Hạng D
2/12/03
1.801
4.309
113
Vietnam
Trước nguy cơ "đóng cửa" tuyến buýt điện đầu tiên của TP.HCM, Sở GTVT TP đề xuất UBND TP xem xét, nâng tỷ lệ trợ giá cho tuyến buýt điện D4 lên khoảng 64,8%, thay vì trước đó là 44,1% để hỗ trợ doanh nghiệp duy trì hoạt động.

bus điện 1.jpg

Tuyến D4 là buýt điện đầu tiên trong 5 tuyến được đưa vào thí điểm ở TP.HCM. Ảnh: Duy Anh

Sau hơn một năm thí điểm, tuyến buýt điện đầu tiên của TP.HCM (tuyến D4) báo lỗ gần 30 tỷ đồng. Công ty VinBus có khả năng phải xin ngừng hoạt động tuyến buýt điện này vào cuối năm nay.

Phản hồi vấn đề này tại buổi họp báo chiều 23/11, đại diện Sở GTVT TP.HCM cho biết đơn vị đã báo cáo, đề xuất UBND TP xem xét, điều chỉnh tỷ lệ trợ giá phù hợp tương đương tỷ lệ trợ giá bình quân của hệ thống xe buýt (khoảng 64,8%, trước đó là 44,1%).

Việc này nhằm kịp thời tháo gỡ các khó khăn và khuyến khích đơn vị quan tâm hoạt động vận tải hành khách công cộng sử dụng năng lượng xanh.

Theo kế hoạch, 5 tuyến buýt điện ở TP.HCM sẽ triển khai thí điểm trong vòng 24 tháng (từ thời điểm các tuyến đi vào hoạt động). Công ty TNHH dịch vụ vận tải sinh thái VinBus là đơn vị vận hành các tuyến buýt này.

Hồi tháng 3/2022, tuyến buýt điện D4 (Vinhomes Grand Park - bến xe buýt Sài Gòn) đi vào hoạt động. 9 tháng đầu năm nay, buýt điện D4 thực hiện 28.842 chuyến, chở 819.875 lượt khách.

Lượng khách bình quân mỗi chuyến buýt điện tăng, tuy nhiên doanh thu vẫn không đủ bù chi phí. Theo Công ty VinBus, nguyên nhân lỗ là vì tỷ lệ trợ giá cho tuyến xe buýt điện D4 hiện quá thấp (44,1%). Mức này chỉ bằng khoảng 2/3 so với tỷ lệ giá của tuyến xe buýt sử dụng diesel, CNG (khí nén thiên nhiên).

Việc này dẫn đến Công ty VinBus thua lỗ nặng. Cụ thể lỗ 16,1 tỷ đồng trong năm 2022, còn 8 tháng đầu năm nay (2023) lỗ 12,5 tỷ đồng.

bus điện.jpg

Buýt điện D4 lỗ gần 30 tỷ đồng sau 1,5 năm đưa vào hoạt động. Ảnh: Duy Anh
Vì vậy, VinBus đã đề nghị điều chỉnh tỷ lệ trợ giá cho các tuyến xe buýt điện từ 44,1% lên 64,8%. Mức trợ giá này sẽ bằng tỷ lệ trợ giá bình quân hệ thống các tuyến xe buýt năm 2023.

Nêu trong báo cáo, Vinbus trình bày nếu không được xem xét điều chỉnh và sớm ban hành định mức kinh tế kỹ thuật cho buýt điện, công ty không thể mở tiếp được các tuyến còn lại. Đồng thời Công ty VinBus xin dừng hoạt động của tuyến buýt điện D4 vào cuối năm nay do thua lỗ đã lý giải ở trên.

Tuyến buýt điện đầu tiên có ký hiệu D4 (Vinhome Grand Park - Bến xe buýt Sài Gòn) dài 29km từ TP Thủ Đức đi quận 1 hoạt động từ ngày 8/3. Mức giá 7.000đ/lượt, hoạt động tới 21h hàng ngày.

Ngoài tuyến D4, 4 tuyến còn lại gồm: Vinhome Grand Park - Trung tâm thương mại Emart, dài 27km; Vinhome Grand Park - sân bay Tân Sơn Nhất, 30km; Vinhome Grand Park - bến xe Miền Đông mới, 8,5km; bến xe Miền Đông mới - Khu đô thị Đại học Quốc gia, 10km.

Chủ trương sử dụng xe điện (nhiên liệu sạch) đã được xác định tại Nghị quyết Đảng bộ TP.HCM lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020-2025, với mục tiêu: Đến năm 2025 TP.HCM là đô thị thông minh; phát huy hiệu quả mọi nguồn lực phát triển hệ thống hạ tầng đô thị đồng bộ. Đặc biệt TP phải xây dựng giải pháp đột phá nâng chất lượng vận tải hành khách công cộng, kiểm soát sử dụng phương tiện cơ giới cá nhân, có lộ trình tăng tỷ lệ ô tô điện trên toàn thành phố.

Do đó, Sở GTVT TP.HCM thống nhất đã đề xuất triển khai đưa xe buýt điện vào hoạt động thí điểm trên địa bàn từ tháng 3 năm 2022.
>>> Xem thêm:
Các bác thấy sao về thông tin này?
 
Hạng C
10/2/09
874
1.151
93
Muốn xe buýt phát triển thì chỉ có nước là hạn chế xe máy rồi dần dần cấm luôn, chứ ko có cách nào khác đâu.
 
Hạng D
22/1/19
4.336
7.791
113
Muốn xe buýt phát triển thì chỉ có nước là hạn chế xe máy rồi dần dần cấm luôn, chứ ko có cách nào khác đâu.
đặc thù các đô thị như HN hay tp.HCM mà không có xe 2 bánh là chết chắc. Xe bus, đặc biệt là mấy con bus 50 chỗ như này chỉ phù hợp cho vận chuyển đường dài, ít điểm dừng, hoặc vận chuyển giữa các khu dân cư tập trung (còn gọi là cụm nhà chung cư).
Nên phát triển các loại bus dùng các dòng xe như van 16 chỗ (có cải biến sơ đồ ghế), hoặc các dòng mini van để dáp ứng phần nào lượng dân cư trong hẻm, hoặc xa trung tâm. Hạn chế những loại xe lớn kiểu trên chạy vào trung tâm vì nó thường xuyên không chở full khách nhưng chiếm diện tích mặt đường rất lớn, dễ gây ùn tắc. Xe máy hay xe cá nhân thì không cấm nhưng cần có các chính sách khuyến khích dùng xe công cộng (sau khi chúng đã cơ bản đáp ứng phần lớn nhu cầu di chuyển), bằng cách nâng chi phí sử dụng xe cá nhân trong nội thành và trợ giá cho phương tiện công cộng nhiều hơn lâu nay đã từng làm.
 
Chỉnh sửa cuối:
Hạng D
24/2/20
4.886
8.318
113
37
đặc thù các đô thị như HN hay tp.HCM mà không có xe 2 bánh là chết chắc. Xe bus, đặc biệt là mấy con bus 50 chỗ như này chỉ phù hợp cho vận chuyển đường dài, ít điểm dừng, hoặc vận chuyển giữa các khu dân cư tập trung (còn gọi là cụm nhà chung cư).
Nên phát triển các loại bus dùng các dòng xe như van 16 chỗ (có cải biến sơ đồ ghế), hoặc các dòng mini van để dáp ứng phần nào lượng dân cư trong hẻm, hoặc xa trung tâm. Hạn chế những loại xe lớn kiểu trên chạy vào trung tâm vì nó thường xuyên không chở full khách nhưng chiếm diện tích mặt đường rất lớn, dễ gây ùn tắc. Xe máy hay xe cá nhân thì không cấm nhưng cần có cách chính sách khuyến khích dùng xe công cộng (sau khi chúng đã cơ bản đáp ứng phần lớn nhu cầu di chuyển), bằng cách nâng chi phí sử dụng xe cá nhân trong nội thành và trợ giá cho phương tiện công cộng nhiều hơn lâu nay đã từng làm.
Nhớ cách đây 10 năm đi xe buýt daisu từ an sương về suối tiên phà phà luôn.
 
  • Like
Reactions: quangnguyen19
Hạng B2
18/3/15
372
551
93
Cái này nghe mùi quen, không biết có phải là "qua cầu rút ván" không các bác!? Vẽ ra xe bus điện tiện nghi an toàn văn minh tiết kiệm xong lỗ quá xin dẹp, chắc chuẩn bị chuyển qua xe...hydro!?
 
Hạng C
15/1/22
831
1.210
93
48
Cái này nghe mùi quen, không biết có phải là "qua cầu rút ván" không các bác!? Vẽ ra xe bus điện tiện nghi an toàn văn minh tiết kiệm xong lỗ quá xin dẹp, chắc chuẩn bị chuyển qua xe...hydro!?

Uh, tui cũng "nghi ngờ" lắm, vì lý do không lọt tai:
1/ Nghe nói xe bus điện thì vừa sạch, vừa chi phí vận hành thấp mà giờ muốn trợ giá ngang với xe bus xăng/diesel là sao?
2/ Xe bus này ra đời phục vụ chủ yếu các cụm dân cư Vin, thì sao đòi ngân sách trợ giá ngang với các tuyến công cộng được?
 
Hạng C
15/1/22
831
1.210
93
48
Trước nguy cơ "đóng cửa" tuyến buýt điện đầu tiên của TP.HCM, Sở GTVT TP đề xuất UBND TP xem xét, nâng tỷ lệ trợ giá cho tuyến buýt điện D4 lên khoảng 64,8%, thay vì trước đó là 44,1% để hỗ trợ doanh nghiệp duy trì hoạt động.

Ủa, vậy chi phí vận hành xe điện không rẻ hơn xe xăng á?
 
  • Like
Reactions: quangnguyen19
Hạng C
28/6/13
962
1.229
113
HCM
Uh, tui cũng "nghi ngờ" lắm, vì lý do không lọt tai:
1/ Nghe nói xe bus điện thì vừa sạch, vừa chi phí vận hành thấp mà giờ muốn trợ giá ngang với xe bus xăng/diesel là sao?
2/ Xe bus này ra đời phục vụ chủ yếu các cụm dân cư Vin, thì sao đòi ngân sách trợ giá ngang với các tuyến công cộng được?
1. Chi phí đầu tư ban đầu cao hơn xe chạy dầu hay xăng nhiều. Muốn được sạch sẽ, phục vụ tốt thì chi phí vận hành (lương cho tài xế, nhân viên trên xe, hệ thống vận hành) cũng phải cao hơn chứ.
2. Cư dân Vin thì cũng là người dân thôi anh. Họ cũng đóng góp vào ngân sách chung của đất nước mà. Trên tuyến đường đi của xe buýt này thì cư dân hay ko phải cư dân Vinhomes thì cũng đi xe buýt này như bình thường thôi anh, họ ko kiểm tra thẻ cư dân.
 
  • Like
Reactions: buffet