Chủ Tịch OSFI
27/3/06
9.349
165.237
113
www.phindeli.com
@Rameses: về tính di truyền của Tự Kỷ, thì thống kê cho thấy trong các gia đình có trẻ tự kỷ, thì xác suất đứa thứ hai cũng tự kỷ khá cao (6-7%).

Tuy vậy, chỉ thống kê trong cùng 1 gia đình (cùng cha mẹ), không có số liệu xác suất anh em họ, con chú con bác cũng tự kỷ là bao nhiêu %.
 
Hạng D
16/1/13
4.804
90.085
113
Lúc trước khi con tôi còn nhỏ, tìm trường pre-school cho đi học .

1 trong các trường tư có bà chủ là mẹ 2 đứa con tự kỷ .

city nào trên 300K dân đều có 1 trung tâm (trường & nghiên cứu) những người bị vấn đề này và ít khuyết tật khác .

Xem ra ở Mỹ tỉ lệ khá cao theo chủ quan của tôi (tại do .... dễ thấy).
 
  • Like
Reactions: Langtugia1988
Chủ Tịch OSFI
27/3/06
9.349
165.237
113
www.phindeli.com
BÀI 1:
TỰ KỶ là gì? Tại sao chẩn đoán và điều trị Tự Kỷ rất khó khăn?

Tự Kỷ tên đầy đủ là Hội chứng Rối loạn Phổ Tự Kỷ (Autism Spectrum Disorder), là một chứng Rối loạn Phát triển gây ảnh hưởng đến khả năng Giao tiếp và Hành vi của con người.

Liệt kê vào thể loại Rối loạn Phát triển, vì các triệu chứng thường xuất hiện từ 2 năm đầu đời, gây ảnh hưởng đến quá trình phát triển từ nhỏ đến lớn.

Các dấu hiệu, triệu chứng để phát hiện sớm Tự Kỷ, anh chị nào quan tâm xin đọc tài liệu anh @watanabe đã dẫn ở trang 13 thớt này. Tài liệu tiếng Anh chi tiết và đầy đủ hơn tài liệu tiếng Việt.

Nếu các anh chị không đọc, thì có lẽ các anh chị không đủ quan tâm đến đề tài này, và cũng không cần đọc bài của tôi làm gì.

Nếu các anh chị đã đọc nhưng thấy có điểm chưa rõ, có thể nêu câu hỏi và tôi sẵn lòng trao đổi để hiểu rõ hơn.
 
Chủ Tịch OSFI
27/3/06
9.349
165.237
113
www.phindeli.com
Tài liệu anh @watanabe đã dẫn
Trình Sếp :D

Tiếng Việt, kiểu VN nhoen, mấy anh đọc được tiếng Anh y khoa thì tự kiếm được rồi. Dĩ nhiên là của phía VN thì không có updated lắm.:D

https://bacsinoitru.vn/content/phac...-va-phuc-hoi-chuc-nang-cho-tre-tu-ky-555.html

Cái này update DSM V:

https://www.slideshare.net/thinhtranngoc98/phc-iu-tr-t-k-v-cp-nht-bs-hanh

P/s: mềnh bổ sung tiếng Anh từ Hiệp hội Nhi khoa Hoa Kỳ cho ai muốn đọc nhoen, lưu ý cái tab Fig & Data có triệu chứng tóm tắt.

http://pediatrics.aappublications.org/content/120/5/1183.full
 
Hạng D
16/1/13
4.804
90.085
113
Bạn tôi ở đây có 4 người có con tự kỷ .

2 người gần nhất thì 2 người con có những hành vi sau:

(1) Không thể tiếp xúc hay nói chuyện với ai và khó nói . Rất dễ nóng giận cáu bức vì ... không thể nói ra cho người khác hiểu và hiểu lại . Cách sống (không phải chữa trị) là gia đình phải sống đơn giản nhất để bé nó hiểu và phản ứng lại thì người nhà hiểu . Hiện nay 12 tuổi nhưng trí óc chỉ tương đương 4 tuổi . Ngoại hình thì nhìn vào biết liền .

(2) Tiếp xúc ít, nói tạm được, rất giỏi toán từ sớm. Có rat nhiều vấn đề nóng tính nhanh do không thể communication . Case này phát hiện ra khá chậm: 5 tuổi . Cách sống gia đình phải nương theo để tránh làm bé phức tạp thêm . Ngoại hình thì nhìn vào không ai biết mà cứ ngỡ rất sáng dạ sáng lòng .

Cả 4 case trên đều sinh ở tuổi quá 37 cho cả cha mẹ .
 
Chủ Tịch OSFI
27/3/06
9.349
165.237
113
www.phindeli.com
Tự Kỷ là khuyết tật bẩm sinh và mãn tính, chưa tìm được chính xác nguyên nhân và chưa có thuốc đặc trị (tuy vậy, Tây Y có sử dụng một số thuốc thần kinh hỗ trợ điều trị triệu chứng trong một số trường hợp)
Tự Kỷ sẽ đi theo đứa trẻ suốt cuộc đời.

Chẩn đoán và điều trị/can thiệp sớm sẽ giúp trẻ tiến bộ. Tuy vậy sự tiến bộ diễn ra rất chậm và kết quả không giống nhau cho tất cả các trường hợp.
Và không bao giờ một trẻ tự kỷ có thể trở thành người "hoàn toàn bình thường"

Lý tưởng là phát hiện và chẩn đoán bệnh trong giai đoạn 18-24 tháng tuổi, và bắt đầu can thiệp càng sớm càng tốt.
Can thiệp càng muộn thì càng khó có kết quả.

Tiên lượng bệnh: với trình độ can thiệp của y học ở thời điểm hiện tại thì 2/3 trẻ tự kỷ lớn lên có kết quả kém, khoảng 1/3 có thể tự lập ở một mức độ nào đó, khoảng 10% có kết quả tốt (giao tiếp và làm việc được, nhưng vẫn khác người bình thường).
 
Chỉnh sửa cuối:
Chủ Tịch OSFI
27/3/06
9.349
165.237
113
www.phindeli.com
TẠI SAO Chẩn Đoán Tự Kỷ rất khó khăn, và dễ nhầm lẫn trong chẩn đoán?

Các yếu tố gây khó khăn:

1) Trẻ Tự Kỷ không em nào giống em nào.

Ngay tên gọi đã mang ý nghĩa rất lớn: Rối loạn PHỔ Tự Kỷ (Autism SPECTRUM Disorder).

Chữ PHỔ (SPECTRUM) có ý nghĩa là một dải rộng các triệu chứng từ nhẹ đến nặng và rất nặng.
- Mỗi cá nhân thể hiện những triệu chứng khác nhau, mức độ khác nhau.
- Nhiều triệu chứng của trẻ tự kỷ thì trẻ bình thường cũng có, phải phân biệt dựa vào tần suất xuất hiện và mức độ nghiêm trọng của triệu chứng.
- Nhiều bệnh thần kinh khác cũng gây ra những triệu chứng tương tự như Tự Kỷ. Dễ gây nhầm lẫn.

2) Sự muộn màng của Y Học:
- hiện tại, không có xét nghiệm sinh hóa nào có thể chẩn đoán chính xác 100% chứng Tự Kỷ.
- Tự Kỷ được ghi nhận từ những năm 1940, nhưng chỉ được nghiên cứu nghiêm túc từ những năm 1980 trở về sau.
- Tuy vậy, các công cụ chẩn đoán ngày càng chính xác hơn, các bác sĩ ngày càng nhiều kinh nghiệm hơn, nên tỷ lệ chẩn đoán chính xác ngày càng cao hơn.
- về mặt phương pháp điều trị, có rất nhiều phương pháp đã được thử nghiệm và áp dụng, nhưng hiệu quả điều trị chưa cao, tiên lượng bệnh vẫn rất xấu (chỉ khoảng 10-20% trẻ tự kỷ có tiến triển tốt, hòa nhập đáng kể)


Kết thúc BÀI 1 ở đây.
Trong BÀI 2, tôi sẽ nói về đề tài "Cha mẹ nên làm gì khi nghi ngờ con mình bị Tự Kỷ?".
 
Chỉnh sửa cuối:
Hạng B2
14/9/16
154
4.292
93
Mình chỉ chắc đoạn bẩm sinh. Vì tất cả các nguồn tl khoa học mình đọc đều khẳng định 100% là vậy.
Nếu lớn lên mới có biểu hiện như tự kỷ thì có bệnh nào trong diện khả nghi vậy a?
 
Chủ Tịch OSFI
27/3/06
9.349
165.237
113
www.phindeli.com
Nếu lớn lên mới có biểu hiện như tự kỷ thì có bệnh nào trong diện khả nghi vậy a?
Bệnh Tâm thần phân liệt (schizophrenia - có nhiều thể khác nhau) cũng có thể có những biểu hiện tương tự Tự Kỷ.
Bệnh tâm thần phân liệt này không phải luôn có triệu chứng từ lúc nhỏ như Tự Kỷ. Lớn mới bị.
 
Hạng C
25/7/11
836
67.189
93
Bạn tôi ở đây có 4 người có con tự kỷ .

2 người gần nhất thì 2 người con có những hành vi sau:

(1) Không thể tiếp xúc hay nói chuyện với ai và khó nói . Rất dễ nóng giận cáu bức vì ... không thể nói ra cho người khác hiểu và hiểu lại . Cách sống (không phải chữa trị) là gia đình phải sống đơn giản nhất để bé nó hiểu và phản ứng lại thì người nhà hiểu . Hiện nay 12 tuổi nhưng trí óc chỉ tương đương 4 tuổi . Ngoại hình thì nhìn vào biết liền .

(2) Tiếp xúc ít, nói tạm được, rất giỏi toán từ sớm. Có rat nhiều vấn đề nóng tính nhanh do không thể communication . Case này phát hiện ra khá chậm: 5 tuổi . Cách sống gia đình phải nương theo để tránh làm bé phức tạp thêm . Ngoại hình thì nhìn vào không ai biết mà cứ ngỡ rất sáng dạ sáng lòng .

Cả 4 case trên đều sinh ở tuổi quá 37 cho cả cha mẹ .
Đồng ý với anh, mình cũng có 2 ng quen (nữ) có con khi lớn (>35) và cũng bị.
Cả 2 case, mẹ sau đó đều phải nghỉ làm để chăm con.
Nên xác suất tăng cao khi mẹ đã lớn tuổi là có cơ sở (kèm theo là 1 đống bệnh về gene nữa như Dow). Vậy nên lớn rồi thì đừng ráng