Chủ Tịch OSFI
27/3/06
9.349
165.146
113
www.phindeli.com
4.2.2) Tâm lý cha mẹ trẻ Tự Kỷ - Giai đoạn 2: Đi Tìm Thần Dược.

Sau một thời gian chờ đợi và trẻ không tự cải thiện, cha mẹ bắt đầu lo lắng và đi tìm thầy, tìm thuốc cho con.

Thầy thuốc chính quy thì sẽ nói: bệnh này hiện tại chưa có thuốc chữa. Cách duy nhất là dạy dỗ kiến thức, luyện tập kỹ năng và can thiệp hành vi để trẻ phát triển từ từ ...

Phản ứng của một nhóm Cha Mẹ sẽ là:

- làm gì có chuyện không chữa được, chắc BS này dốt, mình sẽ đi tìm BS giỏi hơn.
- BS Việt Nam không chữa được, thì mình đem con qua Sing, qua Mỹ chữa ... Ở đó người ta chắc chắn sẽ chữa được.
- không ít cha mẹ đem con đi cúng chùa, cúng các loại thánh, các loại thầy trừ tà ma để ... đuổi con ma Tự Kỷ.

- đem con đến các nơi có người mách là Ông Thầy đó hay lắm, chắc chắn ổng chữa được.
- có nhiều tay lang băm (có thể có bằng BS hoặc không) biết bệnh này Nan Y nên quảng cáo các phương pháp kỳ bí để dụ dỗ, lấy tiền của các cha mẹ có con Tự Kỷ.

Có bệnh thì vái tứ phương, đem con đi nhiều nơi cũng có khi chưa hại gì. Nhưng cái hại lớn nhất là thời gian vàng để can thiệp cứ qua đi, trong khi đó thì cha mẹ vẫn chưa bắt đầu nghiên cứu, tìm hiểu để can thiệp, dạy dỗ trẻ.
 
Chỉnh sửa cuối:
Chủ Tịch OSFI
27/3/06
9.349
165.146
113
www.phindeli.com
PHẦN 4: chữa bệnh, hay can thiệp Tự Kỷ như thế nào?

PHỤ LỤC 1: khuyến cáo của Bệnh viện Nhi Trung ương cho Cha Mẹ trẻ Tự Kỷ

Chăm sóc và can thiệp

Can thiệp sớm:

Ngay từ khi trẻ có biểu hiện bất thường, chẩn đoán xác định rõ từ 24 – 30 tháng, cần:

+ Trị liệu hành vi, dạy ngôn ngữ và giao tiếp, trị liệu tâm vận động và điều hoà cảm giác, tự phục vụ, chơi tương tác, kỹ năng xã hội, tư vấn gia đình.

+ Các kỹ năng cơ bản dạy trẻ: chú ý bằng nhìn, lắng nghe, bắt chước, giao tiếp bằng cử chỉ, chơi phù hợp, hiểu lời, kỹ năng phát âm.

Thái độ và vai trò của cha mẹ

  • Cần đưa trẻ đi khám ngay khi phát hiện các biểu hiện nghi ngờ trẻ bị tự kỷ
  • Tích cực tìm hiểu tự kỷ, điểu chỉnh cảm xúc bản thân.
  • Tạo môi trường sống an toàn, ổn định cho trẻ.
  • Dành nhiều thời gian cho trẻ: quan sát, hiểu, tương tác và dạy trẻ phù hợp.
  • Dạy trẻ mọi lúc mọi nơi bằng vật thật, đồ chơi, tranh ảnh, biểu tượng.
  • Kết hợp với các nhà chuyên môn: bác sỹ nhi khoa, cán bộ tâm lý, giáo viên giáo dục đặc biệt, bác sỹ chuyên khoa tâm thần.
  • Chia sẻ kinh nghiệm, cảm xúc, phương tiện dạy trẻ với các cha mẹ khác.
  • Ghi nhật ký về diễn biến của trẻ và cách can thiệp để rút kinh nghiệm.

Hướng dẫn cha mẹ can thiệp sớm tại nhà

  • Chơi và dạy trẻ mọi lúc, mọi nơi. Ít nhất 3 giờ/ngày.
  • Đi lớp, hạn chế xem tivi.
  • Gọi tên, nhìn mắt, nhìn theo tay chỉ, gây sự chú ý của trẻ, tạo nhu cầu cho trẻ.
  • Dạy trẻ chỉ ngón trỏ vào bộ phận cơ thể, đồ vật, tranh ảnh.
  • Dạy cử chỉ giao tiếp: chào, ạ, xin, bye, bắt tay, hoan hô,…
  • Dạy cách chơi đồ chơi và chơi với người khác: chi chành, ú oà, kiến bò,…
  • Bắt chước các động tác môi miệng, nét mặt, tiếng kêu con vật, đồ vật, từ đơn giản.
  • Nói ngắn, rõ, nhấn mạnh từ chính kèm theo cử chỉ, điệu bộ, tranh ảnh, đồ vật.
  • Giao tiếp bằng tranh để đổi lấy thứ trẻ cần (PECS).
  • Sai việc đơn giản, thực hiện mệnh lệnh.
  • Vận động tinh: xếp, ghép, vẽ tô, xâu, cắm, xé, cắt dán,…
  • Vận động thô: đi bộ, bò, lăn, nhảy, trượt, thể dục, đạp xe, lăn bóng, …
  • Kích thích cảm giác khác nhau vào da, cơ, khớp: mát xa, chải, xoa bóp, ép khớp…
  • Tự tập xúc ăn, cầm cốc, đi vệ sinh, mặc quần áo, đi dép, …
  • Khuyến khích trẻ chơi cùng trẻ khác.
  • Dứt khoát hành vi sai, lờ đi khi trẻ ăn vạ.
  • Luôn khuyến khích, động viên, khen ngợi với tiến bộ nhỏ nhất.
  • Hiện chưa có thuốc chữa khỏi tự kỷ mà chỉ có thuốc điều trị rối loạn đi kèm như tăng động, hung tính, động kinh,…

http://benhviennhitrunguong.org.vn/huong-dan-cach-cham-soc-tre-tu-ky.html
 
Chỉnh sửa cuối:
Chủ Tịch OSFI
27/3/06
9.349
165.146
113
www.phindeli.com
PHỤ LỤC 2: khuyến cáo về chữa trị và can thiệp trẻ Tự Kỷ của NIMH Hoa Kỳ (Viện Quốc Gia về Sức khỏe Tâm thần)


https://www.nimh.nih.gov/health/topics/autism-spectrum-disorders-asd/index.shtml

Treatments and Therapies

Treatment for ASD should begin as soon as possible after diagnosis. Early treatment for ASD is important as proper care can reduce individuals’ difficulties while helping them learn new skills and make the most of their strengths.

The wide range of issues facing people with ASD means that there is no single best treatment for ASD. Working closely with a doctor or health care professional is an important part of finding the right treatment program.

Medication

A doctor may use medication to treat some symptoms that are common with ASD. With medication, a person with ASD may have fewer problems with:

Irritability
Aggression
Repetitive behavior
Hyperactivity
Attention problems
Anxiety and depression

Read more about the latest news and information on medication warnings, patient medication guides, or newly approved medications at the Food and Drug Administration’s (FDA) website athttps://www.fda.gov/.

Behavioral, psychological, and educational therapy

People with ASD may be referred to doctors who specialize in providing behavioral, psychological, educational, or skill-building interventions. These programs are typically highly structured and intensive and may involve parents, siblings, and other family members. Programs may help people with ASD:

Learn life-skills necessary to live independently
Reduce challenging behaviors
Increase or build upon strengths
Learn social, communication, and language skills

Other resources

There are many social services programs and other resources that can help people with ASD. Here are some tips for finding these additional services:

Contact your doctor, local health department, school, or autism advocacy group to learn about special programs or local resources.

Find an autism support group. Sharing information and experiences can help individuals with ASD and/or their caregivers learn about treatment options and ASD-related programs.

Record conversations and meetings with health care providers and teachers. This information helps when it’s time to make decisions about which programs might best meet an individual’s needs.

Keep copies of doctors' reports and evaluations. This information may help an individual qualify for special programs.
 
Chỉnh sửa cuối:
Chủ Tịch OSFI
27/3/06
9.349
165.146
113
www.phindeli.com
Một bà mẹ Việt Nam anh hùng.

Chị đã thành công, trở thành chuyên gia tốt nhất cho đứa con Tự Kỷ, làm tốt hơn các trung tâm điều trị trẻ đặc biệt. Tốt hơn rất nhiều.
Chị còn chia sẻ cách dạy trẻ Tự Kỷ cho các phụ huynh khác.

Một câu chuyện rất chân thực và đem lại nhiều hy vọng.

 
Chủ Tịch OSFI
27/3/06
9.349
165.146
113
www.phindeli.com
Một bà mẹ Việt Nam anh hùng.

Chị đã thành công, trở thành chuyên gia tốt nhất cho đứa con Tự Kỷ, làm tốt hơn các trung tâm điều trị trẻ đặc biệt. Tốt hơn rất nhiều.
Chị còn chia sẻ cách dạy trẻ Tự Kỷ cho các phụ huynh khác.

Một câu chuyện rất chân thực và đem lại nhiều hy vọng.

Có vài Cha Mẹ inbox cho tôi để xin chia sẻ tài liệu, phương án điều trị.

Hy vọng các Cha Mẹ đó có xem cái video này.

Thần dược nằm ở đây chứ đâu!
 
Hạng F
10/3/07
5.056
10.889
113
Thủ Đức - TP.HCM
Một bà mẹ Việt Nam anh hùng.

Chị đã thành công, trở thành chuyên gia tốt nhất cho đứa con Tự Kỷ, làm tốt hơn các trung tâm điều trị trẻ đặc biệt. Tốt hơn rất nhiều.
Chị còn chia sẻ cách dạy trẻ Tự Kỷ cho các phụ huynh khác.

Một câu chuyện rất chân thực và đem lại nhiều hy vọng.

Rất xúc động.
 
  • Like
Reactions: tuando