Hạng D
10/10/09
4.176
720
113
Air Bag nói:
Lập luận như bác NguyenT thì tất cả xe oto đều bị phạt.
Đây là diển hình việc luật và thực tế khác nhau. Cũng con đường 1 chiều đó, ngày xưa chỉ là 1 làn. Nhưng bây giờ con đường một chiều đó phân thành 2, thậm chí 3 làn xe. Mỗi làn xe bé tý teo thì bên trái hoặc bên phải làn đó không còn ý nghĩa gì hết vì đằng nào cũng chỉ có thể đi 1 xe mà thôi.
Em chỉ muốn đưa ra lập luận trong một trường hợp cụ thể. Trong trường hợp này, nếu phía CSGT họ lập luận như vậy, các bác viện dẫn điều khoản nào trong luật GTĐB để phản bác lại mới là quan trọng, chứ không thể lý luận rằng tôi chạy thế nào thì cũng chỉ có 1 xe có thể chạy được mà thôi!
Luật GTĐB của ta copy từ luật nước ngoài, có thêm mắm thêm muối do giao thông VN là giao thông hỗn hợp, trên 1 con đường có tất cả các loại phương tiện tham gia, vì vậy, nó không thể đáp ứng hết được các nhu cầu của thực tiễn. Mặt khác các vị làm luật lại có kiến thức và thực tiễn chưa đủ tầm, do đó luật soạn ra nhiều khoản không phù hợp với thực tế, do đó dẫn đến tình trạng, trong thực tế người ta phải suy diễn luật (điều này có lẽ là điều tệ hại nhất trong một nhà nước mà pháp quyền còn quá yếu), mà đã suy diễn luật, tất yếu sẽ sinh ra luật rừng.
Theo em, việc phía CSGT viện dẫn việc vi phạm KHoản 1 Điều 9 là có thể, và phần lý lẽ đang đứng về phía họ!
Lan man thêm một chút về :" Các phương tiện phải đi về phía phải theo chiều đi của mình"
- Đường không phân làn theo chiều đi: Trừ VN, ở các nước khác, các phương tiện khi tham gia giao thông đều tuân thủ, luôn luôn đi sát về bên phải của phần đường xe chạy! Chỉ khi nào có phương tiện chạy chậm hơn đang lưu thông phía trước mặt, người ta mới chuyển sang phần bên trái để vượt, sau đó lại chuyển về phía phải để lưu thông. Luật của ta có đề cập đến điều này, nhưng thiếu chi tiết và cụ thể, nên 100 ông lái xe(kể cả xe máy) thì 99 ông luôn luôn chiếm phần bên trái để chạy, mặc dù đôi khi có ông chạy chậm như rùa, nhưng vẫn quyết tâm không chịu nhường người phía sau!
- Đường có phân làn: Ở ngoài VN, người ta quy định cụ thể, khi lưu thông chỉ được pháp lưu thông ở làn trong cùng bên phải nếu làn đó không có phương tiện lưu thông. Chỉ được lưu thông ở làn bên trái tiếp theo trong những trường hợp: Làn phải có tốc độ chậm hơn mong muốn; hoặc làn phải đã có nhiều xe lưu thông và lưu thông chậm. Chính vì vậy,những làn bên trái của họ luông thoáng, và chỉ bị lấp đầy khi lưu lượng xe quá lớn. Còn ở ta? 100 ông lái xe thì 99 ông luôn chiếm làn bên trái ngoài cùng để lưu thông, bất kể đang đi nhanh hay chậm! Chung quy cũng bởi vì luật không cụ thể và chặt chẽ, phấn nữa, CSGT chưa làm đúng và hết chức năng của mình, và cuối cùng, do dân ta không thích sống trong luật lệ và nhiều lý do khác nữa!
 
Hạng B1
25/9/13
59
0
0
cám ơn bác Nguyen T đã phản biện.Nhưng nếu đúng như bác nói như vậy thì hóa ra điều 13 trở nên vô hiệu với điều 9 sao?Hơn nữa quy tắc cơ bản của luật là phải logic từ những qui định chung đến những qui định riêng.Riêng điều 13 ở dòng đầu đã nêu rõ là để quy định cho những tuyến đường mà trên đó có nhiều làn và cùng chiều đi với nhau.Từ đó có thể suy rộng ra dù là đường 2 chiều nhưng trên 1 chiều đi có nhiều làn thì vẫn áp dụng điều 13 được.Mặc khác đây chỉ là đường 1 chiều nên em sẽ không đuối lý với cái khoảng này đâu ạ!
 
Hạng D
4/5/12
4.401
26.585
175
NGUYEN T nói:
tin_truc22 nói:
NGUYEN T nói:
Em có ý muốn phân tích trường hợp này của bác chủ, nhưng sợ dài dòng quá.
Nhưng theo suy nghĩ của em, việc bắt lỗi "không đi về phía bên phải theo chiều di chuyển" của CSGT này có thể có lý, nếu đem luật GTĐB ra mổ xẻ! Nhất là nếu phải ra tòa!
Không như một số bác suy luận, khoản này có thể áp dụng cho tất cả các loại đường giao thông chứ không chỉ áp dụng riêng cho đường 2 chiều đâu ạ!
Tuy nhiên, nhận định chung là xxxx đứng đây bắt lỗi là để ăn bẩn, do đó,khi tâm không sáng thì cũng không có lý lẽ sáng suốt được!
"Điều khiển xe không đi bên phải theo chiều đi của mình".

b) Đi vào đường cấm, khu vực cấm, đi ngược chiều của đường một chiều; trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định;
c) Điều khiển xe không đi bên phải theo chiều đi của mình; đi không đúng phần đường hoặc làn đường quy định.

Nếu bác đi ngược chiều bên trái của làn đường 2 chiều (khác đường đôi) thì sẽ phải ghi lỗi không đi bên phải theo chiều đi của mình chứ không phải lỗi đi ngược chiều nha bác.
"Theo chiều đi của mình" hoàn toàn khác"theo chiều của con đường" bác ạ!

Theo em hiểu luật này áp dụng để quy định trên đường 2 chiều xe phải chạy bên phải theo chiều đi của mình.
"The terms right-hand traffic and left-hand traffic refer to regulations requiring all bidirectional traffic to keep either to the right or the left side of the road, respectively"
http://en.wikipedia.org/wiki/Right-_and_left-hand_traffic
Dịch nôm na là: quy tắc yêu cầu tất cả giao thông hai chiều phải giữ bên phải hay trái của con đường
 
Hạng D
10/10/09
4.176
720
113
Bachtieulong nói:
cám ơn bác Nguyen T đã phản biện.Nhưng nếu đúng như bác nói như vậy thì hóa ra điều 13 trở nên vô hiệu với điều 9 sao?Hơn nữa quy tắc cơ bản của luật là phải logic từ những qui định chung đến những qui định riêng.Riêng điều 13 ở dòng đầu đã nêu rõ là để quy định cho những tuyến đường mà trên đó có nhiều làn và cùng chiều đi với nhau.Từ đó có thể suy rộng ra dù là đường 2 chiều nhưng trên 1 chiều đi có nhiều làn thì vẫn áp dụng điều 13 được.Mặc khác đây chỉ là đường 1 chiều nên em sẽ không đuối lý với cái khoảng này đâu ạ!
Đồng ý với bác rằng: Bác chấp hành đúng KHoản 3 Điều 13. Nhưng bác vẫ vi phạm Khoản 1 Điều 9. Nếu xxxx lập luận như vậy thì bác phản biện thế nào?
 
Hạng B1
25/9/13
59
0
0
NGUYEN T nói:
Bachtieulong nói:
cám ơn bác Nguyen T đã phản biện.Nhưng nếu đúng như bác nói như vậy thì hóa ra điều 13 trở nên vô hiệu với điều 9 sao?Hơn nữa quy tắc cơ bản của luật là phải logic từ những qui định chung đến những qui định riêng.Riêng điều 13 ở dòng đầu đã nêu rõ là để quy định cho những tuyến đường mà trên đó có nhiều làn và cùng chiều đi với nhau.Từ đó có thể suy rộng ra dù là đường 2 chiều nhưng trên 1 chiều đi có nhiều làn thì vẫn áp dụng điều 13 được.Mặc khác đây chỉ là đường 1 chiều nên em sẽ không đuối lý với cái khoảng này đâu ạ!
Đồng ý với bác rằng: Bác chấp hành đúng KHoản 3 Điều 13. Nhưng bác vẫ vi phạm Khoản 1 Điều 9. Nếu xxxx lập luận như vậy thì bác phản biện thế nào?
vậy là luật không logic ạ!Mà luật là văn bản mà nghìn người đọc hiểu như 1 ( theo 1 ông nào đó đã nói) vì vậy không thể có chuyện trong 1 luật mà có 2 điều nó đá nhau như vậy được!Hơn nữa trong tình huống của em có qui định cụ thể bằng từng câu từng chữ trong điều 13.Theo nguyên tắc bác không thể lấy cái không cụ thể để phản biện một cái cụ thể!
 
Hạng D
10/10/09
4.176
720
113
Bachtieulong nói:
NGUYEN T nói:
Bachtieulong nói:
cám ơn bác Nguyen T đã phản biện.Nhưng nếu đúng như bác nói như vậy thì hóa ra điều 13 trở nên vô hiệu với điều 9 sao?Hơn nữa quy tắc cơ bản của luật là phải logic từ những qui định chung đến những qui định riêng.Riêng điều 13 ở dòng đầu đã nêu rõ là để quy định cho những tuyến đường mà trên đó có nhiều làn và cùng chiều đi với nhau.Từ đó có thể suy rộng ra dù là đường 2 chiều nhưng trên 1 chiều đi có nhiều làn thì vẫn áp dụng điều 13 được.Mặc khác đây chỉ là đường 1 chiều nên em sẽ không đuối lý với cái khoảng này đâu ạ!
Đồng ý với bác rằng: Bác chấp hành đúng KHoản 3 Điều 13. Nhưng bác vẫ vi phạm Khoản 1 Điều 9. Nếu xxxx lập luận như vậy thì bác phản biện thế nào?
vậy là luật không logic ạ!Mà luật là văn bản mà nghìn người đọc hiểu như 1 ( theo 1 ông nào đó đã nói) vì vậy không thể có chuyện trong 1 luật mà có 2 điều nó đá nhau như vậy được!Hơn nữa trong tình huống của em có qui định cụ thể bằng từng câu từng chữ trong điều 13.Theo nguyên tắc bác không thể lấy cái không cụ thể để phản biện một cái cụ thể!
Điều 9 và điều 13 không đá nhau như bác nghĩ!
 
Hạng B1
3/9/13
81
0
0
Bachtieulong nói:
bác có thể giải thích rõ hơn nữa không ạ?
Điều 13 quy định xe tốc độ chậm (2B) cũng phải đi về bên phải
21.gif


 
Hạng D
10/10/09
4.176
720
113
longRu nói:
Bachtieulong nói:
bác có thể giải thích rõ hơn nữa không ạ?
Điều 13 quy định xe tốc độ chậm (2B) cũng phải đi về bên phải
21.gif
Đừng bóp méo luật để phục vụ ý đồ riêng nhé bạn!
Điều 13 nói thế này này bạn:
3. Phương tiện tham gia giao thông đường bộ di chuyển với tốc độ thấp hơn phải đi về bên phải.