Có nên chạy bằng Cruise Control thường xuyên?


  • Total voters
    60
Hạng B2
18/4/12
472
801
93
Một trong những yếu tố an toàn tiên quyết khi cầm vô lăng ở VN là:
- khả năng phán đoán hình huống;
- khả năng tập trung;
- khả năng xử lý tình huống;

người lái phải luôn duy trì 3 khả năng trên trên mọi nẻo đường vì sao các bác biết rồi, tai nạn ko phải chỉ từ phía mình mà từ phía phương tiện khác và các tác nhân thứ 3... Nếu ở những đoạn đường vắng, rộng, tầm nhìn tốt thì bật cc chạy để giảm áp lực, căng thẳng khi lái xe tạm thời thì ok. Nhưng với em thì ko bao giờ dùng tính năng này (vì cho dù đường có vắng cách mấy thì chân em vẫn duỗi tự nhiên và ko đổi ga nhiều).

Lý do, em quan trọng 3 yếu tố trên và cảm giác lái của bản thân. Là dân công nghệ, em cũng ko tin tưởng mà giao hết sự an toàn của bản thân cho thứ được lập trình sẵn (mà ko phải do người đã sống ở điều kiện giao thông phức tạp và nguy hiểm như ở VN làm ra, các kịch bản cho việc xử lý tai nạn ở các nước phát triển chắc chắn ít hơn ở VN). Xe em cũng có tính năng tự động dừng khi gặp chướng ngại vật (và đã cứu em nhiều lần) nhưng lúc em muốn nó xuất hiện thậm chí test để check xem nó còn "sống" ko thì nó đâu có xuất hiện.

Tự cầm vô lăng luôn cho chúng ta nắm bắt tốt các thông tin về chân gas, chiếc xe, mặt đường, quán tính của xe, không gian và thời gian cũng như sự sẵn sàng ứng phó với tác nhân bất ngờ xuất hiện. Và khi gặp trường hợp khẩn cấp, ta vẫn xử lý kịp thời và tốt hơn như lốp xe bị xì, góc bẻ lái, khoảng không gian để điều khiển xe lách vào (lách vào khoảng hở giữa 2 xe, vào giữa dải phân cách và chiếc oto ở làn giữa - chắc trong đây các bác đã xem nhiều clip ATGT người lái phải "xâu chỉ" hoặc qua hẳn phía ngược chiều để né chướng ngại vật?). Giả sử xe bác nào ko có báo lốp non (hoặc bị hư) nhưng có CC thì khi xe bị xì lốp mà ko tự đạp ga hay tự cầm vô lăng để vân vê thì sẽ gặp khó trong việc nhận biết lốp đang có vấn đề nếu cảm giác ko tốt, chưa kể tâm lý đang thả lỏng sẽ ít để ý hơn.

Nhớ nhầm chế độ lái trong khi bản thân đã có sẵn thói quen bật CC + LIM. Có thể bị lẫn lộn giữa việc đang tự mình lái với việc bật LIM sau khi đang nói chuyện với hành khách trên xe. Có bác nào đang có thói quen chạy CC và LIM rồi trên xe loay hoay, nói chuyện sao đó rồi quên mất mình có đang bật LIM nên phải nhìn vào taplo hay đạp thử ga để biết ko? Với Adaptive/CC thì ko sao vì khi cần ga để xử lý thì xe vẫn mớm gas, nhưng quên mình đang bật LIM mà ở trong tình trạng cần gas thì khá nguy hiểm. Mà theo thói quen bật CC thì luôn bật kèm LIM.

Về vấn đề dùng CC và Adapter để vượt xe thì các bác đó hơi dại, em chắc chắn trong cuốn sách HDSD luôn có dòng phải tắt tính năng này khi vượt. Chưa kể bác nào để LIM ON mà vượt thì xin nhận của em một lạy. Xe đang ở thế chủ động cần tốc độ để vượt, chưa biết quãng đường dùng để vượt có nguy hiểm gì đang đợi, tầm nhìn hạn chế hay ko mà lúc đó lại cần thêm ga để thoát, vượt mà bị LIM nó giữ, lúc đó quýnh quáng lại lò mò dò nút cancel? (Bấm cái đó đã mất gần nửa giây, đợi xe có thêm trớn để đạt tốc độ yêu cầu nữa thì...) Bác nào hay đi đường DL về SG chắc cũng hay gặp cảnh phải đóng gas để vượt một lần 2 - 3 chiếc oto trở lên. Chưa kể mấy cảnh bị người khác vượt lên rồi ép vào để lấy chỗ.

Về lý thuyết, Adaptive CC là những công nghệ hỗ trợ chứ chưa phải như tầm Auto Pilot nên vẫn cần sự chú ý của người điều khiển. Nhưng một khi bản thân người lái ỷ y, chủ quan, lơ là cảm giác của mình khi phó thác cho công nghệ này khi đang di chuyển qua các đoạn đường tiềm ẩn rủi ro, nguy hiểm (nhiều khi chủ quan, ỷ y, theo thói quen mà ko tắt tính năng này khi đi qua các đoạn đó) thì tức là tăng rủi ro cho mình.

Điều em muốn nói ở đây ko phải là em chê tính năng này, mà vì em sợ bản thân mình sẽ bị mất phản xạ cảnh giác, lơ là một cách vô ý (tức là ko biết mình đang chủ quan). Đường vắng hoe ko sao, chứ có 1-2 xe phía trước, xa xa mà em bật LIM thì cũng phải căng mắt ra nhìn trong khi chân thì lại thiếu cũng khiến trong người bất an, khó chịu. CC đối với em ko cho trải nghiệm tốt như ở các nước phát triển, mà xài ở VN ko tăng trải nghiệm lái lên đáng kể mà còn bị tâm lý + rủi ro có thể xảy ra, sự đánh đổi này ko đáng nên em ko xài.
 
Tập Lái
23/10/16
38
16
8
30
Khổ cái CC thổ tả của mấy anh nhật lùn keo kiệt ở VN cài rồi mà đạp lên chân ga thì nó mất tác dụng, vì dù gọi là hờ, nhưng ko lẽ cái chân căn sao cho chân chạm nhẹ vào chân ga? Vậy e là còn mệt mỏi hơn là chạy bình thường. Nên thôi, chả biết ông hàn ông mĩ CC xin như nào em chưa được dịp thử, chứ như ông Nhật không có còn hơn, đỡ được ít tiền uống bia.
E đi mazda set CC đạp ga thì lên, thả ga lại về tốc độ đã set. Có vấn đề gì đâu.
 
Hạng D
9/2/15
1.164
458
63
40
Sài Gòn
trong thành phố thì phanh liên tục thì dùng sao được cruise cụ.
Còn khi đã bật CC thì chân để sẵn lên trên phanh luôn, như vậy thao tác phanh sẽ nhanh hơn. Nhưng đúng là mới đầu chưa quen, nhưng cái này dễ làm quen.
Mà thực ra mình ít dùng CC lắm. kể cả trên cao tốc, vì m hay chạy max cho phép, mà đường cao tốc VN vẫn đông lắm
Tks bác
 
Hạng F
3/10/15
9.818
12.057
113
Hổng phải à nha, xe Mitsu cùi bắp cài CC thì cứ cài còn đạp ga thì nó cứ tiếp tục lên nhé! Mấy xe khác có LIM hoặc ACC thì mới đạp thêm nó không lên. :)
Xe nào cũng thế mà, CC thì khi tốc độ vượt số đã cài thì vẫn ok, rồi mình ko đạp ga nữa nó sẽ tự về lại tốc độ cũ.
Còn đạp mà không lên tốc độ thì đó là Lim. Lim thì cũng tốt mà nói chung là chả thể xài dc ở Đông Lào vì xe cộ tán loạn.
 
Hạng F
7/8/14
8.544
7.353
113
58
Test đúng 2 lần, thấy nguy hiểm hơn chạy bình thường, dễ nhầm chân ga với thắng, nên thôi, chỉ sử dụng limit.
 
Hạng B2
27/4/11
475
1.060
93
Bác chạy gì mà ghê vậy
Tôi 2 ngày lái xe từ TPHCM ra Hà Nội, mỗi ngày lái tầm 700km, nếu không có CC thì không thể lái được. Nó thực sự là 1 cái option khi ưu tiên mua xe. Khi đã cài đặt tốc độ thì chân phải để hờ chân phanh, rất an toàn và đỡ mỏi.:)
 
Hạng B1
10/10/20
83
83
18
theo em thì càng nhàn rỗi càng dễ mất tập trung, CC đúng là rất tiện lợi nếu như đi dường dài mà đi tà tà nhưng mà ở VN thì chuyên gia gặp mấy người băng đường ẩu hay các thể loại chó mèo trâu bò băng ngang đường bất chợt, tập trung lái nhiều khi còn trở tay không kịp