Tết năm nào em cũng về quê (đi từ Đồng Nai ra Vinh), tầm sáng 27 tết là đi. Chaỵ ban ngày chẳng được bao nhiêu, chủ yếu là chạy ban đêm. Xe 2 tài, em và sư phụ em
. Vì là thanh niên trai tráng nên phải chạy gánh cho sư phụ. Em thì rất khoái chạy đêm vì đường vắng với lại em khá dai sức. Cận tết nên xe đò chạy như ăn cướp, nhiều trường hợp xem mém xuống lề. vì chăm chạy đêm nên 24 tiếng là tới Vinh, lúc đi vô xuất phát 7 giờ ở Vinh, em làm một mạch tới Tam Kì lúc 4 giờ
Ngoài những lợi điểm như đường xá vắng vẻ, thời tiết về đêm mát mẻ ... như các bác đã nêu thì theo các khuyến cáo chung thì thực sự là không nên chạy xe về đêm các bác ạ 
Lý do:
- theo các chuyên gia về giấc ngủ
thì về ban đêm chúng ta đơn giản là sẽ trở thành một con người khác (với ý nghĩa đồng hồ sinh học). Khả năng của cơ thể cũng như của con mắt lúc đó đều đạt đến giới hạn nên việc tập trung lái xe với một sức khoẻ, sự minh mẫn cũng như thị lực như ở các thời điểm ban ngày là không thể được.
- giờ mới nói tới các con số thống kê. Theo các thống kê về tai nạn ở Đức thì chạy xe về đêm có tỷ lệ tai nạn cao gấp đôi so với chạy lúc ban ngày. Tuy số thời gian chạy đêm chỉ có 20% tổng số thời gian chạy xe, nhưng theo Cục thống kê Liên bang đã tổng kết được rằng số tai nạn chạy đêm lại chiếm tới 40% tổng số!
Thí dụ năm 2002 ở nước Đức đã có cả thảy 3958 tai nạn GT chết người, mà riêng chết về đêm đã tới 2484, cộng thêm 400 cái chết vì TNGT trong lúc trời bắt đầu chạng vạng, nhá nhem tối! Đặc biết các tai nạn ở trên đường Liên tỉnh (Landstrassen), nơi tốc độ max speed cho phép tới 100kmh mà lại không có phân làn, thì tỷ lệ bị TNGT của các tài xế lái xe đêm là cao hơn hẳn bình thường!
Trời càng tối, đêm càng dài và thời tiết càng tù mù thì tình hình lại càng nguy hiểm hơn. Nếu vào các đêm mùa hè tỷ lệ TNGT chết người chỉ là 12%, thì vào các đêm mùa đông, khi đêm "dài" hơn ngày, đất trời lại còn tối và đường xá còn khó nhìn hơn, tài xế còn dễ "chợp mắt" 1 giây hơn ... thì tỷ lệ TNGT chêt người lên tới 50% hay là 1/2 tổng số tai nạn!
Đặc biệt các tài xế có vấn đề về thị lực như phải đeo kính có diop cao, khả năng nhìn đường chậm/kém ... thì việc chạy xe về đêm còn trở nên nguy hiểm hơn nhiều lần so với các tài xế "mắt sáng"!
Sự nguy hiểm khi chạy đêm cũng gắn bó trực tiếp tới khả năng hoạt động sinh học của con mắt về đêm, theo các chuyên gia. Theo họ thì khi tối trời, khả năng thu nhận thông tin của con mắt sẽ kém đi nhiều lần so với ban ngày. Và khi tình trạng của con đường hoặc rìa đường không được mắt và não bộ đánh giá đầy đủ thì tài xế có xu hướng đánh giá thấp sự nguy hiểm trên con đường. Một thí dụ là đa số các tài xế sẽ định hướng theo đèn hậu của xe trước thay vì tốc độ của xe mình, và như vậy sẽ tăng xác suất bị "đụng đít" xe trước, nhất là khi sự tập trung bị giảm đi do cơ thể ngày càng mệt mỏi!
Thời điểm sinh học yếu nhất của cơ thể chúng ta là từ 3 đến 4 h sáng, mặc dù có thể chúng ta vẫn còn thức, đơn giản là cơ thể chúng ta đã được lập trình để nghỉ ngơi vào lúc đó! Thời gian bị tai nạn cao nhất về đêm theo thống kê thì lại vào thời điểm giữa 0 và 2h sáng!
Kinh nghiệm riêng về chạy đêm của em cũng y chang như vậy. Đã có thời kỳ em phải chạy từ lúc 4h sáng trong cảnh mùa đông mịt mù và tầm nhìn kém. Nay nhớ lại thì đã đầy sự mạo hiểm, vì phải chạy xe trong tình trạng cơ thể chưa hoàn toàn khoẻ mạnh và sẵn sàng, cũng như tầm nhìn kém!
Còn nếu hoàn cảnh bắt buộc làm các bác vẫn chọn phương án chạy đêm thì nên để ý những mẹo vặt nhất có thể làm tăng thêm sự an toàn như: nhai kẹo cao-su (tôi còn nhai tức là tôi còn thức
), mở của sổ đón gió trời cho tỉnh ngủ, mở nhạc mạnh, đi với bạn đồng hành ngồi cạnh tám không ngừng, cũng như các "mẹo" để giảm bớt ảnh hưởng của pha đèn xe đối diện, thí dụ không nhìn vào chao đèn của họ vào thời điểm đó mà tìm cách định hướng xe của mình căn theo lề đường bên phải v.v.
Nhờ thế bạn sẽ phần nào giúp được cho đôi mắt cũng như não bộ của mình có được các xử lý đúng đắn vào những thời điểm quan trọng khi phải lái xe đêm ...
Lý do:
- theo các chuyên gia về giấc ngủ
- giờ mới nói tới các con số thống kê. Theo các thống kê về tai nạn ở Đức thì chạy xe về đêm có tỷ lệ tai nạn cao gấp đôi so với chạy lúc ban ngày. Tuy số thời gian chạy đêm chỉ có 20% tổng số thời gian chạy xe, nhưng theo Cục thống kê Liên bang đã tổng kết được rằng số tai nạn chạy đêm lại chiếm tới 40% tổng số!
Thí dụ năm 2002 ở nước Đức đã có cả thảy 3958 tai nạn GT chết người, mà riêng chết về đêm đã tới 2484, cộng thêm 400 cái chết vì TNGT trong lúc trời bắt đầu chạng vạng, nhá nhem tối! Đặc biết các tai nạn ở trên đường Liên tỉnh (Landstrassen), nơi tốc độ max speed cho phép tới 100kmh mà lại không có phân làn, thì tỷ lệ bị TNGT của các tài xế lái xe đêm là cao hơn hẳn bình thường!
Trời càng tối, đêm càng dài và thời tiết càng tù mù thì tình hình lại càng nguy hiểm hơn. Nếu vào các đêm mùa hè tỷ lệ TNGT chết người chỉ là 12%, thì vào các đêm mùa đông, khi đêm "dài" hơn ngày, đất trời lại còn tối và đường xá còn khó nhìn hơn, tài xế còn dễ "chợp mắt" 1 giây hơn ... thì tỷ lệ TNGT chêt người lên tới 50% hay là 1/2 tổng số tai nạn!
Đặc biệt các tài xế có vấn đề về thị lực như phải đeo kính có diop cao, khả năng nhìn đường chậm/kém ... thì việc chạy xe về đêm còn trở nên nguy hiểm hơn nhiều lần so với các tài xế "mắt sáng"!
Sự nguy hiểm khi chạy đêm cũng gắn bó trực tiếp tới khả năng hoạt động sinh học của con mắt về đêm, theo các chuyên gia. Theo họ thì khi tối trời, khả năng thu nhận thông tin của con mắt sẽ kém đi nhiều lần so với ban ngày. Và khi tình trạng của con đường hoặc rìa đường không được mắt và não bộ đánh giá đầy đủ thì tài xế có xu hướng đánh giá thấp sự nguy hiểm trên con đường. Một thí dụ là đa số các tài xế sẽ định hướng theo đèn hậu của xe trước thay vì tốc độ của xe mình, và như vậy sẽ tăng xác suất bị "đụng đít" xe trước, nhất là khi sự tập trung bị giảm đi do cơ thể ngày càng mệt mỏi!
Thời điểm sinh học yếu nhất của cơ thể chúng ta là từ 3 đến 4 h sáng, mặc dù có thể chúng ta vẫn còn thức, đơn giản là cơ thể chúng ta đã được lập trình để nghỉ ngơi vào lúc đó! Thời gian bị tai nạn cao nhất về đêm theo thống kê thì lại vào thời điểm giữa 0 và 2h sáng!
Kinh nghiệm riêng về chạy đêm của em cũng y chang như vậy. Đã có thời kỳ em phải chạy từ lúc 4h sáng trong cảnh mùa đông mịt mù và tầm nhìn kém. Nay nhớ lại thì đã đầy sự mạo hiểm, vì phải chạy xe trong tình trạng cơ thể chưa hoàn toàn khoẻ mạnh và sẵn sàng, cũng như tầm nhìn kém!
Còn nếu hoàn cảnh bắt buộc làm các bác vẫn chọn phương án chạy đêm thì nên để ý những mẹo vặt nhất có thể làm tăng thêm sự an toàn như: nhai kẹo cao-su (tôi còn nhai tức là tôi còn thức
Nhờ thế bạn sẽ phần nào giúp được cho đôi mắt cũng như não bộ của mình có được các xử lý đúng đắn vào những thời điểm quan trọng khi phải lái xe đêm ...

Ở Cty GauDong có một quy định bất thành văn khi đi công tác bằng xe con là: Ngày đi, đêm nghỉ. Không Xếp nào dám ép tài xế phải chạy đêm cả. Bên cạnh những bất lợi của việc chạy đêm mà các Bác đã phân tính, có cả số liệu thống kê ở trên thì còn một yếu tố nữa là ban ngày mọi vật đều được nhận biết một cách rõ ràng còn ban đêm thì chỉ "mù mờ", chạy xe bằng cảm giác, kinh nghiệm là chính. Với tình trạng hạ tầng giao thông đường bộ còn thấp kém ở Việt Nam, chạy xe ban đêm khó nhận biết được chính xác những ổ gà, mặt đường mấp mô, những gờ cao tại cầu, cống, mặt đường đang bị đào xới để thị công... Do vậy nên hạn chế việc chạy xe con ban đêm, nhất là chạy một mình. Trong trường hợp trên xe có 2 tài khỏe mạnh, tinh mắt, đã có kinh nghiệm chạy xe ban đêm thì thay phiên nhau lái, người chạy, người ngủ. GauDong đã đi xe tải xuyên Việt như vậy, mỗi người 1 ca 6 tiếng, khoảng 24 - 26 h cho cung đường từ Nha Trang đến Hà Nội.
Trường hợp bất đắc dĩ phải chạy xe ban đêm, kinh nghiệm khi gặp xe ngược chiều là không bị hiện tượng "bắt đèn" - nhìn vào pha của nó để mắt mình bị chói lòa. Chỉ liếc qua để ước lượng khoảng cách, tốc độ, kích thước xe ngược chiều rồi chuyển mắt qua bên phải, nhìn xuống phần đường của mình, nhìn vào vạch kẻ sơn, lề đường bên phải. Trường hợp pha xe ngược chiều quá sáng, không nhìn thấy gì, tốt nhất nên giảm tốc độ, đạp phanh đề phòng trường hợp phần đường bên phải của mình có người ngồi chơi, đi bộ, đi xe đạp; xe cơ giới không đèn, xe đậu bên đường, chướng ngại vật (ụ đất, đống đá, hố sâu...)...
Về góc độ kỹ thuật để đối phó với những tài xế xe ngược chiều, nhất là "sơn lé" xe tải, khách có nhiều đèn và không chuyển sang cos khi đến gần; cần phải tăng độ sáng đèn xe mình bằng:
- Công nghệ: Những kỹ thuật chiếu sáng mới nhất như đèn Xenon, tất nhiên chi phí cao.
- Số đông: Bên cạnh đèn pha/ cos "gin" của xe, GauDong lắp thêm 3 cặp đèn Halogen của Đài Loan và Tung Cẩu (trong đó có 2 cặp đèn vàng chống sương mù), sẵn sàng "nghênh chiến" - đấu pha với "sơn lé". Về mặt thẩm mỹ thì đầu xe toàn là đèn không được đẹp, nhưng quan trọng hơn là an toàn.
Trường hợp bất đắc dĩ phải chạy xe ban đêm, kinh nghiệm khi gặp xe ngược chiều là không bị hiện tượng "bắt đèn" - nhìn vào pha của nó để mắt mình bị chói lòa. Chỉ liếc qua để ước lượng khoảng cách, tốc độ, kích thước xe ngược chiều rồi chuyển mắt qua bên phải, nhìn xuống phần đường của mình, nhìn vào vạch kẻ sơn, lề đường bên phải. Trường hợp pha xe ngược chiều quá sáng, không nhìn thấy gì, tốt nhất nên giảm tốc độ, đạp phanh đề phòng trường hợp phần đường bên phải của mình có người ngồi chơi, đi bộ, đi xe đạp; xe cơ giới không đèn, xe đậu bên đường, chướng ngại vật (ụ đất, đống đá, hố sâu...)...
Về góc độ kỹ thuật để đối phó với những tài xế xe ngược chiều, nhất là "sơn lé" xe tải, khách có nhiều đèn và không chuyển sang cos khi đến gần; cần phải tăng độ sáng đèn xe mình bằng:
- Công nghệ: Những kỹ thuật chiếu sáng mới nhất như đèn Xenon, tất nhiên chi phí cao.
- Số đông: Bên cạnh đèn pha/ cos "gin" của xe, GauDong lắp thêm 3 cặp đèn Halogen của Đài Loan và Tung Cẩu (trong đó có 2 cặp đèn vàng chống sương mù), sẵn sàng "nghênh chiến" - đấu pha với "sơn lé". Về mặt thẩm mỹ thì đầu xe toàn là đèn không được đẹp, nhưng quan trọng hơn là an toàn.
Last edited by a moderator:
Chạy đêm thì ớn nhất mấy ông xe tải và xe khách ... Nhưng được cái mình đã chuẩn bị trước cho hành trình bằng giấc ngủ bù rồi , còn đường xá và kinh nghiệm là 1 bài học lớn , em có nghe 1 người bạn nói
: 1 năm quốc lộ = 5 năm đường nội thành .
Đúng là khi tự mình leo lên Quốc lộ thì mới thấy hết trãi nghiệm bản thân các khâu xử lý !
Chạy đêm rất khoái: trời mát, ít xe , và trong lành hơn . Mắt đơn nhiên sẽ căng hơn chạy ngày rồi , nhưng bù lại ta có chuẩn bị trước ( sẽ biết là thế này thế kia .v.v trong suốt hành trình )
Quỹ thời gian theo em tốt nhất : 10h đêm xuất phát , cố gắng chạy tới tầm 3h sáng kiếm cây xăng hay khách sạn mini dọc đường tấp vào ngủ ngay , để lại sức chứ kô nên làm tới 5h sáng ... vì ta ngủ phải bù lại lượng sức khoẻ đã mất trong lúc chạy đêm .
Tới vừa trưa dậy ăn uống, vệ sinh là sẽ sảng khoái ngay .
: 1 năm quốc lộ = 5 năm đường nội thành .
Đúng là khi tự mình leo lên Quốc lộ thì mới thấy hết trãi nghiệm bản thân các khâu xử lý !
Chạy đêm rất khoái: trời mát, ít xe , và trong lành hơn . Mắt đơn nhiên sẽ căng hơn chạy ngày rồi , nhưng bù lại ta có chuẩn bị trước ( sẽ biết là thế này thế kia .v.v trong suốt hành trình )
Quỹ thời gian theo em tốt nhất : 10h đêm xuất phát , cố gắng chạy tới tầm 3h sáng kiếm cây xăng hay khách sạn mini dọc đường tấp vào ngủ ngay , để lại sức chứ kô nên làm tới 5h sáng ... vì ta ngủ phải bù lại lượng sức khoẻ đã mất trong lúc chạy đêm .
Tới vừa trưa dậy ăn uống, vệ sinh là sẽ sảng khoái ngay .
Em thấy có một vấn đề khi đi đêm mà chưa thấy bác nào đề cập đó là tốc độ: Do kết quả tác động hình ảnh vào thị giác cộng thêm yếu tố đường vắng mà tài xế thường đạp ga quyết liệt hơn, kết quả là tốc độ cao hơn so với ban ngày, và hậu quả nếu có sẽ kinh hoàng hơn.
Đi đường VN thú thực là em hãi nhất hai tình huống:
-đi đêm, đằng sau và trước có xe tải, xe bus đèn pha chói loà, đau nhức mắt kinh khủng, chả nhìn thấy gì.
-trời nhập nhoạng tối cộng thêm mưa: hầu như ko có phương tiện nào bật đèn cả, em có bật lên thì lại bị nhắc nhở suốt chặng đường.
Đi đường VN thú thực là em hãi nhất hai tình huống:
-đi đêm, đằng sau và trước có xe tải, xe bus đèn pha chói loà, đau nhức mắt kinh khủng, chả nhìn thấy gì.
-trời nhập nhoạng tối cộng thêm mưa: hầu như ko có phương tiện nào bật đèn cả, em có bật lên thì lại bị nhắc nhở suốt chặng đường.
Theo em nghĩ nếu đi đường dài nhưng con đường bác đã quen thuộc thì đi ban đêm chạy mát mẻ hơn nhưng với con đường mới đi lần đầu (hoặc đường đèo) thì nên chọn ban ngày đi cho an toàn bác ạ bởi vì khi xe cộ gặp vấn đề kỹ thuật ( bị lũng lốp chẳng hạn ) cũng dễ sử lý hơn và tầm quan sát ban ngày cũng thuận tiện hơn.
em thì nghĩ bác không nên chạy xe vào ban đêm, nhất là xe hơi.
- thứ 1, ban đếm ít xe hơn ban ngày --> khoái quá, chạy tăng tốc [nhiều khi tăng khủng khiếp >.<] --> khó mà phản ứng nhanh khi vô tình có cái j đó chạy ngang đường [con chó chẳng hạn]
- thứ 2, tối là thời điểm mấy thằng đua xe/nẹt pô/ nói chung là mấy thằng du thử du thực phóng bạt mạng --> dễ đụng nó --> mình mà lái xe hơi đụng nó dễ chết nó --> pháp luật >.<
-thứ 3: ng ta nói "đi đêm có ngày gặp ma", ma này là từ ma thiệt đến ma cô --> ko nên 1 chút nào bác ạ
- thứ 1, ban đếm ít xe hơn ban ngày --> khoái quá, chạy tăng tốc [nhiều khi tăng khủng khiếp >.<] --> khó mà phản ứng nhanh khi vô tình có cái j đó chạy ngang đường [con chó chẳng hạn]
- thứ 2, tối là thời điểm mấy thằng đua xe/nẹt pô/ nói chung là mấy thằng du thử du thực phóng bạt mạng --> dễ đụng nó --> mình mà lái xe hơi đụng nó dễ chết nó --> pháp luật >.<
-thứ 3: ng ta nói "đi đêm có ngày gặp ma", ma này là từ ma thiệt đến ma cô --> ko nên 1 chút nào bác ạ
em cũng chạy lang thang vài đêm rồi. nói chung là cảm giác cũng khá lạ. nhiều khi thấy cô độc lắm. cũng là dịp để suy gẫm đó!