Hạng D
6/4/05
3.604
2.148
113
Người ta đi 6, 7 tiếng, mình tà tà 8,9 thậm chí 10 tiếng tới nơi an toàn là được nhé bác chủ, ko phải cơm gạo nên ko cần cố sống cố chết đạp đua theo làm gì.

Lên đèo coi chừng dễ hơn xuống nhiều á, lúc xuống chủ yếu dùng số kềm lại nhé, hạn chế dùng thắng nhé!
 
Hạng D
11/5/11
3.420
5.584
113
Sài Gòn
Coi chừng "cụ rùa" bẫy.
Nhớ giữ lane vạch liền không lấn, nhứt là khi đang trên đèo.
 
Hạng D
28/2/11
1.027
9
38
Mạng hỏa đừng đi dalat nha bác. Lên đó cây nhiều, cháy cả rừng thông..
 
Hạng B2
21/4/11
418
4
18
longpajero nói:
Đèo Bảo Lộc và đèo Prenn đường dốc quanh co khoảng 10Km, trước khi vô đèo bác nên dừng xe nghĩ ngơi, vận động chút chút, kiểm tra lại xe: Bánh xe, thắng và đèn thắng, ...;
* Đèo Bảo Lộc: có 2 khúc cua tay áo đoạn gần giữa đèo, hai khúc cua này cách nhau khoảng 3 Km. Đường rộng dễ chạy xe hơn trước đây nhiều lắm.
+ Chú ý tuân theo nguyên tắc 1: "Đường ai nấy đi" - Nhìn gương chiếu hậu bên tài xem có cách xa vạch tim đường quá hay không vì cách xa quá thì:
a. Ép xe 2B (nếu có song hành);
b. Như vậy là mình chạy quá sát lề >>> Nguy hiểm.
Tuyệt đối không vượt xe khác khi bị khuất tầm nhìn.
+ Nguyên tắc 2: Khi bị kẹt giao thông trên đèo hoặc ... làm xe phải dừng hẳn lại thì khi khởi hành phải sử dụng thắng tay để khởi hành ngang dốc (Vì khi bị trôi xe tài mới hay bị hoãng loạn >>> xử lý sai >>> Hậu quả: Hên - xui).
* Đèo Prenn: Theo ý mình thì Bác đừng đi đèo Mimosa vì đường nhỏ, dốc cua gắt (trước đây do Pháp làm). Nhưng được cái vắng xe (chủ yếu là xe tải).
Đường có hẹp hơn so với đèo Bảo Lộc nhưng cũng đừng lo cứ áp dụng nguyên tắc như khi đi đèo Bảo Lộc và cũng không có cua tay áo giống đèo Bảo Lộc.
* Nguyên tắc khi lên đèo số nào thì khi xuống đèo số đó (hoặc ít hơn một số). Do Bác chủ không nói lái xe loại gì nên mình chỉ nói đến các xe thông dụng:
- Xe số tay MT là chạy số 3 khi có trớn, mất trớn về số (có thể từ số 3 về thẳng số 1).
- Xe số tự động: khi lên đèo thì để D chạy, khi xuống đèo thì chạy D3, D2, D1. Nếu xe có hỗ trợ đổ đèo thì phải bật chế độ này có hiệu lực.
- Tuyệt đối tránh lạm dụng thắng khi xuống đèo vì làm bạn đồng hành trên xe bị say xe và khi thắng quá nhiều sẽ làm nóng má phanh >>> nhiệt độ cao truyền vào ống dẫn dầu thắng gây sôi dầu thắng > Nở Cuppen thắng>> mất thắng, phản thắng, ...; Ngoài ra do nhiệt độ cao >>> mòn bố thắng (có thể mòn đến lớp kim loại). Do đó khi "đổ đèo" sử dụng số để giảm tốc độ.
* Ngoài ra còn
1. Đèo Chuối (4Km): đoạn vừa qua khỏi Phương Lâm - Đồng Nai; Cần chú ý đường hẹp, không cua dốc nhiều nhưng xe khách (thường là 16 chổ) chạy ẩu. Giữa đèo có 2 khúc cua liên tiếp cùng hướng >>> Cẩn thận.
2. Đèo Phú Hiệp (2Km): đoạn qua khỏi TT Di Linh khoảng 20Km, Đèo không dốc lắm nhưng cực kỳ nguy hiểm nếu chủ quan vì nơi này các bác tài không quen đường nghĩ chỉ là dốc >>> đạp vi vu >>> rất dễ bị văng đuôi xe >>> tai nạn. Đường cua khuất tầm nhìn 2 đoạn đầu đèo.
3. Dốc Lang Hanh (7Km): Trên địa phận huyện Di Linh, khi cải tạo QL20 đã bớt nguy hiểm nhưng với "lái mới" thì nên chú ý.
Trên đây là một số kinh nghiệm chia sẽ với bác chủ. Ngày trước làm lái mới mình cũng băn khoăn như bác chủ. Trên diễn đàn OS có bác nào có thêm thông tin thì vào giúp bác chủ.
Chúc bác chủ "Thượng lộ Bình An" ./.
bác chỉ dẫn tận tình quá , cám ơn bác , thông tin quá bổ ích
 
  • Like
Reactions: duyhuynh82
Hạng D
27/5/13
1.526
1.911
113
19.gif
Em có NGU kiến về vụ CỤ RÙA nè các pác: Các pác đem theo 1 nắm đinh, nếu gặp cụ RÙA thì ráng bò sau nó. Sau khi qua được trạm xxx thì vượt lên trên và rải nắm đinh xuống cho chết cha nó
 
Hạng D
13/8/11
1.456
764
113
osurio nói:
19.gif
Em có NGU kiến về vụ CỤ RÙA nè các pác: Các pác đem theo 1 nắm đinh, nếu gặp cụ RÙA thì ráng bò sau nó. Sau khi qua được trạm xxx thì vượt lên trên và rải nắm đinh xuống cho chết cha nó
Coi chừng mấy xe đi sau ăn "đạn lạc" của bác, HIC.
63.gif

 
Hạng C
1/12/12
538
41
28
48
Tới Tân Phú chạy cẩn thận kẻo dính "máy sấy" nhe bác chủ.