Hạng B2
29/5/14
199
79
28
50
Bác bình tĩnh tranh luận ghê ha. Xxx cũng trả lời dài dòng quá. Mà sao Bác cứ phải dùng chiêu quen anh X, cháu anh N ra làm gì ta ?

Sẵn tiện cho mình hỏi, trên đường Võ Văn Ngân, ngã ba với đường Quang Trung, Thủ Đức, ngay ngã ba mà vạch kẻ trắng liên tục ở tim đường thì mình có được rẽ trái ko ? Rẽ thì lấn vạch mà ko rẽ thì ko có đường khác đi. Cám ơn.
 
Hạng F
23/3/12
9.246
19.451
113
TP. HCM
Sẳn thứ bảy rãnh up 1 số liên quan share với các bác.
QCVN 41:2012/BGTVT
VẠCH TÍN HIỆU GIAO THÔNG TRÊN ĐƯỜNG CÓ TỐC ĐỘ > 60KM/H
b) Vạch đường tim trên mặt đường để phân cách hai luồng xe ngược chiều:
- Vạch đường tim trên mặt đường có hai luồng xe đi ngược chiều bằng mầu vàng đứt khúc. Dùng để phân hai luồng xe đi ngược chiều, vạch này được vẽ ở tim đường, tuy nhiên tuỳ tổ chức giao thông không nhất thiết phải vẽ đúng tim đường. Trường hợp dùng vạch này thì xe được phép chạy đè lên vạch để vượt xe khác hoặc rẽ về bên trái;
- Với những đoạn đường mà chiều rộng mặt đường đủ chia thành hai làn xe chạy ngược chiều thì vẽ đường tim đứt khúc màu vàng, ý nghĩa của vạch là yêu cầu lái xe điều khiển xe đi về làn bên phải của chiều đi. Cách vẽ tim trên đường hai luồng xe
ngược chiều xem hình vẽ Vạch số 1.

LỖI : vượt trên cầu vượt Tân Vạn.

b) Vạch cấm vượt xe:
- Vạch màu vàng gồm hai đường kẻ liền ở tim đường biểu thị nghiêm cấm xe vượt xe hoặc chạy đè lên vạch. Dùng để phân chia hai luồng xe đi ngược chiều của đường có hai làn hay nhiều làn xe nhưng đường không đặt giải phân cách ở giữa. Vạch này màu vàng gồm hai đường kẻ liền, mỗi đường kẻ có chiều rộng 15cm, khoảng cách giữa hai đường kẻ là 15 - 30cm.
LỖI : vượt trên cầu vượt Tân Vạn.

- Vạch gồm một đường liền và một đường đứt khúc màu chạy song song với nhau ở tim đường:
 Để biểu thị bên có đường liền là cấm các xe vượt qua vạch để vượt xe hoặc rẽ về bên trái
 Để biểu thị bên có đường đứt khúc thì cho phép các xe chạy đè lên vạch để vượt xe và được rẽ về bên trái.
 Vạch dùng để tổ chức giao thông trên đường hai chiều nhưng có ba làn xe cơ giới và trên những đường cần thiết phải thực hiện một bên cho phép còn một bên ngăn cấm việc vượt xe. Vạch này gồm một đường liền một đường đứt khúc đều màu vàng, chiều rộng của vạch 15cm, khoảng cách giữa hai vạch là 15 - 30cm, như Vạch số 28.

LỖI : vượt trên cầu vượt Tân Vạn.


c) Vạch cấm thay đổi làn xe:
Tác dụng của vạch này là cấm thay đổi làn xe hoặc chiếm làn xe khác để vượt xe. Vạch này kẻ ở những đoạn đường có nhiều làn xe cùng chiều, hay khi đi qua cầu, mật độ giao thông cao, khi đường đi qua hầm, qua dốc, qua đoạn cong hoặc ở những đoạn mà chiều rộng của làn xe bị thu hẹp ở đoạn sắp vào đường giao nhau, hay gần sát làn đường dành cho người đi bộ hoặc ở những đoạn đường cần thiết phải cấm xe thay đổi làn xe. Vạch này là đường kẻ liền màu trắng có chiều rộng 15cm. Xem Vạch số 35.
LỖI : vượt trên cầu vượt Tân Vạn.


VẠCH TÍN HIỆU GIAO THÔNG TRÊN ĐƯỜNG CÓ TỐC ĐỘ ≤ 60KM/H
a) Vạch số 1.1. Phân chia 2 dòng phương tiện giao thông đi ngược chiều nhau, xe
không được đè lên vạch.

b) Vạch số 1.2. Xác định mép phần xe cơ giới với phần xe thô sơ, người đi bộ
hoặc lề đường trên các trục đường, xe chạy được phép đè lên vạch khi cần thiết.
c) Vạch số 1.3. Vạch kép phân chia 2 dòng phương tiện giao thông đi ngược
chiều nhau trên những đường có từ 4 làn xe trở lên, xe không được đè lên vạch.
d) Vạch số 1.4. Xác định nơi cấm dừng và cấm đỗ xe, áp dụng độc lập hoặc có
thể kết hợp với biển báo cấm số 130 "Cấm dừng xe và đỗ xe" và kẻ ở mép đường hay
ở trên hàng vỉa nơi có vỉa hè.
e) Vạch số 1.5. Phân chia 2 dòng phương tiện giao thông đi ngược chiều nhau
trên những đường có 2 hoặc 3 làn xe chạy hoặc xác định danh giới làn xe khi có từ 2
làn xe trở lên chạy theo một chiều.

a) Vạch số 1.1 - Vạch liền nét màu trắng, rộng 10cm kẻ trên đường có cường độ giao thông lớn hơn 1.000 xe/ngày đêm, xe không được đè qua vạch.
Hình H.1 – Vạch số 1.1, đơn vị m
LỖI : vượt trên cầu vượt Tân Vạn.

b) Vạch số 1.2 - Vạch liền nét màu trắng, rộng 20cm, xe chạy được phép đè lên vạch khi cần thiết.
Hình H.2 – Vạch số 1.2, đơn vị m
LỖI : vượt trên cầu vượt Tân Vạn.

c) Vạch số 1.3 - Hai vạch liên tục màu trắng có chiều rộng bằng nhau và bằng 10cm cách nhau là 10cm tính từ 2 mép vạch kề nhau, xe không được đè qua vạch.
Hình H.3 – Vạch số 1.3, đơn vị m
LỖI : vượt trên cầu vượt Tân Vạn.


d) Vạch số 1.4 - Vạch liên tục màu vàng có chiều rộng 10cm.
Hình H.4 – Vạch số 1.4, đơn vị m
LỖI : vượt trên cầu vượt Tân Vạn.
 
Chỉnh sửa cuối:
Hạng C
30/3/14
747
346
63
Vũng Tàu
Chào các bác, các cụ, đã lâu lắm rồi em mới có cơ hội để quay lại kể cho các bác, các cụ nghe về 1 chút kinh nghiệm non kém của em, sự việc lần này của em là bị bắt lỗi vượt trên cầu. Sự việc như sau:

Khi về đến cầu vượt Tân Vạn là lúc khoảng 16h chiều, lúc đó em đã lái xe liên tục khoảng gần 4h, nhưng do trước đó bị kẹt xe từ trước ngã 3 Dầu Giây nên có phần hơi mệt và quạu, đi 7c số sàn. Khi bắt đầu leo lên cầu vượt, em để ý biển hạn chế tốc độ không có (chỉ có bản 20 nhưng dành cho đường phụ để rẽ phải qua Bình Dương), vạch kẻ đường là vạch vàng không liền nét. Em cho xe chạy đúng 50, phía trước là 1 chiếc xe tải tập lái chạy chừng 30km/h (chắc ko phải là chim mồi đâu, vì xe chở đầy những học viên tập lái mặc đồng phục), em đợi leo lên tới đỉnh cầu vượt, bật đèn tín hiệu xin đường và cho xe chuyển sang làn bên trái để vượt. Vừa xuống cầu thì tức thì 1 anh áo vàng bước ra và chỉ cạp nông.. Em cứ ngỡ là mấy anh định dựa vào cái bản 20 bên kia cầu để bắn láo, nên ngoan ngoản tấp xe vào lề, nhưng đi 1 đoạn khá xa (cho chú đi bộ chút cho khỏe người :) ). Như thường lệ, bật đèn cảnh báo, cầu nguyện và rút điện thoại ra để bật ghi âm, nhưng trớ thay điện thoại để mở GPS suốt chuyến đi nên hết pin, mà cái đồ sạc trên xe lại hư, thôi kệ cứ cầm xuống bỏ túi.. Tới đoạn làm việc:

x: ( chào ) em cho kiểm tra giấy tờ
em: anh ơi, em lỗi gì vậy anh?
x: em vượt trên cầu.
em (giả bộ tỏ vẽ bất ngờ): dạ anh nói sao ạ?
x: em vi phạm lỗi vượt trên cầu.
em: (học bài các bác giờ thực hành, trước dùng chiêu thương thảo ), anh H ơi hình như khu vực này là của đội Rạch Chiếc phải ko a ? em là em của a Đ sn bên bình thạnh nè, hôm trước mấy anh qua nhà em ăn sinh nhật, em chụp hình cho mấy anh nữa nhớ hôn (haha).
x: Đ nào anh ko biết, bây giờ anh yêu cầu em xuất trình giấy tờ để anh kiểm tra, e có giấy tờ ko?
em: tất nhiên e đi xe phải có giấy tờ rồi chứ anh,
x: có thì lấy a kiểm tra.
e: (hơi điên), ok e sẽ vào xe lấy giấy cho a kiểm tra, nhưng e cũng nói trước là e sẽ bật ghi âm cuộc làm việc với a, để làm căn cứ cho việc xử lý sai phạm mỗi người về sau.(thực chất đt hết pin mất tiu, móc ra giả bộ bấm bấm hù thôi :) )
x: em muốn ghi gì đó thì cứ việc
em: vào xe lấy giấy tờ đầy đủ cầm trên tay, giờ giấy tờ em đây, đầy đủ, nhưng yêu cầu anh xác định lỗi của em trước, rồi em sẽ đưa giấy cho anh coi.
x: thì e cứ đưa a kiểm tra rồi a báo lỗi cho.
e: đâu được a, e chưa biết mình lỗi gì thì đâu có giao giấy cho a được.
x: rồi, em lại đây a chỉ cho

Cả 2 cùng đi lại phía cầu vượt
x:e thấy ko, trên cầu vạch sơn màu gì, màu vàng đúng ko, còn ở dưới đường thì màu trắng.
e: màu vàng thì sao anh ơi ?
x: màu vàng thì e ko được vượt chứ sao ? huống chi e vượt trên cầu, là trường hợp cấm vượt.
e: cười, e bị vụ này rồi a ơi, cầu Phú Mỹ luôn, cuối cùng giải thích với nhau và đi thôi.cấm vượt trên cầu là cầu hẹp, cầu chỉ có 1 làn đường mỗi chiều xe chạy thôi anh, còn cầu này 4 làn, luôn cả làn xe máy là 5, còn vạch vàng mà không liền nét thì theo em biết là ko cấm vượt mà.
x: a ko cần biết e bị bắt ở đâu, nhưng ở đây trên cầu là cấm vượt, với lại vạch vàng là cấm đè rồi, e ko biết thì đừng có cãi, đưa giấy tờ a kiểm tra đi.
e: a nói vậy là đâu có đúng, cầu này được vượt thoải mái a ơi, và nét đứt thì cứ có tín hiệu là được vượt thôi.
x: (bắt qua lỗi khác) , chưa tính hồi nãy e vượt bên phải xe khách nữa chứ.
e: (học thuộc bài mấy bác bị vịn ở đường 5 ngoài bắc, nên giờ chỉ có thế mà giở ra thôi )
x: đỏ mặt, nhưng bây giờ a khẳn định lỗi e là vượt trên cầu, e đưa giấy tờ a kiểm tra đi. còn ko thì a lập lỗi ko giấy tờ và đem xe về.
e: (không hiểu sao lại ngu, ko đòi bằng chứng chứng minh vi phạm mà chỉ nói), giấy tờ e đầy đủ hết, nếu a cứ khăng khăng nói e lỗi vượt trên cầu thì a cứ lập biên bản đi, nãy giờ e có ghi âm rồi, e sẽ khiếu nại trường hợp này.
x: (mừng) vậy đưa đây a lập.

lục xục ... loạc xoạc, mở cốp mô tô lấy sấp biên bản.
x: e ko biết thì vào đây, nói năng đàng hoàng có gì a nhắc nhở , chứ vô đây bày đặt lớn giọng sao được
e: e chỉ chứng minh cho a thấy là e ko vi phạm thôi, bảo đảm quyền lợi của e chứ.
x: (mở hộc lấy cuốn nghị định ra), vượt bên phải, vượt ko có đèn tín hiệu, vượt trong các trường hợp cấm vượt, nè e coi đi.
e: vậy trong các trường hợp cấm vượt, là những trường hợp nào, a cho e biết luôn đi a
x: (nói câu e nghe bất mãn) e có đt thì lấy ra lên Gg search xem các trường hợp cấm vượt là gì đi cho khỏi mắc công hỏi a (vẫn chưa viết chữ nào)
e: thượng úy (họ và tên), số hiệu.... e yêu cầu a cho e biết rõ những nơi nào cấm vượt, thông tư, nghị định hay phụ lục nào, trước khi a lập biên bản hành chính này.
x: e tự tìm hiểu đi, a sẽ lập e lỗi vượt tại nơi cấm vượt.
e: ok a lập đi, e sẽ ký, nhưng e sẽ ghi vào phần ý kiến của người vi phạm
x: đâu được e, e muốn ý kiến gì thì làm đơn rồi cầm biên bản lên mà ý kiến, chứ biên bản của cơ quan nhà nước ai cho 2 nét chữ
e: e mắc cười quá, e đâu phải dân mới ra chạy đâu mà a nói như vậy.
x: hoặc là a lập xong xé cho e biên bản, e muốn ghi gì thì tự ghi vào đó.
e: cười, sao được a, biên bản có 2 liên thì nội dung phải giống nhau chứ.
x: bây giờ e ko ký thì a sẽ lập và nhờ người chứng kiến.
e: e đâu có nói ko ký đâu, e sẽ ký biên bản, ghi âm e vẫn đang ghi (thực thì có ghi được giây nào đâu ), nhưng e muốn thêm nội dung vào phần ý kiến của người vi phạm.
x: vậy là ko được rồi em, biên bản cơ quan nhà nước ai cho em tự ý ghi.

Thế là a ấy lại đứng, rồi ra dừng phương tiện và đi lại, bên cạnh đó một đồng đội cùng cấp bậc đang bỏ tờ 200k cách tỉnh táo vào túi da đeo hông dưới sự chứng kiến rõ ràng của e.

Đợi 1 hồi e bực quá bảo: a H, giờ nếu a có muốn lập thì a lập lẹ đi cho e đi, kẹt xe cả buổi chiều, cả bọn xe e đói meo râu cả rồi, giờ còn gặp cảnh này sao chịu nỗi. Còn nếu ko , thì a e trong nhà với nhau, a nhắc nhở rồi cho e đi, chứ vầy hoài sao giải quyết.
x: (dịu giọng chút ) nếu như e xuống xe nói chuyện đàng hoàng, nhỏ nhẹ, thì a có thể đã giải thích rồi cho e đi nãy giờ rồi, a làm việc cũng có cái tâm lắm e, chứ ko phải thích lập ai thì lập đâu, bằng chứng là nãy giờ a chưa có lập e đó. Còn e chưa gì đòi móc đt ra ghi âm rồi.
e: thì e cũng nói với a, thứ 1 là e chạy xe từ trưa tới giờ, kẹt xe, đói bụng, tới đây bị a dừng xe mà e chưa rõ lý do nên e mới hơi nóng nãy. Thứ 2 là có thể e có gì đó sai sót, ai mà ko có sai sót hả a (dù e vẫn biết mình ko sai gì cả.).
x: xã giao thêm vài câu, nhưng vẫn giữ thế thượng phong, vì vẫn nắm đăng ký và GPLX của e.
e: (nói tới chổ này ra lại nhục với các bác): thôi nói thật với a H chứ cũng trong nhà ko hà, e là cháu của cậu N, chú T, H ở đội HX cũng là người nhà thôi, rồi a Đ cũng chơi thân với mấy a trong đội của a nữa, biết đâu mấy hôm a lại cùng với mấy ảnh qua nhà e câu cá, rồi ae lại gặp nhau.
x: thì a nói với e đó, e cũng còn ra đường chạy xe, chắc chắn rồi còn có dịp gặp lại a, lần này a nhắc để e coi lại thái độ e khi làm việc. nhớ nhe em.

Bài học rút ra : dù năm luật nhưng vẫn phải bình tỉnh từ từ xử lý, nếu trong trường hợp này e đòi video ghi hình lúc vượt, chả biết mấy ảnh đào đâu ra để chứng minh vi phạm hành chính cho e.
- Cũng là bình tỉnh, ko nên nóng nãy,ko yêu cầu và đưa giấy tờ để xxx lập bb khi chưa xác minh rõ ràng lỗi vi phạm.
- Vẫn là cái vụ ghi âm, nếu có ghi âm thì cứ âm thầm mà ghi, để cho bên kia muốn nói gì thì nói.. rồi sau đó làm bằng chứng trước tòa.

Bài học luật pháp: được chuyển làn, hoặc vượt trên đoạn đường có vạch vàng đứt khúc

f) Các loại vạch tín hiệu giao thông và mầu vạch được phân loại như sau:
- Vạch đứt khúc trắng: Khi vạch theo chiều dọc đường với tác dụng phân chia các
làn xe cùng chiều để lái xe nhận biết điều khiển xe chạy an toàn. Nếu vạch ở đầu
đường thì có tác dụng hướng dẫn xe chạy đúng tuyến đường;
- Vạch liền trắng: Khi vạch theo chiều dọc đường với tác dụng phân cách giữa làn
xe có động cơ và làn xe không có động cơ, hoặc giới hạn ngoài của đường dành riêng
cho xe chạy. Khi vạch ở đầu đường có tác dụng hướng dẫn xe chạy hoặc xe dừng;
- [BCOLOR=#ff0000]Vạch đứt khúc vàng: Khi vạch theo chiều dọc đường có tác dụng phân cách hai [/BCOLOR]
[BCOLOR=#ff0000]làn xe chạy ngược chiều, nếu vạch ở trên vỉa hè hoặc ở lề đường, có tác dụng ngăn [/BCOLOR]
[BCOLOR=#ff0000]cấm đỗ xe;[/BCOLOR]
- Vạch liền vàng: Khi theo chiều dọc đường có tác dụng phân cách làn xe chạy
ngược chiều và không được lấn làn (đè lên vạch). Nếu vạch trên vỉa hè hoặc ở lề
đường có tác dụng ngăn cấm xe dừng hoặc đỗ;
- Hai vạch trắng thẳng song song đứt khúc: Khi vạch theo chiều ngang trước ngã
ba ngã tư có tác dụng yêu cầu lái xe giảm tốc độ nhường cho xe đi từ hướng khác đi
trước, khi vạch vẽ dọc đoạn đường giữa hai nút giao, biểu thị làn đường đó có thể thay
đổi hướng xe chạy;
- Hai vạch liền vàng song song: Khi vạch giữa mặt đường có tác dụng phân cách
luồng xe chạy ngược chiều. Trường hợp hai vạch vàng song song liền là cấm xe đè lên
vạch để vượt xe hoặc quay đầu. Trường hợp một vạch liền, một vạch đứt quãng, bên
có đường vạch vàng kẻ liền là cấm vượt xe hoặc quay trở lại; bên có đường vàng đứt
khúc khi điều kiện bảo đảm an toàn thì cho phép vượt xe và quay đầu;
- Hai vạch trắng liền song song: Khi vạch ngang trước ngã ba ngã tư biểu thị phải
dừng lại nhường cho xe khác đi;


Vạch đường tim trên mặt đường để phân cách hai luồng xe ngược chiều:
- [BCOLOR=#ff0000]Vạch đường tim trên mặt đường có hai luồng xe đi ngược chiều bằng mầu vàng [/BCOLOR]
[BCOLOR=#ff0000]đứt khúc. Dùng để phân hai luồng xe đi ngược chiều, vạch này được vẽ ở tim đường,[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ff0000]tuy nhiên tuỳ tổ chức giao thông không nhất thiết phải vẽ đúng tim đường. Trường hợp [/BCOLOR]
[BCOLOR=#ff0000]dùng vạch này thì xe được phép chạy đè lên vạch để vượt xe khác hoặc rẽ về bên trái[/BCOLOR]

(nếu vẽ trên cầu hoặc trên đoạn đường có nhiều làn đường thì có ý nghĩa thêm gì ko, nhờ các bác chỉ giúp.)

Trích QCVN 41:2012/BGTVT


Luật giao thông đường bộ năm 2008 quy định những trường hợp không được vượt xe là:

a) Không bảo đảm các điều kiện khi vượt, cụ thể: khi có chướng ngại vật phía trước; có xe chạy ngược chiều trong đoạn đường định vượt; xe chạy trước có tín hiệu vượt xe khác hoặc xe chạy trước chưa tránh về bên phải;
b) Trên cầu hẹp có một làn xe;
c) Đường vòng, đầu dốc và các vị trí có tầm nhìn hạn chế;
d) Nơi đường giao nhau, đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt;
e) đ) Khi điều kiện thời tiết hoặc đường không bảo đảm an toàn cho việc vượt;
f) Xe được quyền ưu tiên đang phát tín hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ.



Em xin cảm ơn và xin chúc cả nhà ngủ ngon ạ...:)
Em phải phục bác . Bác chạy xe gần 4 tiếng đồng hồ mà mọi người trên xe cũng đag đói và bác cũng đang đói và mệt thế mà bác không giải quyết nhanh theo kiểu ( đúng luật mà làm , sai thì cứ ghi biên bản , còn đúng thì trả lại giấy tờ ) đằng này bác lại tranh luận theo kiểu ( nhún nhường ) bác làm như thế thành ra là mình bị mất thời gian với cái bọnn xxx đó , thêm vào đó là bọn xxx nó cứ nghĩ như vậy là nó sẽ hù dọa được 1 cơ số lái xe nữa cho nên bọn nó sẽ càng ngày càng hống hách thêm và sẽ tội nghiệp cho những bác tài xế nắm luật không vũng và cúng bánh mì cho nó thôi .
Mà 1 OS như bác thì đâu có cần phải đem bùa hộ mệnh ra làm gì nhỉ ? E thấy bác nói ra nó cũng đâu có nể tình gì đâu ?
P/S : nói tóm lại là 1.Mình đúng thì chẳng sợ bố con thằng XXX nào cả ( mà chỉ sợ quần chúng bức xúc và mấy ông liều mạng thôi ) 2. Nếu mình sai thì : 2.1 viết biên bản làm giàu cho đất nước 2.2 tống bánh mì vào mõm chúng nó rồi đi là xong .
CÁI NÀY LÀ EM GÓP Ý BÁC CHỨ KHÔNG CÓ Ý CHỈ TRÍCH BÁC ĐÂU , CÁC BÁC ĐỪNG NÉM ĐÁ EM , TỘI NGHIỆP
 
Hạng B2
20/6/12
224
29
18
Xxx Thổi là đúng rồi, trên cầu có dốc tầm nhìn hạn chế nên cấm vượt
 
Hạng B2
23/6/13
299
125
43
Sẵn tiện các bác cho e hỏi thông tư hay điều nào trong LGTĐB cho phép người dân ghi ý kiến lên biên bản ạ ? E biết mình ghi ý kiến lên biên bản là hoàn toàn đúng mà rủi sau này gặp xxx cãi cùn như thế này nữa mình có cái đưa ra cho nó cứng họng luôn ạ :D
Mà sao em nghe nói hình như có 2 loại biên bản 1a và 1b, 1b là bản rút gọn 1a, bọn xxx lúc nào cũng đưa biên bản này ra cho người dân chứ ko đưa 1a ( hình như bản này ko có phần ghi ý kiến hay sao ấy ), bác nào giúp em phân biệt 2 bản này vs ạ :confused:
 
Hạng C
30/3/14
747
346
63
Vũng Tàu
Sẵn tiện các bác cho e hỏi thông tư hay điều nào trong LGTĐB cho phép người dân ghi ý kiến lên biên bản ạ ? E biết mình ghi ý kiến lên biên bản là hoàn toàn đúng mà rủi sau này gặp xxx cãi cùn như thế này nữa mình có cái đưa ra cho nó cứng họng luôn ạ :D
Mà sao em nghe nói hình như có 2 loại biên bản 1a và 1b, 1b là bản rút gọn 1a, bọn xxx lúc nào cũng đưa biên bản này ra cho người dân chứ ko đưa 1a ( hình như bản này ko có phần ghi ý kiến hay sao ấy ), bác nào giúp em phân biệt 2 bản này vs ạ :confused:
Sau 2 lần bị phạt và ghi biên bản trước khi tham gia OS e nhận thấy biên bản của e đều có phần " ý kiến người vi phạm " . Nhưng phần này mình không được ghi mà mình chỉ được phép đọc để cho cái thằng ghi biên bản nó ghi vào cho mình .