Hạng F
21/12/12
9.912
2.760
113
Bác này chắc hay vào OS, thấy lý luận thuộc lòng bài của Osers mà.

Chắc dính đoạn này:
"Qua điều tra, công an xác định, Minh không chấp hành yêu cầu của lực lượng cảnh sát 113. Minh còn la hét công an giật ĐTDĐ, gây mất trật tự an ninh địa phương nên bị xử phạt vào lỗi chống người thi hành công vụ".

Nếu xác định được 113 không có "công vụ" thì sẽ không còn tội. Hoặc chuyển sang tội "gây rối trật tự công cộng" do kích động la hét gì đó.

Còn xác định 113 có công vụ hay không thì chúng ta phải xét kỹ nhỉ. Chưa biết còn văn bản nào cho họ quyền dừng xe hay không? Như trích dẫn trên thì cũng có thể có hỉ?

forzet nói:
http://nld.com.vn/ban-doc/ai-duoc-xu-phat-vi-pham-giao-thong--20131104081157456.htm

* Cụ thể, lực lượng CSGT, cảnh sát 113, công an phường được dừng xe và xử phạt trong trường hợp nào?
- Lực lượng CSGT, cảnh sát 113, công an phường được dừng xe và tiến hành xử phạt đối với các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ của người và phương tiện tham gia giao thông quy định cụ thể tại khoản 2 và khoản 3 điều 47 Nghị định 34 ngày 2-4-2010 của Chính phủ - đã sửa đổi, bổ sung theo Nghị định 71 ngày 19-9-2012 của Chính phủ, gồm: dừng, đỗ xe không đúng nơi quy định; điều khiển xe mà có nồng độ cồn trong máu vượt quá quy định; lưu thông đường cấm, ngược chiều; không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông…


tất nhiên là giờ theo NĐ 171, mà NĐ mới này chưa thấy nêu gì về thẩm quyền "dừng xe" hay "công vụ" của 113 cả.

Trong Luật GTĐB thì có quy định chung chung, giao cho CP:
Điều 87. Tuần tra, kiểm soát của cảnh sát giao thông đường bộ
...
3. Chính phủ quy định việc huy động các lực lượng cảnh sát khác và công an xã phối hợp với cảnh sát giao thông đường bộ tham gia tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ trong trường hợp cần thiết.
 
Last edited by a moderator:
Hạng C
24/6/07
879
6.261
93
41
pyben nói:
Nhiều khi bị chặn lại cứ nghĩ là lỗi giao thông. Kiểm tra hành chính là chuyện thường và cũng chả liên quan gì tới giao thông cả. Nếu bác Minh này cứ có 1 câu "Em bị lỗi gì" thì sẽ không có câu trả lời vì đâu có lỗi gì đâu! Trường hợp này chỉ cần đưa CMND ra là được đi thôi.

Thế thằng Cướp nó chặn lại thì bác sẽ làm sao?

Công An và Cướp nó chỉ khác nhau ở Giấy Phép thôi!
 
  • Like
Reactions: tư sài gòn
Hạng B2
17/11/13
182
579
113
TP.HCM
Chắc bác Minh này ko mang giấy tờ theo nên định cãi lại để được đi nè. Thông tư 65 có quy định cs113 được phép dừng xe (cụ thể trong bài báo ghi là yêu cầu xuất trình giấy tờ, thời gian là ban đêm, đây là cái bất lợi cho bác Minh), việc học theo OS mở đt quay clip mà quên là đang làm việc với 113 chứ ko phải csgt, dĩ nhiên là bị "ăn hành" liền vì họ "có quyền". Qua bài này, thêm những bài khác trên OS em thấy khi làm việc với cs các bác ko nên nóng nảy lớn tiếng, thay vào đó hãy cố gắng thật bình tĩnh, tự tin là họ sẽ tự động "ngán" mình à. Bác tintruc và bác Túi Khí có nhiều bài trên OS rồi, em hóng các bác vô bình luận thêm. :-D
P.S. Em nghĩ lều báo phóng tinh viết thiếu thông tin hoặc chưa chính xác nên sẽ dễ gây dư luận trái chiều.
 
Hạng B2
5/12/12
239
22
18
TPHCM
pyben nói:
Nhiều khi bị chặn lại cứ nghĩ là lỗi giao thông. Kiểm tra hành chính là chuyện thường và cũng chả liên quan gì tới giao thông cả. Nếu bác Minh này cứ có 1 câu "Em bị lỗi gì" thì sẽ không có câu trả lời vì đâu có lỗi gì đâu! Trường hợp này chỉ cần đưa CMND ra là được đi thôi.
Mà sao CS 113 ko nõi rõ là kiểm tra hành chính thì vui vẻ rồi ,đằng này còn rút chìa khóa xe ( chúa ghét cải trò này )
Em đi đêm về gặp CSCD ngoắc vào ,hỏi có gì ko anh thì được trả lời KTHC xuất trình đầy đủ giấy tờ thì đi thôi

 
Hạng F
21/12/12
9.912
2.760
113
Về "thẩm quyền xử phạt" của 113 thì NĐ171 có quy định khá rộng:
Điều 68. Phân định thẩm quyền xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt
4. Cảnh sát trật tự, Cảnh sát phản ứng nhanh, Cảnh sát cơ động, Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao có liên quan đến trật tự an toàn giao thông đường bộ, đường sắt có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định tại các điểm, khoản, điều của Nghị định này như sau:
a) Điểm đ, Điểm i Khoản 1; Điểm g, Điểm h Khoản 2; Điểm b, Điểm d, Điểm đ, Điểm e Khoản 3; Điểm a, Điểm b, Điểm d, Điểm đ, Điểm e, Điểm h Khoản 4; Điểm b Khoản 5; Điểm b, Điểm d Khoản 7; Khoản 8; Khoản 9; Khoản 10 Điều 5;
b) Điểm e Khoản 2; Điểm a, Điểm đ, Điểm e, Điểm h, Điểm i, Điểm k, Điểm l, Điểm o Khoản 3; Điểm b, Điểm c, Điểm đ, Điểm e, Điểm g, Điểm i, Điểm k, Điểm m Khoản 4; Điểm b, Điểm d, Điểm đ Khoản 5; Điểm a, Điểm b, Điểm e Khoản 6; Khoản 7; Khoản 8; Khoản 9 Điều 6;
c) Điểm b, Điểm d, Điểm đ, Điểm e, Điểm h, Điểm i Khoản 2; Điểm b, Điểm d, Điểm đ Khoản 3; Điểm d, Điểm e, Điểm g Khoản 4; Điểm b, Điểm c Khoản 5; Điểm a Khoản 6; Khoản 7; Khoản 8 Điều 7;
d) Điểm c, Điểm e, Điểm g Khoản 1; Khoản 2; Khoản 3; Khoản 4 Điều 8;
đ) Điều 9, Điều 10, Điều 11, Điều 12;
e) Khoản 1, Khoản 2, Khoản 4, Khoản 5 Điều 15;
g) Điều 18, Điều 20;
h) Điểm b Khoản 3; Điểm a, Điểm b, Điểm c, Điểm đ, Điểm e Khoản 5; Điểm a, Điểm b, Điểm c Khoản 6 Điều 23;
i) Điều 26, Điều 29;
k) Khoản 4, Khoản 5 Điều 31; Điều 32, Điều 34;
l) Điều 46, Điều 48, Điều 49, Điều 50, Điều 51, Điều 66, Điều 67.
 
Hạng F
21/12/12
9.912
2.760
113
vhnamanh nói:
Chắc bác Minh này ko mang giấy tờ theo nên định cãi lại để được đi nè. Thông tư 65 có quy định cs113 được phép dừng xe (cụ thể trong bài báo ghi là yêu cầu xuất trình giấy tờ, thời gian là ban đêm, đây là cái bất lợi cho bác Minh), việc học theo OS mở đt quay clip mà quên là đang làm việc với 113 chứ ko phải csgt, dĩ nhiên là bị "ăn hành" liền vì họ "có quyền". Qua bài này, thêm những bài khác trên OS em thấy khi làm việc với cs các bác ko nên nóng nảy lớn tiếng, thay vào đó hãy cố gắng thật bình tĩnh, tự tin là họ sẽ tự động "ngán" mình à. Bác tintruc và bác Túi Khí có nhiều bài trên OS rồi, em hóng các bác vô bình luận thêm. :-D
P.S. Em nghĩ lều báo phóng tinh viết thiếu thông tin hoặc chưa chính xác nên sẽ dễ gây dư luận trái chiều.
TT65 có vài thứ liên quan:

Điều 2. Đối tượng áp dụng
Thông tư này áp dụng đối với:
1. Sĩ quan, hạ sĩ quan Cảnh sát giao thông đường bộ (sau đây viết gọn là cán bộ) thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ.
2. Công an các đơn vị, địa phương có liên quan.
3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động giao thông đường bộ trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.


Điều 5. Quyền hạn
1. Được dừng các phương tiện đang tham gia giao thông đường bộ; kiểm soát phương tiện, giấy tờ của phương tiện; kiểm soát người và giấy tờ của người điều khiển phương tiện, giấy tờ tùy thân của người trên phương tiện đang kiểm soát, việc thực hiện các quy định về hoạt động vận tải đường bộ theo quy định pháp luật.
2. Xử lý các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và an ninh, trật tự, an toàn xã hội theo quy định của pháp luật.
3. Được áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm cho việc xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật; tạm giữ giấy phép lái xe, giấy chứng nhận đăng ký xe và giấy tờ khác có liên quan đến phương tiện, người điều khiển phương tiện hoặc những người trên phương tiện khi có hành vi vi phạm pháp luật, giấy tờ liên quan đến hoạt động vận tải để bảo đảm cho việc thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.
4. Được yêu cầu cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân phối hợp, hỗ trợ giải quyết tai nạn giao thông; ùn tắc, cản trở giao thông hoặc trường hợp khác gây mất trật tự, an toàn giao thông.
5. Được sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ và phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ theo quy định của pháp luật.
6. Được trưng dụng các loại phương tiện giao thông; phương tiện thông tin liên lạc; các phương tiện, thiết bị kỹ thuật khác của cơ quan, tổ chức, cá nhân và người điều khiển, sử dụng các phương tiện, thiết bị đó theo quy định của pháp luật.
7. Tạm thời đình chỉ đi lại ở một số đoạn đường nhất định, phân lại luồng, phân lại tuyến và nơi tạm dừng phương tiện, đỗ phương tiện khi có ách tắc giao thông hoặc có yêu cầu cần thiết khác về bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
8. Thực hiện các quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
 
Tập Lái
31/12/13
24
0
0
pyben nói:
Nhiều khi bị chặn lại cứ nghĩ là lỗi giao thông. Kiểm tra hành chính là chuyện thường và cũng chả liên quan gì tới giao thông cả. Nếu bác Minh này cứ có 1 câu "Em bị lỗi gì" thì sẽ không có câu trả lời vì đâu có lỗi gì đâu! Trường hợp này chỉ cần đưa CMND ra là được đi thôi.


Bác mà bị mấy thằng trẻ trâu giả danh Công An nó hù cho cái chắc cống nó hết tiền trong ví nhỉ.
1. tinmoi.vn/gia-danh-canh-sat-de-phat-tien-nguoi-vi-pham-luat-giao-thong-01798123.html
2. vietbao.vn/An-ninh-Phap-luat/Gia-danh-canh-sat-giao-thong-phat-tien-dan-thuong/10875632/218/
....

Luật quy định rõ ràng là dân được hỏi lỗi gì, nếu kiểm tra hành chính thì nói kiểm tra hành chính, đằng này bọn xxx này không nói gì.
 
Hạng D
8/5/09
2.555
362
83
51
Cả 2 bên đều có những hành động tự phát, dĩ nhiên là sai. Rút chìa khóa là 1 trong những hành động tự phát
 
Hạng F
21/12/12
9.912
2.760
113
Đầu Bạc nói:
Mất dân chủ quá!
Cũng chưa kết luận được đâu bác nhỉ. Em nghĩ do cách xử sự mà ra.

Nếu xuống cứ nhẹ nhàng hỏi bị dừng lỗi gì, nếu ngoài mấy lỗi ở điều 68 NĐ 171 phía trên, hoặc trong điều 168 nhưng k vi phạm thì "thôi cho em đi nhé" chắc cũng không sao.

Bác này chắc hoành tráng, tự tin quá mức, nghĩ chắc 113 không có quyền dừng xe, kích động, la lối om xòm nên mới mệt thôi. Chứ nhẹ nhàng tình củm chắc cũng được "dân chủ" mà đi thôi.

Còn chuyện 113 có nói gì k ta cũng chẳng biết, nghe báo hay bác Minh kia nói cũng chẳng tin, hoặc 113 nói sao cũng chẳng có gì làm chứng nhỉ.

Chắc k phải ông phucminh nhà OS, hehe. Ông này cũng hay cà khịa xxx nè.
 
Last edited by a moderator: