Đâu là vấn đề giao thông các bác xem là "nổi bật và nhức nhối" nhất trong năm qua?

  • Lắp ETC trên toàn cao tốc của cả nước và những bất cập

    Bình chọn: 12 44,4%
  • Các dự án cao tốc đáng chú ý của miền Nam

    Bình chọn: 14 51,9%
  • Văn hóa chạy xe trên cao tốc của nhiều người còn "kém"

    Bình chọn: 14 51,9%
  • Xử phạt xe đi vào làn dừng khẩn cấp

    Bình chọn: 12 44,4%
  • BOT QL51 liên tục gây kẹt xe và mãi không có ETC

    Bình chọn: 19 70,4%
  • Xe rau trên đường đi Đà Lạt và quốc lộ 20

    Bình chọn: 7 25,9%
  • Quốc lộ 14 và những đặc sản không phải ở đâu cũng có

    Bình chọn: 5 18,5%
  • Biển báo khu dân cư ở nhiều nơi đặt vô tội vạ

    Bình chọn: 9 33,3%
  • Thói quen bật đèn khẩn cấp vô tội vạ

    Bình chọn: 9 33,3%
  • Siết đăng kiểm cuối năm khiến các chủ xe trở tay không kịp

    Bình chọn: 8 29,6%

  • Total voters
    27
Giao Thông
22/3/19
1.048
2.518
131
34
Kết thúc năm 2022, hãy cùng diễn đàn Otosaigon điểm qua những sự kiện giao thông được Oser quan tâm nhiều nhất cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận, VETC, đăng kiểm,... hay những vấn đề được phản ánh từ năm này qua năm khác nhưng không có sự cải thiện như xe rau 49, chạy vào làn khẩn cấp,...

10 vấn đề giao thông Oser đặc biệt quan tâm trong năm 2022: Đăng kiểm, VETC và nhiều vấn đề "nhức nhối" từ năm này qua năm khác


1. Lắp ETC hoàn toàn trên cao tốc và những bất cập xảy ra​

10 vấn đề giao thông Oser đặc biệt quan tâm trong năm 2022: Đăng kiểm, VETC và nhiều vấn đề "nhức nhối" từ năm này qua năm khác


Thông tin từ ngày 1/82022 sẽ lắp làn thu phí tự động hoàn toàn trên cao tốc gây xôn xao trong cộng đồng mạng, các chủ xe nhiều sốt sắng đi dán thẻ ETC, lúc này cũng là lúc phát sinh nhiều vấn đề về loại thẻ thu phí không dừng này.

Từ việc các chủ xe bất ngờ khi phát hiện chiếc xe của bản thân đã đăng ký dán thẻ ETC từ lúc nào không hay cho dù trước đó chủ xe chưa bao giờ đi đăng ký, cho tới những ngày đầu thực hiện thu phí tự động hoàn toàn các cao tốc luôn trong tình trạng kẹt xe hàng cây số. Đáng chú ý nhất là cao tốc Long Thành - Dầu Giây ngày đầu thu phí không dừng đã kẹt xe gần 10 cây số khiến CSGT phải chặn xe lên cao tốc.


2: Các dự án cao tốc đáng chú ý của miền Nam​

10 vấn đề giao thông Oser đặc biệt quan tâm trong năm 2022: Đăng kiểm, VETC và nhiều vấn đề "nhức nhối" từ năm này qua năm khác


Việc tổng số km cao tốc của toàn miền Nam (không tính Lộ Tẻ - Rạch Sỏi) chưa tới 200 km nên người dân ở đây luôn mong mỏi các tuyến cao tốc được xây dựng và hoàn thành sớm như Trung Lương - Mỹ Thuận, Bến Lức - Long Thành, Dầu Giây - Phan Thiết,...

Tuy nhiên hiện tại trong năm 2022 chỉ có tuyến cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận thông xe sau khi trễ hẹn 13 năm, nhưng lại không có làn dừng khẩn cấp. Còn những tuyến khác tiếp tục trễ hẹn và chưa biết ngày nào người dân mới có thể được lưu thông.


3. Văn hóa chạy xe trên cao tốc của nhiều người còn "kém"​

Dù cao tốc ở phía Nam không nhiều nhưng hàng ngày các chủ xe vẫn luôn than phiền việc văn hóa lái xe của nhiều tài xế trên cao tốc còn quá kém. Việc chạy chậm nhưng dành làn trái không cho xe khác vượt, đi song song, Giữ khoảng cách xe trước thì bị cúp đầu điền vào chỗ trống,...


4. Xử phạt xe đi vào làn dừng khẩn cấp​

10 vấn đề giao thông Oser đặc biệt quan tâm trong năm 2022: Đăng kiểm, VETC và nhiều vấn đề "nhức nhối" từ năm này qua năm khác


Khôn lõi chạy vào làn dừng khẩn cấp không còn là điều mới nhờ Oser lên tiếng liên tục mà trong thời gian qua từ việc CSGT ra quân xử phạt trực tiếp trên cao tốc hoặc gửi giấy phạt nguội về tận nhà khiến nhiều người “hả dạ”.

Các Oser đều cho rằng cơ quan chức năng làm thường xuyên để từ từ nó tạo nên 1 chút văn hóa chạy xe cho bọn khôn lỏi này, làm nên sự ổn định giao thông trên các tuyến cao tốc.


5. BOT QL51 liên tục gây kẹt xe và mãi không có ETC​

10 vấn đề giao thông Oser đặc biệt quan tâm trong năm 2022: Đăng kiểm, VETC và nhiều vấn đề "nhức nhối" từ năm này qua năm khác


Quốc lộ 51 là tuyến đường huyết mạch nối TP. HCM với thành phố du lịch Vũng Tàu. Tuyến đường luôn lượng xe lưu thông lớn bậc nhất phía Nam, tuy nhiên điều đáng nói là sau bao năm thu phí thì toàn tuyến vẫn không có một làn thu phí không dừng nào mà chỉ thu phí thủ công khiến đoạn đường quanh các trạm thu phí luôn trong tình trạng ách tắc khiến nhiều tài xế bức xúc.

Sau hàng loạt ý kiến của Oser về trạm thu phí thủ công trên BOT QL51 qua địa phận tỉnh Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu, bộ GTVT đã trả lời sẽ không lắp làn thu phí tự động không dừng trên tuyến đường này vì dự kiến thời gian thu phí chỉ còn dưới 3 năm. Tuy nhiên trên hợp đồng tuyến này sẽ tiếp tục thu phí cho tới năm 2030.


6. Xe rau trên đường đi Đà Lạt và quốc lộ 20​

"Nhất xe khách Cà Mau, nhì xe rau Đà Lạt" câu nói không còn xa lạ với nhiều tài xế. Tuyến đường đi Đà Lạt qua QL20 là nơi các hung thần xe rau 49 “đua” bạt mạng, đây chính xác là nỗi ám ảnh của rất nhiều tài xế trên cung đường này, dù đã được phản ánh từ năm này qua năm khác nhưng những chiếc xe rau vẫn ngày ngày làm nhiệm vụ cảm tử “đưa rau đến chợ đúng giờ” cho bà con các tỉnh phía Nam.

Do quốc lộ 20 là cung đường chính dẫn lên phố núi, đặc biệt vào những dịp nghĩ lễ lượng xe lớn từ xe rau, xe khách, xe du lịch, xe cá nhân,... đều đổ bộ vào quốc lộ 20 nên khiến quốc lộ này ngày càng quá tải và xuống cấp.


7. Quốc lộ 14 và những đặc sản không phải ở đâu cũng có​

10 vấn đề giao thông Oser đặc biệt quan tâm trong năm 2022: Đăng kiểm, VETC và nhiều vấn đề "nhức nhối" từ năm này qua năm khác


Những điều đặc trưng ở QL14 như cảnh đẹp 2 bên đường, cung đường láng mịn, đoàn xe nối đuôi nhau bò hàng cây số,... hay cách gọi vui của nhiều tài xế “con đường tốn bánh mì bậc nhất Việt Nam” đó là những đặc sản mà cánh tài xế ưu ái gọi cho tuyến đường huyết mạch của Tây Nguyên này.

Dù vậy nhiều tài xế vẫn cho rằng họ thích QL14 vì đơn giản nó an toàn, hệ thống biển báo dày đặc nhưng rõ ràng và không cố tình bị che đi như những tuyến đường khác.


8. Biển báo khu dân cư ở nhiều nơi đặt vô tội vạ​

Biển báo khu dân cư là biển báo hiệu lệnh là loại rất dễ bắt gặp trên đường. Đây là loại biển báo dễ nhận biết và thông dụng nhất, tuy nhiên ở nhiều nơi biển báo này được đặt khá vô lý và có một đặc điểm “kỳ lạ” là biển báo này thường bị che khuất.

Từ việc biển báo chỉ đặt đúng một lần vào đầu khu dân cư không nhắc lại khiến tài xế dễ bị quên, cho tới biển báo này đặt ở những nơi vắng vẻ không có nhà dân,... đều là những thứ khiến các tài xế cho rằng nên bỏ loại biển báo này thay bằng biển giới hạn tốc độ.


9. Thói quen bật đèn khẩn cấp vô tội vạ​

Không biết từ bao giờ nhiều người truyền tai rằng đèn khẩn cấp là đèn ưu tiên, bật đèn khẩn cấp là đi thẳng,.... và cho rằng luật không cấm thì sử dụng là bình thường. Dù cộng động mạng lên tiếng phản đối cật lực nhưng tình hình vẫn không khả quan, ngày càng có nhiều người sử dụng đèn khẩn cấp này mọi lúc mọi nơi hơn.

Hiện nay, việc dùng đèn cảnh báo nguy hiểm một cách “vô tội vạ” là tình trạng chung ở rất nhiều tuyến đường. Đây là hành động có thể gây ra hiểu lầm cho người lái phương tiện khác về hướng di chuyển của xe vì không biết xe phía trước muốn rẽ trái, rẽ phải, đi thẳng hay gặp sự cố,... dẫn đến xử lí tình huống sai lệch và dễ gây ra tai nạn.


10. Siết đăng kiểm khiến các chủ xe trở tay không kịp​

10 vấn đề giao thông Oser đặc biệt quan tâm trong năm 2022: Đăng kiểm, VETC và nhiều vấn đề "nhức nhối" từ năm này qua năm khác


Cuối năm luôn là mùa cao điểm của đăng kiểm, tuy nhiên năm nay nhiều trung tâm ở khu vực phía Nam đặc biệt là trên địa bàn TP. HCM bị đình chỉ hoạt động khiến lượng xe dồn qua các trung tâm khác đông hơn bình thường, khiến các chủ xe liên tục phải xếp hàng từ đêm thậm chí là từ tối hôm trước để có chỗ hôm sau đến lượt.

Đặc biệt cục đăng kiểm đã tiến hành thanh tra hàng loạt đơn vị đăng kiểm bắt nhiều cá nhân, và đình chỉ các trung tâm có sai phạm nên khiến tâm lý chung của nhiều kiểm định viên không như thường ngày mà sẽ kiểm tra kĩ càng từng chiếc xe, từng bộ phận xảy đến nhiều trường hợp bị từ chối đăng kiểm khó hiểu.


Các bác còn quan tâm chủ đề “hot” nào trên diễn đàn Otosaigon năm 2022 vừa qua? Mời các bác hãy chia sẻ bên dưới
 
  • Like
Reactions: Tuấn Cali
trong hàng năm, nếu Việt Nam dành toàn bộ Tổng thu Ngân sách Quốc gia Việt Nam chỉ để chi Đầu tư cho Hệ thống Giao thông Đường bộ của Việt Nam, thì sẽ có rất nhiều những thay đổi tốt hơn, tiến bộ hơn so với tình trạng hiện nay của Hệ thống Giao thông Đường bộ của Việt Nam
 
Hạng D
9/1/16
1.665
3.235
123
48
Sài Gòn
Xử phạt xe đi vào làn khẩn cấp không phải là chủ đề hot vì vốn dĩ không được chạy. Ý thức quá lùn nên không có gì hot cả! Cũng như vấn đề bật đèn khẩn cấp vô tội vạ. Gộp chung vô là văn hóa.
 
Hạng D
20/9/16
1.781
2.295
113
Xử phạt xe đi vào làn khẩn cấp không phải là chủ đề hot vì vốn dĩ không được chạy. Ý thức quá lùn nên không có gì hot cả! Cũng như vấn đề bật đèn khẩn cấp vô tội vạ. Gộp chung vô là văn hóa.
nó hot là vì luật là thế nhưng vẫn có nhiều thằng ngu chạy vào
 
Năm 2022, Tổng thu Ngân sách Quốc gia Việt Nam đã đạt mức cao kỷ lục 1,97USD/ 1 người Dân/ 1 Ngày

mức số thu Ngân sách Quốc gia 1,97USD/ 1 người Dân/ 1 Ngày đã cao bằng 1/42 so với mức số chi Ngân sách Quốc gia Thụy Sĩ tính bình quân đầu người Dân Thụy Sĩ,

nên việc Việt Nam dành toàn bộ Tổng thu Ngân sách Quốc gia Việt Nam của hàng năm chỉ để chi cho Hệ thống Giao thông Đường bộ là rất hợp lý
 
Hạng D
14/8/16
1.871
2.265
113
39
Xử phạt xe đi vào làn khẩn cấp không phải là chủ đề hot vì vốn dĩ không được chạy. Ý thức quá lùn nên không có gì hot cả! Cũng như vấn đề bật đèn khẩn cấp vô tội vạ. Gộp chung vô là văn hóa.
Dạo này hết thấy xe chạy vào làn khẩn cấp rồi.
Cái vụ ETC là sót nhất, bỏ thu phí không dừng thì nộp tiền vào app cho chúng chiếm dụng đã vậy nộp tiền còn tốn thêm phí. Vãi chưởng!
 
  • Like
Reactions: lamnk