nhưng lại tiếp tay cho những CSGT có hành vi tiêu cực.

Thứ hai, “nếu đúng là nhà báo thì tập hợp thông báo cho cơ quan chủ quản”: Báo cho cơ quan chủ quản nào? Của ai? Của CSGT hay của nhà báo?

Tóm lại, nội dung văn bản là cấm người giả danh nhà báo quay phim, chụp hình với mục đích không tốt nhưng ngôn từ không rõ ràng như đã phân tích sẽ khiến nhiều người hiều lầm. Đồng thời, một số CSGT tiêu cực sẽ chớp lấy cơ hội theo nội dung văn bản này để hiểu theo cách của họ mà cấm mọi người quay phim, chụp hình khi thực thi công vụ.

* Thưa luật sư, nếu văn bản này có những điều chưa rõ ràng như vậy thì có hậu quả gì hay không?

- Sẽ phát sinh rất nhiều hậu quả vì nếu người ta cứ hiểu theo cách cấm người dân và nhà báo quay phim, chụp hình thì hệ lụy xảy ra đó là việc kiện tụng tại các cơ quan có thẩm quyền. Vì sao? Vì văn bản này cấm nhưng những điều luật khác lại cho phép công dân được quyền giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước để tố cáo tiêu cực.

* Như vậy, trước một văn bản không rõ ràng và trái luật, nhất là Luật Báo chí như vậy thì có nên thu hồi?

- Một văn bản liên quan đến nhiều vấn đề pháp lý, liên quan đến nhiều người thì phải cẩn thận từng câu, chữ, từng ngôn từ, dấu chấm, dấu phẩy. Chính vì vậy, dưới góc độ một luật sư, tôi nghĩ cơ quan ban hành văn bản nên thu hồi “sản phẩm” của mình để hoàn thiện một văn bản khác có nội dung chặt chẽ, đúng pháp luật hơn.

*Vậy theo luật sư, vấn đề cốt lõi của sự việc này là như thế nào?

- Tôi hiểu rằng, Cục CSGT Đường bộ, Đường sắt khi ban hành văn bản này là nhằm phát hiện, xử lý những người giả danh nhà báo để quay phim, chụp hình những hành vi tiêu cực của CSGT nhằm mục đích xấu. Chính vì vậy, để người dân và CSGT không hiểu nhầm chủ trương này thì trong văn bản mới nên có một định nghĩa rõ ràng, rành mạch thế nào là giả danh nhà báo (chẳng hạn như làm giả thẻ nhà báo, giả giấy giới thiệu của các cơ quan báo đài…). Có như vậy những người bị xử lý mới tâm phục khẩu phục.

Nguồn: http://nld.com.vn/20130820055644322p0c1019/cam-ghi-hinh-csgt-tiep-tay-cho-tieu-cuc.htm
PHẠM DŨNG thực hiện
 
Hạng B2
18/10/11
320
41
28
<h1>Công văn "chụp ảnh CSGT phải xin phép" có dấu hiệu trái luật</h1>Thứ Năm, 22/08/2013 11:26
(NLĐO)- Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật khẳng định Công văn số 1042/C67-P3 có nội dung yêu cầu việc chụp ảnh CSGT phải xin phép đang khiến dư luận “dậy sóng” những ngày qua có nhiều nội dung có dấu hiệu trái luật, cần phải được xử lý.
csgt1bfa41_52ff8.jpg
Pháp luật không cấm chụp ảnh, quay phim lực lượng CSGT đang làm nhiệm vụ - Ảnh minh hoạ​
TS Lê Hồng Sơn, Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật - Bộ Tư pháp, hôm nay 22-8 đã ký văn bản gửi Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường thông báo về kết quả kiểm tra công văn số 1042/C67-P3 của Cục Cảnh sát giao thông (CSGT) đường bộ - đường sắt (C67- Bộ Công an) có nội dung yêu cầu phải xin phép khi chụp ảnh, quay phim CSGT đang thực thi công vụ.

Theo đó, bước đầu, Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật phát hiện công văn 1042 do Đại tá Trần Sơn Hà, Phó Cục trưởng Cục CSGT đường bộ - đường sắt, ký ban hành có dấu hiệu trái luật.

“Tôi đã phải thức trắng đêm qua để nghiên cứu về văn bản này” - TS Lê Hồng Sơn, Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, nói.

Theo TS Sơn, công văn 1042 nêu 2 nhóm hành vi “có lời nói đe dọa, lăng mạ”, “hành vi chống đối cảnh sát giao thông” với hành vi “quay phim, chụp ảnh hoạt động tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm khi chưa được phép đồng ý của CSGT đang làm nhiệm vụ” đã thể hiện sự thiếu thận trọng khi kết nối các nhóm hành vi có bản chất, mức độ khác nhau.

Việc này có thể hiểu rằng khi bất kỳ người nào quay phim, chụp ảnh hoạt động tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm buộc phải “được phép đồng ý” của CSGT đang làm nhiệm vụ. Và từ đây CSGT có quyền yêu cầu xuất trình giấy tờ để xác định “đúng là nhà báo” hay “giả danh nhà báo”.

“Điều này là không phù hợp với các quy định hiện hành về quyền nhà báo hoặc người dân khi quay phim, chụp ảnh bởi pháp luật hiện hành chỉ quy định trường hợp vì bí mật nhà nước, các khu vực an ninh, quốc phòng mà có quy định cấm hoặc hạn chế người dân hoặc phóng viên quay phim, chụp ảnh thì mới buộc công dân phải tuân thủ khi quay phim, chụp ảnh” - TS Lê Hồng Sơn nhận định.

Hơn nữa về nguyên tắc, cán bộ, chiến sĩ công an nhân dân trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ duy trì trật tự an toàn giao thông đường bộ được giao phải thực hiện đúng quy định của pháp luật.

Qua rà soát, Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật chưa thấy có quy định nào của pháp luật cấm công dân quay phim, chụp ảnh cán bộ, công chức và chiến sĩ công an đang thi hành công vụ nếu không thuộc trường hợp cấm, hạn chế. Việc quay phim, chụp ảnh lực lượng CSGT không phải hành vi bị pháp luật cấm.

“Cán bộ, chiến sĩ CSGT cũng không được quyền truy hỏi người đang quay phim, chụp ảnh là được phép hay không được phép, cũng không được quyền truy xét về giấy tờ để xác định là nhà báo hay giả danh nhà báo” - Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật khẳng định.

Một nội dung gây bức xúc trong văn bản 1042 của C67 là “nếu đúng là nhà báo thì tập hợp thông báo cho cơ quan chủ quản”, theo Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật là không phù hợp với nhiệm vụ của lực lượng CSGT đang tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm giao thông.

Theo đánh giá của Cục Kiểm tra văn bản, quay phim hay chụp ảnh CSGT khi đang thực thi công vụ không phải là ghi hình ảnh riêng tư của một hay một vài cá nhân cụ thể, không thuộc phạm trù bí mật đời tư theo quy định của Bộ Luật Dân sự. Đây thực chất là ghi hình người thi hành công vụ của cơ quan, cá nhân đại diện cho Nhà nước tại nơi công cộng (công khai) là bình thường, không cần phải được CSGT hay bất kỳ cá nhân nào có mặt ở nơi công cộng này “cho phép”. “Nhờ những hoạt động giám sát đó mà những hình ảnh đẹp của lực lượng CSGT được tôn vinh, những sai phạm được kịp thời phát hiện, xử lý” - ông Sơn nói.

Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật khẳng định: Xét về thẩm quyền thì những nội dung liên quan đến việc định “quay phim, chụp ảnh hoạt động tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm khi chưa được phép đồng ý của CSGT đang làm nhiệm vụ” cũng như việc xác định người quay phim, chụp ảnh là “nhà báo” hay “giả danh nhà báo” tại văn bản 1042 không thuộc thẩm quyền quy định của một lãnh đạo C67.

“Chúng tôi thấy rằng công văn 1042 có nhiều nội dung có dấu hiệu sai trái cần phải được xử lý”- TS Lê Hồng Sơn nói và cho biết việc xử lý văn bản này trước hết thuộc thẩm quyền của Bộ Công an (C67, Vụ Pháp chế, lãnh đạo Bộ Công an). Trường hợp Bộ Công an không xử lý thì Bộ Tư pháp sẽ thực hiện trách nhiệm kiểm tra, xử lý theo quy định của Chính phủ.



T.Kha
 
Chi Hội Trưởng S.O.S
8/1/11
21.506
163.475
113
12
tp HCM
trenduonggiobui.wordpress.com
An tâm đi các bác, chẳng qua mấy thằng tham mưu của ông cục lo chạy chức mà lên nên không đủ trình viết rõ ý của công văn nội bộ "kiên quyết ngăn chặn đấu tranh chống bọn xấu giả danh nhà báo để quay phim chụp ảnh CSGT rồi lại dùng làm tư liệu bôi nhọ, khống chế, tống tiền CSGT như các vụ vừa qua" (các bác tự "sợt" nhé) ở Đà Nẵng, Đồng Nai, Lâm đồng....đó mà!
Bác Ls Công phân tích em phục sát đất! (là S.O.S 149. xe_online (Luật sư - Chi Hội Trưởng FFC 090 663 3168. KV hỗ trợ : Q1,4,3...SG nói chung. Nếu có các việc liên quan đến pháp lý phát sinh từ những trục trặc trên, làm việc với các cơ quan NN ...)
(Lưu ý: công văn nội bộ là tài liệu nghiệp vụ của ngành. Tuyệt đối không phải chỗ cho "bên ngoài" bàn tán. những công văn này không phải là văn bản pháp luật)
 
Last edited by a moderator:
c51 confirmed
Hạng C
7/8/11
648
693
93
Phải sửa thôi, nhưng sửa như thế nào cần phải xem lại. Riết một hồi không biết mình sẽ TIN vào đâu nữa:(
 
c51 confirmed
Hạng C
7/8/11
648
693
93
Phải sửa thôi, nhưng sửa như thế nào cần phải xem lại. Riết một hồi không biết mình sẽ TIN vào đâu nữa:(
 
Hạng D
17/12/07
3.202
63
48
c51 nói:
Phải sửa thôi, nhưng sửa như thế nào cần phải xem lại. Riết một hồi không biết mình sẽ TIN vào đâu nữa:(


- Xem xét lại thì biết chừng nào mới xem và xét đây ^^
 
Tập Lái
26/8/10
37
3
8
39
Sau khi đọc toàn bộ văn bản nội bộ này em không hiểu văn bản này nói về vấn đề gì, tất cả đều chung chung nếu cấm thì cấm những trường hợp nào có vi phạm luật quyền công dân hay không, luật báo chí hay không hay chỉ làm thuận lợi cho những con sâu càng rầu thêm nồi canh phát luật hay không.