TÂY BẮC DU KÍ
PHẦN 2: ĐÊM TRÊN THƯỢNG NGUỒN SÔNG ĐÀ

Các bác ạ, Sông Đà đẹp & hùng vĩ vô vàn, êm đềm vào mùa khô (tháng 12 đến tháng 5) nước xanh ngăn ngắt, nhiều chỗ rất nông! Ẫy vậy mà bỗng rùng mình, đục ngầu, hung dữ vô vàn vào mùa mưa, mùa lũ (từ tháng 6 đến tháng 11 hàng năm)! Hiện nay, các thủy điện lớn thi nhau hoàn thành (từ thủy điện Hòa Bình từ những năm cuối thế kỉ trước, rồi bây giờ là thủy điện Sơn La, và Lai Châu sắp xong) đã làm biến đổi hầu hết về hệ sinh thái, dòng chảy của Sông Đà! Ôi, đâu còn cảnh hùng vĩ dòng nước cuồn cuộn, đâu còn cảnh xanh ngăn ngắt của dòng sông khi mùa khô tới. Tất cả chỉ còn tĩnh lặng, nước thủy điện dâng cao làm thay đổi vạn vận!

Hiện tại giờ chỉ còn đi từ thủy điện Lai Châu ngược lên thượng nguồn là còn gặp Sông Đà nguyên vẻ hoang sơ, ấy nhưng chỉ 1 năm nữa thôi, cả bản Nậm Củm cũng phải di dân lên vị trí mới, cao hơn để tránh dòng nước ngập. Em thật may mắn, được đi trước khi cái chuyện tồi tệ ấy xảy ra, và càng may mắn hơn khi thực hiện chuyến đi trước vào tháng 4/2013, thời điểm sông Đà xanh ngắt 1 màu. Chuyến này (tháng 5/2013), sông Đà đã khác so với 1 tháng trước, nước bắt đầu đục hơn, dâng cao hơn, bắt đầu xuất hiện những ghềnh thác! Và đến giữa tháng 6, khi mùa mưa kéo dài, sông Đà với trở lại đúng hình hài con sông hung dữ bậc nhất Việt Nam. Bao sinh mạng, dù biết bơi, hay bơi rất giỏi đã phải chia tay cuộc đời ở dòng sông hùng vĩ này. Thôi, tả sông Đà thì đã có Cụ Nguyễn Tuân, tác phẩm "Người Lái Đò Sông Đà" là phóng sự hùng tráng nhất! Còn em, hậu bối, đi vãn cảnh & vui chơi, chỉ xin gói gọn mọi ngôn từ trong hành trình của mình, kể lại cho các bác, mang lại cho các bác nhiều tình cảm hơn với Tây Bắc xa xôi này!

Chuyến đi trước, em đã ngồi thuyền chèo tay, tròng trành & nhẹ nhàng với các anh em! Rồi lại đi xuồng máy Yamaha 15 mã lực ngược dòng vun vút. 2 phương tiện, 2 cảm giác khác nhau.
8868177321_dee0cf580f_c.jpg


Vừa rồi bản Nậm Củm đền bù tiền giải tỏa, Thiệu & Thiếc chung tiền mua chiếc máy xuồng này, anh em trên này gọi là máy CO LE, em thì thấy nó giống mấy cái máy xuồng trong miền Nam hay sử dụng! Giá 6 triệu đồng 1 cái, mua ở thị trấn huyện. Chưa bao gồm cần trục chân vịt và vỏ thuyền.

Máy này chỉ 8.9 mã lực, ăn ít xăng, chạy không nhanh, nhưng theo lời Thiệu thì leo thác từ từ nhưng khỏe lắm, khỏe hơn máy Yamaha 15 Mã lực đấy. Mà phụ tùng thay thế dễ kiếm, chân vịt mua có vài chục ngàn/cái. Đi sông Đà thì gãy chân vịt là chuyện...thường ngày vì hay va vào những tảng đá lớn ở lòng Sông. Hẳn các bác còn nhớ anh Thịnh, tay lái xuồng đưa em ngược sông Đà ở chuyến trước. anh Thịnh có 1 chiếc máy Yamaha 45 mã lực, đắt tiền lắm, nhưng bị hỏng chân Vịt, chả kiếm đâu ra mà thay.
8868791338_19c2b2e6ba_z.jpg


Bắt đầu nào, đi kiếm cá thôi. Đoàn chúng em có 4 người, gồm em - Thiệu - Thiếc - và ku Hợp, cháu gọi Thiếc bằng Cậu. Thuyền gỗ khá bé, 4 người ngồi mà tròng trành, tròng trành! Thử sức đầu tiên là cái thác này, nhỏ thôi, nhưng chảy xiết lắm. Em ngồi 1 tay bám chặt mạn thuyền, 1 tay vẫn cầm máy ảnh du lịch Nikon chụp!
Youtube-logo.jpg
Video cho các bác đây: http://www.youtube.com/watch?feature=player_detailpage&v=b72IlJS42Wk
8868176613_20fbca6132_z.jpg


Lúc vào giữa con thác, có lúc thuyền gần như đứng im, ku Thiệu này cái gì cũng hay, từ bắt ong, bắt cá, xẻ gỗ làm nhà....cái gì nó cũng rành! Ì ạch 1 lúc, sang trái, sang phải rồi cũng vượt được thác, đùa chứ, lúc ấy em mới dám thở mạnh. Nghĩ thầm, bây giờ mới là 18h15, trời còn sáng, lát nữa tối mù mịt! Có vấn đề gì thì chỉ có....chết. He he, nhưng dù sao cũng qua thác rồi, ku Thiệu cười xả láng bảo "Em nói rồi mà, máy xuồng này khỏe lắm"....vâng...khỏe. :(

8868789300_c68b48ce9f_z.jpg

Đây rồi, đi 15 phút thì đến những vũng nước êm, đây là khu vực bon em bắt đầu tìm điểm thả lưới. Các bác ạ, VN mới chỉ xây được 3 nhà máy thủy điện dọc suốt sông Đà, nhưng Trung Quốc nó đã xây tới 6 cái liên tiếp nhau ở phía bên kia biên giới. 1 ngày chúng xả nước 1 đến 2 lần, nước về như lũ, dâng nhanh lắm! Chiều nay Thiệu gọi cho mấy người bà con bên sát Trung Quốc thì thấy báo, ĐÃ XẢ! Bọn em tính toán chỉ khoảng 1h nữa là nước dâng, phải làm mọi việc thật nhanh & chính xác, trước khi nước ngập quá cao.
8868788796_a301d7e1a0_z.jpg


Do là thuyền dùng đánh bắt cá, nên vỏ thuyền luôn có 1 lỗ nhỏ để nước vào, giữ cho các sống sau khi bắt. ku Hợp được giao nhiệm vụ ngồi...tát nước ra khỏi thuyền!
8868174859_3aba3ec863_z.jpg


Bọn em mang đi 6 bộ Lưới! bắt đầu thả dọc từ dưới, cứ đi lên 1 đoạn lại thả 1 cái! Khi thả phải buộc 1 đầu lưới vào cành cây hoặc vách đá ven bờ để tránh bị mất lưới. Thiếc & Hợp làm đều tay lắm, nhanh & chính xác! Thiệu thì cầm lái, còn em chỉ ngồi xem & chụp ảnh. Chả dám ngọ nguậy gì vì sợ mất cân bằng, lật thuyền thì nguy.
Youtube-logo.jpg
Có Video hầu các bác đây: http://www.youtube.com/watch?v=xsashi2Kvmo


8868787646_00cb0237b6_z.jpg



Thả đến Lưới thứ 2, bọn em buộc 1 đầu dây vào tảng đá này! Em nghĩ thầm, đèo mẹ, tí nữa tối om, tìm thế quái nào được nhỉ. Rồi lạ tiếp tục ngược dòng, thả nốt 4 lưới còn lại.
8868787036_998f13758e_z.jpg


Lên 1 đoạn thì trời đã tối om, lại gặp thác xiết quá! Xuồng 4 người chắc không vượt nổi, chợt thấy bên bờ cát có tiếng Ve Sầu kêu râm ran, tối qua khi ngồi ăn cơm, anh Thêm & chị Chăn có kể hôm trước vừa đi bắt ve sầu về, gặp mưa ướt hết. Em mới bảo để em & ku Hợp vào bắt Ve Sầu, tối về....rang ăn, còn Thiệu & Thiếc thì vượt thác lên thả nốt lưới đi. He he....nhìn bờ sông tối om, đom đóm lập lòe, em cũng hơi hoảng, nhưng tặc lưỡi! Sợ quái gì, Lên.
8868786470_c343b992d0_z.jpg


Mỗi thằng 1 cái đèn pin, Ve Sầu hay lắm, ban đêm chúng xuống đậu ở bãi cát này, kêu đinh tai nhiếc óc! Soi đèn vào chả thèm bay, em & ku hợp cứ thong thả bắt rồi bỏ vào bao tải nhỏ. Anh em trên này hay đi bắt Ve Sầu về, rang ăn, thấy bảo ngon lắm. em chưa được thử bao giờ.
8868172667_5cdd3ec17c_z.jpg


Đây, Ve Sầu bên bờ sông đây! 2 anh em bắt 1 chập thì được dăm bảy chục con, bay rào rào trong túi. Vui tai lắm.
8868172199_2c1a53eb71_z.jpg


Hết Ve Sầu rồi, ngồi đợi Thiệu & Thiếc, em mới lôi máy ảnh dSLR ra chụp chơi (lúc nãy đi thuyền, em cất trong ba lô, bọc cả ba lô vào 2 túi bóng to tướng, không sợ nước! Và cũng chả dám mang ra chụp, sợ ngã 1 phát xuống sông thì....đền ốm, máy ảnh đi mượn mà)! :)) Chụp phơi sáng nhá, kê luôn lên hòn đá cho nhanh, Tripod làm gì có! Lúc này là quãng 19h30, tối om!
8868171809_d370d08340_z.jpg


Ngồi chụp thêm vài tấm nữa thì Thiệu & Thiếc lao thuyền về, hét...NƯỚC DÂNG RỒI, NHANH LÊN KHÔNG MẤT HẾT LƯỚI. 3 chân 4 cẳng, bọn em nhảy lên thuyền, xuôi dòng gỡ lưới. A, có cá rồi............
8868171175_6d4b5ee7e8_z.jpg


Tiếp tục viết.....

Em đây rồi, hôm nay Hà Nội đẹp giời, doanh số bán hàng ngày hôm nay của em lại rất tốt! Tối nay em tự thưởng cho mình 1 ly cafe, thức đêm nay biên phần 2 xong để hầu các bác. Chà, cái hôm ấy cả ngày lang thang tren đường, tối lại lọ mọ trên dòng sông. Ngắm núi, nom sông cũng mệt rồi, bây giờ....phải lo cho cái dạ dày đã!

Các bác ạ, phong tục tập quán sinh sống của đồng bào Thái luôn luôn gần các dòng Sông, Suối! Bà con đánh bắt cá rất giỏi, nhưng chế biến cá thành các món ăn còn tuyệt vời hơn! Nhiều món cá lắm, nào là Cá Chua, Cá nấu canh măng...nhưng tuyệt nhất phải là cá nướng, tên tiếng Thái là "PA PỈNH TỘP"! Món cá nướng của bà con trên này có mùi vị đặc biệt vô cùng, cách chế biến thì cũng đơn giản thôi, nhưng mấu chốt là GIA VỊ & NƯỚNG TRÊN THAN CỦI.


Bọn em bắt đầu đi thả lưới từ 18h, đến 20h30 thì về đến bến! Cá đây, cá đây, đủ loại, đủ kích cỡ! Được 1 em cá Lăng nhi đồng, hi hi, con này tí nấu canh chua thì ngọt lắm. Mệt nhưng ku Hợp cười rất tươi, đủ cá ăn rồi.
8880354044_b79ee858d8_z.jpg


Để em giới thiệu về 2 loại cá này nhé, đây là 2 loại đặc biệt phổ biến ở các sông suối Lai Châu, nơi dòng nước chảy xiết.

- Con nhỏ bên tay trái các bác là PA KHÍNH, 1 trong những loài cá ngon vì thịt ngọt, nướng rất ngon. Tuy nhiên với em, chỉ có cá Chiên mới là cá ngon, đỉnh nhất của dòng Sông Đà.
- Con to bên tay phải các bác là PA TRÁT (hay PA CHÁT), con này khá giống cá Trôi ở đồng bằng. Và nhìn thoáng qua cũng khá giống Pa Khính nhưng có 2 đặc điểm dễ phân biệt nhất là PA TRÁT có mấy vảy chấm đen ở 2 bên sát mang. Còn Pa Khính có 1 vệt vây lấp lánh chạy dọc thân.

Còn mấy con tí xíu kia, bà con ở đây gọi là cá Chính Phủ :)), trước kia thượng nguồn sông Đà không có cá này, khi làm thủy điện, chính phủ thả cá giống này xuống, chúng sinh sôi phát triển rất nhanh, ngược dòng lên tận đây. Hôm trước em hỏi mấy anh em hay đi câu cá, thì mới biết đây là con Cá Ngão. Con này ăn chán phèo, toàn xương, người mỏng! Bà con ở đây coi loại này là loại chất lượng kém nhất, ấy thế mà ở mạn Hòa Bình, khách du lịch đi tham quan hồ Hòa Bình về ăn cá Ngão nướng, cứ tấm tắc khen ngon. :)
8879732871_508c84e75d_o.jpg


Bọn em chọn ra mấy chú ngon ngon để nướng ăn chơi. 1 em cá Chiên, vài em Pa Khính béo ú.
8879732335_36228bc41f_z.jpg


Cá nướng thì phải nướng bằng than củi, đượm hồng ấy mới ngon, mới đúng vị. :(, em chỉ tiếc tối hôm ấy dùng vỉ nướng Inox để nướng cá, mất hết phong vị Tây Bắc, chuẩn ra phải dùng cây Nứa tươi, chẻ ra rồi kẹp cá vào. Nhưng thôi, muộn lắm rồi, giờ mà đi tìm nứa tươi thì còn lâu mới được ăn cơm.
8879731705_0e82473927_z.jpg


Em bảo ku Thiệu chọn 1 con PA KHÍNH to nhất ra để làm món cá nướng PA PỈNH TỘP trứ danh vùng Tây Bắc, bác nào chưa biết Pa Pỉnh Tộp, xem thêm thông tin ở đây nhé: http://www.yenbai.gov.vn/vi/Pages/chitietpapinhtop.aspx !

Nào, bây giờ em sẽ giới thiệu đến các bác cách làm món PA PỈNH TỘP, đúng chuẩn 100% của bà con đồng bào Thái nhé. Đầu tiên, ta PHẢI MỔ DỌC SỐNG LƯNG cá, không phải mổ bụng như ta vẫn thường làm đâu. Lý do tại sao, mời các bác bình tĩnh, lát em giải thích! Các bác có thể cho muối, ớt tươi, hành củ, rau thơm băm nhỏ tùy ý, nhưng bắt buộc cá nướng PA PỈNH TỘP phải có MẮC KHÉN! Chỉ có thứ gia vị này mới làm nổi bật mùi vị đặc trưng của cá nướng Tây Bắc, nhưng nhớ rắc Mắc Khén vừa vừa thôi, đừng cho nhiều quá, lát nướng lên cá đắng lắm.
8880351772_ed7b5143ce_z.jpg


Giờ ta gấp lại nhé, rồi dùng dao khía chéo thân cá. Rắc thêm chút muối, ma khén vào vết khía cho thịt cá ngấm đều gia vị.
8880351116_8b6d680dff_z.jpg


Đây, đây. Bước này là bước quan trọng nhất để hình thành món PA PỈNH TỘP. Thân cá dày nhất ở phần lưng, khi ta MỔ DỌC SỐNG LƯNG CÁ thì rất dễ gấp lại như này, thân cá mềm hơn, khi nướng không bị vỡ, nát. Đây chính là lý do tại sao bắt buộc phải mổ dọc sống lưng.
8879729797_ecb9cc7449_z.jpg


Cho chú mày vào vỉ nướng nhé ( :)) lại vỉ Inox, chán thế ), cách nướng thì cũng đơn giản y như ta nướng cá ở Đồng Bằng thôi, trở đều 2 mặt, khi nào vàng sộm, thơm lừng là....chén.
8880349840_007217aaa0_z.jpg

Mời các bác! Pa Pỉnh Tộp hoàn thiện đã xong, phía ngoài vàng sộm, phía trong thơm lừng mùi cá nướng + gia vị. Hôm nay còn thiếu rau thơm, không thì tuyệt vời lắm.
8879728525_73b88510d9_c.jpg

Mấy em Pa Khính, và cá Chiên nướng cũng đã xong. Ôi, cá Chiên làm gỏi, nấu đã ngon! Giờ nướng lại càng ngon hơn, thịt mềm, vàng như nghệ, ăn không bao giờ lo...hóc xương, đơn giản thôi, vì cá Chiên hầu như không có xương dăm! Người già, trẻ nhỏ cho ăn thoải mái mà không phải lo sợ.
8879727703_91360f2740_z.jpg


Bố mẹ vợ cậu Thiếc đúng tuýp người dễ mến, thân thiện & chân tình. Bữa cơm toàn giục em gắp thức ăn mà ăn, :) vừa uống, vừa nói chuyện. Lúc em đứng lên đã là 23:00, muộn quá rồi. Ngồi ra phía ngoài sàn nhà hút điếu thuốc, trăng đêm nay sáng quá, sông Đà trước mặt lung linh & huyền ảo vô cùng. Em gọi Thiệu & Thiếc ra trao đổi về công việc ngày mai! Ngủ ở đây hay về bản cách 10km? Đắn đo 1 lúc, bọn em về, để sáng mai còn đi vào rừng sớm..........

Còn nữa.....................

PHẦN 3: SĂN MẬT ONG RỪNG TRONG ĐẠI NGÀN TÂY BẮC --> UPDATE SỚM