Hạng B2
17/6/10
373
2
16
<h2>Em chào các Bác, em gửi các Bác kham thảo thêm kỹ thuật quay vô-lăng nhanh em mới sưu tầm được
033102comp_1_prv.gif
</h2>
optimahybrid6.jpg
Kỹ thuật quay vô-lăng nhanh đặc biệt quan trọng đối với người cầm lái, nhất là trong những tình huống nguy hiểm và xử lý phức tạp. Thông thường kỹ thuật này được sử dụng để khắc phục khẩn cấp sai lầm khi điều khiển xe. Có một số phương án xứ lý: quay vô-lăng một tay, cả hai tay kế tiếp nhau, một-hai hoặc hai-một. Trong tất cả các trường hợp trên, để đảm bảo quay vô-lăng trên 180 độ với tốc độ nhanh, cần áp dụng kỹ thuật bắt vô-lăng chéo tay, dù kỹ thuật này có vẻ như trái ngược với hình dung về lái xe của nhiều người. Nhưng trên thực tế bắt chéo tay là yếu tố quan trọng trong việc quay vô-lăng nhanh, giảm thời gian thao tác.
A. Quay vô-lăng sang phải bằng một tay:
1. Đặt tay phải vào vị trí cao nhất trên vô-lăng.
2. Nới lỏng tay nắm vô-lăng bình thường
3. Sử dụng long bàn tay quay vô-lăng xuống điểm thấp nhất.
4. Quay vô-lăng với hướng chuyển dần lên cạnh bàn tay
5. Tiếp tục quay vô-lăng và chuyển sang cách nắm bình thường.
6. Quay vô-lăng lên điểm cao nhất.
B. Quay vô-lăng sang phải bằng hai tay với kỹ thuật bắt chéo tay:
1. Tay trên vô-lăng ở vị trí bình thường.
2. Quay vô-lăng đến thời điểm chuẩn bị bắt chéo tay phải.
3. Quay vô-lăng bằng tay trái cùng lúc bắt đầu bắt chéo tay phải.
4. Quay vô-lăng sau khi bắt chéo tay phải đến thời điểm chuẩn bị bắt tay trái.
5. Quay bằng tay phải và bắt chéo tay trái.
6. Quay vô-lăng sau khi chéo tay trái và nắm vô-lăng bằng tay phải.
Như vậy, thời điểm quay vô-lăng đầu tiên được thực hiện bằng hai tay từ vị trí “9-3” hoặc “10-2” (Tương tự chỉ số trên mặt đồng hồ) đến thời điểm khi tay trái đến gần con số 11, còn tay phải đến con số 5. Tiếp theo, tay phải nhanh chóng chuyển đến nắm vị trí con số 12.
Một điểm quan trọng là việc chuyển tay nắm vô-lăng ở điểm cao nhất không được thực hiện quá mạnh, như đập vào vô-lăng. Điều này, chỉ có thể được chấp nhận, trong trường hợp cổ tay phải vào thời điểm chuyển nắm và chuyển động theo cung tròn với vận tốc chuyển động tay từ vị trí “5” đến vị trí “12”, đồng thời hướng tay theo chiều chuyển động của vô-lăng. Thao tác này kết thúc tại vị trí khoảng giữa “1” và “2”. Ta phải tập trung toàn lực, còn tay trái bắt đầu bắt chéo: di chuyển nhanh lên trên từ vị trí “5” đến vị trí “12” và nhẹ nhàng nắm vô-lăng.Tất cả quá trình quay vô lăng diễn ra trong khoảng từ “1” đến “5”. Việc quay vô-lăng có thể nói bao gồm các chuyển động kéo nối tiếp nhau.
Nếu thật sự làm chủ được tay lái và tốc độ xe khi vào cua thì không nhất thiết phải nắm vô-lăng ở vị trí chuẩn quy định. Nếu tính được góc độ quay vô- lăng cần thiết, nên chọn vị trí nắm của 2 tay thật hợp lý để khi vào cua, khi đòi hỏi sự tập trung cao và quay vô-lăng chính xác, cả 2 tay sẽ đều thao tác nhanh nhất.
C. Chọn điểm nắm vô-lăng để chuẩn bị vào cua trái:
1. Đặt tay vào vị trí khi bắt đằu chuẩn bị vào cua.
2. Chọn điểm nắm cần thiết ngay trước khi bắt đầu quay vô-lăng vào cua.
3. Quay vô-lăng sang trái ( tay trái quay vô-lăng, tay phải trượt theo vô-lăng).
4. Chuyển tay về vị trí bình thường.
Trên 50% tai nạn giao thông xảy ra do người cầm lái không thành thạo kỹ thuật quay vô-lăng nhanh. Vào thời điểm mất ổn định đầu tiên của xe, bất kỳ chuyển động bất thường của cầu sau đều được các tài xế dày dặn nhận ra ngay sau 0,3-0,5s. Chính kỹ thuật quay vô-lăng thành thạo sẽ ngăn chặn được tiến triển bất lợi của xe.
D. Phương pháp “mạnh”
Phương pháp “mạnh” được sử dụng trong trường hợp khẩn cấp: xe có dấu hiệu mất ổn định theo chiều ngang. Nếu vận tốc xe không lớn và tài xế kịp thời dự đoán trước được tình huống cũng như trong trường hợp làm chủ tay lái xe sau khi chèn vào vật cản naod đó. Quay vô-lăng bằng phương pháp “mạnh” có thể thực hiện bằng một hoặc hai tay đồng thời cần chuyển bắt chéo tay từ vị trí chuẩn “10-2” với góc độ đến 1400.Ngoài ra, nó còn thực hiện thao tác nối tiếp nhau của hai tay.
Ví dụ trường hợp quay vô-lăng sang phải bằng phương pháp “mạnh”:
1. Đặt tay ở vị trí cần thiết.
2. Tay phải quay vô-lăng sang phải, tay trái trược xuống dưới.
3. Nắm vô-lăng ở điểm dưới
4. Tay trái quay vô-lăng, tay phải trượt lên trên
Trả vô-lăng sau khi cua có thể thực hiện bằng phương pháp quay tốc độ hoặc phương pháp manh. Tuy nhiên, trên thực tế tài xế thường bỏ vô-lăng và đợi nó về vị trí ban đầu. Theo quan điểm an toàn, đây là không thể chấp nhận. Nếu hệ thống lái không được chỉnh chính xác, vô-lăng có thể bị kẹt không quay về vị trí ban đầu, và khi đó mọi thao tác xử lý dù nhanh đến đâu cũng khó cứu vẵn được tình thế bất ngờ.


Chúc các Bác lái xe an toàn
033102beer_1_prv.gif

Read more: http://autopro.com.vn/20120529054650934ca4937/tvgt-ky-thuat-quay-vo-lang-nhanh.chn#ixzz1xYMZrZUJ
 
Hạng F
16/11/11
5.407
531
113
Cần Thơ, Vĩnh Long, Đồng Tháp
Giờ Vô lăng toàn có trợ lực, việc quay bẻ lái cũng tương đối dễ + thuận tiện. Có lần xuống dốc cầu vì hẻm vô nhà em toàn vuông góc mà đánh lái cái cùi trỏ trái húc vô nắm tay cái bụp.
Chỉ có truờng bất khảng kháng phải quay nhanh thì mới cần luyện tập, nhưng tới lúc đó có sử dụng được không nữa. Cách đây 1 năm em có gặp trường hợp này, phải nói là tay lái quá lụa. Đường CTM8 (Cần Thơ ) có 2 chiều + vạch phân chia đứt quãng, đoạn này xe cộ khá đông, 1 xe 25 chỗ tốc hành chạy khoảng 50km/h (phía tay phải và lề nghịch đều có rất nhiều 2B. Lúc đó có 1 xe 2B qua lộ (nghịch chiều, canh me thế nào không biết mà vọt qua cái ào ) cùng lúc này 1 Cam 3.5 cũng chạy vượt qua mặt xe 25 chỗ tốc hành thì xe 2B cũng vừa cắt mặt xe 25 chỗ tốc hành để qua lộ (khoảng cách giữa xe 25 chỗ tốc hành và 2B là khoảng 20m ) Em đang chạy ngược chiều thấy cảnh này thì đinh ninh là com CAM sẽ hút thẳng vô em 2B hoặc lủi qua chiều nghịch. Vậy mà CAM bóp còi liên tục (bóp liên hồi luôn, sau này em cũng không biết tại sao pác tài lại bóp còi liên hồi + vừa đánh lái được vậy ) đồng thời đánh lái qua phải (em nghĩ phải đánh lái thật điêu luyện ) cắt đầu con xe 25 chỗ tốc hành và chạy tới luôn. Vừ chen giữa em 2B và em xe 25 chỗ tốc hành. KHIẾP. Ông kia qua được lộ bên này, ngừng xe lại thở.
 
Hạng D
15/3/10
2.163
49
48
48
Có cái video clip xem cho dễ mợ Cua ơi, em quay hoài chóng mặt quá....:D
 
Hạng B2
21/12/11
146
9
18
36
đang xài tay lái trợ lực điện quay 1 tay phe phé, hôm bữa chạy con trợ lực dầu quay bằng cả 2 tay thấy vất vả phết ^^
 
Hạng D
18/3/11
1.068
96
48
Sài Gòn HCM
Re:Kỹ thuật quay vô lăng nhanh

thang455411 nói:
Giờ Vô lăng toàn có trợ lực, việc quay bẻ lái cũng tương đối dễ + thuận tiện. Có lần xuống dốc cầu vì hẻm vô nhà em toàn vuông góc mà đánh lái cái cùi trỏ trái húc vô nắm tay cái bụp.
Chỉ có truờng bất khảng kháng phải quay nhanh thì mới cần luyện tập, nhưng tới lúc đó có sử dụng được không nữa. Cách đây 1 năm em có gặp trường hợp này, phải nói là tay lái quá lụa. Đường CTM8 (Cần Thơ ) có 2 chiều + vạch phân chia đứt quãng, đoạn này xe cộ khá đông, 1 xe 25 chỗ tốc hành chạy khoảng 50km/h (phía tay phải và lề nghịch đều có rất nhiều 2B. Lúc đó có 1 xe 2B qua lộ (nghịch chiều, canh me thế nào không biết mà vọt qua cái ào ) cùng lúc này 1 Cam 3.5 cũng chạy vượt qua mặt xe 25 chỗ tốc hành thì xe 2B cũng vừa cắt mặt xe 25 chỗ tốc hành để qua lộ (khoảng cách giữa xe 25 chỗ tốc hành và 2B là khoảng 20m ) Em đang chạy ngược chiều thấy cảnh này thì đinh ninh là com CAM sẽ hút thẳng vô em 2B hoặc lủi qua chiều nghịch. Vậy mà CAM bóp còi liên tục (bóp liên hồi luôn, sau này em cũng không biết tại sao pác tài lại bóp còi liên hồi + vừa đánh lái được vậy ) đồng thời đánh lái qua phải (em nghĩ phải đánh lái thật điêu luyện ) cắt đầu con xe 25 chỗ tốc hành và chạy tới luôn. Vừ chen giữa em 2B và em xe 25 chỗ tốc hành. KHIẾP. Ông kia qua được lộ bên này, ngừng xe lại thở.

Bác kể giống phim hành động quá, em nghe mà thấy mê! Hê Hê, bữa "lào" em cũng làm phát mới được :D