Hạng D
15/7/11
1.072
2.707
113
Re:Bệnh Viêm Gan Siêu Vi C

Nhà em ba mẹ đều bị viêm gan C, và rất may mắn là lên Bệnh Viện Nhiệt Đới Tp.HCM (Võ Văn Kiệt), khoa gan - Bác sĩ Trung. Bác sĩ này rất giỏi, ba em đã dứt, mẹ em thì cũng sắp khỏi. Em xin nêu rõ để gia đình nào xui xẻo còn có chỗ để khám.
Thông tin thêm là bệnh này tàn phá cơ thể rất nghiêm trọng, người bệnh sẽ ko muốn ăn uống bất cứ thứ gì, các bác phải tìm mọi cách ép họ ăn (những món b/s cho phép), ăn thật nhiều. Đồng thời gia đình cũng nên kiêng cử, ko dùng đồ chung. Cái này thật ra cũng nhạy cảm, vì giống như là.....Nhưng em nghĩ bản thân người bệnh họ tự hiểu, ba mẹ em tự đánh dấu lên đồ dùng cá nhân, cấm con cháu ko được động đến. Nay ba em hết bệnh, vẫn giữ y như vậy.
Ngoài ra, em có nhận được những email dụ dỗ mua thuốc này, thuốc nọ, chỗ này chỗ nọ (vì khi ba bệnh, em liên tục lên các 4rum về sức khỏe để hỏi thăm về viêm gan C, có lẽ họ có email em từ đó). Tuyệt đối các bác đừng tin, bệnh này phải chữa theo phác đồ, bác sĩ riêng them dõi, ko có thuốc nào uống vô cái là hết.
Thêm 1 ý nữa, em đã email hỏi thẳng Bảo hiểm xã hội Việt Nam, hỏi tại sao thông tư thì BHYT phải chi trả cho bệnh này, thực tế thì vẫn chưa đc áp dụng. Câu trả lời của BHXH VN là vẫn chưa dc áp dụng???? Em đợi nếu nó áp dụng, em sẽ đòi truy thu. Các bác phải chú ý, cả trăm triệu chứ ko ít.
Trong hai năm, chữa bệnh cho 02 người, nhà em đi tong 2/3 chiếc picanto, cái bệnh này thật là khủng khiếp.
 
Hạng D
15/7/11
1.072
2.707
113
Re:Bệnh Viêm Gan Siêu Vi C

Em xin bổ sung là các bác phải đi khám trực tiếp, trực tiếp với bác sĩ. Tuyệt đối ko được khám qua loa.
Còn 2 tháng, con cầu mong mẹ sẽ hết bệnh như ba.
 
Hạng B2
1/7/07
269
11
18
Re:Bệnh Viêm Gan Siêu Vi C

Gởi các bác tài liệu này để tham khảo
Nguồn: http://sgtt.vn/Khoe-va-Vu...ao-cho-dung.html
Viêm gan siêu vi C, hiểu sao cho đúng?
SGTT.VN - Thời gian gần đây, nhiều thông tin truyền thông trái ngược đã dấy lên không ít nghi ngại trong công chúng về bệnh viêm gan siêu vi C. Có hai thái cực trái chiều, hoặc thờ ơ, cho rằng những nguy cơ và biến chứng của bệnh là trò thổi phồng để bán thuốc từ giới công nghiệp dược; hoặc hoảng hốt quá độ, chạy vạy tìm cách điều trị ngay bằng mọi giá, kể cả bằng những phương pháp không chính thống và chưa được nghiên cứu thấu đáo.


Bài viết này nhằm làm sáng tỏ những quan điểm mới nhất, được đúc kết và khuyến nghị trực tiếp từ các chuyên gia hàng đầu, sau hội nghị của hiệp hội nghiên cứu các bệnh gan của châu Âu (European Association for the Study of Liver – EASL, vừa diễn ra tại Berlin, tháng 4.2011). Không cần nhiều giải thích và bình luận, vì tự những con số đã nói lên tất cả.
Bệnh có nguy hiểm không?
Bệnh suất của viêm gan siêu vi C trên thế giới vào khoảng 130 – 210 triệu người (3% dân số thế giới). 50 – 90% trường hợp khởi bệnh dưới dạng viêm gan siêu vi C cấp thì không có triệu chứng. Sau khi nhiễm siêu vi C, cũng 50 – 90% trường hợp không thể tự khỏi bệnh mà chuyển sang viêm gan siêu vi C mạn tính. Tuỳ theo các yếu tố nguy cơ khác đi kèm, sẽ có 10 – 40% người bệnh viêm gan siêu vi C mạn tính chuyển thành xơ gan. Tỷ lệ tử vong do xơ gan từ viêm gan siêu vi C là 4% mỗi năm. Tỷ lệ chuyển sang ung thư gan sau khi bị xơ gan do viêm gan siêu vi C mạn là 1 – 5% mỗi năm.
Có lây lan qua đường tình dục?
Đường lây lan chủ yếu của siêu vi C vẫn là đường máu (tiêm chích, châm cứu, cắt lể, xâm mình, các thủ thuật y khoa không vô trùng…) Lây lan qua đường tình dục rất thấp. Do đó, EASL chỉ khuyến cáo sử dụng bao cao su cho những người mang siêu vi có nhiều bạn tình (promicous) hay cho giới đồng tính luyến ái nam.
Tỷ lệ lây truyền trực tiếp từ mẹ sang con khá thấp (1 – 6%). Do đó, khi người mẹ mắc bệnh, EASL không khuyến cáo mổ bắt con để ngừa lây bệnh. Thay vào đó, nên kiểm tra xét nghiệm tìm phân tử HCV RNA trong máu em bé một tháng sau khi sinh để phát hiện khả năng nhiễm bệnh nếu có. Tuy chưa có thuốc ngừa bệnh viêm gan siêu vi C nhưng những người mắc bệnh được khuyên nên chích ngừa viêm gan siêu vi A và B, để tránh những tổn thương thêm cho gan.
“Những người chưa điều trị, hay tái phát sau khi điều trị, cần được theo dõi mỗi sáu tháng để tầm soát khả năng ung thư gan hay xơ gan”. Khi nào nên điều trị tức khắc?
Tính khẩn cấp của viêm gan siêu vi C phụ thuộc vào mức độ xơ hoá gan. Mức độ này được phân loại theo thang điểm từ F1 – F4 (nhẹ đến nặng). Tỷ lệ khỏi bệnh với điều trị hiện tại là 50 – 80%, tuỳ theo genotype (kiểu gen) của siêu vi. EASL khuyến nghị như sau:
Tất cả bệnh nhân viêm gan siêu vi C chưa được điều trị trước đó mà tình trạng gan chưa mất bù trừ: đều nên được xem xét để điều trị.
Nếu xơ hoá nặng (F3 – F4): điều trị ngay tức khắc (“promptly”).
Nếu xơ hoá trung bình (F2): khuyến cáo mạnh mẽ nên điều trị (“strongly considered”).
Nếu bệnh nhẹ hơn (F1): chỉ định điều trị phụ thuộc theo từng cá nhân (“individual”).
Lưu ý, những từ trong ngoặc kép là nguyên văn trong khuyến cáo của EASL.
Đã có thuốc mới tốt hơn?
Đến thời điểm hiện nay, thuốc nền tảng để điều trị viêm gan siêu vi C vẫn là pegylated interferon và ribavirin. Thời gian, liều lượng dùng thuốc tuỳ thuộc vào thể bệnh, đáp ứng trong lúc điều trị và sẽ do thầy thuốc cân chỉnh (tailored) theo từng người. Dự kiến vào cuối năm 2011, sẽ có một nhóm thuốc mới được chuẩn y và tung ra thị trường châu Âu và Mỹ. Nhóm thuốc trực tiếp tiêu diệt siêu vi này (direct acting antiviral – DAA), khi phối hợp thêm với phác đồ chuẩn hiện có là pegylated interferon và ribavirin sẽ cải thiện ngoạn mục tỷ lệ lành bệnh (có thể lên đến 90%). Đồng thời, sẽ làm thay đổi triệt để cách tiếp cận, điều trị bệnh này.
Có cần theo dõi sau khi khỏi bệnh?
Những người chưa điều trị, hay tái phát sau khi điều trị, cần được theo dõi mỗi sáu tháng để tầm soát khả năng ung thư gan hay xơ gan. Nếu xơ gan đã xảy ra, dù đã điều trị sạch hẳn siêu vi C, vẫn có khả năng tiến triển sang ung thư gan (với tỷ lệ thấp hơn). Do đó, những người đã xơ gan vẫn phải được theo dõi định kỳ mỗi sáu tháng, mặc dù đã khỏi bệnh viêm gan siêu vi C. Đây cũng là một lý do hợp lý cổ vũ cho việc điều trị sớm, trước khi bệnh diễn tiến đến xơ gan.

Tài liệu tham khảo:
EASL Clinical Practice Guidelines: Management of hepatitis C virus infection. European Association for the Study of the Liver Journal of Hepatology 2011 vol. 50 No2 (24.2.2011) (http://www.easl.eu/_clini...tis-c-virus-infection)
 
  • Like
Reactions: huyb9
Hạng F
13/1/06
13.891
35.964
113
Re:Bệnh Viêm Gan Siêu Vi C

Oh, lâu lắm bác nikon mới xuất hiện, tư vấn giúp AE. Chúc bác vui.
 
Hạng B2
1/7/07
269
11
18
Re:Bệnh Viêm Gan Siêu Vi C

phantan nói:
Oh, lâu lắm bác nikon mới xuất hiện, tư vấn giúp AE. Chúc bác vui.
Dạ, lên đây được anh em chỉ vẽ nhiều điều, thấy mắc nợ nhiều quá nên phải dùng chút chuyên môn nhỏ hẹp để trả nghĩa cho phải đạo bác ạ.
 
  • Like
Reactions: huyb9
Tập Lái
26/9/11
20
1
0
phihungmd.blogspot.com
Re:Bệnh Viêm Gan Siêu Vi C

Hiện Bs Hùng có Incivek (Telaprevir) 375mg là một thuốc DAA thêm vào phác đồ Peginterferon + Ribavirin trong điều trị lại những trường hợp điều trị viêm gan siêu vi c thất bại trước đó. Bác tài nào có nhu cầu xin gọi 0973332733.
 
Last edited by a moderator:
Hạng C
22/12/11
589
18.141
93
Re:Bệnh Viêm Gan Siêu Vi C

FDA Mỹ duyệt Incivek (Telaprevir), thuốc chống virus tác động trực tiếp chữa bệnh viêm gan C


Đây là tin rất vui với người mắc bệnh viêm gan C, một bệnh mà trước tháng 5/2011 cầm chắc xác suất 50% cái chết.
vertex_johnson_and_johnson_incivek_telaprevir.jpg

Ngày 23/5/2011 cơ quản quản lý dược và thực phẩm Mỹ FDA đã duyệt thuốc mới Incivek (telaprevir) chữa bệnh viêm gan C

Trước đây người bệnh viêm gan C cũng có 2 loại thuốc cũ là Pegylated interferon-alfaRibavirin chỉ có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch và chỉ giúp 46% bệnh nhân duy trì cuộc sống mà vẫn không hết virus C trong người.

Thuốc mới Incivek (Còn có tên thương mại là Telaprevir) tác động trực tiếp và tận diệt ngăn cản virus viêm gan C sinh sôi!

Bệnh viêm gan C nếu dùng cả 3 loại thuốc này thì 79% lành được bệnh trong vòng 6 tháng.
Một bước tiến rất đáng mừng cho nhân loại nói chung và người sống ở Việt Nam nói riêng, nơi mà bệnh viêm gan C (do lấy nhiễm từ tiêm chích mà túy và tình dục) ngày càng nhiều và nhiều ca phải bó tay chờ chết.

Incivek (Telaprevir) do hãng Vertex Pharmaceuticals ( Mỹ) nghiên cứu, thí nghiệm và bào chế ròng rã từ hơn một thập kỷ nay. Giờ mới lách được cánh cửa hẹp xét duyệt an toàn nghiệt ngã của FDA để được tung ra thị trường cứu nhân loại.

Bài gốc tại đây
http://articles.latimes.c...fda-hepatitis-05232011
 
Last edited by a moderator: