RE: TÌM HIỂU NHỮNG ĐIỀU CƠ BẢN : Hệ Thống Lái .
Chào Bác MC !
Nếu hiểu rằng gián tiếp tức trong trường hợp cụ thể của tay lái oto là người ta chỉ tốn công cho việc di chuyển cơ cấu lái ( Volan và các van , khóa liên hệ ) chứ không có tác động trực tiếp gì lên bánh lái thì đến nay như bài viết đã đề cập : Mọi việc còn trong vòng ..tìm hiểu và hoàn thiện ! Mặc dầu lạoi bỏ được hệ thống cơ khí rườm rà của cơ cấu lái để thay bằng mấy chiếc bơm dầu hay Mô tơ điện thì gọn gàng và trí tuệ hơn nhiều ....Vi sao thì cũng đã nêu rõ .
Ở đây chúng ta cùng nghiền ngẫm chút ít về cái ..Lý của sự trợ lực này , trước hết ta thấy rằng , ở bất cứ hệ thống lái nào , khi trợ lực tê liệt hay đơn giản là tắt máy , thì ta vẫn có thể lái được bánh xe , mặc dầu rất nặng , nó thể hiện sự gắn bó không thể loại trừ giữa tay lái trực tiếp đến các bánh lái chấp hành , cho nên trợ lực vẫn mãi mãi là trợ lực , tức là tôi cố gắng vần Volang , còn anh thì hỗ trợ tôi làm việc đó , do vậy cho đến nay , khó mà nói được rằng hệ thống trợ lái điện hay dầu thuộc loại điều khiển gián tiếp ( Ở đây có thể là vấn đề ngôn từ , tôi chưa hiểu rõ lắm câu hỏi của Bác ! )
Đứng về mô hình điều khiển trong trường hợp này , cà dầu lẫn điện đều là cơ cấu hồi chuyển âm , lợi dụng nhịp trễ về chuyển vị ( Cũng là trễ về thời gian ) để kích hoạt công suất phản hồi , tạo ra hịêu quả trợ lực , tức là chi li ra , lực hỗ trợ không thể nào xuất hiện ngay tức khắc khi tay lái vừa nhúc nhích , nó cần chờ đợi sự lệch góc của van xoay cho đến lúc dầu có thể tràn vào , hay là chờ lệch góc của Chiết áp biến trở hay đại loại một cái gì giống như thế ...rồi mới phản ứng vì thế nên Bạn có thể hiểu ngay là vì sao nếu nhích Volang qua lại một góc nhỏ thì thấy nó rất nặng mặc dầu có trợ lực , nhưng nếu dứt khoát vặn hẳn về một phía thi nó lại nhẹ hều ! Những điều thực tế đã được giải thích theo lập luận trên !
Trợ lực điện với một hay nhiều Servo Moto đơn giản về cấu tạo so với Dầu , rõ rồi , bởi vậy trong nhiều lãnh vực , cách điều khiển điện được lựa chọn không ngần ngại , này nhé : Hiện đại như máy bay thì cũng có cả dầu cả điện , lái tàu thủy , lái cần cẩu siêu trọng , lái các máy khai thác khổng lồ ...đa phần dùng điện , riêng ô tô còn phải chần chừ là bởi vì ...cường độ lái cao quá , có đến hơn 100 lần nhích qua nhích lại trên 1 Km đường trường ( Thẳng tưng đấy nhé !) cơ mà ! mà mỗi lần chỉ nhích có chút xíu , vậy thì các động cơ điện sẽ chịu đựng như thế nào đây với tần sô hoạt động đảo chiều như vậy để đảm bảo tuổi thọ và tin cậy !? Đấy mới là một lý do thôi trong sô nhiều lý do mà loạt bài này đã nêu hoặc chưa nêu vì tác giả ..chưa biết
Chào Bác MC !
Nếu hiểu rằng gián tiếp tức trong trường hợp cụ thể của tay lái oto là người ta chỉ tốn công cho việc di chuyển cơ cấu lái ( Volan và các van , khóa liên hệ ) chứ không có tác động trực tiếp gì lên bánh lái thì đến nay như bài viết đã đề cập : Mọi việc còn trong vòng ..tìm hiểu và hoàn thiện ! Mặc dầu lạoi bỏ được hệ thống cơ khí rườm rà của cơ cấu lái để thay bằng mấy chiếc bơm dầu hay Mô tơ điện thì gọn gàng và trí tuệ hơn nhiều ....Vi sao thì cũng đã nêu rõ .
Ở đây chúng ta cùng nghiền ngẫm chút ít về cái ..Lý của sự trợ lực này , trước hết ta thấy rằng , ở bất cứ hệ thống lái nào , khi trợ lực tê liệt hay đơn giản là tắt máy , thì ta vẫn có thể lái được bánh xe , mặc dầu rất nặng , nó thể hiện sự gắn bó không thể loại trừ giữa tay lái trực tiếp đến các bánh lái chấp hành , cho nên trợ lực vẫn mãi mãi là trợ lực , tức là tôi cố gắng vần Volang , còn anh thì hỗ trợ tôi làm việc đó , do vậy cho đến nay , khó mà nói được rằng hệ thống trợ lái điện hay dầu thuộc loại điều khiển gián tiếp ( Ở đây có thể là vấn đề ngôn từ , tôi chưa hiểu rõ lắm câu hỏi của Bác ! )
Đứng về mô hình điều khiển trong trường hợp này , cà dầu lẫn điện đều là cơ cấu hồi chuyển âm , lợi dụng nhịp trễ về chuyển vị ( Cũng là trễ về thời gian ) để kích hoạt công suất phản hồi , tạo ra hịêu quả trợ lực , tức là chi li ra , lực hỗ trợ không thể nào xuất hiện ngay tức khắc khi tay lái vừa nhúc nhích , nó cần chờ đợi sự lệch góc của van xoay cho đến lúc dầu có thể tràn vào , hay là chờ lệch góc của Chiết áp biến trở hay đại loại một cái gì giống như thế ...rồi mới phản ứng vì thế nên Bạn có thể hiểu ngay là vì sao nếu nhích Volang qua lại một góc nhỏ thì thấy nó rất nặng mặc dầu có trợ lực , nhưng nếu dứt khoát vặn hẳn về một phía thi nó lại nhẹ hều ! Những điều thực tế đã được giải thích theo lập luận trên !
Trợ lực điện với một hay nhiều Servo Moto đơn giản về cấu tạo so với Dầu , rõ rồi , bởi vậy trong nhiều lãnh vực , cách điều khiển điện được lựa chọn không ngần ngại , này nhé : Hiện đại như máy bay thì cũng có cả dầu cả điện , lái tàu thủy , lái cần cẩu siêu trọng , lái các máy khai thác khổng lồ ...đa phần dùng điện , riêng ô tô còn phải chần chừ là bởi vì ...cường độ lái cao quá , có đến hơn 100 lần nhích qua nhích lại trên 1 Km đường trường ( Thẳng tưng đấy nhé !) cơ mà ! mà mỗi lần chỉ nhích có chút xíu , vậy thì các động cơ điện sẽ chịu đựng như thế nào đây với tần sô hoạt động đảo chiều như vậy để đảm bảo tuổi thọ và tin cậy !? Đấy mới là một lý do thôi trong sô nhiều lý do mà loạt bài này đã nêu hoặc chưa nêu vì tác giả ..chưa biết
