Tập Lái
11/12/04
17
0
0
Bác nào biết rõ giải thích giùm em cơ chế làm việc của côn tự động xe 2 chỗ mui trần (Dream, Dylan...). Có phải là nó làm việc dựa trên hiện tượng ly tâm không: Khi vòng tua máy tăng lên thì một lá côn chịu ảnh hưởng của hiện tượng ly tâm chuyển động ra xa trục quay ép chặt vào lá côn bên ngoài? Thế còn cơ chế nhả phanh là xe chạy của ôtô AT là thế nào?[8|]
 
Hạng B1
31/1/05
57
0
0
42
TP.HCM
RE: Côn tự động

vậy theo bác lực ly tâm có đủ để tải nổi chiếc xe khg?
Côn chẳng woa chỉ là bộ phận để nối chuyển động của trục khuỷ sang hệ thống chuyền động. Mục đích của côn là cắt chuyển động này nhằm mục đích vô số.

Còn xe hơi thì cứ nhả phanh chân là xe chuyển động rất chậm (ga để lớn thì chuyển động nhanh) Hai vấn đề này khác nhau.
đây là Forum xe máy nên chỉ post bài xe máy.
Có gì sai các bác sưả dùm.
 
Tập Lái
11/12/04
17
0
0
RE: Côn tự động

Ý của tôi không phải là dùng hiện tượng ly tâm để kéo xe chuyển động mà chỉ để ép hai phần của côn xe vào với nhau thôi (thay cho lực ép của lò xo). Bác có thể thấy hiện tượng tương tự khi máy giặt vắt quần áo thì quần áo ép chặt vào thành của lồng giặt. Còn về ô tô AT thì ta thấy khi phanh lại mà số vẫn để ở D thì máy không chết chứng tỏ côn đã cắt, nếu nhả phanh (không ga) thì xe từ từ chuyển động chứng tỏ côn đã bám. Tôi muốn hỏi cơ chế chuyển từ cắt sang bám như thế nào thôi.
 
RE: Côn tự động

bác tuanpmt...cái này nói nhiều quá rồi, bác chịu khó coi lại bài cũ...tóm lại cái vụ xe 4 bánh mà chơi hộp số AT thì nhấn phanh ko chạy ko phải do côn được tách ra gì hết á...mà là do cấu tạo của bộ phần có tên Tooc Cần Vợt Tờ (touque converter)...

Bác chịu khó tìm lại mấy bài về vấn đề này cáhc đây khoảng hơn 1 tháng qua chức năng tìm kiếm nhé...
 
Hạng B2
23/5/05
163
1
16
RE: Côn tự động

Trích đoạn: speed master

vậy theo bác lực ly tâm có đủ để tải nổi chiếc xe khg?
Theo bác côn ở xe ga thì sao?có phải sử dụng lực ly tâm ko?:):)
 
Hạng B2
26/2/05
191
19
18
SG
RE: Côn tự động

Côn ở xe máy có hai dạng: 1 tầng và hai tầng
- Côn một tầng (Honda Cub 78, 79, 80,81,82): Là loại chỉ có một côn(côn tải), bộ côn này có nhiệm vụ truyền chuyển động quay từ trục khuỷu sang hộp số, nó hoạt động dựa dựa vào lực ly tâm.
Bánh thứ cấp được lắp 3 búa văng, có dán miếng phíp, khi tốc độ quay của trục khuỷu đạt công suất đủ lớn để tải chiếc xe, các búa văng này văng ra theo tiếp tuyến, tiếp xúc với bánh thứ cấp, bánh thứ cấp nối với hộp số => làm xe chuyển bánh.
- Côn hai tầng(Honda Dream, Wave, Future....) :Là loại có 2 côn, côn tải và côn số.
Côn tải: Nguyên lý giống như trên.
Côn số (côn lá): Có chức năng làm êm dịu khi xe chuyển số, cấu tạo con này gồm các lá côn (lá sơ cấp và thứ cấp) nằm ép sát nhau. Khi ta thay đổi số là đồng thời làm hai thao tác: ấn xuống=> cắt côn (tách lá sơ cấp và thứ cấp) - thay đổi số - nhả chân lên=>nhả côn(lá sơ cấp và thứ cấp tiếp nhau)

Ngoài ra còn chia ra làm hai loại: côn khô và côn ướt (ngâm dầu)
Hầu hết các xe ngày nay đều dùng côn ngâm dầu, loại côn khô chỉ còn được dùng trong các loại xe cổ ( Babetta, Java, 103, cá xanh cá vàng....)
 
Bác sĩ
20/4/04
3.491
325
83
Sai gon,Vietnam
RE: Côn tự động

Bác raubac có vẻ am hiểu về xe gắn máy quá nhỉ, tiếc cái chắc là bác chỉ nghe hóng hớt chứ chưa được nhìn tận mắt bao giờ nên có đôi điều chưa chính xác lắm...!;)
1. Bộ côn "1 nồi" như của xe Cub không dùng 3 quả tạ ly tâm tiếp tuyến như bộ côn ly tâm xe Dream đâu mà dùng nhiều (4-7) "quả tạ" để ép các LÁ CÔN ( có cấu tạo giống bộ côn sang số xe Dream vậy đó, nhưng lực ép các lá côn là lực quán tính của các quả tạ)
2. Bộ côn bác nói của xe Cub chính là bộ côn sơ cấp của xe 2 côn.
3. Các xe Majesty, Epicuro, @, SH, Dylan, Spacy, ET8, GT....... đều dùng côn khô, không biết mấy cái xe này theo bác có phải là xe cổ hay không?:D
 
Last edited by a moderator:
Hạng D
28/4/05
3.046
5
38
28
RE: Côn tự động

chí phải.rã hộp truyền động con xe của em thấy nồi khô queo.chả có tí j gọi là ướt cả
 
Hạng B2
26/2/05
191
19
18
SG
RE: Côn tự động

@ Bác sỹ:
Bác nặng lời với em rồi, tại lâu rùi không đụng đến dòng 2 chỗ nên có một chút nhầm, em tiếp thu góp của bác và xin đính chính như sau:

Côn ở xe máy có hai dạng: 1 tầng và hai tầng
- Côn một tầng (Honda Cub 78, 79, 80,81,82): Là loại chỉ có một "bát côn"(côn tải), bộ côn này có nhiệm vụ truyền chuyển động quay từ trục khuỷu sang hộp số.
Bánh sơ cấp được lắp 4-7 bi văng, khi tốc độ quay của trục khuỷu đạt công suất đủ lớn để tải chiếc xe, các bi văng này văng ra theo chiều hướng tâm, đẩy các lá côn sơ cấp và thứ cấp tiếp xúc nhau, lá côn thứ cấp nối với hộp số => làm xe chuyển bánh.
* Cường độ "Ly-Hợp" của loại côn này khá cao nên các lá côn hay bị mòn.

- Côn hai tầng(Dream, Wave, Future, Viva....) :Là bộ phận Ly-Hợp được chia làm 2 Modul riêng biệt.
Côn tải: Bánh sơ cấp được lắp 3 búa văng, có dán miếng phíp, khi tốc độ quay của trục khuỷu đạt công suất đủ lớn để tải chiếc xe, các búa văng này văng ra theo tiếp tuyến, tiếp xúc với bánh thứ cấp, bánh thứ cấp nối với hộp số => làm xe chuyển bánh.
* Nếu xe có hiện tượng trượt côn nguyên nhân thường do các miếng phíp bị mòn, chỉ cần dán miếng mới là được, sửa chữa đơn giản hơn loại côn một tầng.
Côn số (côn lá): Có chức năng làm êm dịu khi xe chuyển số, cấu tạo con này gồm các lá côn (lá sơ cấp và thứ cấp) nằm ép sát nhau. Khi ta thay đổi số là đồng thời làm hai thao tác: ấn xuống=> cắt côn (tách lá sơ cấp và thứ cấp) - thay đổi số - nhả chân lên=>nhả côn(lá sơ cấp và thứ cấp tiếp nhau)

Ngoài ra còn chia ra làm hai loại: côn khô và côn ướt (ngâm dầu)
Hầu hết các xe ngày nay đều dùng côn ngâm dầu, loại côn khô chỉ còn được dùng trong các loại xe số tự động ( Babetta, Java, 103, cá xanh cá vàng....Majesty, Epicuro, @, SH, Dylan, Spacy, ET8, GT...)