TẠI SAO Chẩn Đoán Tự Kỷ rất khó khăn, và dễ nhầm lẫn trong chẩn đoán?
Các yếu tố gây khó khăn:
1) Trẻ Tự Kỷ không em nào giống em nào.
Ngay tên gọi đã mang ý nghĩa rất lớn: Rối loạn PHỔ Tự Kỷ (Autism SPECTRUM Disorder).
Chữ PHỔ (SPECTRUM) có ý nghĩa là một dải rộng các triệu chứng từ nhẹ đến nặng và rất nặng.
- Mỗi cá nhân thể hiện những triệu chứng khác nhau, mức độ khác nhau.
- Nhiều triệu chứng của trẻ tự kỷ thì trẻ bình thường cũng có, phải phân biệt dựa vào tần suất xuất hiện và mức độ nghiêm trọng của triệu chứng.
- Nhiều bệnh thần kinh khác cũng gây ra những triệu chứng tương tự như Tự Kỷ. Dễ gây nhầm lẫn.
2) Sự muộn màng của Y Học:
- hiện tại, không có xét nghiệm sinh hóa nào có thể chẩn đoán chính xác 100% chứng Tự Kỷ.
- Tự Kỷ được ghi nhận từ những năm 1940, nhưng chỉ được nghiên cứu nghiêm túc từ những năm 1980 trở về sau.
- Tuy vậy, các công cụ chẩn đoán ngày càng chính xác hơn, các bác sĩ ngày càng nhiều kinh nghiệm hơn, nên tỷ lệ chẩn đoán chính xác ngày càng cao hơn.
- về mặt phương pháp điều trị, có rất nhiều phương pháp đã được thử nghiệm và áp dụng, nhưng hiệu quả điều trị chưa cao, tiên lượng bệnh vẫn rất xấu (chỉ khoảng 10-20% trẻ tự kỷ có tiến triển tốt, hòa nhập đáng kể)
Kết thúc BÀI 1 ở đây.
Trong BÀI 2, tôi sẽ nói về đề tài "Cha mẹ nên làm gì khi nghi ngờ con mình bị Tự Kỷ?".