Hạng D
15/7/07
1.805
11.449
113
Jakarta
d/

Đường từ chỗ mình qua ga chỉ có 20km nhưng Google map báo mất 2h15phút, vì Jakarta là thành phố kẹt xe kinh khủng hàng đầu thế giới. May thay, chính quyền Jakarta đã cho xây đường cao tốc để đi không bị kẹt xe. Đường cao tốc trong lòng thành phố, xuyên các khu vực chính yếu. Đường rất to, mua hai lần vé (quẹt thẻ tự động) hết 10.000rupi ( 17.000đ). Mặc dù có đường cao tốc đi phần lớn vậy mà cũng mất 1 tiếng 15 phút mới đi được quãng đường 20km. Do giá xe oto và xăng ở Indo rẻ nên cước Grab cũng rẻ, 20km đi hơn 1 tiếng chỉ tương đương 130.000đ (đã tính vé cao tốc)

20/ Cao tốc trong thủ đô rộng mênh mông, ít nhất cũng 16 làn xe. Vậy mà cũng có lúc kẹt xe do lượng xe quá nhiều.
40154131035_961b8fb741_h.jpg


21/ Đoạn cuối cao tốc
39238379430_1805a4f73a_h.jpg


22/ Dân Indo bán nước và báo chí ở giao lộ lúc chờ đèn đỏ, họ đứng cả trên cao tốc bán ở nhũng đoạn hay bị kẹt xe
39238378280_09da904a0a_h.jpg


23/ Mấy con lam này bên Indo còn nhiều, không biết mấy chuyên gia xe cổ ở Việt Nam như anh Dũng Vespa ( Vespa lang bạt) thấy có động lòng?
39238377730_cbce1bdb62_h.jpg


24/ Ở VN đã gần như tuyệt chủng dòng 3 bánh này, còn bên đây nó đông như quân Nguyên
40154125205_5ef2a0c1ad_h.jpg


25/ Có xe còn độ lắp kính để thấy máy bên trong thay vì lưới thép. Đẹp nhưng như vậy sẽ khó thoát nhiệt hơn
39238376380_4479e6821f_h.jpg


26/ Tháp của giáo đường Istiqlal, giáo đường lớn nhất Đông Nam Á và thứ 3 trên thế giới. Khi quay về Jakarta sẽ thăm giáo đường này
39255955870_a7a97c9629_h.jpg


27/ Xe oto bên Indo có nhiều model ít có hoặc không có ở VN
39255955760_67a236d3ba_h.jpg


28/ Tới nhà ga rồi, đây là chỗ cho bến xe bus đậu
39255955570_3cbfc87ed2_h.jpg


29/ Bên Indo đã chia thùng rác ra 3 loại: Màu xanh là loại rác phân hủy được, để làm phân bón như thức ăn thừa, rau củ, lá cây... Màu vàng là loại đem tái chế liền được như chai lọ thủy itnh, nhựa, kim loại... còn màu đỏ là loại phải phân loại tái chế phức tạp như mạch điện tử, bóng đèn... Trên mỗi thùng rác đều có vẽ hình minh họa để dễ hình dung. Haiz, nghĩ mà buồn, cũng là ao làng Đông Nam Á mà người ta đã phân biệt các loại rác khác nhau, trong khi xứ ta vẫn còn đang miệt mài học cách phân biệt thế nào là...thùng rác :D
39255955440_a6131c3687_h.jpg


30/ Một tài xế Grab bike đang tranh thủ lướt web khi đợi khách
40171547325_6ded922a64_h.jpg


31/ Người đàn ông bên chiếc Honda CBR150 đời mới đang chờ bạn ( hay vợ..) xuống tàu. Ở Indo đàn ông đi xe motor rất nhiều, giống như bên Thái hay Malaysia hoặc nhiều quốc gia khác trên thế giới. Điều này khác hẳn với VN, nơi mà 95% đàn ông đi loại xe gắn máy được thiết kế phù hợp cho ...phụ nữ :)
40171547215_f3f7cf36a0_c.jpg


32/ Bà mẹ chở con đợi người thân đi tàu này có vẻ mệt mỏi vì khí hậu oi bức buổi chiều
26193974727_65f2e3293d_h.jpg


33/ Vé tàu bên Indo hầu hết mua qua mạng, sau khi đặt vé xong đến nhà ga họ mới đến máy bán vé tự động quét code đã mua trên ĐT để in vé ra, tiện lợi và tiết kiệm nhân sự rất nhiều
41064886331_77ad8e0c52_h.jpg


34/ Quầy bán vé "cổ điển" cũng có. Phục vụ cho quần chúng mù công nghệ hoặc du khách nước ngoài chưa quen mua vé qua mạng ở Indo hay bất ngờ thay đổi kế hoạch di chuyển như mình. 5 giờ chiều là cao điểm mà chỉ có mỗi 1 quầy hoạt động vì ít khách, cho thấy công nghệ mua vé qua mạng đã rất phổ biến ở đây
39255955310_c3ca08e3c9_h.jpg


Ở Indo quá trình thực dân hóa vẫn còn ghi dấu trên ngôn ngữ, ví dụ nhà ga họ gọi là stasiun, cảnh sát là polisi, loket là quầy bán vé . Họ cũng loại bỏ một vài chữ cái từ âm gốc, vi dụ như vé họ gọi là tiket, canh không gọi là soup mà là sop..

Hệ thống đường sắt ở Indo khá rắc rối, cách đặt lịch tàu cho các nhà ga cũng rất khác với VN nhiều, sau này sẽ kể chi tiết hơn.


Tàu đi Yogjakarta khởi hành lúc 7 giờ tối, như vậy xem như mất toi 1 ngày ở Jakarta không làm được gì đáng kể. 3 giờ sáng mai tàu sẽ đến Yogjakarta.
 
Chỉnh sửa cuối:
Hạng D
13/1/11
2.367
26.557
113
thành Phiên An - Gia Định
Jakarta
d/

Đường từ chỗ mình qua ga chỉ có 20km nhưng Google map báo mất 2h15phút, vì Jakarta là thành phố kẹt xe kinh khủng hàng đầu thế giới. May thay, chính quyền Jakarta đã cho xây đường cao tốc để đi không bị kẹt xe. Đường cao tốc trong lòng thành phố, xuyên các khu vực chính yếu. Đường rất to, mua hai lần vé (quẹt thẻ tự động) hết 10.000rupi ( 17.000đ). Mặc dù có đường cao tốc đi phần lớn vậy mà cũng mất 1 tiếng 15 phút mới đi được quãng đường 20km. Do giá xe oto và xăng ở Indo rẻ nên cước Grab cũng rẻ, 20km đi hơn 1 tiếng chỉ tương đương 130.000đ (đã tính vé cao tốc)

20/ Cao tốc trong thủ đô rộng mênh mông, ít nhất cũng 16 làn xe. Vậy mà cũng có lúc kẹt xe do lượng xe quá nhiều.
40154131035_961b8fb741_h.jpg


21/ Đoạn cuối cao tốc
39238379430_1805a4f73a_h.jpg


22/ Dân Indo bán nước và báo chí ở giao lộ lúc chờ đèn đỏ, họ đứng cả trên cao tốc bán ở nhũng đoạn hay bị kẹt xe
39238378280_09da904a0a_h.jpg


23/ Mấy con lam này bên Indo còn nhiều, không biết mấy chuyên gia xe cổ ở Việt Nam như anh Hoàng Vespa ( Vespa lang bạt) thấy có động lòng?
39238377730_cbce1bdb62_h.jpg


24/ Ở VN đã gần như tuyệt chủng dòng 3 bánh này, còn bên đây nó đông như quân Nguyên
40154125205_5ef2a0c1ad_h.jpg


25/ Có xe còn độ lắp kính để thấy máy bên trong thay vì lưới thép. Đẹp nhưng như vậy sẽ khó thoát nhiệt hơn
39238376380_4479e6821f_h.jpg


26/ Tháp của giáo đường Istiqlal, giáo đường lớn nhất Đông Nam Á và thứ 3 trên thế giới. Khi quay về Jakarta sẽ thăm giáo đường này
39255955870_a7a97c9629_h.jpg


27/ Xe oto bên Indo có nhiều model ít có hoặc không có ở VN
39255955760_67a236d3ba_h.jpg


28/ Tới nhà ga rồi, đây là chỗ cho bến xe bus đậu
39255955570_3cbfc87ed2_h.jpg


29/ Bên Indo đã chia thùng rác ra 3 loại: Màu xanh là loại rác phân hủy được, để làm phân bón như thức ăn thừa, rau củ, lá cây... Màu vàng là loại đem tái chế liền được như chai lọ thủy itnh, nhựa, kim loại... còn màu đỏ là loại phải phân loại tái chế phức tạp như mạch điện tử, bóng đèn... Trên mỗi thùng rác đều có vẽ hình minh họa để dễ hình dung. Haiz, nghĩ mà buồn, cũng là ao làng Đông Nam Á mà người ta đã phân biệt các loại rác khác nhau, trong khi xứ ta vẫn còn đang miệt mài học cách phân biệt thế nào là...thùng rác :D
39255955440_a6131c3687_h.jpg


30/ Một tài xế Grab bike đang tranh thủ lướt web khi đợi khách
40171547325_6ded922a64_h.jpg


31/ Người đàn ông bên chiếc Honda CBR150 đời mới đang chờ bạn ( hay vợ..) xuống tàu. Ở Indo đàn ông đi xe motor rất nhiều, giống như bên Thái hay Malaysia hoặc nhiều quốc gia khác trên thế giới. Điều này khác hẳn với VN, nơi mà 95% đàn ông đi loại xe gắn máy được thiết kế phù hợp cho ...phụ nữ :)
40171547215_f3f7cf36a0_c.jpg


32/ Bà mẹ chở con đợi người thân đi tàu này có vẻ mệt mỏi vì khí hậu oi bức buổi chiều
26193974727_65f2e3293d_h.jpg


33/ Vé tàu bên Indo hầu hết mua qua mạng, sau khi đặt vé xong đến nhà ga họ mới đến máy bán vé tự động quét code đã mua trên ĐT để in vé ra, tiện lợi và tiết kiệm nhân sự rất nhiều
41064886331_77ad8e0c52_h.jpg


34/ Quầy bán vé "cổ điển" cũng có. Phục vụ cho quần chúng mù công nghệ hoặc du khách nước ngoài chưa quen mua vé qua mạng ở Indo hay bất ngờ thay đổi kế hoạch di chuyển như mình. 5 giờ chiều là cao điểm mà chỉ có mỗi 1 quầy hoạt động vì ít khách, cho thấy công nghệ mua vé qua mạng đã rất phổ biến ở đây
39255955310_c3ca08e3c9_h.jpg


Ở Indo quá trình thực dân hóa vẫn còn ghi dấu trên ngôn ngữ, ví dụ nhà ga họ gọi là stasiun, cảnh sát là polisi, loket là quầy bán vé . Họ cũng loại bỏ một vài chữ cái từ âm gốc, vi dụ như vé họ gọi là tiket, canh không gọi là soup mà là sop..

Hệ thống đường sắt ở Indo khá rắc rối, cách đặt lịch tàu cho các nhà ga cũng rất khác với VN nhiều, sau này sẽ kể chi tiết hơn.


Tàu đi Yogjakarta khởi hành lúc 7 giờ tối, như vậy xem như mất toi 1 ngày ở Jakarta không làm được gì đáng kể. 3 giờ sáng mai tàu sẽ đến Yogjakarta.


23/ Mấy con lam này bên Indo còn nhiều, không biết mấy chuyên gia xe cổ ở Việt Nam như anh Hoàng Vespa ( Vespa lang bạt) thấy có động lòng?

ông Vespalangbat tên Dũng

31/ Người đàn ông bên chiếc Honda CBR150 đời mới đang chờ bạn ( hay vợ..) xuống tàu. Ở Indo đàn ông đi xe motor rất nhiều, giống như bên Thái hay Malaysia hoặc nhiều quốc gia khác trên thế giới. Điều này khác hẳn với VN, nơi mà 95% đàn ông đi loại xe gắn máy được thiết kế phù hợp cho ...phụ nữ

dễ hĩu mừ
gia đình VN toàn xài xe nữ

đặng rủi xe của nữ hư
thì nam đưa xe cho nữ chại tạm
rùi xách xe của nữ đi sửa dùm
chứ nam mà xài xe côn tay thì nữ hổng biết chại đâm ra ... lãng phí
tức là nam tạm dẹp cái ghiền chại xe côn tay he...eh
4 bánh cũng vại
dù nam ghiền MT
chứ cũng đành múc AT có dì nữ dễ chại

hóng típ
 
  • Like
Reactions: NamHung and Kamelot
Hạng D
15/7/07
1.805
11.449
113
23/ Mấy con lam này bên Indo còn nhiều, không biết mấy chuyên gia xe cổ ở Việt Nam như anh Hoàng Vespa ( Vespa lang bạt) thấy có động lòng?

ông Vespalangbat tên Dũng

31/ Người đàn ông bên chiếc Honda CBR150 đời mới đang chờ bạn ( hay vợ..) xuống tàu. Ở Indo đàn ông đi xe motor rất nhiều, giống như bên Thái hay Malaysia hoặc nhiều quốc gia khác trên thế giới. Điều này khác hẳn với VN, nơi mà 95% đàn ông đi loại xe gắn máy được thiết kế phù hợp cho ...phụ nữ

dễ hĩu mừ
gia đình VN toàn xài xe nữ

đặng rủi xe của nữ hư
thì nam đưa xe cho nữ chại tạm
rùi xách xe của nữ đi sửa dùm
chứ nam mà xài xe côn tay thì nữ hổng biết chại đâm ra ... lãng phí
tức là nam tạm dẹp cái ghiền chại xe côn tay he...eh
4 bánh cũng vại
dù nam ghiền MT
chứ cũng đành múc AT có dì nữ dễ chại

hóng típ
Cảm ơn anh, anh Dũng đúng rồi, tự nhiên lộn tiệm :)
Vụ đàn ông chạy xe nữ để hôm nào bàn riêng nhe
 
Hạng D
21/6/11
1.049
4.533
113
38
Các anh cho em hỏi đi G hay U ở nước ngoài thì đăng ký tài khoản mới hay dùng cái tài khoản đang dùng ở VN. Sang bển lôi cái sim cũ ra gắn sim mới vô nó có nhận không tài khoản cũ không hay phải đăng ký lại? Trước giờ em đi công tác toàn có xe đưa rước với leo lên taxi, giờ đi tư tác hỏi phát để dùng G, U cho tiết kiệm.
 
Hạng D
15/7/07
1.805
11.449
113
Các anh cho em hỏi đi G hay U ở nước ngoài thì đăng ký tài khoản mới hay dùng cái tài khoản đang dùng ở VN. Sang bển lôi cái sim cũ ra gắn sim mới vô nó có nhận không tài khoản cũ không hay phải đăng ký lại? Trước giờ em đi công tác toàn có xe đưa rước với leo lên taxi, giờ đi tư tác hỏi phát để dùng G, U cho tiết kiệm.
Xài acc đăng ký ở VN có thể dùng khắp thế giới, kể cả sao Hỏa nếu có G với U ở đó nhé :)
Bất kể sim nào hay k0 có sim dùng wifi vẫn gọi U với G được
 
  • Like
Reactions: Arvatino
Hạng D
21/6/11
1.049
4.533
113
38
Xài acc đăng ký ở VN có thể dùng khắp thế giới, kể cả sao Hỏa nếu có G với U ở đó nhé :)
Bất kể sim nào hay k0 có sim dùng wifi vẫn gọi U với G được
Vậy là trả tiền mặt vô tư?
Roaming là ăn cho hết
Kinh nguyệt nhiều rồi anh, có cả thương đau kèm theo. Giờ xuống sân bay là mua cái sim 3/4G cắm vô cục phát, roaming thì vẫn nhưng cắt data.