Hạng D
7/8/04
1.313
363
83
Các bác có biết cơ chế hoạt động của cái môbin sạc của xe hơi không? cho em biết với.

Chẳng hạn :có phải cái môbin sạc chỉ hoạt động khi luợng điện trong bình accu xuống thấp hay luôn hoạt động khi máy xe hoạt động, hay nó chạy rồi tắt một cách tự động mà không cần biết mức điện năng hiện tại trong bình accu? Có cái rờ-le nào để kích hoạt cái mô-bin sạc khi bình yếu rồi tắt nó khi bình đã được sạc đầy không?

Em chẳng rành về vụ này , các bác giúp em nhá!
 
Hạng D
18/7/04
2.265
17
0
54
RE: Cơ chế hoạt động của Môbin sạc bình accu trong xe hơi

Tớ đoán mò tí, bác nào rành xin sửa dùm chứ đừng mắng nhé::D:D

Cái dùng nạp điện cho xe mà bạn hỏi gọi là Đi na mô chứ nhỉ sao lại là Mô bin;)

NHư cái máy phát điện lồng sóc thôi, nối với máy chính bằng dây Cu roa, phát ra điện xoay chiều, rồi nắn lại thành 1 chiều khoảng 15V trước khi nối vào Accu để sạc.:)

KHi mà điện áp Accu thấp thì dòng nạp sẽ cao đến ngưỡng Maximum cho phép (tải lớn) dẫn đến máy phải kéo Đi na mô "mệt" hơn so với khi Accu đầy, dòng điện nạp bé dần đến 0 nghĩa là Đi na mô chạy như máy phát không tải (Cái Đi na mô đèn xe đạp hồi trước chỉ làm bác mệt khi bác bật đèn thôi, khi tắt đèn thì cũng chả ảnh hưởng gì phải không?), khi đó sẽ rất nhẹ nên cũng chẳng cần rơ le để tắt đi làm gì cho rách việc :):) (Cái này là lợi ích của cục "Sâm" mà bác Đè khám phá ra,theo mình cục này sẽ hạn chế dòng nạp bé hơn so với thiết kế nhiều để giúp máy xe của bạn luôn "nhẹ tải" và "bốc"(vậy nếu xài cái củ "sâm" ấy thì không nên để bình yếu quá sạc lại sẽ lâu hơn bình thường), ngẫm thấy cũng có lợi cho xe cũ ra phết đấy bác Gấu không xin được thì tìm cách "chế" đi-Nghề của bác mờ:D:D)
 
  • Like
Reactions: hoangthienle
Bác sĩ
20/4/04
3.491
325
83
Sai gon,Vietnam
RE: Cơ chế hoạt động của Môbin sạc bình accu trong xe hơi

Máy phát điện trong Ô tô thực chất cũng là xoay chiều rồi được "nắn" lại thành 1 chiều thôi, điểm khác biệt đáng nói là ở chỗ : Trong cái ACG ( máy phát xoay chiều!) này sẽ không có 1 cái Nam châm vĩnh cửu nào hết, từ trường tạo ra để có Hiệu ứng phát điện là do 1 nam châm điện tạo thành, Nam châm điện này lại dùng điện của...Ắc qui xe...!:D
Vậy nên, nếu ta tháo rời cái Đi na Mô ( tạm gọi thế nhá!) này ra và tìm cách cho nó quay thì hầu như nó sẽ không phát điện được nếu ta không cung cấp cho nó 1 dòng điện "kích từ". Dòng điện kích từ càng lớn thì dòng điện máy phát ra càng mạnh nên người ta dùng chính dòng kích này để " điều tiết" dòng điện máy phát ra để sạc vào bình...! Khi bình còn yếu thì dòng kích sẽ lớn, khi bình đã đầy thì dòng kích nhỏ dần...! Ở những xe đời cũ thì người ta dùng bộ "tiết chế" rời có má vít "nhấp nhả" để điều tiết bộ kích từ, ngày nay thì tuyệt đại đa số các xe đều dùng Bộ tiết chế Điện tử nằm ngay trong máy phát ( Regulator Built-in!) để điều chỉnh dòng điện nạp giúp bình ổn dòng điện nạp, khống chế điện áp hệ thống ở mức mà nhà SX mong muốn...!:D
Cũng vì vậy, khi xe yếu bình nếu ta... đẩy thì cũng phải có gắn cái bình vì năng lượng điện không đủ Khởi động nhưng cũng đủ để cấp điện cho Hệ thống đánh lửa và kích từ cho bộ máy phát hoạt động nếu xe Nổ máy được, chứ xe sẽ không nổ máy được mà không cần bình Accu như xe gắn máy đâu nhá ( vốn có bộ phát xung riêng cho HTĐL, bộ phát xung này hoạt động nhờ vào 1 nam châm vĩnh cửu trên bánh đà - Volant manegtic- luôn !);)
 
O.S.P.D
16/8/04
2.804
128
63
61
"Trung Tâm Công Nghệ Hoá Màu"
RE: Cơ chế hoạt động của Môbin sạc bình accu trong xe hơi

Có hàng loạt nhữngvấn đề trong quá trình nạp điện cho Ac Quy thông qua Máy xạc , bất luận là loại máy xạc từ xa xưa dùng nguyên lý máy phát điện ( MPĐ ) 1 chiều với chổi than và cổ góp kết hợp với Bộ Tiết Chế ( TC ) tiếp điểm rung hay là các loại MPD xoay chiều phổ biến ngày nay như Bác Sỹ giới thiệu với các bộ TC Bán dẫn hay IC lắp bên trong thì chúng cũng phải đảm đương tốt các nhiệm vụ sau :
1- Cung cấp đủ điện áp và dòng để nạp cho AcQuy ( Tất nhiên rồi :) )
2-Duy trì được dòng nạp ngay cả khi động cơ CHẠY RẤT CHẬM.
3-Có cơ cấu tự Bảo vệ khi : Chạm chập trên đường dây , Hạn chế dòng điện lớn quá mức cho phép.
4-Ngăn cản việc dòng điện từ bình chạy ngược về MPD khi xe dừng động cơ mà vẫn mở khóa điện .
5-Giữ ổn định điện áp ở mức quy định khi xe chạy nhanh ở bất kỳ tốc độ nào để bảo đảm rằng việc nạp bình mạnh hay yếu , hoặc ngưng nạp là phụ thuọc vào tình trạng bình , tình trạng tiêu thụ điện chứ không phải là Phụ thuộc vào tốc độ xe hay vòng quay của Máy.
..Tất cả những nhiệm vụ đó được bộ TC như các Bác khác đã trình bày đảm nhận , dưới đây là hình tóm tắt của cụm MPĐ và Hệ thống nắn dòng cùng với bình Acquy:

Cơ chế hoạt động của Môbin sạc bình accu trong xe hơi


Bộ TC nhận được điện áp ra của cuộn dây phát điện , chính điện áp này quyết định phản ứng của TC tăng hay giảm các biến trở phụ trợ để hạn chế hay gia tăng dòng điện qua cuộn dây Kích Thích L...đưa đến việc thay đổi điện áp ra của Máy phát cho phù hợp vói tinh trạng vận hành của Ac quy và Tải Điện trên xe nói chung .
 
Last edited by a moderator:
Hạng D
7/8/04
1.313
363
83
RE: Cơ chế hoạt động của Môbin sạc bình accu trong xe hơi

Cám ơn kiến thức uyên thâm của các bác nhiều nhiều! Em muốn biết cơ chế hoạt động của hệ thống dinamo sạc bình xe hơi chẳng qua là để biết rõ hơn cái cục củ "Sâm" Power Plus nó sẽ ''tương tác" như thế nào khi gắn vào hệ thống sạc của xe!

Nếu cái Power Plus có tác dụng kìm hảm dòng nạp bé để máy xe không dồn nhiều công suất để kéo dinamo sạc thì rõ là máy xe sẽ chạy nhẹ tải hơn, tiết kiệm nhiên liệu hơn. Nhưng không biết khi ấy có dẫn đến tình trạng bình không được sạc đủ điện?

Em thấy quảng cáo của cục Power Plus nói rằng nó phát huy tác dụng sau khi xe chạy 100km. Có thể là đây là thời gian cần thiết cho máy xe hoạt động để sạc đầy bình? mà nếu khi xe đầy bình rồi thì dòng nạp tự giảm khi ấy dinamo sạc chạy không tải tức là máy xe cũng chẳng cần chia công suất để kéo dinamo sạc, vậy lúc này cũng đâu có cần cái power plus phát huy tác dụng chi nữa?!!! em hiểu vậy có đúng không bác Der Fahrer?
 
O.S.P.D
16/8/04
2.804
128
63
61
"Trung Tâm Công Nghệ Hoá Màu"
RE: Cơ chế hoạt động của Môbin sạc bình accu trong xe hơi

Trích đoạn: kaka

Nhưng không biết khi ấy có dẫn đến tình trạng bình không được sạc đủ điện?

nếu khi xe đầy bình rồi thì dòng nạp tự giảm khi ấy dinamo sạc chạy không tải tức là máy xe cũng chẳng cần chia công suất để kéo dinamo sạc, vậy lúc này cũng đâu có cần cái power plus phát huy tác dụng chi nữa?!!!

Hè hè Kaka , Cái cục " Củ Sâm´" lợi dụng một khe hở nhỏ của Máy xạc thế hệ cũ : đó là nó luôn có nhiệm vụ duy trì điện áp ở đầu 2 cực Bình Acquy ở mức cao hơn yêu cầu một chút để tăng dòng nạp bình , khắc phục tình trạng khi xe chạy hành trình ngắn , đề máy nhiều lần , sử dụng đèn đuốc và các thiết bị khác cũng nhiều ( Ví dụ như khi đi chơi Tết trong thành phố ), nhưng khi ra tới đường trường để chạy dài hơi thì điều này trở nên không cần thiết..dòng nạp ( cũng liên hệ trực tiếp tới điện áp nạp ) có thể bé hơn vì thời gian nạp là rất dài , cho nên " Củ sâm " mới tự ý tạo ra hiệu quả cắt nạp sớm hơn bình thường . Còn về vấn đề dung lượng , thì cần lưu ý là : Dung kượng được tính bằng Ah ( Ampe x Giờ ) tức là nếu nạp lai rai ở mức dòng điện thấp thì vẫn có thể ĐẦY BÌNH như khi nạp cấp tốc với dòng điện lớn hơn ( Em bé múc từng ca nước đổ vô bể rồi cũng sẽ đầy như người lớn bưng nguyên một chậu để đổ vô , ăn thua là Em bé có đủ thời gian , Người lớn cứ múc đổ vô ầm ầm, nước lại tràn ra , lại múc đổ vô thì đó chính là công sinh ra vô ich giống như khi nạp điện ồ ạt trên đuờng trường đó )
" Củ sâm " tại sao có tác dụng với bình cũ hơn bình mới ? Vì thời gian tự nhả điện từ mức đỉnh đến mức ổn định nhanh hơn so với Acquy mới , làm cho máy xạc cũng phải đóng mởi với tần số lớn hơn dẫn tới tốn Công suất động cơ hơn.
Cơ chế hoạt động của Môbin sạc bình accu trong xe hơi

Đường đậm bên dưới ( Số 3 ) chính là đường biều diễn xả nạp khi có " Củ sâm" , mặc dù ở mức thấp , điện thế ở hai cọc bình vẫn đủ duy trì quá trình nạp bình ( Theo kiểu Em Bé Múc nước :) )
 
  • Like
Reactions: nhatchi