Chuyên
16/6/22
616
515
93
Việc đồng loạt giảm lãi suất huy động của nhiều ngân hàng được kỳ vọng sẽ là động lực giúp dòng tiền sớm quay trở lại lĩnh vực bất động sản, góp phần phá băng sau thời gian trầm lắng kéo dài. Thủ tướng Chính phủ yêu cầu triển khai thực hiện có hiệu quả Chương trình tín dụng 120.000 tỷ đồng.

Dòng tiền đang quay trở lại bất động sản?


Trước đó, ngày 24/5, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà có cuộc làm việc với lãnh đạo Bộ Xây dựng, Ngân hàng Nhà nước, Văn phòng Chính phủ… về tiến độ triển khai gói tín dụng ưu đãi 120.000 tỷ đồng cho chủ đầu tư và người mua nhà ở các dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân.

Phân tích về nguyên nhân khiến gói tín dụng 120.000 tỷ đồng vẫn chưa giải ngân được, nhu cầu về nhà ở xã hội rất lớn nhưng trong quá trình triển khai vẫn còn không ít vướng mắc về bố trí quỹ đất; thiếu quy hoạch phát triển nhà ở xã hội ở địa phương; quy trình miễn tiền sử dụng đất cho dự án nhà ở xã hội phức tạp, thời gian kéo dài; thủ tục điều kiện để được mua nhà ở xã hội… Vì vậy, một số doanh nghiệp đang chờ đợi Luật Nhà ở (sửa đổi) có hiệu lực với quy trình, thủ tục thông thoáng hơn. Bên cạnh đó, các văn bản hướng dẫn mới được ban hành (trong tháng 4/2023) nên các địa phương vẫn đang thực hiện lập danh mục dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân và những đối tượng đủ điều kiện vay vốn…

Theo Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà, việc triển khai gói tín dụng 120.000 tỷ đồng không phải để "giải cứu" thị trường bất động sản mà là góp phần thực hiện Đề án “Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021 – 2030”.

Yêu cầu địa phương cần đẩy nhanh việc lập quy hoạch, bố trí quỹ đất xây dựng nhà ở xã hội, nhà ở công nhân tại các vị trí phù hợp, thuận tiện, có quy mô lớn, đầy đủ hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, nhất là tại những thành phố lớn như Hà Nội, TPHCM, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ... Bộ Xây dựng hướng dẫn các địa phương báo cáo định kỳ hằng tháng về tiến độ triển khai thực hiện gói tín dụng 120.000 tỷ đồng .

Dòng tiền đang quay trở lại bất động sản?


Nếu như nửa đầu năm 2022 trở về trước, diễn biến đầy sôi động của thị trường bất động sản đã khiến kênh đầu tư này liên tục thu hút dòng tiền lớn đổ bộ. Thế nhưng, kịch bản này gần như đảo chiều khi dư chấn thanh khoản đứt gãy và dòng tiền từ ngân hàng đổ vào thị trường chững lại. Cuối năm 2022, nhiều doanh nghiệp địa ốc buộc phải hoãn kế hoạch bung hàng. Tình trạng tái cơ cấu, cắt giảm nhân sự, thanh lý tài sản, chào bán chiết khấu sâu được thực hiện trên diện rộng.

Khó khăn của thị trường địa ốc được đánh giá đến từ tác động một phần của chính sách tiền tệ thắt chặt. Doanh nghiệp khó tiếp cận vay vốn do lãi suất tăng cao. Sức cầu trong nền kinh tế cũng có thể tăng chậm hơn trong môi trường cung tiền thắt chặt và lãi suất cao hơn. Đây cũng là lý do mà nhu cầu mua bất động sản giảm nhiệt .

Bước sang năm 2023, tín hiệu tích cực đã xuất hiện khi động thái từ phía Ngân hàng Nhà nước giảm lãi suất điều hành. Các chính sách liên quan đến gỡ vướng về trái phiếu cho doanh nghiệp bất động sản cũng đang tháo dần nút thắt. Điều này đã tạo dựng niềm tin của các nhà đầu tư trên thị trường địa ốc.

Dòng tiền đang quay trở lại bất động sản?


Đứng ở góc độ người nghiên cứu thị trường, TS. Phạm Anh Khôi, thành viên Tổ công tác Nghiên cứu thị trường Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam dự đoán, quý III/2023 sẽ là thời điểm mấu chốt khi một lượng lớn tiền gửi ngân hàng đáo hạn. Ông Khôi nhận định, đây là mốc để biết được dòng tiền có thực sự đổ vào lĩnh vực địa ốc.

Tuy nhiên, có 2 kịch bản có thể xảy ra. Ở kịch bản 1, ông Khôi dự đoán, nếu thị trường còn khó khăn, niềm tin của nhà đầu tư chưa được khôi phục thì có thể nguồn tiền này vẫn tiếp tục ở lại hệ thống ngân hàng, chấp nhận một mức lãi suất thấp hơn.

Đối với kịch bản thứ 2, thị trường khởi sắc, lãi suất huy động giảm xuống mức 6 - 7% vào thời điểm cuối năm nay hoặc thậm chí là không giảm, thì nguồn tiền khả năng cao sẽ ưu tiên quay trở lại thị trường bất động sản. Thời điểm năm 2022, tình hình mua bán gặp khó khăn do dòng tiền bị kẹt. Bất động sản ảm đạm đến từ một phần người mua sợ mức lãi cao.

Dòng tiền đang quay trở lại bất động sản?


Theo ông Hiển, dù NHNN mới đây có động thái giảm lãi suất, và nếu lãi suất giảm do ngân hàng thừa tiền thì thị trường địa ốc sẽ hưởng lợi. Tuy nhiên, theo ông Hiển, việc giảm lãi suất hiện tại chưa phải dấu hiệu của nền kinh tế thừa tiền và điều này cũng đồng nghĩa, dòng tiền khó đổ ngay vào chứng khoán hay bất động sản. Lãi suất huy động giảm nhưng lãi suất cho vay bất động sản vẫn cao.

Thực tế, theo khảo sát, mức lãi suất thả nổi của một số ngân hàng vẫn ở ngưỡng 13-14%. Một nhân viên tín dụng tại chi nhánh Ngân hàng OCEAN Bank cho biết, lãi suất ưu đãi năm đầu tiên cho vay mua bất động sản vẫn ở mức 11,2%.

Ở thời điểm hiện tại, dự kiến năm 2024, thị trường mới tan băng nhưng chỉ cục bộ, tập trung khu dân cư đô thị hay vùng đầu tư khai thác. Còn dòng tiền quay trở lại thị trường bất động sản không lớn. Ông Hiển dự đoán, nhiều người ôm đất cũng đang gồng lãi ngân hàng. Lượng nhà đầu tư mới không gia tăng. Người muốn thoát hàng nhiều hơn người mua xuống tiền ôm đất.

Xem thêm:​
 
Hạng B1
29/6/18
61
54
18
“quý III/2023 sẽ là thời điểm mấu chốt khi một lượng lớn tiền gửi ngân hàng đáo hạn. Ông Khôi nhận định, đây là mốc để biết được dòng tiền có thực sự đổ vào lĩnh vực địa ốc.”

Kinh tế khó khăn + tâm lý, nên dịch sốt có quay lại cũng phải 2024/ 2025
 
Hạng B2
25/10/18
134
2.078
93
42
Nhà nước ép giảm lãi suất là để phục vụ cho sản xuất kinh doanh, không phải để phục vụ cho đầu cơ bđs nên sẽ siết vay bđs. Có chăng là một số nhà đầu tư cá nhân có sẵn tiền mặt, thay vì mang tiền bỏ vào tiết kiệm để cầm chắc tiền lãi thì nay sẽ cân nhắc rút ra để mua bđs.
Thui các anh đang ôm bđs ráng cầm cự thêm thời gian nữa, khi nào thật sự khô sạch máu, lãi vay ăn hết vào quá nửa vốn thì hãy buông tay.
 
Hạng D
16/7/19
1.162
3.849
116
lo mà cày cuốc sx đê, tầm này còn dòng tiền đổ vào bds nữa thì thua. Ngoài ra 1 số anh cứ đọc mỗi tiêu đề mà nghĩ nóng sốt trở lại thì ảo tưởng quá
"
Theo Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà, việc triển khai gói tín dụng 120.000 tỷ đồng không phải để "giải cứu" thị trường bất động sản mà là góp phần thực hiện Đề án “Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021 – 2030”."
 
Hạng B2
17/2/16
208
316
63
Bao năm nay nhnn luôn có một câu đó, tập trung nguồn vốn sản xuất kinh doanh, kiểm soát vốn vào bđs. Nhưng ngân hàng là người gợi ý để khách vay được tiền. Ví dụ kể cả ngân hàng nước ngoài họ còn chơi chiu, năm 2020 tôi vay bên Shinhan, tôi vay 3 tỷ, tôi nói vay để mua nhà, Shinhan nói bây giờ bđs bị xiết bên em hết room rồi, anh cứ làm hồ sơ vay đi, phô tô cái sổ nhà chuẩn bị mua cho em, em sẽ làm hồ sơ sửa nhà cho anh, tôi hỏi sửa nhà 3 tỷ có hợp lý ko, shinhan trả lời sửa nhà vô chừng lắm anh, anh ko lo. Anh chỉ cần chứng minh thu nhập tốt, lịch sử vay sạch, tài sản thế chấp tốt, việc còn lại bên em lo. Vậy là tôi được giải ngân 3 tỷ để mua nhà với lý do sửa nhà sau khi mua.
Và cả 10000 chiu khác để tiền chạy vào bđs. Vì sao ư, vì cho vay sản xuất kinh doanh thì có hạn, VN năng lực sx kimh doanh chỉ đến thế là cùng, ngân hàng muốn tăng tín dụng mới tăng doanh thu, tăng lợi nhuận thì chỉ có cách chơi chiu để cho vay bđs.
Vậy rốt cuộc thì tiền đâu ra trả lãi anh nếu ai cũng vay mua BDS.
Nói chung cơ bản mọi dòng sông suối đều bắt nguồn từ nguồn, sông lớn có khi từ phương Bắc chảy về... mà hiện tại còn chảy được không mà vay với chả mượn.
 
  • Like
Reactions: biglazycat