Hạng C
7/4/13
863
625
93
Bài viết này đúng. Em chỉ bổ xung thêm một ý: Khoảng cách dừng lại sau khi đạp thắng được tính dựa trên giả định tài xế đạp thắng với lực tối đa. Nếu phanh nhẹ để giảm tốc từ từ thì quãng đường này còn nhiều hơn. Nếu nhà nước Việt Nam không thay đổi quy định này thì ở các giao lộ sẽ thường xuyên nghe tiếng thắng gấp két két, tiếng đùng đùng tông xe, hoặc các xe tới gần giao lộ sẽ bò 5km/h để khi thấy đèn vàng còn kịp thắng gấp dừng lại.

Sống chết mặc bây, tiền quan quan bỏ túi. Chỉ khổ cho dân đen thôi. Haiz
:3dbuonngu:
 
Hạng C
15/11/11
810
925
93
Cái camera hành trình giờ có tác dụng quay lại đèn xanh vàng đỏ và hướng quay luôn tập trung vào cột đèn tín hiệu giao thông để khỏi phải cãi nhau với các anh xxx.
 
  • Like
Reactions: CuongVo Euro
Hạng C
7/4/13
863
625
93
Bây giờ các chốt giao thông tiết kiệm lắm, không có gắn đồng hồ đếm ngược. Ra xử phạt đèn vàng không biết sao tài xế thắng kịp vừa thấy xanh chuyển qua vàng và 2s sang đỏ là bể đích xe như chơi. Haiz. E không chính xác lắm nhưng có thể khoảng 80% chốt đèn đỏ không có đồng hồ đếm ngược (hoặc hư không mở, không có luôn).
Bây giờ ra đường cứ như chơi trò chơi vào ma trận, hai mắt căn ra nhìn bảng và đèn giao thông.
 
  • Like
Reactions: CuongVo Euro
Hạng C
7/4/13
863
625
93
Sẵn cho e hỏi vui câu, e chạy xe giả thuyết là vượt qua vạch nhưng đèn chưa qua vàng và đỏ (ví dụ còn 1s qua vàng đỏ), qua đến giao lộ xxx thổi quét.... Bla bla...vượt đèn vàng. .....đòi thu bằng lái và phạt...Lúc đó ta phải đối chất với tình huống thế nào???
Mình không vượt, xxx nói vượt....sẽ giải quyết ra sao... Có đề nghị xxx xin vài tấm ảnh được không các bác.
E xin cảm ơn:3dnhacnon:
 
Hạng F
Super Moderators
11/2/15
7.925
19.002
113
Lâm Đồng
Ý nghĩa khoa học của việc quy định thời lượng cần thiết của đèn tín hiệu màu vàng được xác định như sau: Khi lái xe đến nút giao phát hiện có tín hiệu đèn màu vàng sẽ nhanh chóng đạp phanh để dừng lại trước vạch dừng.

Ô tô không dừng được ngay mà phải di chuyển một đoạn đường là quãng đường phanh. Chiều dài quãng đường phanh phụ thuộc vào loại ô tô, chất lượng hệ thống phanh, tình trạng mặt đường và khả năng phản ứng của lái xe.

Chúng ta có thể tính toán được quãng đường phanh và thời gian phanh của ô tô khi phanh với gia tốc 4m/s² (phanh gấp) theo TCVN 5658-1992 như bảng dưới đây:

[xtable=skin1|border:0|cellpadding:0|cellspacing:0|414x74]
{tbody}
{tr}
{td=top}Vận tốc bắt đầu phanh
(vận tốc vào nút giao) (km/h){/td}
{td=top}20{/td}
{td=top}30{/td}
{td=top}40{/td}
{td=top}50{/td}
{td=top}60{/td}
{/tr}
{tr}
{td=top}Quãng đường phanh(m){/td}
{td=top}7,6{/td}
{td=top}14,3{/td}
{td=top}22,9{/td}
{td=top}33,5{/td}
{td=top}46{/td}
{/tr}
{tr}
{td=top}Thời gian phanh (s){/td}
{td=top}2,08{/td}
{td=top}2,7{/td}
{td=top}3,47{/td}
{td=top}4,17{/td}
{td=top}4,7{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Mối quan hệ giữa quãng đường phanh phụ thuộc vào vận tốc bắt đầu phanh thể hiện rằng, tất cả những ô tô cách vạch dừng một khoảng cách như quãng đường phanh hoặc ngắn hơn, khi đang chuyển động với vận tốc tương ứng sẽ chắc chắn không thể dừng lại trước vạch dừng và đồng nghĩa với việc vượt đèn vàng.

Như vậy, người lái xe có ý thức tuân thủ luật giao thông, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ giỏi vẫn phải vượt đèn vàng, chính vì lẽ đó mà phạt lỗi vượt đèn vàng là không thực tiễn không đúng với ý nghĩa khoa học của việc quy định thời lượng cần thiết của đèn vàng.


Theo TS. Khương Kim Tạo
 
  • Like
Reactions: CuongVo Euro