Hạng D
28/2/11
1.027
9
38
</h3>(Bài coppy từ vnexpress)</h3>Thập kỷ 60 - Honda CB750</h3>
honda-cb750_1.jpg
Đây là kỷ nguyên của xe động cơ xi-lanh đơn, với những ý tưởng vẫn tồn tại từ thời tiền chiến. Tuy nhiên, người ta được chứng kiến những sản phẩm được coi như tiền thân thực sự của những chiếc môtô ngày nay. Honda CB750 năm 1969 được tôn vinh là siêu môtô "hiện đại" đầu tiên - với động cơ 4 xi-lanh, phanh đĩa và tốc độ tối đa 201 km/h. Một số người cho rằng chiếc BSA Rocket 3 (và "anh em" Triumph Trident) nhanh tương tự, nhưng nhiều người hiểu rằng chiếc nào hợp lý hơn, đặc biệt với cỗ máy thương hiệu Nhật.
Thập kỷ 70 - Dunstall Suzuki GS1000CS</h3>
dustall-suzuki-gs1000cs_1.jpg
Cuối những năm 70 ghi nhận sự thay đổi lớn. Các nhà sản xuất phát hiện ra thứ gọi là khí động học và chụp thông gió - từng chỉ xuất hiện trên các mẫu concept xe đua. Chiếc xe được nhắc tới là Dunstall Suzuki GS1000CS. Phóng viên huyền thoại LJK Setright trao cho nó danh hiệu "xe sản xuất hàng loạt nhanh nhất" trong cuốn "The Guinness Book of Motorcycling Facts & Feats" năm 1979.
GS1000 sử dụng chụp thông gió Dunstall, bộ truyền động cao hơn và động cơ được điều chỉnh. Xe có tốc độ tối đa 278 km/h.
Thập kỷ 80 - Kawasaki ZX-10</h3>
kawasaki-zx-10_1.jpg
Khi chụp thông gió được coi như yếu tố chính của những chiếc xe tốc độ, thập kỷ 80 có những tên tuổi mới. Những sản phẩm như Suzuki GSX-R1000, Yamaha FZR1000 EXUP và Kawasaki ZX-10 đều vượt mốc 265 km/h. Trong số đó, FZR1000 EXUP đạt tốc độ tối đa 272 km/h.
Tuy nhiên, sách kỷ lục Guinness lại công danh hiệu "Xe nhanh nhất" của thập kỷ 80 thuộc về một sản phẩm khá xa lạ: Honda V65 Magna (với tên gọi VF1100C ở các nước ngoài Mỹ). Một chiếc xe độ theo chủ đề V-Max và không có chụp thông gió, với "tốc độ thiết kế" 278 km/h. Năm 1990, Guinness thay đổi ý kiến và Kawasaki ZX-10 trở thành xe nhanh nhất thế giới.
Thập kỷ 90 - Suzuki Hayabusa</h3>
3_Suzuki-Hayabusa-1999.jpg
Trong khi việc chọn ra vua tốc độ thực sự khó khăn vào những năm 1980, thì sang đến thập kỷ 90 mọi thứ lại trở nên dễ dàng. Thực tế, Suzuki Hayabusa 1999 vẫn còn giữ được danh hiệu cho đến ngày nay.
"Chim ưng" đánh dấu sự kết thúc của cuộc chiến tốc độ của thập kỷ 90 bắt nguồn từ Kawasaki ZZ-R1100 (285 km/h), CBR1100XX Super Blackbird của Honda (ra mắt năm 1996, tốc độ tối đa khoảng 287 km/h) và Hayabusa. Siêu phẩm của Suzuki có thể đạt tới mốc 312 km/h.
Những năm 2000 - MV Agusta F4 312R</h3>
2_MV-Agusta-F4-312R.jpg
Năm 2000 không chỉ đánh dấu bình minh của thiên niên kỷ mới, mà còn là cuộc chiến về tốc độ của các nhà sản xuất hàng đầu. Các hãng đều nhất trí rằng tốc độ tối đa khoảng 300 km/h đủ để Kawasaki ZX-12R tham gia cuộc tranh tranh. Nhưng cũng nảy sinh vấn đề rằng, nếu không làm gì đó để hạn chế tốc độ tối đa, có nguy cơ rằng các chính trị gia sẽ tìm cách để đưa ra các điều luật về an toàn giao thông mới. Vì vậy, các siêu phẩm kể từ sau thế hệ thứ nhất của "Chim ưng" đều có vẻ chậm hơn.
Thuy nhiên, thực tế là quá trình phát triển không vì thế mà dừng lại. Một chiếc Hayabusa hiện đại với công suất 197 mã lực sẽ phải nhanh hơn thế hệ thứ nhất chỉ có công suất 160 mã lực. Tuy nhiên, bất cứ sản phẩm nào thuộc dòng superbike 1.000 phân khối, ZZ-R1400 hay Hayabusa, đều có thể chạm mức 299 km/h. Khi ZZ-R1400 đời 2012 chạy trên đường thử Nardo Ring (Italy), xe có tốc độ 299 km/h. Ngoài ra, MV Agusta F4 312R, Ducati Desmosedici RR và BMW S1000RR đều có xu hướng nhanh hơn Hayabusa và ZZ-R với 305 km/h. Nhưng MV Agusta F4 312R được chọn với tốc độ 312 km/h tại Nardo Ring.
Những năm 2010 - ?</h3>Cuộc chạy đua cho thấy các cỗ máy ngày nay có khả năng nhanh hơn (năm 2012, Tom Sykes từng đạt tốc độ 338 km/h tại Monza với một chiếc Kawasaki Ninja ZX-10R).
Nhưng điều thực sự cần thiết là một nhà sản xuất dám phá vỡ thỏa hiệp và tung ra một "chiến mã" đỉnh cao. Honda đang có kế hoạch về một cỗ máy siêu đắt nâng cấp từ RCV GP tốc độ 349 km/h.