Hạng C
22/10/11
581
3
18
45
TPHCM
Re:THƯ QUÁN ĐẠO TRÀ II

tudam nói:
hungnguyen1978 nói:
Hôm nay vừa tiếp bác BB bằng trà và tí bia ,

Quanh chung trà nhỏ câu chuyện đời
Chung trà lúc cạn ,lúc thảnh thơi
Lão ơn khuyên lão đừng sầu nữa
Lão sầu ta lại thấy chơi vơi
Hai bác quên em rồi, em phải lên núi tu 6 tháng, hẹn hai bác 6 tháng sau gặp lại, hẹn ngày tái ngộ.
Quá khứ thì qua rồi.
Tương lai thì chưa tới.
.............hiện tại........
Chấm chấm..lão Cóc ghết nhất là....chọc tức chơi.
Đi tu nghiệp nước nào bác ơi
 
Hạng D
25/8/11
1.990
10
38
Re:THƯ QUÁN ĐẠO TRÀ II

hungnguyen1978 nói:
tudam nói:
hungnguyen1978 nói:
Hôm nay vừa tiếp bác BB bằng trà và tí bia ,

Quanh chung trà nhỏ câu chuyện đời
Chung trà lúc cạn ,lúc thảnh thơi
Lão ơn khuyên lão đừng sầu nữa
Lão sầu ta lại thấy chơi vơi
Hai bác quên em rồi, em phải lên núi tu 6 tháng, hẹn hai bác 6 tháng sau gặp lại, hẹn ngày tái ngộ.
Quá khứ thì qua rồi.
Tương lai thì chưa tới.
.............hiện tại........
Chấm chấm..lão Cóc ghết nhất là....chọc tức chơi.
Đi tu nghiệp nước nào bác ơi
Tu tại gia bác ơi!
 
Hạng C
22/10/11
581
3
18
45
TPHCM
Re:THƯ QUÁN ĐẠO TRÀ II

tudam nói:
hungnguyen1978 nói:
tudam nói:
hungnguyen1978 nói:
Hôm nay vừa tiếp bác BB bằng trà và tí bia ,

Quanh chung trà nhỏ câu chuyện đời
Chung trà lúc cạn ,lúc thảnh thơi
Lão ơn khuyên lão đừng sầu nữa
Lão sầu ta lại thấy chơi vơi
Hai bác quên em rồi, em phải lên núi tu 6 tháng, hẹn hai bác 6 tháng sau gặp lại, hẹn ngày tái ngộ.
Quá khứ thì qua rồi.
Tương lai thì chưa tới.
.............hiện tại........
Chấm chấm..lão Cóc ghết nhất là....chọc tức chơi.
Đi tu nghiệp nước nào bác ơi
Tu tại gia bác ơi!
Roài vắng bác 6 tháng chắc dài như sáu năm ,
 
Chi Hội Trưởng HFC
19/12/08
18.853
3.970
113
56
chắc cà đao
Re:THƯ QUÁN ĐẠO TRÀ II

tudam nói:
hungnguyen1978 nói:
tudam nói:
hungnguyen1978 nói:
Hôm nay vừa tiếp bác BB bằng trà và tí bia ,

Quanh chung trà nhỏ câu chuyện đời
Chung trà lúc cạn ,lúc thảnh thơi
Lão ơn khuyên lão đừng sầu nữa
Lão sầu ta lại thấy chơi vơi
Hai bác quên em rồi, em phải lên núi tu 6 tháng, hẹn hai bác 6 tháng sau gặp lại, hẹn ngày tái ngộ.
Quá khứ thì qua rồi.
Tương lai thì chưa tới.
.............hiện tại........
Chấm chấm..lão Cóc ghết nhất là....chọc tức chơi.
Đi tu nghiệp nước nào bác ơi
Tu tại gia bác ơi!
Tudam.....ở nhà nghiên cứu con Rồng vàng đây mừ........
 
Hạng C
22/10/11
581
3
18
45
TPHCM
Re:THƯ QUÁN ĐẠO TRÀ II


UỐNG TRÀ ĐẦU XUÂN



http://hoiquankhongquan.com/attachm...df0446c2af43f5&attachmentid=1633&d=1328425633

Trời còn chưa sáng tỏ, những làn sương đêm còn quyến luyến trên dốc núi tạo nên nét đẹp tiêu diêu phiêu phất, đâu đó trong những khu rừng lân cận vang lên những tiếng gà gáy thật vui tai; quả thật gà rừng gáy rất vui, không hay và oai vệ như tiếng gáy gà nhà nhưng tiếng của gà rừng nghe rất thú vị vì toát lên vẻ hoang dã chất phác pha lẫn chút gì như niềm tự do sống trong thiên nhiên vậy. Dừng lại cuối con đường kinh hành, tôi mê mẫn ngắm nhìn những giọt nước đọng lại trên đầu kim của những chiếc lá thông, chúng đẹp và tinh khiết đến lạ lùng. Buổi sáng, sau giờ công phu, một vài vòng kinh hành quanh chùa, lắng nghe và nhìn ngắm phong cảnh rồi về cốc tráng ấm chén pha trà, hương trà thoang thoảng pha lẫn không khí trong lành, nhấp ngụm trà đầu tiên và cảm nhận niềm thú vị; phải chăng, đó cũng là một trong những đam mê của một kiếp người? Dường như sống trong cuộc đời này, mỗi người đều có nhũng đam mê hay những thú vui nào đó để sống, để lướt qua thời gian, để khoả lấp muộn phiền, để đời sống có ý nghĩa…hoặc dù là gì đi nữa nhứng thú vui, những đam mê có mặt trên cuộc đời cũng do con người là chúng sanh hữu tình! Trong vòng xoáy của cuộc đời, dù ở đâu, khi nào thì con người vẫn là chúng sanh khát sống nhất. Sự khát sống ấy được biểu hiện dưới nhiều hình thái, nhiều phương diện khác nhau, nhưng chung quy vẫn khởi xuất từ ý niệm trực nhận về sự giới hạn thân phận đời sống mình trong vũ trụ bao la giữa dòng thời gian vô cùng vô tận.

Những đam mê hay những thú vui của loài người từ xưa đến nay thật thiên hình vạn trạng nhưng chung chung thì cũng tuỳ theo tâm mà tìm cảnh. Tâm cao nhã thì tìm thú vui thanh tao, tâm thấp thỏi thì tìm đam mê hạ liệt. Thú vui hay niềm đam mê là những chất liệu rất cần thiết để thắp lên ngọn lửa của đời sống, nếu đời sống không có “lửa”…thì chắc chắn sẽ rất lạnh lẽo vì vô vị và lúc đó con người sẽ cảm thấy trống trải. Một khi nỗi trống trải chán chường xuất hiện thì niềm khát sống sẽ dừng lại, sự sống lúc ấy chỉ là mặt kia của sự chết hay nói như ai đó chỉ là tồn tại chứ không phải sống. Có bao giờ bạn cảm nhận bạn đang tồn tại chứ không phải sống chưa? Hay có bao giờ bạn ý thức về niềm khát sống đang dâng tràn bên trong bạn chưa? Dù bạn là ai, đang chán chường hoặc khao khát, khi bạn đọc những dòng chữ này tôi xin mời bạn một chung trà.

http://hoiquankhongquan.com/attachm...df0446c2af43f5&attachmentid=1634&d=1328425679

Chuyện uống trà. Nhân loại đã có rất nhiều sách vỡ, thậm chí nâng lên thành hạng kinh điển như “trà kinh” hay thánh hoá như “ trà đạo” mà ngày nay ai ai cũng dường như biết rõ, ở đây khi đề cập đến trà chỉ đơn giản là một thú vui nho nhỏ như một chất liệu thắp lửa cho cuộc đời vốn nhiều tăm tối và lạnh lẽo, dĩ nhiên chúng tôi vẫn biết rằng có những người suốt đời không biết uống trà nhưng cuộc đời của họ là một ngọn lửa ấm áp luôn sưởi ấm cho tha nhân, và đời sống trong lành của họ cũng chính là vị trà trác tuyệt nhất. Nhưng, chắc chắn rằng người uống trà lịch trải là người cảm nghiệm được rất nhiều về ý nghĩa cuộc đời vì mỗi một cuộc trà là một bài học rất sâu sắc về rất nhiều phương diện của một kiếp nhân sinh.

Người Việt Nam nói riêng và nhân loại nói chung biết uống trà từ rất sớm. Nhiều tư liệu nói rằng người ta biết đến thức uống từ một loại lá có tên Dã trà hơn bốn ngàn năm về trước,do vua Thần Nông nếm thử và nhận thấy nước uống có hương vị thần diệu. Cũng có người còn quả quyết rằng loại dã trà đó được phát hiện trên đất Việt thưở xa xưa mà bây giờ là vùng Tân Cương hay Bắc Thái gì đó. Tôi thấy thuyết này có lý đó nghen vì trà Bắc Thái là loại trà mà tôi vốn thích nhất. Trà Bắc Thái có vị thật ngon mà hương của nó cũng nhẹ nhàng sâu lắng nữa, khi mình uống xuống khỏi cổ rồi mới cảm được cái hương của nó. Trà có rất nhiều loại, kể cả loại trà uống liền như LipTon thì chỉ riêng Quốc gia Ấn Độ sản xuất đã hơn 1500 loại. Tuy nhiên người uống trà sành điệu Việt Nam thường chia trà ra làm hai loại chính, trà ướp hương hoa và trà vị. Rồi mỗi loại lại có nhiều loài khác nhau, hương sen,sói, lài, bưởi, ngâu… vị thì nào ngọt, đắng, cay , nồng, chát…mỗi một thứ đều có riêng một hàng đồ chúng. Người miền nam thì thích trà ướp hương, miền trung và bắc thì khoái trà vị, nói chung chung vậy thôi chứ những cao thủ trà miền nam cũng có người rất thích trà vị và ngược lại.

Trà là thức uống chính của hàng Tăng nhân từ xưa cho đến nay. Cũng có truyền thuyết rằng cây trà là sự hoá thành từ cặp mi mắt của một vị tổ sư thiền tông. Có vị tổ sư kia cứ đến giờ công phu khuya là rơi vào trạng thái mệt mõi, sư đã tìm mọi cách để đối trị cơn bệnh buồn ngủ mà vẫn không chiến thắng được. Để khỏi rơi vào mê ngủ nhà sư nọ đã cắt bỏ hai mí mắt của mình, và chỗ quăng bỏ đôi mí mắt ấy mọc lên một giống cây lạ mà khi hái lá pha nước uống thì giúp cho người uống tỉnh táo sảng khoái. Có lẽ chỉ là huyền thoại để ám chỉ trà du nhập vào Trung Hoa từ Ấn Độ, nhưng là một huyền thoại rất đạo vị.

Nhiều giai thoại uống trà cho chúng ta thấy nhiều hình ảnh thi vị và thật thơ mộng, hồn nhiên hay sâu lắng đến lạ thường. Bạn hãy hình dung một cảnh tuợng gồm mấy ông già hẹn nhau thức đêm, nấu nước pha trà chờ xem hoa quỳnh nở, do đêm sương xuống, phần thì vội kiếm củi còn tươi nên mấy cụ thay nhau thổi lửa, khói bay mù mịt, cụ nào cũng nước mắt nước mũi ròng ròng khi cạn chung trà rồi trầm trồ khen trà ngon và hoa đẹp. Giai thoại uống trà thưởng hoa mà một vị đại thần dâng lên nhà vua cũng là một hình ảnh để cho ai đó suy tư về cái đẹp. Có vị Vua nọ rất thích uống trà và ngắm hoa trà, mùa xuân năm ấy không hiểu sao hoa trà trong vườn thượng Uyển của vua và trong cả nước đều không ra hoa? Có tin báo rằng vườn hoa trà của một vị tướng quân, đang nở rất nhiều hoa trà xinh đẹp.Vị tướng này cũng là một trà nhân danh tiếng, nhà vua gợi ý sẽ đến uống trà và thưởng hoa trà tại tư dinh của tướng quân, vị tướng quân nhận lời với niềm vinh dự cao quý. Đúng hẹn nhà vua đến, sau khi miễn tất cả lễ nghi quân thần và chỉ yêu cầu được đón tiếp theo nghi thức trà nhân. Nhà vua rất ngạc nhiên khi nhìn khắp khuôn viên rộng lớn trồng hoa trà của tướng quân mà không trông thấy bất cứ một cây hoa trà nào, cho đến khi bước vào trà thất, bên khay trà một chậu hoa trà tuyệt đẹp làm cho vua phải sững sờ. Sau này vua mới biết, trước hôm vua giá lâm, vị tướng quân nọ đã cho chặt phá hết vườn hoa trà của mình chỉ để lại một cây đẹp nhất. Ôi, có phải sự vẹn toàn là không thể có hai?\

Rất nhiều giai thoại về trà thật thú vị, thi vị và đạo vị. Khi trà được các vị Thiền sư Nhật Bản nâng lên hàng trà đạo thì chuyện uống trà không còn là chuyện giải khát mà đã là một phương châm sống hay trở thành một nguyên lý để trở về nhìn ngắm bản chất thực trong sự tương quan tương duyên của thế giới nội tại và thế giới ngoại tại. Từ nguyên lý đó đã phát sanh ra nhiều phương pháp mà mặt nỗi của nó là hình thức và dù là hình thức như những công thức chế biến đi nữa thì như ta thấy nó vẫn góp phần làm thăng hoa chuyện uống trà. Có phải những điều ấy nói lên rằng những gì bình thường nhất đều ẩn chứa sự thật- chân lý ?


Một buổi uống trà trang nhã là cả một nghệ thuật, đòi hỏi người uống trà phải có một tinh thần tập trung ở hiện tại. Nhất nhất mỗi động tác đều phải được thực hiện trong chánh niệm. Cứ mỗi buổi sáng sớm, người pha trà có dịp quẳng hết mọi muộn phiền trong cuộc sống, chăm chú vào một việc làm khiêm tốn cẩn trọng đến độ như một nghi lễ. Ở đó sự sáng suốt được thể hiện tối đa, tâm của người pha trà lúc ấy chỉ ghi nhận những gì đang xảy ra, quá khứ và tương lai hay ảo giác và ảo tưởng không có cơ hội chi phối kẻ pha trà. Với hành động pha trà trong chánh niệm như vậy, mặc dù có vẻ là hình thức nhưng lại không khác với cứu cánh của thiền là trở về sống thực nơi từng khoảnh khắc đang là. Mục đích của thiền định và thiền tuệ là lắng tâm và làm cho tâm sáng suốt, phần nghi thức khi pha trà và uống trà cũng có mục đích như vậy. Tâm của người uống trà có dịp lắng lại khi theo dõi từng động tác pha trà và thưởng thức từng ngụm trà như theo dõi từng hơi thở vào ra một cách trọn vẹn vậy.

Tôi cũng mới biết uống trà từ chục năm nay, trước đó thì cũng hay uống nhưng uống toàn trà đá. Kể từ khi theo thầy lên núi mới có dịp học uống trà, và từ chuyện uống trà quả thật tôi đã học được nhiều bài học sâu sắc. Bài học đầu tiên mà tôi học được từ uống trà là tình yêu thương và lòng bao dung. Lúc đó chùa chúng tôi rất đông, ngoài sư phụ là người đứng đầu còn có rất nhiều sư huynh cao hạ, trung hạ và những giới tử sư đệ nữa. Trong nghi lễ hoặc trai đường thì sự phân biệt vai vế rất nghiêm túc, nhưng mỗi sáng sớm, khi tập trung tại am của thầy để uống trà thì tất cả chúng tôi đều hoà thuận bên nhau. Những ý kiến dù của vị nhỏ nhất đều được tất cả lắng nghe với lòng tôn trọng. Những khi có được loại trà nào đặc biệt, sư phụ thường chờ cho đủ mặt huynh đệ chúng tôi rồi mới pha uống để mọi người đều có dịp thưởng thức. Quả thật một vị bề trên mà có tâm hoà với kẻ dưới như vậy đâu phải ai cũng làm được, huống chi truyền thống uống trà giữa thầy trò như vậy tại Huyền Không Sơn Thượng hiện nay vẫn còn được duy trì.

Những kỷ niệm uống trà với huynh đệ là những kỷ niệm thật ý nhị và cũng rất thú vị. Có một đêm trăng sáng, mấy sư huynh ở chùa ngoài vào ở lại cốc tôi để uống trà ngắm trăng. hôm đó gặp ngày tôi hết trà, chỉ còn bình trà nước nhạt hết từ hồi trưa. Mấy huynh đệ pha nước sôi vào bình rồi rót ra mỗi người mỗi chén, nhìn chén trà trắng bạch, ai cũng tức cười và còn gọi đùa là trà bạch hỷ nữa. Rồi có một lần mấy huynh đệ chúng tôi nhận lời mời của một đạo hữu, chủ một trà đình danh tiếng dưới phố, hạ sơn uống trà. Đoạn đường đến trà đình khá xa, đến nơi thì ai cũng khát và mệt, sau khi chọn trà Long Tĩnh Triết Giang có vẻ rất sành điệu, mọi người bấm bụng phải kiên nhẫn chờ cô phục vụ lau tráng ấm chén tỉ mĩ rất kiểu cách. Sau khi pha trà xong cô ta rót cho mỗi người mỗi chén trà nhỏ xíu bằng ngón tay cái, ai cũng uống cạn lập tức, rồi có ý hối cô phục vụ pha nhanh lên, cô ả xổ giọng trà đạo: nào là uống trà phải học tính kiên nhẫn… Vị sư đệ trẻ nhất, sốt ruột ngoắc người phục vụ khác đến rồi sư đệ đọc lớn bài thơ của thầy : Với ta trà là đạo, khát cứ việc uống thôi, nếu thêm trà với đạo, đầu thượng trước đầu rồi” . Đọc xong thơ y bèn gọi 1 ly sữa đá chanh, vậy là tất cả mọi người liền hưởng ứng gọi thêm 1 người một ly sữa đá chanh. Sư đệ này bây giờ đã hoàn tục, nhưng mỗi lần nhớ lại kỹ niệm đó là mỗi lần có một nụ cười. Đời có là bao, sao không sống hồn nhiên như vậy để đôi khi nghĩ lại có những kỹ niệm bình yên sư đệ nhỉ?

Không những nghệ thuật uống trà đem lại niềm vui tao nhã và là phương pháp để lắng tĩnh tâm hồn mà trà còn là một phương lương dược quý giá giúp ích rất nhiều cho đời sống của chúng ta. Từ thời Chiến Quốc (403-221 ÂÂL), người Trung Hoa biết sử dụng trà trong việc chữa bệnh. Đời nhà Tần, các đạo sĩ bắt đầu sử dụng trà trong việc luyện thuốc trường sinh. Phan Tấn Tô (1996) cho biết trà càng để lâu càng tốt trong việc chữa bệnh. Khi phối hợp với các vị thuốc khác, trà (bao gồm lá và nụ) có rất nhiều dược tính như kích thích thần kinh, làm săn da, tăng tuần hoàn, hô hấp,cầm máu, lợi tiểu, tiêu thực, chữa tiêu chảy, kiết lÿ và đắp vết thương sát trùng (GS Nguyễn Kỳ Hưng).


http://hoiquankhongquan.com/attachm...df0446c2af43f5&attachmentid=1632&d=1328425048

Với dân tộc Việt Nam, uống Trà là hình ảnh quen thuộc như cây đa đầu làng, con đò bến sông, trà không thể thiếu trong sinh hoạt, dù đời sống văn minh hiện nay có máy móc, phương tiện ẩm thực có phong phú đến bao nhiêu thì người Việt không thể quên được chén chè xanh truyền thống. Trà trở thành nếp sống văn hóa, đã đi vào lòng dân tộc. Các cụ ngoài Bắc uống trà và ngâm mấy câu thơ :

Làm trai biết đánh tổ tôm

Uống trà liên tử ngâm nôm Thúy Kiều


Những danh sĩ hay những thi sĩ đều có những câu thơ hay về trà. Đại văn hào Nguyễn Du (1765-1820) thưởng thức trà với tâm sự:


Khi hương sớm lúc trà trưa

Bàn lan điểm nước đường tơ họa đàn



Nguyễn Khuyến (1835-1909) cuộc đời nhàn hạ vui với gió trăng:


Khi vườn sau khi sân trước

Khi điếu thuốc, khi miếng trầu

Khi trà chuyên năm ba chén

Khi Kiều lẩy một đôi câu


Nguyễn Khuyến



Trước đây và ngay cả bây giờ, mỗi khi ngẫm nghĩ về những công án liên quan đến trà của thiền tông tôi thường thấy rất thú vị. Có công án được ghi lại rằng: “ một vị hành giả nọ lên gặp thiền Sư và hỏi: - mục đích của Đạo là gì? Thiền sư hỏi lại – ông ăn cơm chưa? Hành giả trả lời : dạ ăn rồi. Thiền sư bảo : vậy thì uống trà đi. Thế là hành giả nọ hoát nhiên đại ngộ”. Cũng một công án khác liên quan đến trà. : Đời nhà Đường có một vị Thiền Sư xuất chúng, Ngài Triệu Châu(778- 897). Một hôm có vị sư uyên bác đến tham vấn. Triệu Châu hỏi: “ Trước kia ông đã từng ở đây chưa?” Vị sư đáp: “ Thưa đã từng”. Triệu Châu bảo: “uống trà đi”. Sau đó một vị sư khác đến thăm, Ngài Triệu Châu hỏi: “ Trước kia ông đã từng ở đây chưa?”. Vị Tăng khách đáp: “ Chưa!”. Triệu Châu bảo: “ Uống Trà đi”. Vị sư thị giả của Ngài Triệu Châu chứng kiến cả hai trường hợp trên không hiểu nỗi, bèn hỏi thầy mình: “ Tại sao đối với vị Sư trí tuệ đốn ngộ thì thầy bảo “ Uống trà đi”, mà đối với vị sư sơ cơ thầy cũng bảo “ Uống trà đi”. Vậy là có ý chỉ gì?”. Ngài Triệu Châu liền đáp: “Uống trà đi”. Một chén trà “thực tại hiện tiền” của Ngài Triệu Châu còn ngát hương thơm đến tận bây giờ! Bạn là người đang bất an, phiền muộn, nuối tiếc…? Vậy thì bạn hãy “ Uống trà đi”.

Cuộc đời, thế giới, thế gian, cuộc sống, chốn bụi trần…có rất nhiều ý nghĩa, suy cho cùng thì như ai đó đã từng nói: “ Chỉ là một cuộc chơi”. Một cuộc chơi bi tráng và hoằng viễn. Tuy nhiên, có nhiều cấp độ, nhiều sự thể hiện và như thế nào là một cuộc chơi đúng nghĩa thì chỉ có người chơi mới tự mình hiểu rõ, vì những gì mình thể hiện cũng là những gì mình tận hưởng. Cuộc đời cũng giống như một giòng sông,thời gian không lúc nào dừng lại. Cũng vậy, mùa xuân đang về rồi mùa xuân sẽ qua, từng mùa xuân qua sẽ đưa người ta vào tuổi xuân già. Đó là bản chất của cuộc đời, níu kéo thời gian hay mơ mộng chuyện vĩnh thường là điều ảo tưởng, bởi vì chuyện sống chết, vinh nhục, xấu tốt, được thua, còn mất, vui buồn... tất cả đó là cuộc đời. Tất cả hiện tượng đang hiện hữu đều là chân lý nếu ta biết nhìn ngắm và lắng nghe. Mỗi một sát na sinh diệt đều ẩn chứa sự vĩnh cửu khi ta trầm tỉnh và sáng suốt, chính ở đó mùa xuân tinh nguyên sẽ hiện ra chứ không phải bao giờ và ở nơi nào khác. Chỗ tuyệt đĩnh của việc uống Trà cũng như của Đạo, là sống thực với cái đang là… vượt ra khỏi danh từ ngôn ngữ qui ước.

Mùa xuân mượn chén trà lan man đôi dòng hí lộng, âu cũng để “ mua vui cũng được một vài trống canh”. Mời bạn hãy uống trà đi!


paperclip.png
Ảnh thu nhỏ đính kèmhttp://www.otosaigon.com/Forum/atta...df0446c2af43f5&attachmentid=1635&d=1328425894
 
Hạng C
22/10/11
581
3
18
45
TPHCM
Re:THƯ QUÁN ĐẠO TRÀ II

Nguyễn Trãi uống trà</h2>

Nguyễn Trãi – Danh nhân văn hóa Thế giớiỞ Việt Nam, trà hiện diện trong văn học dân gian thông qua ca dao, hò vè, câu đối, tục ngữ truyền khẩu và văn chư ơng với những bài thơ kiệt tác của các nhà văn lừng danh xư a và nay. Tập quán uống trà thời xư a của danh nhân, luôn biểu lộ một nhân sinh quan, một nếp nghĩ, một nghệ thuật sống, một cái nhìn bao quát về cuộc đời trong một chén trà.
Tâm hồn thi nhân Việt Nam luôn cởi mở, hài hoà, trong tinh thần nhân ái, cảm thông chia sẻ là nét đặc trư ng của đạo đức truyền thống Việt Nam. Ngoài việc thư ởng thức cái đẹp bình yên trong cuộc sống, để đ ược thanh nhàn trư ớc thế sự trần tục mênh mông bể khổ, uống trà còn biểu hiện một sự ẩn mình trong đáy lòng để nhìn lại sự đời đầy trắc ẩn khôn lư ờng.
Tuy nhiên, trên cái nền chung của truyền thống dân tộc, mỗi tác phẩm thơ ca ra đời trong mỗi thời đại lịch sử – xã hội khác nhau, mang tự sự, nỗi niềm và ý chí riêng thể hiện trong các danh nhân Việt Nam. (Nguyễn Bá Hoàn, Trà luận, NXB Tp Hồ Chí Minh, 2003).
NGUYỄN TRÃI (1380 – 1442) – Mai Quốc Liên, Trung Tâm nghiên cứu Quốc học và NXB Văn Học, 1999.
Tên hiệu là ức trai con của Nguyễn Phi Khanh, cháu ngoại Trần Nguyên Đán, chính quan ở làng Chi Ngãi, huyện Phư ợng Sơn, nay là huyện Chí Linh, Hải Dư ơng. Gia đình Nguyễn Trãi đã nhiều đời lập nghiệp ở làng Nhị Khê, huyện Thư ợng Phúc, nay là xóm Nhị Khê, xã Quốc Tấn, huyện Thư ờng Tín, Hà Đông, nơi sinh ra Nguyễn Trãi.
Nguyễn Trãi thi đỗ Thái học sinh năm đầu Nhà Hồ (1400) đồng khoa với Lý Tử Tấn, Vũ Mộng Nguyên. 7 năm sau khi đất nư ớc Việt Nam bị Nhà Minh xâm l ược; cha ông bị bắt và đi đầy sang Trung Quốc. Ông làm quan đời Nhà Hồ, sau đó giúp Lê Lợi khởi nghĩa Lam Sơn, làm quân sư vạch kế hoạch cho Lê Lợi về quân sự, chính trị, ngoại giao. Ông phối hợp đấu tranh vũ trang với đấu tranh chính trị, đánh đuổi quân xâm l ược Minh ra khỏi đất n ớc, giành lại độc lập và hoà bình cho nhân dân ta.
Sau chiến thắng, ông thảo ra bản Bình Ngô đại cáo, tuyên bố cuộc đấu tranh chính nghĩa đã thắng lợi. Đây là một thiên anh hùng ca tuyệt vời, một bức tranh thiên tài, sinh động và trung thực về hình ảnh của một dân tộc anh hùng đang vư ơn lên, quyết tâm vư ợt một chặng đư ờng gian nan nguy hiểm và sáng tạo ra một trong những trang vẻ vang nhất của lịch sử nư ớc nhà. Tác phẩm này còn là một bản tổng kết khái quát, về phư ơng diện lịch sử và con ng ười, những phẩm chất cao quý của dân tộc đã đư ợc phát huy cao độ trong cuộc kháng chiến, nêu cao ý chí độc lập, tự do, truyền thống quật cư ờng bất khuất và tinh thần nhân đạo của nhân dân ta. Bình Ngô đại cáo đư ợc ghi vào lịch sử như là Bản Tuyên ngôn độc lập lần thứ hai của dân tộc ta. (Phác thảo chân dung văn hoá Việt Nam, NXB chính trị quốc gia, 2001).
Ông đư ợc ban quốc tính họ Lê, làm thư ợng thư Bộ Lại, thành viên Hội đồng Cơ mật, tích cực tham gia công cuộc tu bổ, xây dựng pháp luật, chế độ chính trị thời Lê sơ. Ông đã viết Dư địa chí của đất nư ớc.
Tính cư ơng trực, vì bị bọn quyền thần Lê Sát ghen ghét, nên ông xin rút về trí sỹ ở Côn Sơn, Hải Dư ơng. Năm 1434, Thái Tông lại vời ông ra giúp n ớc, năm 1442 Thái Tông mất, bị triều đình đổ tội giết vua, khép tội tru di tam tộc. Năm 1464, Lê Thánh Tông thấu nỗi oan của ông, truy phong Tế văn hầu, và tìm con cháu ông bổ dụng.
Nguyễn Trãi là một anh hùng dân tộc, một nhà hoạt động chính trị xuất sắc và một nhà đại văn hào thời Lê Sơ. Ông là nhà văn hoá lớn nhất thời x a của Việt Nam. Là kết tinh của nền văn minh Thăng Long – Lý Trần đồng thời cũng là nhà văn hoá của nền văn minh – văn hoá Việt Nam từ thời các vua Hùng. Tất cả tinh hoa của nền văn hoá dân gian, phong tục tập quán, tục ngữ ca dao, tình làng nghĩa n ước, lý tư ởng nhân nghiã nho gia, lòng từ bi siêu thoát của nhà Phật, lẽ tự nhiên nhiệm màu biện chứng của Lão – Trang đều đư ợc tiếp nhận, biến hoá trong Nguyễn Trãi.
Ông để lại nhiều tác phẩm như Quân trung từ mệnh tập viết cho binh sỹ, Lam sơn thực lục viết về khởi nghĩa Lam Sơn, Quốc âm thi tập gồm thơ chữ nôm, Ức trai thi tập …
Năm 1960 ông đ ược unesco thế giới phong tặng Nhà danh nhân văn hoá thế giới.
Ngôn chí (Ức Trai thi tập)
Th ượng Chu bạn cũ các ch a đôi
Sá lánh thân nhàn thở việc rồi,
Cởi tục chè th ường pha nư ớc tuyết,
Tìm thanh trong vắt tịn chè mai.


Chim kêu hoa nở ngày xuân tĩnh;
Hư ơng lọn cờ tan tiệc khách thôi.
Bui có một niềm chăng nỡ trễ
Đạo làm con liễn đạo làm tôi
Lểu thểu ch a nên tiểt trư ợng phu
Miễn hà phỏng dạng đạo tiên nho
Chè mai đêm nguyệt dậy xem dạy bóng,
Phiến sách ngày xuân ngồi chấm câu.
D ới công danh đeo khổ nhục
Trong dại dột có phong l u.
Mấy ngư ời ngày nọ thi đỗ
Lá ngô đồng thuở mạt thu.

Cần tìm hiểu chè mai là chè gì ? Theo một vài nhà bình chú là gỗ hồng mai, như vậy không phải là chè, hay là chè ư ớp hồng mai, một thực vật có mùi hư ơng thơm. Hay mai chỉ là một hình tư ợng ước lệ như tùng cúc tre trúc, chỉ ngư ời quân tử trong thơ ca Đ ường luật thời x a.
Quét tuyết đun trà, trư ớc trúc hiên, như ng Côn Sơn là vùng đồi núi thấp vài trăm mét, ở vĩ độ Chí Linh – Hải D ơng, như vậy làm gì có tuyết rơi, trừ đỉnh núi Fansipan hay Mẫu Sơn hoạ hoằn mới có nhữ ng năm nhiệt độ thấp đặc biệt. Hay đây chỉ là một hình tư ợng ư ớc lệ thơ ca, nói lên nư ớc suối, n ước khe tinh khiết mà không phải nư ớc ao tù hay nư ớc sông đục ?
Theo tiến trình lịch sử Nguyễn Trãi (1380 – 1442) ở vào thời kỷ Hậu Lê, thế kỷ thứ XV, ứng với Đời Nhà Minh (1369 – 1649) đã chuyển từ trà bột quấy nư ớc nóng sang vò lá chè thành sợi rời, chế biến ra các loại trà đen, xanh, ô long, vàng, trắng, hắc, ư ớp hoa. Thời kỳ này Trung Hoa là nư ớc độc quyền xuất khẩu chè ra thế giới; như vậy loại trà mà danh nhân Việt Nam uống có nhiều khả năng là trà xanh sợi rời Đời Nhà Minh – Thanh.
Loạn hậu đáo Côn Sơn cảm tác
Giã nhà đúng m ời đông
Nay về còn nửa cúc tùng lơ thơ
Lâm tuyền nào phụ nguyên x a
Cõi trần cặm cụi bây giở thư ơng ta.


Về làng như giấc mộng qua,
Lửa binh ch a dứt may ra thân còn
Bao giờ nhà dựng đầu non,
Pha trà nư ớc suối, gối hòn đá ngủ khì.

Bảo kính cảnh giới
Một vư ờn hoa trúc bốn bề thâu
Lánh thân nhàn đư ợc thú mầu
D ưới tạc nên ao chín khúc
Trong nuôi đư ợc cá nghìn đầu,


Cuộc lần cờ thấp tan ngày diễn
Bếp thắng chè thô cởi thuở âu
Bốn bể nhẵn còn mong đuốc đốt
Dỗu về dầu ở mặc ta dầu.

Ngẫu nhiên làm
Nhân nhàn quan rảnh sư ớng cho ta
Đóng cửa thâu ngày ít qua lại.
Mây toả đầy nhà mai đốt bách,
Tùng reo quanh gối, tối đun trà.
Sửa mình chỉ biết làm hơn cả;
Nên phận đâu cần học lắm mà !
Vu khoát đời ta mang bệnh ấy
Không phư ơng chữa lão nặng thêm ra
Thắp hư ơng trư ớc án, bên mai luỹ,
Quét tuyết đun trà, tr ước trúc hiên.

(Văn hoá trà Việt Nam – Hiệp hội chè Việt Nam, 2002)
Lúc này Nguyễn Trãi đã rút lui khỏi quan trư ờng, về Côn Sơn sống đời ẩn dật giữa núi non, sông nư ớc, vui với thú điền viên cây cỏ, chim ca vư ợn hót. Qua những câu thơ trên, Nguyễn Trãi đã xem trà như :
- Một công cụ giao tiếp ứng xử xã hội, trong đư a đón tiễn khách bằng mời trà, tặng trà, để giao l ưu tình cảm bè bạn, vừa uống trà vừa gẩy đàn;
- Một giá trị thẩm mỹ và thư giãn, thú vui uống trà “ độc ẩm ” làm phong phú thêm đời sống tâm hồn con ngư ời trần tục. Trà đã trút hết phiền muộn, bận rộn của cuộc sống quan trư ờng. Ông vui với gió trăng, mây trắng, tre trúc, thông reo, chim hót, ngủ khì đầu gối vào đá, quên hết cả thời gian, tận hư ởng thú vui hoà quyện tâm hồn với thiên nhiên, như thuyết Đạo Lão thần tiên của Trung Hoa cổ đại.
Bài do P.Giáo Sư Đỗ Ngọc Quỹ viết cho câu lạc bộ Trà Việt
thay%20quy%20small.png
 
Hạng C
22/10/11
581
3
18
45
TPHCM
Re:THƯ QUÁN ĐẠO TRÀ II

chu_bo_doi nói:
đọc thớt này muốn tẩu hỏa nhập ma bác chủ ơi.
Nội dung thông tin quá lớn và nhanh như accord thì ai mà theo cho kịp hả bác
Em tìm đễ có cái nhâm nhi khi uống trà
 
Hạng C
22/10/11
581
3
18
45
TPHCM
Re:THƯ QUÁN ĐẠO TRÀ II

Danh nhân văn hóa trà Việt Nam
I/ Các danh nhân văn hóa trà Việt Nam

Trong không gian văn hoá Á Đông, sự phát triển của văn hoá trà là một thực tế sinh động của nghệ thuật sống, nghệ thuật cảm nhận ngày càng thăng hoa và bay bổng. Trà không chỉ bước vào thế giới thi ca vào thế kỷ thứ VIII, Đời Nhà Đường trên cả đất nước Trung Hoa rộng lớn, mà còn là nguồn cảm hứng cho giới văn nhân của nhiều dân tộc Á Đông.
Ở Việt Nam, trà hiện diện trong văn học dân gian thông qua ca dao, hò vè, câu đối, tục ngữ truyền khẩu và văn chương với những bài thơ kiệt tác của các nhà văn lừng danh xưa và nay. Tập quán uống trà thời xưa của danh nhân, luôn biểu lộ một nhân sinh quan, một nếp nghĩ, một nghệ thuật sống, một cái nhìn bao quát về cuộc đời trong một chén trà. Tâm hồn thi nhân Việt Nam luôn cởi mở, hài hoà, trong tinh thần nhân ái, cảm thông chia sẻ là nét đặc trưng của đạo đức truyền thống Việt Nam. Ngoài việc thưởng thức cái đẹp bình yên trong cuộc sống, để được thanh nhàn trước thế sự trần tục mênh mông bể khổ, uống trà còn biểu hiện một sự ẩn mình trong đáy lòng để nhìn lại sự đời đầy trắc ẩn khôn lường.
Tuy nhiên, trên cái nền chung của truyền thống dân tộc, mỗi tác phẩm thơ ca ra đời trong mỗi thời đại lịch sử - xã hội khác nhau, mang tự sự, nỗi niềm và ý chí riêng tư thể hiện trong các danh nhân Việt Nam (Trà luận. Nguyễn Bá Hoàn, 2003).
Các danh nhân văn hóa trà Việt Nam
- Chu Văn An (tên thật là Chu An, hiệu là Tiều Ẩn, tên chữ là Linh Triệt) là một đại quan nhà Trần, Việt Nam, được phong tước Văn Trinh Công nên đời sau quen gọi là Chu Văn An. Quê ông ở làng Văn Thôn, xã Quang Liệt, huyện Thanh Đàm (nay là Thanh Trì - Hà Nội).
Là người chính trực, đã từng đỗ Thái học sinh nhưng không ra làm quan mà mở trường dạy học ở làng Huỳnh Công bên bên kia sông Tô, ông có công lớn trong việc truyền bá, giáo dục tư tưởng đạo đức Khổng giáo vào Việt Nam. Vua Trần Minh Tông (1314 - 1329) vời ông ra làm tư nghiệp Quốc Tử Giám. Đến đời Dụ Tông, ông thấy quyền thần làm nhiều điều vô đạo, ông dâng Thất trảm sớ xin chém 7 tên gian nịnh, nhưng vua không nghe. Ông chán nản từ quan về ở núi Phượng Hoàng (Chí Linh, Hải Dương) dạy học, viết sách cho tới khi mất. Cuộc đời thanh bạch và tiết tháo của ông là tấm gương sáng của thời phong kiến. Ông là một trong số rất ít bậc hiền nho được thờ ở Văn Miếu. Sự nghiệp của ông được ghi lại trong văn bia ở Văn Miếu - Quốc Từ Giám. Sau khi mất được vua Nghệ Tông ban tước Văn Trinh Công sau đó thường được gọi là Chu Văn Trinh, thọ 79 tuổi.
Tác giả bài thơ Xuân đán (Buổi sáng xuân)
- Nguyễn Trãi, một vị anh hùng dân tộc, một nhà hoạt động chính trị xuất sắc, một đại văn hào, một danh nhân văn hoá thế giới. Coi trà như một giá trị thư giãn và thẩm mỹ, một công cụ giao tiếp ứng xử xã hội, làm phong phú thêm đời sống tâm hồn con người trần tục, Nguyễn Trãi đã trút hết phiền muộn trong bài thơ “Loạn hậu đáo Côn Sơn”;
- Lê Thánh Tông, nhà vua quyết đoán, giàu nghị lực, nhiều tài năng chính trị, tư tưởng quân sự và thi văn. Trong bài thơ “Lại vịnh cảnh mùa hè” đã mô tả cảnh ngâm thơ uống trà với bạn tri kỷ;
- Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, nhà tư tưởng lớn ảnh hưởng đến văn phong học phong một thế kỷ. Phong cách uống trà và rượu mời khách, tại quán bên bờ am Bạch Vân nơi bụi xe không bám đã được Nguyễn Bỉnh Khiêm mô tả “Pha trà, chim lánh khói, Ngâm thơ thừa tiêu dao”;
- Lê Quý Đôn, nhà bác học uyên thâm với quan điểm lý khí, biện chứng, đầy bản sắc văn hoá dân tộc viết về cây chè Thanh Hoá trong “Vân đài loại ngữ”;
- Nguyễn Du nhà văn hoá dân tộc và thế giới mô tả thú vui uống trà là đầu câu chuyện, chất kết dính người với người sát lại bên nhau, chất điều chỉnh hành vi xã hội của con người trong “Truyện Kiều”;
- Phạm Đình Hổ, nhà văn cảm nhận về thú vui uống trà, cùng với ông bạn Tô nho sinh hoà mình với thiên nhiên, bên bờ sông bóng cây so le, mảnh trăng in trên mặt nước trong veo, gửi tâm tình vào cây cỏ, ngâm vịnh trong “Vũ trung tuỳ bút”;
- Nguyễn Công Trứ, con người thiết tha yêu nước, yêu dân, giúp triều đình dẹp loạn, khai khẩn dinh điền, có cá tính mạnh mẽ, sống phóng khoáng, độc đáo, một phong cách tài tử, nhà nho tài ba, có chí lớn nhưng không gặp thời tả về thú vui uống trà trong “Câu đối dán chơi”;
- Cao Bá Quát với sức sáng tạo dồi dào, phong phú, sống sôi nổi, mạnh mẽ, tài hoa kiệt xuất, với cái nhìn sắc sảo, tiến bộ, một nhân cách cao thượng, trong sáng, một tình thương dành cho người cùng khổ, một tình cảm rộng lớn mang ý nghĩa nhân đạo, có bài thơ uống trà “Vị minh kệ đồng Phan Sinh tọa”;
- Tam nguyên Yên Đổ Nguyễn Khuyến, nhà thơ trào phúng và châm biếm quan lại đương thời, day dứt và cay đắng than thở cho sự bất lực của bản thân một thày đồ bất mãn với thời cuộc, mượn chén trà để quên thế sự trần tục đảo điên khôn lường trong bài thơ “Anh giả điếc uống chè”.
- Nguyễn Tuân, nhà văn sành điệu về thưởng thức trà tàu, một thú vui thư giãn và thanh lịch của con ngươi kẻ sỹ Thăng Long, rơi vào cảnh túng bấn, lãng tử, mà vẫn còn thói hào hoa phong nhã uống trà tàu. Tâm sự của một thời dĩ vãng đã qua đi mãi mãi, tìm về thời vàng son của quá khứ đã được mô tả trong “Vang bóng một thời”;
- Xuân Diệu, nhà thi sỹ của tuổi xuân, của tình yêu và ánh sáng, với nguồn sống dạt dào, mà tiếng thơ là tiếng reo vui năn nỉ, sự chân thành cảm xúc, những tình ý rạo rực biến lẫn trong thanh âm. Tình yêu, con người và cuộc sống của Xuân Diệu thể hiện trong Chè Suối Giàng và Chén nước;
- Cù Huy Cận, nhà thơ gắn bó với thiên nhiên xứ Nghệ vừa trữ tình, vừa khắc nghiệt, có những con người cần cù hay chữ, với cuộc sống lãng mạn và khôn khó. Nhà thơ gắn bó với làng xóm, đình chùa, bến nước, cây đa ca ngợi người cha dạy sớm tinh mơ đi cày trâu, hút thuốc lào trong “Uống nước chè xanh xứ Nghệ càng chát lại càng ngon” của quê hương;
- Tố Hữu, nhà thơ của cách mạng Tháng Tám 1945, lớn lên và kết tinh với cách mạng. Nhà thơ mắt ngắm “Rừng cọ, đồi chè, đồng xanh ngào ngạt” của Việt Bắc, tai nghe tiếng hát trên sông, cúi nhìn con đường rộng thênh thang tám thước mới mở. Rồi tiếp đó là ngẩng đầu lên trời xanh lồng lộng, trong mạch thơ cuồn cuộn và ào ạt như thác chẩy “Ta đi tới !” sau chiến thắng Điện Biên chấn động địa cầu của nhân dân Việt Nam;
- Anh Thơ, nhà thơ nữ mô tả cách ngắm nhìn nông thôn nhiều bằng lặng, nhưng khao khát sống và yêu đương của một thiếu nữ tiểu tư sản bâng khuâng u buồn, bằng những cảm xúc về tiếng hái chè dào dạt, những nét đẹp của cuộc sống mới trong “Tiếng hát hái chè” ở Nông trường Cửu Long vào những năm xây dựng miền Bắc xã hội chủ nghĩa.
II/ Trà trong thi văn Việt Nam qua các thời đại lịch sử
Có thể phân loại sự xuất hiện của trà trong thi văn Việt Nam theo các thời kỳ sau:
a. Thời kỳ phong kiến tập trung ở Việt Nam, bắt đầu từ thời Ngô Quyền (939 - 944), dành độc lập, đánh quân Tấn Cao Tổ - Nam Hán, tương ứng với thời kỳ Thập nhị sứ quân ở Việt Nam (966 - 968). Trải qua các thời kỳ Nhà Lý (1009 - 1225), Nhà Trần (1225 - 1400) và Nhà Hồ (1400 - 1407) chống họa xâm lăng Nhà Tống và Nguyên Mông, Văn hoá Việt Nam đặc biệt nở rộ với Phật giáo, Đạo Lão và Đạo Khổng từ Trung Quốc truyền sang (XI - XIV). Xây dựng chùa Một Cột, Quán Thánh, Văn Miếu Quốc Tử Giám, Bảo tháp Phổ Minh; phát triển Đông y Tuệ Tĩnh, nghệ thuật Chèo, Tuồng; xây dựng thành Tây Đô (1397).
Trong thời kỳ này, chỉ mới sưu tập được câu nói về Trà đạo của nhà sư Viên Chiếu (990 - 1091).
b. Thời kỳ Hậu Lê (1428 - 1788), Lê Lợi chống đô hộ Nhà Minh, thành lập Hậu Lê; lấy Đạo Khổng làm quốc đạo, nhưng vẫn còn ảnh hưởng của Phật giáo, Đạo Lão; bắt đầu tiếp xúc với Hà Lan, Portugal, sự xâm nhập của Kitô giáo và sáng tạo ra chữ quốc ngữ; thời kỳ Nguyễn (phương Nam) Trịnh (phương Bắc) phân tranh. Kinh tế, văn hoá phát triển, ra đời Bộ Luật Hồng Đức của Lê Thánh Tông về cải cách điền địa.
Các danh nhân văn hoá trà gồm có Chu văn An, Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Lê Quý Đôn, Nguyễn Du, Phạm Đình Hổ, Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát, Nguyễn Khuyến... viết về uống loại trà tàu sợi rời.
c. Thời kỳ hiện đại thế kỷ XIX - XX
Trong những năm 1900, Việt Nam mới chỉ có vườn chè tươi hộ gia đình miền Trung du và chè mạn vùng núi phía Bắc của người Dao. Thời Pháp thuộc ở Việt Nam mới phát triển chè công nghiệp tại Bắc Kỳ sau khi thành lập Trạm Nghiên cứu Nông Lâm nghiệp Phú Thọ năm 1918, Quảng Nam và Tây Nguyên. Những năm 1935 - 1940 Việt Nam đã xuất khẩu trà xanh và đen sang Bắc Phi và Tây Âu.
Vào giữa thế kỷ XX ở Việt Nam, các nhà văn hoá như Nguyễn Tuân, Vương Hồng Sển, Xuân Diệu, Huy Cận, Tố Hữu, Anh Thơ... đã viết về thú vui uống trà tàu của sỹ phu Bắc Hà, văn hoá trà cung đình, văn hoá chè tươi nhân dân lao động, ca ngợi rừng cọ đồi chè Việt Bắc, cây chè cổ Suối Giàng, chè xanh xứ Nghệ và đôi bàn tay người phụ nữ hái chè ở Hà Tây.
Trong thời kỳ đổi mới đầu thế kỷ XXI, Việt Nam đã hội nhập vào khu vực Đông Nam Á. Việt Nam phát triển mạnh sản xuất chè, đứng trong 10 nước sản xuất và xuất khẩu trà hàng đầu thế giới. Văn hóa trà được bàn luận nhiều hơn các thời kỳ trước và nhiều hoạt động văn hóa trà đã được tổ chức. Bao gồm Hội thảo Văn hoá chè 1997 tại TCTCVN, Triển lãm Hội chợ Vân Hồ 1999, Hội chợ trà hoa 2002 tại Công viên Tuổi Trẻ - Hà Nội, Hội thảo chè chất lượng cao 2003 tại Trung tâm Triển lãm Nông nghiệp, Hà Nội. Xuất bản Tạp chí Kinh tế - KHKT Chè, Người làm Chè, Thế giới Chè, Xưa và Nay (Hội Khoa học lịch sử Việt Nam), đăng nhiều bài về khoa học - văn hoá chè Việt Nam.