Em theo dõi khá nhiều bài viết nói về HSTĐ.
Giống như chuyện tình yêu đôi lứa của con người - từ thời xa xưa cho đến nay, cứ đề cập tới thì y như rằng nó luôn luôn mới lạ.
Em cũng đã đọc hết những tài liêu trong phần KT của forum, cả những ý kiến cá nhân lẫn tài liệu kỹ thuật đậm chất hàn lâm nhưng chẳng thấy ai kết luận, kể cả tài liệu chuyên môn KT của nước ngòai hoặc của nhà chế tạo HSTĐ (nếu có bác nào trích dẫn mang lên đây - nhưng rất tiếc chưa thấy)!
Ở đây , em xin phép lạm bàn về ý kiến cho rằng có nên từ D -> N khi xe chạy chậm và chuẩn bị dừng.
Đây là thói quen của 1 số bác khi chạy số MT (em chạy MT cũng có thói quen này).
Lý do tại sao khi chạy MT, lúc giảm tốc độ (rà thắng) và chuẩn bị dừng (tốc độ <20km/h) em thường về N là do trước khi dừng, xe đang chạy tốc độ khá cao tức đang ở số 4 hoặc 5. Khi giảm xuống dưới 20km/h để xe khỏi bị khục khặc, theo lý thuyết (và có lẻ đúng bài), ta phải về số 3 hoặc 2, và khi tốc độ giảm còn 5-10km/h, cũng theo lý thuyết ta lại phải về số 2 hoặc số 1!
Vậy thì để đơn giản hóa vấn đề, em về N luôn!
Thực tế sử dụng xe MT trên đường, đôi lúc mình về N, xe đang chạy trớn chậm thì thông đường, thế là từ N em sang số 2 hoặc 3 (tùy moment của xe lúc đó) và chạy tiếp.
Đó là lý do vì sao xe MT khi chạy chậm và muốn dừng thì em về N!
Độ linh họat trong việc sử dụng số MT sẽ tùy kỹ năng của mỗi người sao cho xe mình điều khiển luôn nằm trong ý thức chủ động của mình - tức làm chủ được chiếc xe ở mức cao nhất có thể.
Nhưng ở AT thì lại khác!
Giả sử những tình huống em nêu trên cho xe MT lại đem áp dụng cho xe AT thì mức độ linh họat và xử lý các tình huống khi lái xe AT sẽ không bằng MT, bởi:
- Nếu là MT: từ N ta chuyển qua 3, 2 hoặc 1 (tùy moment của xe) ngay tức thời và xe đáp ứng ngay. Và quan trọng : đó là những kỹ thuật lái xe bình thường mà nhà chế tạo HS MT cho phép mà không gây hại đến HS.
- Nếu là AT: khi từ D chuyển qua N để chạy trớn, rà thắng chuẩn bị dừng nếu muốn chạy tiếp sẽ khó xử lý chính xác bởi khi gạt cần số từ N qua D, nếu gạt yếu quá thì nó không qua D, còn mạnh quá (đối với số thẳng hàng) thì nó qua 3, 2 hoặc L thì ... mệt liền. Nhất là ta phải xử lý thật nhanh và chính xác trong hòan cảnh và đường sá lưu thông đông đúc và căng thẳng như hiện nay.
Trong khi, khác với MT, khi ta giảm tốc độ thì xe AT không có "khục khặc" như MT nếu MT không chủ động chuyển xuống số thấp hơn.
Vậy thì hà cớ gì ta phải chuyển về N khi chạy chậm hoặc chuẩn bị dừng!
Muốn về N thì hãy để xe dừng hẵn rồi về N cho nó thỏai mái hơn không?
Xin nói thật với các bác, chuyên môn của em không phải là kỹ thuật, mà kỹ thuật về cơ khí và ô tô thì em lại càng điếc nặng luôn!
EWm chỉ mang cái tội là ham hiểu và biết thêm những lĩnh vực mình còn ngu mà thôi.
Và bây giờ xin lạm bàn đến vấn đề sử dụng tức là cách sử dụng và độ bền của đồ mà ta sử dụng!
Nhà SX chế tạo ra 1 món đồ để cho ta sử dụng, chọc ngóay, hành hạ nó dĩ nhiên họ cũng đã tính đến tần suất chọc ngóay - gạt tới gạt lui này. Cở bao nhiêu lần thì bắt đầu giảm tuổi thọ, đến bao nhiêu lần nữa thì nó sẽ hư (nhưng còn sửa được), và cuối cùng đến ... n lần thì nó tèo vĩnh viễn không thể sửa được nữa!
Vậy thì:
- Giả sử từ N qua D và ngược lại 100.000 lần thì nó hư, cứ cho là thế.
- Thế còn các lá bố trong HSTĐ, cũng giả sử nó "bắt chặt" với nhau 100.000 lần mà không cho nó "chạy" (bởi khi ở D, ta phanh nó, bắt nó dừng lại không cho chạy) thì nó cũng hư!
Thế thì cái nào (trường hợp nào) hay hơn cái nào? Cái nào (trường hợp) có lợi hơn?
Cách đây không lâu, cũng 1 đề tài dạng này em cũng có nêu ý kiến rằng:
Phàm cái gì nguy hiểm, có hại cho người sử dụng hoặc món đồ sử dụng thì hầu hết các nhà chế tạo ra nó đều khuyến cáo chúng nên để ý để tránh "va" vào nó.
Các bác để ý thấy trong các chữ cái và chữ số trên HSTĐ: chữ N trong hầu hết các bảng hiển thị đều dùng màu
XANH LÁ CÂY !
Đó là màu của môi trường, là màu thân thiện nhất với con người cũng tức là màu ít gây thiệt hại nhất cho chiếc xe và cho người sử dụng nó!
(Nhưng đừng dùng màu này khi xuống dốc là được

.)
Vậy thì hà cớ gì ta không dám dùng đến nó kjhi dừng xe từ 10 giây trở lên!
Về độ an tòan, trên đường bằng phẵng, khi dừng xe thì N an tòan hơn D nhiều lắm ạ , cho dù dùng N mà không sử dụng thắng tay!
Vài ý kiến của người chỉ biết xài chứ không biết kỹ thuật chế tạo bàn với các bác.
Chỉ mong mỏi làm sao , các bác AUTOMATIC, bác DÈ, và các bác uyên thâm về kỹ thuật cho ý kiến.
Mong làm sao ....
PS: Xin nói thêm, hiện nay em đang sử dụng cả MT lẫn AT nên cũng có đôi chút kinh nghiệm trong cả 2 lọai xe này.