MB230E nói:Điều 13. Sử dụng làn đường
1. Trên đường có nhiều làn đường cho xe đi cùng chiều được phân biệt bằng vạch kẻ phân làn đường, người điều khiển phương tiện phải cho xe đi trong một làn đường và chỉ được chuyển làn đường ở những nơi cho phép; khi chuyển làn đường phải có tín hiệu báo trước và phải bảo đảm an toàn.
2. Trên đường một chiều có vạch kẻ phân làn đường, xe thô sơ phải đi trên làn đường bên phải trong cùng, xe cơ giới, xe máy chuyên dùng đi trên làn đường bên trái.
3. Phương tiện tham gia giao thông đường bộ di chuyển với tốc độ thấp hơn phải đi về bên phải.
Luật là luật chứ không thể suy diễn và khi xử lý cũng không thể suy diễn, luật chưa phù hợp hay bất cập thì cũng phải thi hành chứ không thể suy diễn theo quan điểm của bất ký ai, cho dù là việc đó trở nên tốt hơn.
Mục 1 Điều 13 quy định chung cho xe đi trên "đường có nhiều làn đường"
Mục 2 Điều 13 quy định phân làn các loại xe trên "đường 1 chiều"
Trong luật GT không có định nghĩa đường 1 chiều, đường 2 chiều hay đường đôi, nhưng trong Điều 4 QCVN41 2012 lại định nghĩa rõ ràng:
4.13 Đường một chiều là để chỉ những đường chỉ cho đi một chiều;
4.14 Đường hai chiều là để chỉ những đường dùng chung cho cả hai chiều đi và về mà không có dải phân cách hoặc vạch dọc liền;
4.15 Đường đôi là để chỉ những đường mà chiều đi và về được phân biệt bằng dải phân cách hoặc các vạch dọc liền;
Căn cứ theo các căn cứ trên em thấy bất cập và hiểu luật như sau:
1. Mục 2 Điều 13 chỉ áp dụng cho "đường một chiều" chứ không áp dụng cho đường đôi hay đường 2 chiều. Vậy thực tế giao thông đang diễn ra trên đường một chiều mà không có bảng phân làn là sai so với luật (mô tô, xe máy hiện đi làn bên phải trong khi luật quy định làn bên trái)
2. Trên đường đôi hoặc đường hai chiều mà chiều đi và về có vạch kẻ đường nhưng không có bảng phân làn thì hiện không có quy định, vì vậy xe thô sơ, xe mô tô, xe ô tô đều có thể đi vào các làn đường. Nhưng thực tế giao thông đang diễn ra sai so với luật (xe thô sơ và mô tô tự hiểu là mình phải đi làn bên phải, ô tô tự hiểu mình phải đi làn bên trái. Cũng giống như ở TPHCM đèn đỏ tự hiểu mình được phép rẽ phải(Hà Nội là phạt nhé)) và xxx cũng đang xử lý vi phạm theo kiểu "tự hiểu" này, nhưng khi người tham gia giao thông cứng luật thì xxx lại cho đi.
3. Mục 1 và Mục 2 của Điều 13 đã rõ ràng về sử dụng "làn đường", mục 3 Điều 13 chỉ quy định đi về "bên phải" không thể suy diễn là "làn đường bên phải"
Phần trên là luật nói, nếu luật chưa rõ ràng thì cần nghị định quy định chi tiết hoặc thông tư hướng dẫn; nếu luật không phù hợp thì nên chỉnh sửa luật; nếu thực tế thói quen giao thông đã diễn ra không phù hợp thì chấn chỉnh cho đúng luật.
Đối với người tham gia giao thông, cái gì luật không cấm thì được làm.
1. Trên đường có nhiều làn đường cho xe đi cùng chiều được phân biệt bằng vạch kẻ phân làn đường, người điều khiển phương tiện phải cho xe đi trong một làn đường và chỉ được chuyển làn đường ở những nơi cho phép; khi chuyển làn đường phải có tín hiệu báo trước và phải bảo đảm an toàn.MB230E nói:Điều 13. Sử dụng làn đường
1. Trên đường có nhiều làn đường cho xe đi cùng chiều được phân biệt bằng vạch kẻ phân làn đường, người điều khiển phương tiện phải cho xe đi trong một làn đường và chỉ được chuyển làn đường ở những nơi cho phép; khi chuyển làn đường phải có tín hiệu báo trước và phải bảo đảm an toàn.
2. Trên đường một chiều có vạch kẻ phân làn đường, xe thô sơ phải đi trên làn đường bên phải trong cùng, xe cơ giới, xe máy chuyên dùng đi trên làn đường bên trái.
3. Phương tiện tham gia giao thông đường bộ di chuyển với tốc độ thấp hơn phải đi về bên phải.
Luật là luật chứ không thể suy diễn và khi xử lý cũng không thể suy diễn, luật chưa phù hợp hay bất cập thì cũng phải thi hành chứ không thể suy diễn theo quan điểm của bất ký ai, cho dù là việc đó trở nên tốt hơn.
Mục 1 Điều 13 quy định chung cho xe đi trên "đường có nhiều làn đường"
Mục 2 Điều 13 quy định phân làn các loại xe trên "đường 1 chiều"
Trong luật GT không có định nghĩa đường 1 chiều, đường 2 chiều hay đường đôi, nhưng trong Điều 4 QCVN41 2012 lại định nghĩa rõ ràng:
4.13 Đường một chiều là để chỉ những đường chỉ cho đi một chiều;
4.14 Đường hai chiều là để chỉ những đường dùng chung cho cả hai chiều đi và về mà không có dải phân cách hoặc vạch dọc liền;
4.15 Đường đôi là để chỉ những đường mà chiều đi và về được phân biệt bằng dải phân cách hoặc các vạch dọc liền;
Căn cứ theo các căn cứ trên em thấy bất cập và hiểu luật như sau:
1. Mục 2 Điều 13 chỉ áp dụng cho "đường một chiều" chứ không áp dụng cho đường đôi hay đường 2 chiều. Vậy thực tế giao thông đang diễn ra trên đường một chiều mà không có bảng phân làn là sai so với luật (mô tô, xe máy hiện đi làn bên phải trong khi luật quy định làn bên trái)
2. Trên đường đôi hoặc đường hai chiều mà chiều đi và về có vạch kẻ đường nhưng không có bảng phân làn thì hiện không có quy định, vì vậy xe thô sơ, xe mô tô, xe ô tô đều có thể đi vào các làn đường. Nhưng thực tế giao thông đang diễn ra sai so với luật (xe thô sơ và mô tô tự hiểu là mình phải đi làn bên phải, ô tô tự hiểu mình phải đi làn bên trái. Cũng giống như ở TPHCM đèn đỏ tự hiểu mình được phép rẽ phải(Hà Nội là phạt nhé)) và xxx cũng đang xử lý vi phạm theo kiểu "tự hiểu" này, nhưng khi người tham gia giao thông cứng luật thì xxx lại cho đi.
3. Mục 1 và Mục 2 của Điều 13 đã rõ ràng về sử dụng "làn đường", mục 3 Điều 13 chỉ quy định đi về "bên phải" không thể suy diễn là "làn đường bên phải"
Phần trên là luật nói, nếu luật chưa rõ ràng thì cần nghị định quy định chi tiết hoặc thông tư hướng dẫn; nếu luật không phù hợp thì nên chỉnh sửa luật; nếu thực tế thói quen giao thông đã diễn ra không phù hợp thì chấn chỉnh cho đúng luật.
Đối với người tham gia giao thông, cái gì luật không cấm thì được làm.
Ở đây nó ghi là "đường có nhiều làn đường cho xe đi cùng chiều" bác thử hình dung xem đây là loại đường gì?
rõ ràng ở đây ko chỉ ra là áp dụng cho đường 1 chiều, 2 chiều hay đường đôi, mà là chỉ chung, có thể áp dụng cho đường 1 chiều , hoặc trên các làn trong 1 chiều của đường đôi, hoặc cũng có thể là các làn chung 1 hướng đi của đường hai chiều (thực tế hầu hết các đường hai chiều có từ 3 làn trở lên ở mỗi chiều thì thường có dải phân cách => thành ra đường đôi, cho nên trường hợp này thực tế rơi vào đường hai chiều mà số làn mỗi chiều là 2, và thường ko có biển phân làn, rất phổ biến trong thành phố).
chỉ cần nó thỏa mãn "Trên đường có nhiều làn đường cho xe đi cùng chiều"
Tóm lại ý này theo ngữ nghĩa được hiểu là áp dụng tất cho mọi loại đường thỏa mãn "có nhiều làn đường cho xe đi cùng chiều" nhiều ở đây ko định nghĩa cụ thể là bao nhiêu nên có từ 2 làn trở lên được gọi là nhiều.
điều 1 này chỉ áp dụng cho các trường hợp chuyển làn đường, chung cho mọi loại đường, còn các phương tiện đi đúng làn, sai làn thuộc về ý khác.
Last edited by a moderator: