Hạng C
24/8/06
732
84
18
52
HN
www.excite.com
Kỹ thuật quay vô-lăng nhanh đặc biệt quan trọng đối với người cầm lái, nhất là trong những tình huống nguy hiểm và sử lý phức tạp.

Thông thường kỹ thuật này được sử dụng để khắc phục khẩn cấp sai lầm khi điều khiển xe. Có một số phương án xứ lý: quay vô-lăng một tay, cả hai tay kế tiếp nhau, một-hai hoặc hai-một. Trong tất cả các trường hợp trên, để đảm bảo quay vô-lăng trên 180o với tốc độ nhanh, cần áp dụng kỹ thuật bắt vô-lăng chéo tay, dù kỹ thuật này có vẻ như trái ngược với hình dung về lái xe của nhiều người.

Nhưng trên thực tế bắt chéo tay là yếu tố quan trọng trong việc quay vô-lăng nhanh, giảm thời gian thao tác.

A. Quay vô-lăng sang phải bằng một tay:
1. Đặt tay phải vào vị trí cao nhất trên vô-lăng.
2. Nới lỏng tay nắm vô-lăng bình thường
3. Sử dụng long bàn tay quay vô-lăng xuống điểm thấp nhất.
4. Quay vô-lăng với hướng chuyển dần lên cạnh bàn tay
5. Tiếp tục quay vô-lăng và chuyển sang cách nắm bình thường.
6. Quay vô-lăng lên điểm cao nhất.

B. Quay vô-lăng sang phải bằng hai tay với kỹ thuật bắt chéo tay:

1. Tay trên vô-lăng ở vị trí bình thường.
2. Quay vô-lăng đến thời điểm chuẩn bị bắt chéo tay phải.
3. Quay vô-lăng bằng tay trái cùng lúc bắt đầu bắt chéo tay phải.
4. Quay vô-lăng sau khi bắt chéo tay phải đến thời điểm chuẩn bị bắt tay trái.
5. Quay bằng tay phải và bắt chéo tay trái.
6. Quay vô-lăng sau khi chéo tay trái và nắm vô-lăng bằng tay phải.
Như vậy, thời điểm quay vô-lăng đầu tiên được thực hiện bằng hai tay từ vị trí “9-3” hoặc “10-2” (Tương tự chỉ số trên mặt đồng hồ) đến thời điểm khi tay trái đến gần con số 11, còn tay phải đến con số 5. Tiếp theo, tay phải nhanh chóng chuyển đến nắm vị trí con số 12.

Một điểm quan trọng là việc chuyển tay nắm vô-lăng ở điểm cao nhất không được thực hiện quá mạnh, như đập vào vô-lăng. Điều này, chỉ có thể được chấp nhận, trong trường hợp cổ tay phải vào thời điểm chuyển nắm và chuyển động theo cung tròn với vận tốc chuyển động tay từ vị trí “5” đến vị trí “12”, đồng thời hướng tay theo chiều chuyển động của vô-lăng. Thao tác này kết thúc tại vị trí khoảng giữa “1” và “2”. Ta phải tập trung toàn lực, còn tay trái bắt đầu bắt chéo: di chuyển nhanh lên trên từ vị trí “5” đến vị trí “12” và nhẹ nhàng nắm vô-lăng.Tất cả quá trình quay vô lăng diễn ra trong khoảng từ “1” đến “5”. Việc quay vô-lăng có thể nói bao gồm các chuyển động kéo nối tiếp nhau.

Nếu thật sự làm chủ được tay lái và tốc độ xe khi vào cua thì không nhất thiết phải nắm vô-lăng ở vị trí chuẩn quy định. Nếu tính được góc độ quay vô- lăng cần thiết, nên chọn vị trí nắm của 2 tay thật hợp lý để khi vào cua, khi đòi hỏi sự tập trung cao và quay vô-lăng chính xác, cả 2 tay sẽ đều thao tác nhanh nhất.

C. Chọn điểm nắm vô-lăng để chuẩn bị vào cua trái:

1. Đặt tay vào vị trí khi bắt đằu chuẩn bị vào cua.
2. Chọn điểm nắm cần thiết ngay trước khi bắt đầu quay vô-lăng vào cua.
3. Quay vô-lăng sang trái ( tay trái quay vô-lăng, tay phải trượt theo vô-lăng).
4. Chuyển tay về vị trí bình thường.


ST
 
Last edited by a moderator:
Hạng B2
13/6/07
405
16
18
56
TP HCM
Cám ơn bác chủ thớt, khá lý thú và hữu ích cho mọi người, nếu có thêm hình hay video minh hoạ nửa thì quá good luôn.
 
Hạng C
14/1/10
664
14
18
hồi mới tập lái cầm vô lăng theo kiểu 9h15, tức là tay trái cầm vào vị trí số 9 và tay phải cầm vào vị trí số 3 (trên kim đồng hồ) đánh lái, còn bây giờ thì dùng 1 tay trái xoay vòng vô lăng luôn cho nhanh và tiện (cái này ko riêng gì em, để ý các bác tài già hay làm vậy lắm)
 
Hạng B2
7/9/09
342
2
18
53
Cám ơn bác chủ thớt, thông tin khá hữu ích, nếu có hình ảnh hay video thì tốt hơn
080402cool_prv.gif
 
Hạng F
26/6/07
5.370
76
38
OS ... 5-YEAR BIRTHDAY
Em thì phản biện lại tý .

Cái bài viết này có lẽ do tác giả chỉ là "tay mơ" trong việc cầm lái và tự nặn ra .
Cũng có thể tham khảo hay đọc từ nhưng cuốn sách hướng dẫn lái xe từ thời Tống nào đo khi mà chưa có trợ lực lái - rồi viết ra cái bài này .

Có một số điểm "ngớ ngẩn" như sau :
- Quay vô lăng nhanh mà lại đặc biệt quan trọng trong tình huống khẩn cấp là sao ???
Khẩn câp mà quay vô lăng cỡ đó chắc là tác giả đang nghĩ mình là tay đua drift xe thượng thừa !!!
- Khi nào cần quay vô lăng trên 180 độ ??? Các bác tự trả lời được ngay là chỉ khi góc cua tới hơn 90 đô - tức là quay đầu xe. Vậy thì có gì gọi là đặc biệt quan trọng . Dù quay 1 tay hay 2 tay cũng chẳng khác . Thực tế khi lái xe các bác rẽ cua trái hay phải cũng chỉ quay vô lăng có chừng 1/2 vòng hay hơn chút . Khi quay đầu xe hoặc vào cua rẽ trái phải hiện nay tài xế toàn dùng 1 tay là phổ biến - đôi khi dùng 2 tay bắt chéo cũng không sao vì thường là lúc đó tốc độ xe cực chậm. Vậy thì đâu có gì quan trọng ???

- Đoạn cuối cùng nói về vào cua ở tốc độ cao thì thực sự "lộ diện" là người "đang hoang tưởng như những tay đua xe rally" !!!
Với việc "vào cua tốc độ cao" (khái niệm này khá mơ hồ : tức là mức tương quan giữa tốc độ xe với tình trạng góc cua, và có đổ dốc hay không- đơn giản là với nhưng cua tay áo và đổ dốc thì tốc độ 20-30 km/h đôi khi vẫn là cao - ngược lại khúc cua Cao tốc Trung lương thì phải trên 80km/h mới là cao) thì việc đánh lái phần nhiều chỉ 1/4 vòng đến 1/2 vòng - tất nhiên cua cùi trỏ thì cũng chỉ mức đánh lái tới 1/2 vòng là nhiều - do đó thông thường ngưới ta đánh lái bằng 1 tay - tay kia để nguyên tại chỗ, mở lòng bàn tay cho vành vô lăng trượt trong lòng bàn tay, chứ không thực sự nắm vào vô lăng - cái tay này chỉ có tác dụng làm "security" cho tay kia hoặc cần thiết thì nắm lấy vành vô lăng để hỗ trợ.

Với kinh nghiệm cá nhân của em khi ôm cua tốc độ cao thì xoay vô lăng theo chiều đè xuống (tức cua trái dùng tay trái, cua phải thì dùng tay phải) sẽ cho độ nhạy tốt, ôm cua ngọt hơn, việc nhích thêm hay nhả bớt (với những cua dài hoặc gắt) cũng rất linh hoạt và nhạy bén .

Tuy nhiên chẳng có quy tắc nào cho tất cả mọi người . Điều cơ bản nhất là người cầm vô lăng phải tự chọn vị trí nào phù hợp đối với mình để đảm bảo sự thoái mái nhưng linh hoạt.
Ngoài ra hình thái vô lăng sẽ làm thay đổi vị trí chứ chẳng thể nói là số 3, số 5, số 9 hay số mấy - vô lăng 3 chấu khác với vô lăng 4 chấu - thông thường để lái linh hoạt và chắc chắn thì tay hay nắm gần vị trí cái chấu này .
Lái thoải mái thì nắm bất kỳ nơi đâu, thường hay nắm phía dưới - ví trí này thoải mái nhất vì 2 cẳng tay được nghĩ ngơi hoặc gác cùi chỏ vào đâu đó, lâu lâu đổi lên trên, hoặc chẳng nắm vào vành vô lăng mà dùng lòng bàn tay nắm vào cái phần ngang (gần cái chỗ nhấn còi) để lái .

Túm cái váy là cái bài viết trên chỉ nên đem vào giáo trình dạy lái xe cho những người mới cầm lái tập. Chứ ôm vô lăng hàng ngày mà cầm lái theo kỹ thuật trên chắc là ... đêm về ngủ hay đang xxx cũng xoay xoay bắt chéo gì gì đó thôi !!! :)
 
  • Like
Reactions: Núi Một
Tập Lái
13/3/08
38
0
6
080402cool_prv.gif
, mình đồng ý quan điểm này!



haichien nói:
Em thì phản biện lại tý .

Cái bài viết này có lẽ do tác giả chỉ là "tay mơ" trong việc cầm lái và tự nặn ra .
Cũng có thể tham khảo hay đọc từ nhưng cuốn sách hướng dẫn lái xe từ thời Tống nào đo khi mà chưa có trợ lực lái - rồi viết ra cái bài này .

Có một số điểm "ngớ ngẩn" như sau :
- Quay vô lăng nhanh mà lại đặc biệt quan trọng trong tình huống khẩn cấp là sao ???
Khẩn câp mà quay vô lăng cỡ đó chắc là tác giả đang nghĩ mình là tay đua drift xe thượng thừa !!!
- Khi nào cần quay vô lăng trên 180 độ ??? Các bác tự trả lời được ngay là chỉ khi góc cua tới hơn 90 đô - tức là quay đầu xe. Vậy thì có gì gọi là đặc biệt quan trọng . Dù quay 1 tay hay 2 tay cũng chẳng khác . Thực tế khi lái xe các bác rẽ cua trái hay phải cũng chỉ quay vô lăng có chừng 1/2 vòng hay hơn chút . Khi quay đầu xe hoặc vào cua rẽ trái phải hiện nay tài xế toàn dùng 1 tay là phổ biến - đôi khi dùng 2 tay bắt chéo cũng không sao vì thường là lúc đó tốc độ xe cực chậm. Vậy thì đâu có gì quan trọng ???

- Đoạn cuối cùng nói về vào cua ở tốc độ cao thì thực sự "lộ diện" là người "đang hoang tưởng như những tay đua xe rally" !!!
Với việc "vào cua tốc độ cao" (khái niệm này khá mơ hồ : tức là mức tương quan giữa tốc độ xe với tình trạng góc cua, và có đổ dốc hay không- đơn giản là với nhưng cua tay áo và đổ dốc thì tốc độ 20-30 km/h đôi khi vẫn là cao - ngược lại khúc cua Cao tốc Trung lương thì phải trên 80km/h mới là cao) thì việc đánh lái phần nhiều chỉ 1/4 vòng đến 1/2 vòng - tất nhiên cua cùi trỏ thì cũng chỉ mức đánh lái tới 1/2 vòng là nhiều - do đó thông thường ngưới ta đánh lái bằng 1 tay - tay kia để nguyên tại chỗ, mở lòng bàn tay cho vành vô lăng trượt trong lòng bàn tay, chứ không thực sự nắm vào vô lăng - cái tay này chỉ có tác dụng làm "security" cho tay kia hoặc cần thiết thì nắm lấy vành vô lăng để hỗ trợ.

Với kinh nghiệm cá nhân của em khi ôm cua tốc độ cao thì xoay vô lăng theo chiều đè xuống (tức cua trái dùng tay trái, cua phải thì dùng tay phải) sẽ cho độ nhạy tốt, ôm cua ngọt hơn, việc nhích thêm hay nhả bớt (với những cua dài hoặc gắt) cũng rất linh hoạt và nhạy bén .

Tuy nhiên chẳng có quy tắc nào cho tất cả mọi người . Điều cơ bản nhất là người cầm vô lăng phải tự chọn vị trí nào phù hợp đối với mình để đảm bảo sự thoái mái nhưng linh hoạt.
Ngoài ra hình thái vô lăng sẽ làm thay đổi vị trí chứ chẳng thể nói là số 3, số 5, số 9 hay số mấy - vô lăng 3 chấu khác với vô lăng 4 chấu - thông thường để lái linh hoạt và chắc chắn thì tay hay nắm gần vị trí cái chấu này .
Lái thoải mái thì nắm bất kỳ nơi đâu, thường hay nắm phía dưới - ví trí này thoải mái nhất vì 2 cẳng tay được nghĩ ngơi hoặc gác cùi chỏ vào đâu đó, lâu lâu đổi lên trên, hoặc chẳng nắm vào vành vô lăng mà dùng lòng bàn tay nắm vào cái phần ngang (gần cái chỗ nhấn còi) để lái .

Túm cái váy là cái bài viết trên chỉ nên đem vào giáo trình dạy lái xe cho những người mới cầm lái tập. Chứ ôm vô lăng hàng ngày mà cầm lái theo kỹ thuật trên chắc là ... đêm về ngủ hay đang xxx cũng xoay xoay bắt chéo gì gì đó thôi !!! :)
 
Hạng D
18/4/09
1.317
420
83
P25, Bình Thạnh, HCMC
clip_image002.jpg


Khi cầm vành lái, ngón tay cái đặt trên sát vành tay lái, bốn ngón còn lại nắm lấy vành tay lái.
Yêu cầu vị trí tay đặt trên vôlăng sao cho cơ động và thuận lợi khi lấy lái, Ngón tay cái không được quặp vào theo tiết diện vành lái.
Nếu xem vành lái như mặt đồng hồ thì có 2 tư thế hay được sử dụng:
- bàn tay trái đặt ở vị trí 9 hoặc 10 giờ, bàn tay phải đặt ở vị trí 3 hoặc 4 giờ.
- bàn tay trái đặt ở vị trí 10 giờ, bàn tay phải đặt ở vị trí 2 giờ. (10h10”)

Lấy lái:
clip_image004.jpg

Khi lấy lái sang bên nào cũng vậy, lấy một tay là chính, một tay là phụ để kéo hoặc đẩy.
Lấy lái sang phải- tay trái đẩy, tay phải kéo vành lái theo chiếu kim đồng hồ. Khi tay trái đến vị trí 1-2 giờ cũng là lúc tay phải đụng vào cạnh sườn người lái thì tay phải buông vành lái ra vuốt theo dọc vành lái và cầm lại vành lái ngay sát trên bàn tay trái và giữ vững vành lái thay cho tay trái khi ấy buông ra để lại đặt vào vị trí ban đầu của nó. Chu kỳ được lặp lại cho tới khi xe đã đi vào đúng hướng, nhanh chóng trả lại tay lái theo chiều ngược lại tức là lấy lái sang trái..
Lấy lái sang trái- Chức năng hai tay khi ấy thay đổi, tay trái kéo vành tay lái, tay phải đẩy vành tay lái đến vị trí 10-11 giờ, buông tay trái ra đặt lại lên vành tay lái ngay phía trên bàn tay phải, giữ vững vành lái thay cho tay phải khi ấy buông ra để lại đặt vào vị trí ban đầu của nó. Chu kỳ được lặp lại cho tới khi xe đã đi vào đúng hướng, Hai bàn tay trở lại vị trí ban đầu khi chưa lấy lái.
Những yêu cầu cần đạt:
- Khi thực hiện động tác lái phải và trái, thân người lái không được vặn vẹo theo chiều xoay lái;
- Thao tác đúng yếu lĩnh khi quay lái, giữ được vẻ mềm mại trong các thao tác;
- Không vần, không đùn, không chụp tay lái;
- Không bắt ngửa tay;
- Không khoá chéo tay.
Bài này em mạn phép trích dẫn trong Sổ tay ATGT của bác PIPO trên DĐ xehoivietnam.net , xin được phục vụ các bác OS.[/i][/b]
 
Hạng D
5/12/09
1.536
1
0
TP.HCM Q.Tân Phú
các bác cho em hỏi con Cam của em sao khi quẹo chưa đánh hết lái thì nó biết tự trả về còn khi quay hết tua nếu mình không lấy tay trả thì nó cứ giữ nguyên chỗ(có lần em quay đầu xe đánh hết lái ỷ y nó tự trả nên không dùng tay trả lại không ngờ nó giữ yên 1 chỗ luôn làm em suýt ủi vô giải phân cách)
42.gif
Không biết xe em bị lỗi hay xe này như vậy.Mong các bác chỉ giáo
 
Hạng B1
18/9/09
93
0
0
Có video minh hoạ không các bác. Em cũng thích chiêu dùng lòng bàn tay đánh lái, đặc biệt là lúc de quay đầu.

Quay lái mà không tìm hiểu dễ bị trật khớp cổ tay với ngón tay lắm chứ chẳng chơi. Nguy hiểm hơn là nguy đến tính mạng người ngồi trong xe.

Video đi các bác ơi.
 
Tập Lái
24/12/09
15
0
1
anhai555 nói:
clip_image002.jpg


Khi cầm vành lái, ngón tay cái đặt trên sát vành tay lái, bốn ngón còn lại nắm lấy vành tay lái.
Yêu cầu vị trí tay đặt trên vôlăng sao cho cơ động và thuận lợi khi lấy lái, Ngón tay cái không được quặp vào theo tiết diện vành lái.
Nếu xem vành lái như mặt đồng hồ thì có 2 tư thế hay được sử dụng:
- bàn tay trái đặt ở vị trí 9 hoặc 10 giờ, bàn tay phải đặt ở vị trí 3 hoặc 4 giờ.
- bàn tay trái đặt ở vị trí 10 giờ, bàn tay phải đặt ở vị trí 2 giờ. (10h10”)

Lấy lái:
clip_image004.jpg

Khi lấy lái sang bên nào cũng vậy, lấy một tay là chính, một tay là phụ để kéo hoặc đẩy.
Lấy lái sang phải- tay trái đẩy, tay phải kéo vành lái theo chiếu kim đồng hồ. Khi tay trái đến vị trí 1-2 giờ cũng là lúc tay phải đụng vào cạnh sườn người lái thì tay phải buông vành lái ra vuốt theo dọc vành lái và cầm lại vành lái ngay sát trên bàn tay trái và giữ vững vành lái thay cho tay trái khi ấy buông ra để lại đặt vào vị trí ban đầu của nó. Chu kỳ được lặp lại cho tới khi xe đã đi vào đúng hướng, nhanh chóng trả lại tay lái theo chiều ngược lại tức là lấy lái sang trái..
Lấy lái sang trái- Chức năng hai tay khi ấy thay đổi, tay trái kéo vành tay lái, tay phải đẩy vành tay lái đến vị trí 10-11 giờ, buông tay trái ra đặt lại lên vành tay lái ngay phía trên bàn tay phải, giữ vững vành lái thay cho tay phải khi ấy buông ra để lại đặt vào vị trí ban đầu của nó. Chu kỳ được lặp lại cho tới khi xe đã đi vào đúng hướng, Hai bàn tay trở lại vị trí ban đầu khi chưa lấy lái.
Những yêu cầu cần đạt:
- Khi thực hiện động tác lái phải và trái, thân người lái không được vặn vẹo theo chiều xoay lái;
- Thao tác đúng yếu lĩnh khi quay lái, giữ được vẻ mềm mại trong các thao tác;
- Không vần, không đùn, không chụp tay lái;
- Không bắt ngửa tay;
- Không khoá chéo tay.
Bài này em mạn phép trích dẫn trong Sổ tay ATGT của bác PIPO trên DĐ xehoivietnam.net , xin được phục vụ các bác OS.

mình tập lái bên Hoàng Gia thầy Thắng (già) cũng chỉ mình như thế này rất chuẩn và an toàn, và khá hiệu quả với xe ko có trợ lực, mình lái có trợ lực thì toàn se vô lăng 1 tay nhưng cũng khá nguy hiểm là khi cua gặp tình huống khẩn cấp thì ko chụp hay đổi hướng kịp.