AJELITA nói:Theo cố nhà văn Trần Dần thì giữa thập niên 50 chính quyền thành phố Hà Nội cũng ra một văn bản để quy định cách đi đái ỉa:
1) Tất cả nam nữ đi ỉa đái phải tới chỗ quy định.
2) Phải ỉa đúng lỗ.
3) Nếu là chuồng xí máy, ỉa đái xong phải tháo nước, bỏ giấy vào thùng đã quy định. Nếu không phải là chuồng xí thì thôi.
4) Ỉa đái xong phải rửa tay sạch sẽ.
Trước đó Hà Nội được thừa hưởng hệ thống vệ sinh tương đối tốt của Pháp , nhưng sau này chính quyền Việt Minh lên nắm quyền thì sinh ra bát nháo.
Sài Gòn nay - buồn thật - có sự tương đồng với Hà Nội xưa.
================================================== ======
Vấn nạn văn hoá toilet thấp kém ở Việt Nam cũng đã lên báo chí nước ngoài . Nhà báo nổi tiếng từng đoạt giải Pulitzer , Lucinda Franks , từng nhận xét một câu khôi hài trên tờ New York Times - August 11, 2002 ( http://www.nytimes.com/20...spurt-in-vietnam.html)
: “Tập quán” đường phố khá dở hơi của Việt Nam đã thôi miên cả hai chúng tôi : hôn nhau trên hè phố khó chấp nhận trong xã hội, nhưng đàn ông có thể “ trút bầu tâm sự” ngay lề đường . ” ( Vietnam's rather wacky street etiquette fascinated us both: kissing on the sidewalks is socially unacceptable, but men relieve themselves at the curb )
Mấy câu này nghe đâu là chép được từ vách tường của một nhà vệ sinh:
"Ai ơi bỏ trúng mới tài,
Nếu bỏ ra ngoài kỹ thuật còn non”.
"Còn non thì mặc còn non,
Bỏ trật vài hòn thì đã làm sao?!”.
"Làm sao là nghĩa thế nào,
Bỏ trật ra ngoài là mất vệ sinh!”.
"Vệ sinh thì mặc vệ sinh,
Kỹ thuật của mình chỉ có thế thôi
"Thế thôi thì đi ra ngoài,
Luyện tập thành tài rồi hãy về đây!”.
“Thơ hay thì thật là hay,
Bỏ ra tiền túi quét ngay bức tường!”.