Hạng B1
10/3/12
54
4
0
<h1>Phòng chống cháy xe, chống… chuột trước!</h1>



dvt1325551690_da474.jpg

<h2>
logo2.jpg
- Là động vật thích môi trường khô, ấm, kín đáo nên các hốc, không gian rỗng trên ôtô, xe máy luôn là "miền đất hứa" của chuột.</h2> Chuyện không chỉ riêng tài xế nào, đặc biệt vào những ngày mùa đông mưa phùn lạnh lẽo lũ chuột nhắt luôn tìm 1 chỗ ấm để “vui chơi”, chỗ ấm trong khoang máy xe bạn cũng là một nơi lý tưởng như thế.

Vấn đề này luôn khiến bất kỳ tài xế nào phải đau đầu bởi dù xe để trong nhà hay ngoài bãi giữ xe đều là môi trường vô cùng thích hợp cho chuột. Chuột có thể vào khoang máy xe ô tô, khi đó loài gặm nhấm này sẽ không tha những vật liệu mềm trong khoang máy như: dây điện, cao su… gây chập điện, chết máy và gây nổ bugi.

Một số trường hợp dây điện bị cắn sẽ đứt hoàn toàn, biểu hiện ngay ra bên ngoài qua các hiện tượng: xe không nổ được máy, mất đèn, còi không hoạt động… Nhưng đáng lo là hiện tượng dây bị cắn mất phần vỏ nhựa bảo vệ nếu không được bảo dưỡng khắc phục kịp thời thì sẽ rất khó để phát hiện ra. Trong trường hợp này, khi xe khởi động hoặc đi qua đường xóc rất dễ xảy ra hiện tượng chạm mát, chập điện. Hệ thống điện trên xe máy thường nối mát thân (cực âm của bình điện nối ra khung), Xe bị rung khi động cơ làm việc hoặc đi trên đường xóc có thể khiến dây dương hở lõi chạm mát, chập điện xuất hiện. Cường độ dòng tăng cao, lõi dây nóng nên. Tại những nơi có điện trở cao như vị trí tiếp xúc hay mối nối, nhiệt sinh ra nhiều hơn. Nhiệt nóng làm chảy, thậm chí cháy cả vỏ cách điện.

Lexus-chay_cdc84.JPG
Như Tiến sĩ Lê Anh Tuấn, Phó Viện trưởng Viện Cơ khí Động lực, Đại học Bách Khoa nhận định, hầu hết vụ cháy đều bắt nguồn từ hệ thống điện và hệ thống xả của động cơ. Hiện tượng chập điện có thể do chuột cắn dây dẫn hoặc có thể do hệ thống dẫn nguyên liệu bị rò rỉ.

Theo thống kê của Sở Cảnh sát PCCC Hà Nội thì trong năm 2011 trên địa bàn thủ đô đã xảy ra đến 40 vụ cháy ôtô, xe máy. Những vụ cháy xe ô tô gần đây không chỉ với xe cũ mà còn cả những xe đời mới, như vụ cháy ô tô Lexus RX 350 lúc 10h sáng ngày 2/3 vừa qua. Tuy nguyên nhân chưa được xác định rõ ràng nhưng đó cũng là lời cảnh báo về chăm sóc và bảo dưỡng xe.
Ngoài ra, ở xe ô tô, khoang máy không kín, thường có thông với khoang lái, chuột nhắt có thể chui vào ghế lái, không chỉ tha theo vô số phiền phức mà còn gây mất vệ sinh, bệnh tật. Như anh Thành ( Tây Hồ, Hà Nội ) hiện đang sở hữu 1 chiếc Camry 2.4 đã than phiền với chúng tôi về tổ chuột trên xe mình, thậm chí mỗi khi vào xe đều có mùi thức ăn và mùi phân chuột trên xe, đi xe điều hoà sau 15 phút mới hết mùi.
Để tránh hiện tượng chuột chui vào xe, Autopro đưa ra một số cách có thể hạn chế vấn đề này:

Cách 1: Bảo dưỡng thường xuyên

Bảo dưỡng xe định kỳ giúp là giải pháp cần thiết để phát hiện sớm những vị trí hở điện dễ phát sinh cháy nổ. Bảo dưỡng xe cũng là cách để bạn triệt tiêu những nguy cơ tác hại từ loại động vật nhiều tác hại là chuột nhắt.

Thông thường những xe không được bảo dưỡng thường là môi trường làm tổ vô cùng lý tưởng cho bọn chuột. Nếu bạn thường xuyên bảo dưỡng và giữ vệ sinh cho xe, hạn chế những hoạt động gây mất vệ sinh cho xe như để lại thức ăn thừa trên xe, ăn vặt trên xe...sẽ góp phần tẩy chay chuột khỏi xe của bạn.

Hơn nữa, việc bảo dưỡng xe thường xuyên còn giúp bạn có thể kịp thời phát hiện những nguy cơ gây cháy xe, hỏng xe.
Cách 2: Sử dụng băng phiến, long não
Chuẩn bị:
- Dây dù loại nhỏ
- Băng phiến (loại to tròn): 01 túi - giá khoảng 30.000 đ/ 1 túi - 10 viên.

12222_fb98c.jpg
Thực hiện:
- Cắt dây dù thành từng đoạn dài khoảng 30cm để đan túi lưới, lượng nhiều hay ít tùy thích, số lượng dây phải là số chẵn.
- Đan thành túi sau đó cho băng phiến vào, buộc miệng túi lại như hình sau:
Sử dụng:
- Mỗi khi dừng xe, để qua đêm, lái xe mở nắp khoang máy rồi treo túi băng phiến vào bất kỳ chỗ nào trong khoang máy (nên tránh để túi tiếp xúc trực tiếp với bề mặt máy vì rất nóng)
- Trước khi khởi động xe để đi tiếp lưu ý lấy túi băng phiến ra, cho vào túi nilông, buộc chặt lại, để ở ngăn đựng găng tay hoặc hốc để đồ ở cánh cửa bên lái để tiện lấy ra.
Cách 3: Sử dụng máy đuổi chuột cho ô tô

Máy hoạt động dựa trên nguyên tắc phát sóng siêu âm ở tần số trong dải 22 – 60kHz, không gây ồn, và không có tác dụng gì đến con người. Máy sẽ tự bật khi tắt khoá điện. Giá máy khoảng 600 nghìn đồng. Bạn có thể tìm mua tại các cửa hàng nội thất ô tô.

mayduoichuot_d6728.jpg
Lưu ý:

- Khi sử dụng băng phiến chống chuột nên sử dụng dây dù vì loại này khá dai, nếu có để quên khi đi xe cũng có thể chịu được trên dưới 100km.
- Không sử dụng hóa chất: Thuốc xịt côn trùng, RP7… thiết kế phần khoang lái và khoang máy không kín có thể ảnh hưởng đến lái xe.
- Ngoài ra, cần phải mở nắp capo kiểm tra và bảo dưỡng thường xuyên để đảm bảo không có dấu hiệu của chuột.
- Khi trên xe nên hạn chế ăn vặt và thường xuyên lau dọn xe sạch sẽ.
Chúc các bạn thành công​



Nguồn: auto pro.com. vn
 
  • Like
Reactions: nt.08437
Hạng D
27/4/10
2.388
1
38
49
Còn xe của em để dưới hầm cc, để tránh các bác "nhỏ nhỏ" em làm bộ lưới mắc cáo, mỗi lần đi về rào lưới lại là ok.
 
Hạng B2
10/10/11
142
12
18
49
không biết có bán máy đuổi xxx không các bác. em càn 1 cái hehe
 
Hạng B2
6/8/10
146
4
18
1 bác bên FORD chỉ em nướng củ gừng, bỏ vào khoang xe là hết chuột, có thể sử dụng vài tháng. Băng phiến hông ép phê với mấy bác Tí cho lắm.
 
Hạng D
21/6/09
1.810
80
48
TP Mai anh đào
Nhà em có mấy con mèo của hàng xóm chuyên sang rình con chim em nuôi, đôi khi mèo leo lên cả nóc ô tô. Mấy lần em tính bắt mèo làm món "tiêu3 hổ" để trừ mối nguy cho con chim nhưng sợ chuột vào xe nên thôi, coi mấy con mèo là bạn vậy.
 
Hạng F
6/12/08
9.717
33
48
Ukraine
em để xe ở bãi , vì có đợt đi công tác dài hạn giờ có chú chuột làm nhà trong khoang máy . Làm đủ cách chưa đuổi được , còn một cách đổi bãi xe mà chưa tìm được chỗ . Thiệt hại : 2 lần bị cắn đứt dây đèn . Hic
 
Hạng D
14/2/11
2.611
4.621
113
manhodessa nói:
em để xe ở bãi , vì có đợt đi công tác dài hạn giờ có chú chuột làm nhà trong khoang máy . Làm đủ cách chưa đuổi được , còn một cách đổi bãi xe mà chưa tìm được chỗ . Thiệt hại : 2 lần bị cắn đứt dây đèn . Hic
khi nào bác đi công tác đưa xe em giữ cho:D