Hạng D
17/2/08
1.625
2
38
Da Nang City
Sẵn đây mong các pro so sánh tương quan lực lượng giữa hải quân của hai thằng này để cho e được rõ với. Thanks các bác nhiều
 
Hạng B2
4/7/11
427
2
0
Mấy hôm nay mình đã có tư tưởng làm đề mục này nhưng chưa kịp rảnh để soạn thông tin thì... :D

Trước hết, muốn so sánh lực lượng hải quân giữa hai nước thì phải xem sơ qua thực lực quân sự (quy ước - phi hạt nhân) trước cái đã. Gần đây, mạng Globalfirepower.com vừa cập nhật danh sách "sức mạnh quân sự" năm 2011 của thế giới mà qua đó thì Mỹ đứng số 1 và sau đó theo thứ tự "top ten" là:

2 - Nga
3 - Trung Quốc
4 - Ấn Độ
5 - Vương quốc Anh (U.K.)
6 - Thổ Nhĩ Kỳ (Turkey)
7 - Nam Hàn
8 - Pháp
9 - Nhật Bản
10- Do Thái (Israel)

-- Chẳng thấy Việt Nam nằm ở hạng nào cả trong số 50 nước trên danh sách, mặc dù Ethiopia đứng hạng... 44 và Georgia ở chót hạng... 50. :D


Cũng do GlobalFirePower.com thì so sánh tương quang sức mạnh quân sự (phi hạt nhân) giữa Mỹ và Nga như sau (thống kê năm 2011):

Tổng dân số (Total Population): Mỹ - 313 triệu; Nga - 139 triệu
Nhân lực quân sự sẵn có (Military Manpower Available): Mỹ - 145 triệu; Nga - 69 triệu
Nhân lực phù hợp cho phục vụ quân sự (Fit for Military Service): Mỹ - 120 triệu; Nga - 47 triệu
Đạt tuổi quân dịch thường niên (Reaching Military Age Yearly): Mỹ - 4,2 triệu; Nga - 1,3 triệu
Nhân lực quân sự tại ngũ (Active Military Personnel): Mỹ - 1,5 triệu; Nga - 1,2 triệu
Nhân lực quân sự phòng bị (Active Military Reserves): Mỹ - 1,5 triệu; Nga - 754,000

Tổng số phi cơ (Total Aircraft): Mỹ - 18,234; Nga - 2,749
Tổng số vũ khí trên đất liền (Total Land-Based Weapons): Mỹ - 56,269; Nga - 91,715

Tổng số đơn vị tàu hải quân (Total Naval Units): Mỹ - 2,384; Nga - 233
Tàu sân bay (Aircraft Carriers): Mỹ - 11 (1 chiếc đang đóng); Nga - 1
Tàu khu trục (Destroyers): Mỹ - 59 (2 chiếc đang đóng, kế hoạch 75 chiếc); Nga - 14
Tàu khu trục hạng trung (Frigates): Mỹ - 30; Nga - 5
Tàu ngầm (Submarines): Mỹ - 75 (toàn nguyên tử); Nga - 48
Tàu tuần tra bờ biển (Patrol Coastal Craft): Mỹ - 12; Nga - 60
Tàu chống/đặt thủy lôi (Mine Warfare Craft): Mỹ - 14; Nga - 34
Tàu hoạt động đổ bộ (Amphibious Operations Craft): Mỹ - 30; Nga - 23

Ngân sách/chi phí quốc phòng (Defense Budget/Expenditure): Mỹ - 692 tỷ USD; Nga - 56 tỷ USD
 
Last edited by a moderator:
Hạng D
3/5/09
2.214
48
0
Thông tin của bác Rồng Bay hay lắm, em rảnh sẽ góp thêm cho Phước lão gia nghía, khi nào tới Đà Nẽng, lão mời em nhậu hén :D
Thời LX thì hải quân còn khá 1 chút, khi LX xụp, tàu toàn phải rã bán sắt vụn, tụt hậu luôn. Nga giờ vẫn chưa đủ tài chính để vực dậy, giờ đang triển khai mấy loại tàu ngầm chiến lược để giữ vị trí.
 
Hạng B2
4/7/11
427
2
0
Thành thật cảm ơn bạn SVG nhé. Mình thì chỉ là "military buff" thôi chứ chẳng phải là "chuyên gia" quân sự gì ráo nên chỉ mong đóng góp theo hiểu biết hạn hẹp của mình cho dzui nhà dzui cửa dzậy thôi. Chỉ có điều mới còn "tập lái" nên bị hạn chế URL tùm lum, khó xài quá.:D
 
Hạng B2
4/7/11
427
2
0
Bàn về lịch sử và truyền thống hải quân của 2 nước Mỹ & Nga thì dài dòng lắm. Đại khái là Hải quân Nga có nguồn gốc từ thời Peter The Great (Peter Đại Đế?), tức Peter I, năm 1696. Trải qua bao nhiêu thăng trầm, vật đổi sao dời, ngày nay Hải quân Nga chỉ còn là chiếc bóng của Hải quân Liên Xô trước đây. Mặc dù đang có những cố gắng tích cực cải thiện, tái tổ chức cơ cấu và nâng cấp trang thiết bị, Hải quân Nga vẫn còn chịu sở hữu nhiều tàu củ kỹ và vũ khí từ thời LX để lại. Ngoài các tàu ngầm nguyên tử chiến lược mang tên lửa đường đạn, 1 tàu sân bay và vài tàu khu trục hạng nặng trang bị tận răng thì Nga còn thua cả... Triều Tiên về số lượng đơn vị tàu phục vụ cho hải quân. (Nga = 233, Triều Tiên = 708). Với diện tích đất đai khổng lồ và bờ biển dài khủng thì sau khi phân chia ra nhiều hạm đội (Hạm đội Bắc Hải, Hạm đội Thái Bình Dương, Hạm đội Hắc Hải, Hạm đội Baltic và Hải đoàn Caspian) thực lực hải quân của Nga ở từng khu vực bị hạ thấp đáng kể.

Tàu sân bay Kuznetsov:
Russian_aircraft_carrier_Kuznetsov.jpg.jpg




Hải quân Mỹ thì lại khác hẳn. Được thành lập từ năm 1794 bởi quyết định của Quốc hội Mỹ nhằm giải quyết nạn hải tặc hoàn hành ở vùng biển Địa Trung Hải, dọc theo bờ biển phía bắc của Châu Phi, nhắm vào các tàu thương mại của Mỹ. Với 6 chiếc tàu khu trục hạng nhẹ (frigates) đầu tiên đưa vào biên chế ngay sau đó, Hải quân Mỹ sau 2 thế kỷ đã trưởng thành một lực lượng hải quân khổng lồ lớn nhất thế giới. Theo các thống kê thì tổng trọng lượng choán nước (tonnage) của các tàu hải quân Mỹ còn lớn hơn cả số lượng tàu hải quân của 13 nước kế tiếp cộng lại. Điển hình nhất là việc sở hữu tới 11 chiếc hàng không mẫu hạm (100,000 tấn/chiếc) với 1 chiếc đang đóng và 2 chiếc đang lên kế hoạch đóng. Cộng thêm 9 chiếc tàu sân bay hạng trung dùng đổ bộ tấn công (45,000 tấn/chiếc) với 12 chiếc đời mới (lớp America) đang lên kế hoạch đóng. Chỉ tính riêng chi phí trang bị, khí tài và nhân sự, bảo trì và vận hành cho các chiếc tàu này (chưa tính giá nghiên cứu và chế tạo), thì có thể nói chưa có nước nào trong lịch sử loài người có đủ khả năng làm chuyện này cả.

Hàng không mẫu hạm Nimitz (Mỹ):

USS_Nimitz_in_Victoria_Canada_036.jpg


Hải quân Mỹ hiện có khoảng 328000 nhân viên tại ngũ và khoảng 101000 quân dự bị, sở hữu 286 tàu chiến (và hơn 2000 tàu chuyên cơ, hỗ trợ) cùng hơn 3700 phi cơ đủ loại. Hải quân Nga có khoảng 142000, sở hữu 233 tàu chiến/hỗn hợp và khoảng 500 (?) phi cơ.
 
Hạng B2
4/7/11
427
2
0
Thế kỷ 20
>>> Phần này mượn đỡ bên Wiki:
[blockquote]
[font="arial,helvetica,sans-serif"]"Một chương trình hiện đại hóa khởi động vào thập niên 1880 đã đưa Hoa Kỳ ngang tầm với lực lượng hải quân các nước như Vương quốc Anh và Đức. Năm 1907, phần lớn các thiết giáp hạm của Hải quân Hoa Kỳ cùng với các hộ tống hạm, được người ta đặt cho cái tên là Hạm đội Great White, đã trình diễn sức mạnh bằng một cuộc hải hành vòng quanh thế giới trong 14 tháng. Theo lệnh của Tổng thống Hoa Kỳ lúc đó là Theodore Roosevelt (1901 - 1909), cuộc hải hành này được hoạch định như một sứ mệnh để chứng minh khả năng của Hải quân Hoa Kỳ có thể vươn tới tầm mức thế giới.[/font]

[font="arial,helvetica,sans-serif"]Hải quân Hoa Kỳ có ít hành động trong Đệ nhất Thế chiến nhưng đã phát triển thành một lực lượng hùng hậu trong những năm trước Đệ nhị Thế chiến. Mặc dù cuối cùng không thành công nhưng Nhật Bản đã cố sức làm giảm bớt mối họa chiến lược này bằng một cuộc tấn công chớp nhoáng vào Trân Châu Cảng năm 1941. Sau khi Hoa Kỳ tham dự vào cuộc chiến, Hải quân Hoa Kỳ phát triển cực kỳ nhanh chóng vì phải đối mặt với một cuộc chiến gồm hai mặt trận trên biển. Hoa Kỳ giành được một số chiến thắng lớn trên mặt trận Thái Bình Dương bằng chiến dịch tiến đánh thành công các đảo trên Thái Bình Dương.[sup] [/sup]Hải quân Hoa Kỳ tham gia vào các trận đánh nổi tiếng, bao gồm trận chiến biển Coral, trận Trung Đồ (Midway), trận chiến biển Philippine, trận chiến vịnh Leyte, và trận Okinawa. Đến 1943, lực lượng Hải quân Hoa Kỳ lớn hơn các hạm đội của các nước tham chiến khác trong Đệ nhị Thế chiến cộng lại.[sup] [/sup]Đến khi kết thúc chiến tranh vào năm 1945, Hải quân Hoa Kỳ có thêm hàng trăm tàu mới, trong đó có 18 hàng không mẫu hạm và 8 thiết giáp hạm, chiếm trên 70% tổng số tàu chiến và tổng số tải trọng của các loại tàu chiến từ 1.000 tấn trở lên của thế giới.[/font]

[font="arial,helvetica,sans-serif"]Sức mạnh của Hải quân Hoa Kỳ lên đến tột đỉnh khi họ làm chủ 6768 tàu chiến trong thời điểm giành chiến thắng Nhật Bản (V-J Day) vào tháng 8 năm 1945.[/font]

[font="arial,helvetica,sans-serif"]Học thuyết của Hải quân Hoa Kỳ đã thay đổi nhanh chóng vào cuối chiến tranh. Hải quân Hoa Kỳ đã từng bắt chước theo hải quân của Vương quốc Anh và Đức qua việc ưu tiên phát triển các nhóm thiết giáp hạm tập trung để làm thứ vũ khí phòng thủ trên biển cho mình. Tuy nhiên việc phát triển và sử dụng với mức độ lớn các hàng không mẫu hạm của người Nhật chống lại người Mỹ tại Trân Châu Cảng đã làm cho người Mỹ suy nghĩ lại học thuyết trước đây. Cuộc tấn công vào Trân Châu Cảng đã phá hủy hoặc làm hư hại nặng một số lớn các thiết giáp hạm. Sự kiện này đã làm cho việc trả đủa chống lại người Nhật gặp nhiều khó khăn khi Hoa Kỳ chỉ có một con số nhỏ các hàng không mẫu hạm.[/font]

[font="arial,helvetica,sans-serif"]Khả năng xảy ra xung đột với Liên Xô trong thời Chiến tranh Lạnh đã đẩy Hải quân Hoa kỳ tiếp tục chạy đua về kỹ thuật bằng việc phát triển các hệ thống vũ khí, chiến hạm, và phi cơ mới. Chiến lược của Hải quân Hoa Kỳ đã chuyển đổi sang chiến lược triển khai tiền phương để hỗ trợ các đồng minh của Hoa Kỳ qua việc đặt nặng trách nhiệm vào các liên đoàn tác chiến hàng không mẫu hạm.[/font]

[font="arial,helvetica,sans-serif"]Hải quân Hoa Kỳ là một trong các lực lượng chính trong Chiến tranh Việt Nam, phong tỏa Cuba trong vụ khủng hoảng tên lửa Cuba. Với việc sử dụng các tàu ngầm có trang bị tên lửa đạn đạo, Hải quân Hoa Kỳ đã trở thành một yếu tố quan trọng trong chính sách răng đe hạt nhân chiến lược của Hoa Kỳ. Hải quân Hoa Kỳ đã tiến hành nhiều chiến dịch trong vịnh Ba Tư chống lại Iran trong năm 1987 và 1988, nổi bật nhất là Chiến dịch Praying Mantis. Hải quân tham dự lớn trong Chiến dịch Urgent Fury, Chiến tranh vùng Vịnh, Chiến dịch Bão Sa mạc, Chiến dịch Deliberate Force, Chiến dịch Allied Force, Chiến dịch Desert Fox và Chiến dịch Southern Watch.[/font][font="arial,helvetica,sans-serif"]"[/font]
[/blockquote]
Us-atlantic-fleet-1907.jpg


Tr_great_white_fleet_from_photo_nh100349_uss_conneticut_1907.jpg


Hạm đội Great White (Bạch Đại Hạm Đội) đang trên đường hải hành năm 1907.

World-1.gif


Hành trình của Hạm đội Great White 1907-1909.
 
Last edited by a moderator:
Hạng D
5/4/07
1.793
344
83
Rồng Bay nói:
Mấy hôm nay mình đã có tư tưởng làm đề mục này nhưng chưa kịp rảnh để soạn thông tin thì... :D

Trước hết, muốn so sánh lực lượng hải quân giữa hai nước thì phải xem sơ qua thực lực quân sự (quy ước - phi hạt nhân) trước cái đã. Gần đây, mạng Globalfirepower.com vừa cập nhật danh sách "sức mạnh quân sự" năm 2011 của thế giới mà qua đó thì Mỹ đứng số 1 và sau đó theo thứ tự "top ten" là:

2 - Nga
3 - Trung Quốc
4 - Ấn Độ
5 - Vương quốc Anh (U.K.)
6 - Thổ Nhĩ Kỳ (Turkey)
7 - Nam Hàn
8 - Pháp
9 - Nhật

Bác Rồng Lộn có nhầm nhọt gì ko chứ hải quân Tàu làm sao mà đứng trên Hq hoàng gia Anh dc ạ
 
Hạng B2
4/7/11
427
2
0
couto nói:
Bác Rồng Lộn có nhầm nhọt gì ko chứ hải quân Tàu làm sao mà đứng trên Hq hoàng gia Anh dc ạ
Bản danh sách đó là sức mạnh quân sự tổng thể (trừ hạt nhân) đó chứ không phải riêng hải quân đâu. Riêng Vương quốc Anh bị giáng xuống thấp hơn Ấn Độ vì kể từ năm ngoái ngân sách quốc phòng của họ bị cắt giảm nặng, nhiều vũ khí và khí tài quân sự bị cho về hưu sớm rồi.