Hạng D
3/7/04
2.050
823
113
Cù Lao Ông Chưởng
Tháng 7 Vu Lan - Xin cài đoá hoa hồng lên ngực cho những ai còn cha còn mẹ - và những ai xin đừng buồn khi phải cài đoá hoa hồng trắng.

Tháng bảy mùa thu còn chớm và bắt đầu những trận mưa ngâu, dù trời chỉ thoáng một chút heo mây nhè nhẹ. Ven đường những cánh phượng vỹ cuối cùng , đã mất đi màu hoa rực rỡ., tơi tả rơi rụng trên đôi bờ vai khô héo của đời.

Một chút bâng khuâng , lãng mạng nhớ về tuổi thơ ... nhớ về Mẹ : Mẹ ơi....

Ngoại trừ đất đá và kẻ vô tri, còn vạn vật từ con người , muông thú cho tới cỏ cây, đều do MẸ cưu mang và sanh thành. Cho nên nơi tâm tư của tất cả mọi người, trong tiềm thức siêu thế, mơ hồ hay hiện thực , hình ảnh Mẹ luôn vẫn trang đài, diễm tuyệt, đáng để ta tôn thờ và trìu mến, dù rằng ' công cha như núi Thái Sơn ' còn mẹ hiền, chỉ như ' chuối ba hương, xôi nếp một và đường mía lau '.
Cho nên người đời ai cũng cần có mẹ, dù là trẻ thơ hay người trưởng thành. Những đứa trẻ mồ côi, cho dù có được người thân còn lại nưng chiều , nuôi dưỡng tử tế cho mấy, lớn lên cũng cảm thấy tâm hồn mòn héo, khô cằn. Bởi vậy, người đời đã viết :' mồ côi cha ăn cơm với cá, mồ côi me lót lá mà nằm '. Riêng người lớn tuổi, khi mất mẹ, cảm thấy chơi vơi như mất điểm tựa, nên cũng cô đơn lạc lõng như trẻ mồ côi. Tóm lại mẹ là nguồn gốc của mọi tình cảm yêu thương trên đời, cho ta biết thế nào là ngọt bùi ấm lạnh và nguồn thương yêu cao cả của kiếp nhân sinh.
Gió Động Đình mẹ ru con ngủ
trăng Tiền Đường ấp ủ năm canh
..bống bồng bông, bống bồng bông
võng đào mẹ bế con rồng cháu tiên ..(ca dao )


Giờ mới hiểu tại sao, có những đứa con, do hoàn cảnh mà phải tha phương , biệt xứ, lưu lạc quê người, lại là những kẻ khao khat tình mẫu tử, nhung nhớ kỷ niệm, dù rằng đó chỉ là những hình ảnh đơn sơ mộc mạc nơi chốn quê nghèo :
' Chiều chiều ra đứng ngõ sau
trông về quê mẹ, ruột đau chín chiều
Mẹ ơi đừng đánh con đau
Để con bắt ốc hái rau mẹ nhờ
Ghe bầu trở lại về đông
Con gái theo chồng, bỏ mẹ ai nuôi ?
[pre]
[/pre] Rồi thì lưu lạc mười phương, cơ hàn đói lạnh, gian truân tù ngục, hận hờn thương tủi, chỉ một mình con gánh chịu, chính là lúc nước mắt lưng tròng , bâng quơ tưởng tiếc, cái thời ngồi chờ mẹ về , để có những món quà của buổi chợ quê, mà mẹ luôn dành sẵn :
' cơm người khổ lắm mẹ ơi
không như cơm mẹ, chỉ ngồi xuống ăn '.

Mưa ngâu muôn đời, năm nào cũng đầm đìa lặng lẽ. Chắc vì Chức Nữ-Ngưu Lang đã quá vui mừng , cho nên chỉ cắn răng âm thầm nuốt lệ ? hay vì tháng bảy ngày rằm xá tội vong nhân, ngày ma gặp người, nên ai cũng tủi buồn mà quên cười rộ ? chỉ riêng có con với mẹ, thì ngàn đời xa biệt, dù trong đêm mưa ngâu tháng bảy, đứa con viễn xứ đã chạy theo mưa, mà gào to :' mẹ ơi, con của me đã về ' -

Gởi tặng các bác : Bông Hồng Cài Áo : http://chuahoangphap.com.vn/phapam/#Play,10973,Bông hồng cài áo _ Thích Tâm Hiếu - Vu Lan Nhạc Khúc


http://chuahoangphap.com.vn/phapam/#Play,10963,Tâm sự người cài hoa trắng _ Cao Duy - Vu Lan Nhạc Khúc
 
Last edited by a moderator:
Chi Hội Phó XNL
30/10/09
5.093
1.086
113
saigon
ôi, thật cảm động trước bài viết dài hiếm có của bác B2. Lòng tự nhiên chùng lại, nhớ mẹ phương xa.
Mẹ em thường chỉ thích gà hấp lá chanh. Ngày xưa khó khăn, đó là món ước mơ. Bây giờ có thể làm/mua cho mẹ rồi, vẫn còn là món ước mơ của mẹ. Vì mẹ đã luống tuổi, răng lợi khổ sở, ăn một miếng gà thật khổ.
Mẹ tính thích ngao du, ngày xưa không thể; ngày nay cũng không thể vì mẹ bệnh già, nằm một chỗ.
Mẹ tính thích càm ràm la con, ngày xưa khó vì con không thích nghe, ngày nay càng khó vì con còn xa hơn cả tiếng la... Thương mẹ quá.
 
Last edited by a moderator:
Hạng B1
3/3/10
96
5
8
đọc xong bài của Bác B2 tự nhiên thấy sao mà nó nao lòng quá. tháng 7 Vu Lan, xin cầu chúc cho Ông Bà Cha Mẹ, chúc cho tất cả ACE bình an, hạnh phúc và thành đạt
033102flo_1_prv.gif
033102flo_1_prv.gif
 
  • Like
Reactions: st151101
Hạng C
29/7/10
777
8
18
TP.HCM
Xin chân thành cảm ơn bác B2, rất không may là em đã mồ côi cả cha lẫn mẹ gần 10 năm rồi, nhưng cứ vào tháng 7 AL là lại chộn rộn chuẩn bị đưa vợ cả và F1 đi viếng Ông Bà nội, nghĩ lại càng thấy thương cha mẹ nhiều hơn. Bác nào có diễm phúc vẫn còn "các Cụ" thì hãy hết lòng báo hiếu nhé, chứ như em bây giờ thì chỉ biết nhìn hình mà
20.gif
20.gif
20.gif
thôi
 
  • Like
Reactions: Hcivic and st151101
Hạng B1
3/3/10
96
5
8
Đêm qua, tắt TV xong lên giường nằm đọc sách nhưng chẳng vào. Bật điện thoại nghe FM, tình cờ nghe được một câu chuyện khiến ta giật mình tự hỏi: Đời này ta sẽ còn gặp bố mẹ mình bao nhiêu lần nữa?

Có người mỗi năm chỉ về thăm bố mẹ được một lần. Nếu bố mẹ còn sống được 20 năm nữa thì họ cũng chỉ được gặp 20 lần. Nhưng với nhiều người, bố mẹ có thể còn sống trên đời này khoảng 10 năm nữa thôi, vậy là chỉ còn 10 lần gặp mặt bố mẹ. Khoảng thời gian bố mẹ còn trên đời này của mỗi người có thể ngắn hơn nữa; chắc có người trong chúng ta không dám nghĩ tiếp!

Chủ đề mà chương trình phát thanh đưa ra trò chuyện cùng thính giả xoay quanh câu chuyện của một chàng trai từ miền quê tới thành phố xa xôi lập nghiệp. Sau khi học xong, anh ở lại thành phố và bắt đầu đi làm. Rồi thời gian trôi đi; 5 năm liền anh không về quê thăm bố mẹ được một lần.

Mới đây, anh đón được bố mẹ mình đến sống cùng mình ở thành phố thì không lâu sau, người mẹ được phát hiện là bị ung thư giai đoạn cuối. Theo lời bác sĩ, thời gian cho mẹ anh chỉ còn khoảng 1 năm, và khoảng thời gian đó đang từ từ ngắn lại khi mỗi ngày trôi qua...
Giờ đây, ngoài lúc đi làm, anh dành tất cả thời gian còn lại để ở bên mẹ mình. Anh nhớ lại tất cả những gì mà bố mẹ đã dành cho anh từ thuở ấu thơ và nhận ra rằng mình thật có lỗi với bố mẹ. Lúc này, anh mới thấy được sự quý giá của những khoảnh khắc được ở bên bố mẹ mình.

Đời này ta sẽ còn được gặp bố mẹ mình bao nhiêu lần? Chàng trai kia cũng sẽ giống như đa số chúng ta. Nếu như mẹ anh không lâm bệnh nặng, cuộc sống cứ đều đều trôi qua thì anh cũng chẳng thể nào nhận ra được những gì quý giá đang dần rời bỏ mình...

Xã hội không ngừng phát triển, cuộc sống ngày càng nhiều áp lực. Mỗi người đều mải lo cho sự nghiệp và cuộc sống bề bộn của mình: Bàn chuyện làm ăn, tìm kiếm cơ hội, quan hệ xã hội, thù tiếp khách khứa bạn bè, rồi học thêm cái này cái kia... Nhiều người ở xa quê, mỗi năm chỉ về thăm bố mẹ được một vài lần. Nhưng cũng có người sống gần bố mẹ ngay trong cùng một thành phố mà cũng chẳng có thời gian tới thăm bố mẹ được vài lần trong năm.

Chúng ta có thực sự là bận đến mức không còn thời gian để giành cho bố mẹ mình không? Có phải như thế thật không nhỉ

Nhớ có lần bạn tôi cũng đã hỏi: "Mỗi năm anh về thăm bố mẹ được mấy lần?". Nhưng lúc đó tôi cũng không để tâm, chỉ trả lời là "hai, ba lần gì đó" rồi chẳng nghĩ ngợi gì nữa. Mới đây thôi, ngồi trò chuyện cùng anh giám đốc công ty, anh ấy bảo "các cụ cứ thích tất cả các con ở loanh quanh đâu đấy không xa nhà mình để khi muốn là gặp được ngay mới thoả". Tôi nghe xong cũng cười đồng ý rồi chẳng nghĩ ngợi gì nữa.

Lúc trước tôi chẳng hiểu sao cứ mỗi dịp có một trong 3 anh em về thăm nhà là y như rằng, mẹ tôi lại hỏi sao cả mấy đứa không cùng về, hay là "chúng nó bận việc không về được à?". Tôi chỉ cười mẹ tôi sao hay "thắc mắc" vậy, rồi cũng chẳng nghĩ ngợi gì nữa...

Còn bây giờ thì tôi cũng đang nghĩ: Đời này mình còn được gặp bố mẹ bao nhiêu lần?

...

Giờ tôi ngồi đây và nghĩ về bố mẹ mình, tôi nhìn 2 tấm ảnh minh họa và nghĩ về cha mẹ mình.
Tôi còn có thể gặp cha mẹ bao nhiêu lần ?
(ketnoitre)
033102flo_1_prv.gif
033102flo_1_prv.gif
033102flo_1_prv.gif
 
Hạng F
18/5/10
5.627
1.140
113
Bình Dương
Chị em tôi là con của một bà mẹ chưa học hết lớp 3 trường làng vì gia đình nhà ngoại trọng nam khinh nữ, mẹ tôi lớn lên trong sự nghèo khổ của một gia đình nông dân đông con và sự hà khắc của ông ngoại đối với con gái, 18 tuổi mẹ gặp ba đi lính đóng quân ở gần nhà và đồng ý làm vợ ba mặc dù không biết gia đình ba ở đâu, làm gì, đám cưới của mẹ diễn ra đơn giản , ông nội mang một mâm trà rượu, nhà ngoại làm 1 mâm cơm, chỉ có thế là mẹ lấy chồng, sau đám cưới ba lại ở trên đồn tuần về một hai bữa, sáng sáng mẹ đi làm rẫy, tối tối mẹ cặm cụi may vá bên chiếc máy may và tôi được tượng hình chỉ sau đám cưới vài tháng, mẹ sinh tôi ra trong khi ba đi hành quân xa nhà, bà ngoại lăng xăng với đứa cháu đầu tiên của dòng họ, mẹ đặt tôi tên Ngọc Anh vì khi mang thai tôi ngày nào mẹ cũng ngồi trên các tảng đá lớn mẹ muốn tôi là viên ngọc trong đá. Mẹ nói chắc là do mẹ ngồi trên đá nên tôi lì lắm, đau bụng 1 ngày 1 đêm tôi mới chịu chui ra, bé xíu xìu xiu nhưng tiếng khóc thì to như cọp gầm. Tôi là đứa con gái khó dạy từ trong tháng, tôi khóc suốt đêm này sang đêm khác, nếu muốn tôi nín cậu phải mang đờn ra ca hát thì tôi mới ngủ, có lẽ do tôi khó ưa đến thế nên tình yêu của cả nhà dồn cho tôi, sự hà khắc của ông ngoại và các cậu đối với mẹ cũng vơi đi vì mọi người mãi lo chăm cho tôi, cả tháng trời tôi khóc riết nên goại mang tôi đi bán cho 1 bà thầy rồi xin về nuôi từ đó tôi gọi mẹ là "DÚ", giải phóng về, ba xin phép ngoại đưa mẹ con tôi về quê nội ở Hồng Ngự, ba và mẹ ẳm tôi đi khi tôi được gần 2 tuổi

Bà nội tôi mất khi sinh cô út, lúc đó ba tôi được 3 tuổi,vì thế dú không làm dâu mẹ chồng, nhưng làm dâu chị chồng vì nhà tôi ở đậu nhà cô thứ 3 , ba tôi đi làm ruộng nữa tháng mới về 1 lần, bụng mang dạ chửa, mà tôi lại còn quá nhỏ vậy mà dú phải ngày ngày bưng bê hàng cho người ta ở chợ để kiếm tiền, được vài tháng dú mở 1 hàng bán bánh khọt và dĩ nhiên tôi chịu trách nhiệm bưng bê phục vụ và kiêm luôn thu tiền, lúc ấy tôi được 3 tuổi.

Thời gian cứ thế trôi đi lần lượt hết đứa con này đến đứa con kia ra đời, 27 tuổi dú làm mẹ của 4 đứa con vì không biết kế hoạch hóa là gì. Năm 1981 dú sinh con bé út được 7 ngày thì em thứ 4 của tôi chết vì ban lậm vào người lúc đó nó được 23 tháng tuổi. Điên điên dại dại ôm xác con mà không có lấy 1 đồng làm đám ma, bà con lối xóm xúm xít mua cho cái hòm chôn nó, các cô và bác tôi thời ấy toàn những thương nhân nổi tiếng giàu có khu Chợ lớn vậy mà chẳng ai ghé qua thăm cháu cũng không một lời thương xót mà còn mắng nhiếc ba dú nghèo mà ham đẻ. Chôn con xong dú sống ngây dại gần 1năm, bà ngoại phải đưa con út về nuôi vì dú mất trí.

Ngày tháng trôi qua, nổi đau của dú chai sạn vì sự nghèo khổ cơ cực và phải lo kiếm tiền nuôi những đứa còn lại. Tôi cũng không nhớ là mình đã ở đậu bao nhiêu căn nhà rồi, cứ vài tháng đến 1 năm nhà tôi lại đổi chổ ở, ba dú vẫn làm lụng cực khổ mà nghèo vẫn cứ nghèo, 1 lon gạo nấu ra thành cháo kho 1 cái hột vịt thật mặn để ăn cả ngày. Tôi lớn lên thành “con trai trưởng” của ba dú, lo cho các em ăn, ngủ, học hành . 3 chị em tôi đứa nào cũng tốt nghiệp ĐH để không phụ công ba dú . ...

Ngày lại ngày qua thoát cái tôi lên xe hoa về nhà chồng, ngày tôi xuất giá, dú bảo rằng: ” dú quê mùa dốt nát không biết dạy con làm dâu ra sao, dú chỉ mong con sống trọn đạo làm con, yêu thương nhà chồng như nhà mình, con sống sao để người ta không chửi con là: “con gái mẹ nó không biết dạy con” là được rồi, một câu nhịn chín câu lành, con đừng tham lam của nhà chồng, nghèo cho sạch rách cho thơm, đừng để người ta khinh mình nghe con.”

Khi tôi sinh con gái đầu lòng, nhìn tôi đau đớn dú đã khóc như mưa, khi tôi vào phòng sinh dú đứng ngồi không yên, bác sĩ vừa kêu là dú có mặt ngay, dú khóc, dú cười, dú lau từng giọt mồ hôi của tôi chan hòa nước mắt sung sướng được làm bà ngoại ….

Mùa Vu lan lại đến,kể sao cho hết 38 năm nhọc nhằn vì con vì chồng của dú, không bút mực nào, dòng chữ nào tải hết những nổi đau dú đã trãi qua, những tình thương yêu của dú dành cho các con. Tôi không là Phật tử, không đi chùa nên không được cài bông hồng đỏ, song trong trái tim của tôi, bông hồng đỏ luôn rực rở , thắm tươi mỗi khi tôi nghĩ về dú, mỗi khi dẫn con về thăm ngoại và mỗi khi ăn bữa cơm dú nấu. Tôi đã làm mẹ người ta rồi nhưng dú vẫn nhắc, “con nhỏ kia đội nón vô nắng đó” mỗi khi tôi bước ra đường.
 
Hạng C
6/5/10
524
5
18
Em cũng có bố mẹ già ở xa giống bác miu nhưng đã từ lâu rồi em chẳng lo giúp gì được 2 cụ nữa cả, suốt ngày chỉ quay quắt với cơm áo gạo tiền, Nghĩ thấy nản quá !!
39.gif
 
  • Like
Reactions: st151101
Hạng B1
Em xin góp bài ST từ IT
Vào một đêm Giáng Sinh, một thiếu phụ mang thai lần bước đến nhà một người bạn nhờ giúp đỡ . Con đường ngắn dẫn đến nhà người bạn có một con mương sâu với cây cầu bắc ngang . Người thiếu phụ trẻ bổng trợt chân chúi về phía trước, cơn đau đẻ quặn lên trong chị . Chị hiểu rằng mình không thể đi xa hơn được nữa . Chị bò về phía bên dưới cầu .

Đơn độc giữa những chân cầu , chị đã sanh ra một bé trai . Không có gì ngoài những chiếc áo bông dày đang mặc , chị lần lượt gỡ bỏ áo quần và quấn quanh mình đứa con bé xíu , vòng từng vòng giống như một cái kén . Thế rồi tìm thấy được một miếng bao tải , chị trùm vào người và kiệt sức bên cạnh con .

Sáng hôm sau, một người phụ nữ lái xe đến gần chiếc cầu , chiếc xe bỗng chết máy . Bước ra khỏi xe và băng qua cầu , bà mẹ nghe một tiếng khóc yếu ớt bên dưới . Bà chui xuống cầu để tìm . Nơi đó bà nhìn thấy một đứa bé nhỏ xíu , đói lả nhưng vẫn còn ấm , còn người Mẹ đã chết cóng .

Ba đem đứa bé về và nuôi dưỡng . Khi lớn lên, cậu bé thường hay đòi Mẹ nuôi kể lại câu chuyện đã tìm thấy mình . Vào một ngày lễ Giáng Sinh, đó là sinh nhật lần thứ 12 , cậu bé nhờ Mẹ nuôi đưa đến mộ người Mẹ tội nghiệp . Khi đến nơi , cậu bảo Mẹ nuôi đợi ở xa trong lúc cậu cầu nguyện . Cậu bé đứng cạnh ngôi mộ , cúi đầu và khóc . Thế rồi cậu bắt đầu cởi quần áo . Bà Mẹ nuôi đứng nhìn sững sờ khi cậu bé lần lượt cởi bỏ tất cả và đặt lên mộ Mẹ mình .

"Chắc là câu sẽ không cởi bỏ tất cả -bà Mẹ nuôi nghĩ . Cậu sẽ lạnh cống . " Song cậu bé đã tháo bỏ tất cả và đứng rung rẫy . Bà Mẹ nuôi đến bên cạnh và bảo cậu bé mặc đồ trở lại . Bà nghe cậu bé gọi người Mẹ mà cậu chưa bao giờ biết " Mẹ đã lạnh hơn con lúc này phải không Mẹ ?" Và cậu bé oà khóc.
ST
 
Chi Hội Phó XNL
30/10/09
5.093
1.086
113
saigon
@tigermom, khangngoc::( chuyện ở ngoài đời và truyện từ trang sách, có bên nào ít đau đớn đến thấm thía hơn bên nào.
 
  • Like
Reactions: st151101