lee confirmed
Hạng C
14/12/06
987
8
38
62
Lên đường
3787993596_06154c9056.jpg

Cũng đã khá lâu chẳng đi tàu hỏa, nhớ lần cuối đi xuyên Việt vào năm 2000, nên cảm giác lên tầu lần này cũng thấy là lạ. Cái khoang 4 người của mình thấy các tiện nghi ok, máy lạnh, giường đệm.... Thế là tốt rồi. Vé 240 nghìn cơ mà, chắc là hạng VIP thì phải. Ổn định đồ đạc xong nhảy xuống tầu mong được ngắm nhìn cảnh tàu đêm, mong được thấy cảnh sự chia ly của “kẻ đi, người ở lại”, của “những giọt nước mắt chia ly”của chàng bên cửa sổ còn nàng thì đang chạy đuỏi theo như muốn níu kéo đoàn tàu (hoặc ngược lại)… chẳng thấy gì cả. Thời hiện đại mà, nhớ nhau bấm điện thoại một cái là tiếng người thân lại “thổn thức” bên tai ngay. Chắc vì hiện đại mà hình như nỗi nhớ giờ đây cũng đã nhạt đi thì phải. Bây giờ không còn cảnh “đếm mấy triệu hạt mưa rồi mà chưa quên nỗi nhớ” như trong một bài thơ nổi tiếng năm xưa… Mọi người hối hả tìm toa, tìm phòng rồi lỉnh kỉnh đồ đạc, hành lý. Khách lẫn lộn tây, ta, tàu đủ cả và nói với nhau đủ thứ tiếng trên thế giới. Khách đa phần là đi du lịch, còn lại là người đi công chuyện trên Lào Cai.
Trong khoang có một anh bạn nhà Hà Nội nhưng làm tại Lào Cai, hỏi qua mấy thông tin về đoạn đường sắp qua và đường vào Sa Pa như thế nào… Anh bạn đồng hành cung cấp khác nhiều thông tin mà những ai lần đầu đi lên đây cũng cần thiết… cảm ơn những người đi trước. Một lúc sau, có hai bạn trẻ: một nam, một nữ chiếm lĩnh tiếp hai giường bên dưới, hóa ra họ cũng đi Sa Pa du lịch.
Tàu chuyển bánh đúng giờ và chẳng có hồi còi chào tạm biệt thành phố như mình nghĩ, thấy tầu nhúc nhích và lao dần vào màn đêm. Nhìn ra cửa sổ thấy mịt mù, thỉnh thoảng có vài chiếc bóng đèn đường của các thị trấn thị tứ mà đoàn tàu đi qua.
Sau khi kết thúc màn “chào hỏi” với các bạn đồng hành, đi đánh răng và lên giường nằm đọc mấy tờ báo rồi thiếp đi trong tiếng tàu “ khục khà khục khặc” lúc nào không rõ nữa…
 
Last edited by a moderator:
lee confirmed
Hạng C
14/12/06
987
8
38
62
Lào Cai
1993794284_13e2065125.jpg


Hơn 6 giờ sáng, đoàn tầu chậm dần vào ga. Đã có người tiếp thị xe đi Sapa. Mình cùng hai bạn trẻ đăng ký. Họ cho người chờ dẫn đường. Anh bạn Lào Cai thông báo cho bọn mình giá tiền xe là 25 nghìn cho chặng đường khoảng 40km. Tàu dừng hẳn, mọi người thu dọn hành lý và chào nhau rồi xuống ga. Ga Lào Cai trông cũng bình thường nhưng chắc cái ga có độ cao nhất nhì Việt Nam thì phải. Cách ga này vài trăm mét nước là qua con cầu sông Nậm Thi đã là Hà Khẩu của Trung Quốc rồi…
Chiếc xe chúng tôi lên là chiếc Mec 12 chỗ còn khá mới. Lúc đầu mình còn hồ nghi là xe của Trung Quốc chăng? sao mà ở cái vùng xa xôi này mà dân “đầu tư” ghê vậy? Sau mới vỡ lẽ, ở đây xe đón khách đi Sapa thường là Mec 12 chỗ và Ford Transit là chủ yếu, không thấy xe Nhật mấy. Chắc là do khách tây nhiều, loại xe này khỏe và an toàn hơn cho việc trèo đèo vượt suối. Âu cũng là sự chọn lọc tự nhiên mà thôi. Đồ tốt mà dùng.
Chú tài xế và chủ xe (làm phụ) ăn mặc lịch sự, ăn nói dễ nghe và chừng đã tạm ổn với 8 khách nên đánh xe ra khỏi sân ga mời khách đi ăn sáng để tụi em cũng ăn luôn. Dừng mất 45 phút cho bữa ăn đầu tiên trên phố núi, chiếc xe bắt đầu rời Lao Cai để đến Sapa. Đường bắt đầu dốc dần, mặt trời cũng bắt đầu lên cao. Xe chạy qua mỏ Apatit đây rồi và lại được trông thấy vách, vỉa như vùng than Quảng Ninh. Khai trường nơi đây không được đầu tư nhiều lắm, máy móc, thiết bị, xe cộ không nhiều và không rõ, đến 9 giờ sáng mà chưa thấy xe cộ máy móc hoạt động gì cả.
 
Last edited by a moderator:
lee confirmed
Hạng C
14/12/06
987
8
38
62
Vào Sa Pa
1993022823_18541b74c0.jpg

Đường đèo càng lên cao càng dốc và ngoằn nghèo lượn quanh lưng chừng các mỏm núi đồi. Cảnh càng ngày càng đẹp, trong nắng sớm, những nương lúa bậc thang trong mùa chín vàng nổi tiếng nơi đây đang hiện ra như những bức hình của các nhiếp ảnh gia. Đẹp quá, lựa mọi góc độ chật hẹp bên cái cửa sổ con con để ghi những hình ảnh này. Trời xanh, mây trắng, những ngọn núi chập chùng, lô nhô, ruộng lúa bậc thang tạo những đường cong song song ôm lấy núi đồi, rồi làn sương sớm mai chưa kịp tan đi dưới ánh mặt trời và những con đường uốn lượn… Tiếc là nhanh quá chưa kịp “nghĩ” ra câu thơ nào và lại đáng tiếc là trên xe chỉ có 3 khách du lịch thôi chứ không thì yêu cầu nhà xe dừng lại để mọi người chụp ảnh. Không rõ do mình cứ mải ngắm nghía chụp ảnh núi rừng hay xe vừa vượt qua một nhiếp ảnh chuyên nghiệp đang say sưa chọn hình bên đường mà bên tai mình cứ nghe tiếng xoẹt của máy ảnh liên tục. Quay lại hóa ra cô bạn đồng hành lúc nãy còn đang say sưa ngủ gục bên vai chàng trai mà giờ này đang bấm máy lia lịa và mình phải ngồi gọn lại cho bạn thoải mái hơn “hành nghề”…
clip_image001.jpg

Xe lượn vào đường Thạch Phủ, qua Quảng trường trước nhà thờ nổi tiếng của Sa pa đây rồi và đường Mường Hoa, rồi phố Cầu Mây…hóa ra khách sạn Hoàng Gia của đôi bạn nằm cạnh Bamboo Hotel của mình. Chào nhau và chúc nhau có những ngày tuyệt vời trên Sapa này rồi ai vào “nhà” nấy. Anh Hải đã đợi mình ở cửa khách sạn đưa xuống phòng, nghỉ ngơi chút ít và lập chương trình tiếp theo…
 
Last edited by a moderator:
lee confirmed
Hạng C
14/12/06
987
8
38
62
Dạo phố làm quen với con người của núi rừng...
1993827160_6e42d6baca.jpg

Chuyến dạo phố đầu tiên ở Sapa bắt đầu bằng việc hai anh em vào Văn phòng công ty du lịch Minh Đức mà anh Hải thường qua. Công ty này cũng như các công ty dich vụ du lịch thường tor chức và có các dịch vụ cho khách từ xe cộ đưa đón, nhà nghỉ, ăn uống, giải khát và tổ chức các tour đi bản, leo núi. Mấy cô cậu nhân viên của Nhà hàng của Đức Minh vui tính và tươi cười chào mời khách khá lịch sự. Đặc biệt có cậu trông như người dân tộc chuyên tiếp thị bằng câu: “ anh ở đâu đến mà em trông quen lắm” ( sau nghe nhiều đâm chối) nhưng nhiệt tình. Ngồi một lúc thì “bà chủ” xuống. Nghe nói “bà chủ” thì mình tưởng tượng ra một người phụ nữ đẫy đà, chín chắn, mặt mũi dầy dạn thương trường, nhưng không phải, trước mặt mình là một cô gái chắc chừng 24 tuổi, xinh xắn, nhẹ nhàng và ông chủ là Minh một thanh niên già dặn hơn vợ chút chút. Qua câu chuyện được biết các ông chủ, bà chủ ở đây đều trong lứa tuổi như vậy. Họ thường xuất thân từ các guide cho các công ty du lịch ở Hà Nội và sau đó có điều kiện tách ra, mở công ty riêng. Lúc đầu thì đi thuê văn phòng sau đó phát triển lên xây khách sạn, nhà hàng, sắm ô tô và tất nhiên là cả mua sắm trang bị cho các chuyến treking… Họ có một thời kỳ ban đầu “chuyển làn” đúng lúc, cộng với kinh nghiệm hoạt động trong nghề và quan trọng là “dám làm” để ai đó cũng có một cơ ngơi không phải dễ gì mua được cộng với mối quan hệ làm ăn của ngành này.
Minh càng nói chuyện chừng như càng say sưa kể về kế hoạch phát triển các dịch vụ của mình, mà trong đó ấn tượng nhất là việc sang năm, Minh sẽ ký hợp đồng bảo hiểm với một công ty bảo hiểm nước ngoài để bảo hiểm cho khách để hạn chế rủi ro và gây lòng tin với các đối tác du lịch nước ngoài. Minh cho biết như chuyện leo núi, chẳng may có khách gãy chân trên đường đi lại phải gọi điện cho Công ty dich vụ bay Miền Bắc cho trực thăng lên để đưa về Hà Nội. Riêng cái vụ này đã là 8 ngàn đô, đó là chưa kể tiền đưa đi Thailand, rồi tiền chữa chạy, chăm sóc. Nếu không may “dính” vài khách thì nguy cơ sập tiệm là điều khó tránh khỏi…Minh muốn Đức Minh công ty mình đi tiên phong ở Sapa và cũng là “chiến lược” chiếm lĩnh thị trường của Đức Minh…
Lúc sau, Phương cho con gái ra chào bác Hải và ‘ông” Minh ( mình). Cô con gái của họ chưa đầy 2 tuổi, xinh đẹp và như bố mẹ cháu “khoe hàng” là nói tiếng Anh hơn tiếng Việt. “Ông” kiểm tra qua mấy câu thì thì thấy cô bé mạnh dạn, tự tin và phát âm tiếng Anh khá chuẩn. Họ đã chuẩn bị “tương lai” như vậy đó. Thật là mứng cho các bạn trẻ nơi đây…
 
lee confirmed
Hạng C
14/12/06
987
8
38
62
Thăm bản
1993036027_e4e73b24bf.jpg

Sau khi đi ăn và ngủ một giấc buổi trưa, hai anh em ra phố thuê chiếc xe máy để đi thăm bản. Thấy anh Hải hết thử phanh, lái, lốp mãi mình cũng thấy sốt ruột. Hóa ra anh ấy có kinh nghiệm vì chỉ sau khi ra khỏi phố, đường đi bản lên dốc, xuống dốc, bên núi, bên vực sâu hàng trăm mét và xe lạ hoặc trục trặc gì phanh lái hết sức nguy hiểm thì mới thấy hết ý nghĩa cái việc mà anh đã làm. Nghe nói trước đây, khi mới có phong trào “nhà nhà xe máy” thì nhiều thanh niên dân tộc đã “dính” và mất xác trên những đoạn đường như thế này rồi. Tay lái lụa “Trường Sơn” mà nhìn thấy vực sâu còn kinh kinh đây huống gì các bạn mới mua xe và “uốn” rượu như nước suối thì ...không dám nói gì thêm nữa… Không rõ có phải vì điều này hay không mà hình như không nhìn thấy công ty hay đại lý bán bảo hiểm cái thị trấn đặc biệt này.
Dưới thung lũng trên đường đi về phía bãi đá cổ thấy bản Cát Cát, Tả Van, Hầu Thảo, Sử Pán... đều năm hai bên dòng suối Tả Van. Dòng suối này nếu vào mùa mưa thì nước chảy cuộn cuộn vì lưu lượng nước của đoạn phía đông dãy Hoàng Liên Sơn qua đây đổ xuống để rồi chảy đến Ngòi Bơ và nhập vào sông Hồng chỗ huyện Cam Đường. Nhưng giờ đây, dòng nước thật lặng lẽ hiền hòa lách mình qua những tảng đá to tròn màu trắng lô nhô giữa lòng. Nước sạch và mát lạnh. Dòng suối ánh lên trong nắng chiều như một dòng ánh bạc uốn khúc quanh co để tạo nên một nét vẽ đầy ấn tượng giữa những cánh đồng lúa vàng, rừng xanh,những ngôi nhà của Mông, người Dao bên dòng suối, bên lưng đồi và dưới những hàng thông Pơ mu. Bầu trời giờ này lạ thật, phía đồng thì trời xanh mây trắng, nhưng dần sang phía tây thì bầu trời dân u ám và trên đỉnh dãy Hoàng Liên Sơn mây mù trắng vẫn bao như huyền ảo. Các đỉnh núi vẫn dấu mình trong làn sương mù và làm cho “kẻ chinh phục” này khó không biết mà lượng sức mình chuẩn bị cho chuyến treking tới đây…
 
Last edited by a moderator:
lee confirmed
Hạng C
14/12/06
987
8
38
62
Bãi đá cổ
1797083792_dd0ecc60c9.jpg

Bãi đá cổ đây rồi, người ta đã làm rào bên tông giả cọc tre để rào nó lại. Ghét thật, ai bê nó đi mà rào? Mà thiếu gì tre nới đây mà còn phải làm giả? (mình ghét nhất những cái gì có chữ giả). Hòn đá này thì đúng là “ba người vác không đặng” rồi. Các nét ngoằn ngèo tự bao giờ và theo ngôn ngữ nào chẳng ai biết, ai hiểu sao thì tùy và chắc là vì huyền bí nên mới thu hút nhiều người đến xem và tìm hiểu. Đá thì chắc là granit, các nét vẽ lằn sâu khoảng 4-5mm. Người ta nói đây là một bức thư của người ngoài hành tinh cho chúng ta, cúng có thể ngày xửa ngày xưa do lúc cháy đất cháy trời tạo ra mấy hòn đá này cũng giống như quê mình có những hòn than đá còn in dấu cả những lá cây dương xỉ. Mình thì chỉ nghĩ là mấy bạn Dao, H’mông trong một cuộc thi đục đá nào đó trên mấy cái “cục cưng cứng” này với giải thưởng là cô gái đẹp nhất bản. Chắc để đủ sức vẽ thì phải vừa uống rượu vữa đục đá rồi, mà vẽ nhiều thế này thì càng phải uống nhiều. “Vẽ” xong, say luôn và quên luôn cái việc đã làm nên giờ đây không có ai là tác giả và do rượu vẽ nên chẳng ai biết được cái gì. Chỉ thương cho cô gái bản không lấy được các chàng trai “tài cao” nên bố mẹ gả cho anh chàng trồng lúa chăm chỉ ruộng nương và chăm cả sinh con đẻ cái cho nên mình gặp mấy cô bé chừng 6-7 tuổi làm “guide” cho mình ở đây xinh hơn cháu con nhà dưới phố nhiều…
 
Last edited by a moderator:
lee confirmed
Hạng C
14/12/06
987
8
38
62
Cầu Mây
1797971756_462bb0a3b7.jpg

Tiếp theo là gửi xe để xuống “Cầu mây”. Cầu này bắc qua con suối Tả Van để cho mọi người từ hai bên đông tây thung lũng giao thương. Cầu mây đã chỉ còn trong ký ức của người già của các bản làng nơi đây và có thể trong các bức ảnh của Cụ Võ An Ninh. Tìm trong goole chỉ thấy cây cầu “rởm”. Cây cầu mây cũ được thay bằng một cây cầu dây văng lấy hai cụm gốc cây làm cột trụ, cáp là 5 đoạn dây cáp phi 10 với hai tay vịn cùng loại dây đó. Mặt cầu được làm bằng ván… nhưng đến cây cầu này hiện nay cũng đã bỏ chỉ để lấy cái tên. Người ta đi lại bằng cây cầu mới hơn, chắc chắn hơn. Phía đầu đông người ta làm một khu nhà để kinh doanh giải khát, ghét chẳng thèm vào vì đãng lẽ người ta ở đây phải học tập Hà Nội mới phải. Cầu Long Biên ọp ẹp, làm cầu Chương Dương. Và người ta phải nâng cấp, sửa chữa Cầu Long Biên cho nó tồn tại vì nó mới có tên có tuổi, có ghi trong sử sách. Người ta đến đây vì cây Cầu Mây thế mà bị lừa đi lừa lại. Trèo đèo lội suối mà chẳng biết được cầu mây ra sao. Tiền làm khu nhà đó, đưa cho dân bản họ sẽ làm lại cho chúng ta cái cầu mây theo đúng cách mà cha ông họ đã làm… Tiền chúng ta thu được là của cả cái dịch vụ của ngành du lịch Sapa này chứ không phải chỉ là tiền lời trong mấy lon nước ngọt. Cái chính của du lịch là cho người ta một điểm đáng đến. Và có lẽ vì vậy mà các tour cho khách nước ngoài, cũng như các guide chuyên nghiệp người ta đã loại điểm Cầu Mây. Khách đến đây đa phần là các tuor trong nước hoặc khách đi tự do vì chắc khách ta cũng “dễ tính” hoặc nghe truyền khẩu nên dại dột mà đến. Không rõ vì cái Cầu Mây “giả cầy” này hay sao mà leo lên đường mình thấy mệt như hết hơi, lại lo cho mấy hôm sau đi Fansifan có đủ sức leo không? Nhưng chắc leo được vì có “động lực” và Fan là một điểm đến đầy “thách thức”.
 
Last edited by a moderator:
lee confirmed
Hạng C
14/12/06
987
8
38
62
Chiều tàn
1993807238_90bef3bd65.jpg

Xả hơi chút với lon côca thì thấy mấy thầy giáo của trường bản Sử Pán đang thui con “cầy”. Hỏi vui xem có vụ gì và với con “cầy” này thì hết bao lít rượu, các thầy giáo nói đang buồn thịt chó ăn chơi vậy thôi. Chú “cầy” khoảng 8-9 ký này sẽ cầy được 30 lít rượu. Choáng vì chắc ngày mai con em học khỏi cần giáo án luôn…
Trên đường về, dân làng sau khi gặt lúa họ đốt ra ngay trên cánh đồng. Phong cảnh nơi đây rất đẹp và lúc đốt rạ cũng đẹp. Mà đẹp thật. Ánh nắng chiều đã dần nhạt, mặt trời đang đang hạ mình xuống dãy Hoàng Liên Sơn. Màu vàng của nắng, màu lam của mù sương và của khói tỏa từ các nương đồi… quên mất không chuyển máy ảnh về chụp cảnh trắng đen, nếu không đã có được bức tranh đáng xem. Có thể nói trong những ngày ở mảnh đất này thì buổi chiều đó để lại trong lòng mình nhiều ấn tượng nhất.
Khách du lịch Việt thường đi đến nơi đây thường đi theo đường này bằng ô tô và nhìn từ trên cao xuống thung lũng còn khách tây có nhiều tốp đi bộ qua suối, len qua các bản làng, nương vườn và vào sâu trong các bản. Với đoạn đường này họ thường phải đi mất nửa ngày hoặc một ngày dài và khi về ô tô sẽ đón họ theo đường ô tô để quay lại Sapa. Có những tốp họ ngủ lại trong các bản làng với các nhà sàn do bên du lịch phối hợp cùng dân bản địa đầu tư tiện nghi. Họ muốn tìm hiểu thật kỹ cuộc sống làm ăn cũng như con người vùng sơn cước này. Họ muốn lội qua các con suối nhỏ, ngồi bên các tảng đá, thưởng thức mùi hương của núi đồi, của sông suối. Họ gặp người dân nơi đây, xem họ canh tác cũng như quay phim, chụp ảnh những cái điều mà chắc là vợi họ con rất hoang dã này… Điều đó mà Sapa luôn hấp dẫn khách từ các nước châu Âu, Mỹ, Nhật, Hàn quốc, Australia, Trung Quốc và Ixaren…Họ thường đến vào các tháng cuối năm và khách Việt thì tập trung vào các tháng mùa hè. Vừa đi thưởng ngoạn cái đẹp núi rừng và nghỉ mát theo đúng nghĩa đen của của nó.
 
lee confirmed
Hạng C
14/12/06
987
8
38
62
Nhà hàng Gerbera
1993875628_930f2b5d8e.jpg

Buổi tối, hai anh em cùng nhau vào một nhà hàng Gerbera Số 31, đường Cầu Mây do Thắng, một thanh niên quê Nam Định lên đây lập nghiệp đước 7-8 năm. Xuất thân từ một người đầu bếp, Thắng đã lên đây làm đầu bếp cho các nhà hàng. Có chí tiến thủ và với quyết tâm làm giầu, Thắng tích cóp được trên 20 triệu đồng và với “dự án đầy tính thuyết phục”, một người họ hàng tin Thắng và cho vay 100 triệu nữa, thế là Thắng đã thuê nhà và cải tạo thành Gerbera Restaurant này. Mặc dù nhà hàng không nằm ngoài mặt tiền và phải chung lối đi với 3 nhà hàng khác, nhưng nhà hàng của Thắng với "motip" là lấy cây tre làm vật liệu. Tất cả đều được trang trí bằng tre, từ phòng, quyầy bar và thậm chí cả “menu”… cũng được làm bằng vật liệu là tre nứa. Gerbera, một nhà hàng có nét riêng có hấp dẫn khách “tây” cũng như một số người Việt có “gu” nghệ thuật. Bên chén rượu, Thắng tâm sự cái khó, cái dễ về nghề dịch vụ mà mình đã gắn thân tại nơi đất khách Sapa. Thắng chân tình và mộc mạc nhưng trong nghề thì tinh nhanh, sáng tạo và đặc biệt là yêu thích công việc của mình. Thắng đã thành công và chỉ sau một năm, Thẵng đã hoàn trả đủ vốn và giờ đây chỉ tập trung cho kinh doanh và phát triển thương hiệu của mình. Đúng là thành công thì ngoài “thiên thời, địa lợi, nhân hòa” thì việc yêu nghề và say sưa với công việc của mình cũng là những yếu tố hết sức quan trọng… Thắng, Đức Minh hay Tấn và một số chủ của các nhà hàng, khách sạn ở đây mà mình tiếp xúc, tìm hiểu thì thấy các bạn đều có một khuôn mẫu khá giống nhau đó là trẻ, mạnh dạn và yêu những công việc mà họ đang làm…
Mình góp ý cho Thắng một số ý về trang trí như trồng cây, phong thủy… Thắng rất thích và nói sẽ làm theo góp ý của mình và hẹn một dịp khác: Anh sẽ thấy em thay đổi, và anh em mình sẽ thưởng thức món cá hồi do tự tay em chế biến! Mình mong có ngày trở lại cái nhà hàng Garbera này, một cái nhà hàng mà mình thấy “yêu yêu” trong cái đêm lạnh của Sapa này…
 
Last edited by a moderator:
lee confirmed
Hạng C
14/12/06
987
8
38
62
Sáng Sa Pa
1993077411_1a483e0091.jpg

Sáng hôm sau mình dậy sớm và đi bộ để thăm quan Sapa. Mình có một thói quen là đi bất cứ đâu, mình cũng cố dậy sớm và dạo quanh để được ngắm nhìn quang cảnh khi mà nơi đó chưa bị những dòng người và xe cộ ồn ào “phân tán”. Được ngắm Sapa trong sáng sáng sớm, những làn mây mù như còn bao phủ cho Sapa. Hít sâu lồng ngực, mình như cảm nhận được những hạt nước ngầm sâu vào trong phổi. Phố Sapa không người… Khu nhà nghỉ Công đoàn tĩnh lặng và cũng thuộc diện loại “cổ kính” so với các nhà nghỉ ở đây. Những cây thông Pơ mu to cao và thẳng đứng bên cạnh vườn đào cây cành khẳng khiu. Lần đưới gốc các thông, xem những đám cây rêu bám để kiểm tra lại bài học lý thuyết để tìm hướng đông tây nam bắc khi lạc trong rừng đêm (lo cho chuyên lên Fan). Bước đi trên những bậc đá hàng, ngắm nhìn những ngôi nhà cổ thân quen như cảnh Đà lạt. Hai địa danh này có kiểu khí hậu khá giống nhau nhưng có vẻ Sapa “thuần chúng” hơn, còn hoang sơ hơn nên mới thu hút khách nước ngoài đến như vậy. Chỉ tiếc Sapa người ta không trồng nhiều hoa trong công viên, đường phố hay trong các vườn nhà như Đà lạt. Phải chăng Sapa đất chật mà lượng du khách đông nên đất xây nhà nghỉ đắt nên người ta không còn chỗ cho hoa. Chắc cũng chỉ là ngụy biện thôi chứ bao năm qua, người ta đã ‘quên” Sapa và cái cách quản lý cũng như quy hoạch chúng ta không làm tốt bằng Đà Lạt được. Đường phố hẹp, nhà cửa xây dựng không theo một trường phái hay một quy hoạch nào cả. Sapa như tự phát, tự “đứng lên”… nhưng dù sao đi nữa Sapa đã “thức dậy” rồi.
Nhà thờ Sapa hiện đang tiến hành trùng tu sau gần trăm năm hiện hữu. Giáo xứ Sapa thuộc Giáo phận Hưng Hóa, được thành lập từ năm 1902 do các cha thuộc dòng hội Thừa Sai Paris (M.E.P) dưới thời Đức cha Paul Ramond và giáo dân đã xây Nhà thờ và nhà xứ nơi đây. Giáo dân chủ yếu là người dân tộc H’Mông thuộc hai họ ở họ ở bản Hầu thảo và Lao Chải. Được biết nhà thờ và nhà xứ đã bị bỏ hoang không người cai quản, chăm lo vài chục năm nay nên bị xuống cấp nhiều, đất đai đã bị người dân lấn chiếm làm nhà chưa trả lại. Mãi đến tháng 5 năm 2006 mới có chính thức linh mục quản nhiệm và thường trú tại giáo xứ sau gần 60 năm không có cha xứ. Ngoài nhà thờ chính ở Sapa thì tại hai bản Hầu Thảo và Lao Chải đều có nhà nguyện bằng gỗ để cho giao dân cầu nguyện, nhưng cả hai nhà nguyện này hiện nay cũng đang bị xuống cấp nhiều… Hóa ra mỗi buổi xem trong chương trình dự báo thời tiết thấy cảnh Nhà thờ này mờ ảo trong sương mù tưởng nó “hư huyền” lắm, hóa ra thân phận của nó cũng khá long đong. May mà còn tồn tại và hy vọng sẽ ngày càng tôt đẹp hơn…
Trước nhà thờ là con đương Fanxifan rộng nhất Sapa và Quảng trường không rõ tên, chỉ “ấn tượng” trên Quảng trường là một bông hoa bê tông 8 cánh ( mình phải đếm lại chứ là 6 cánh thì nguy) và một cây to cụt ngọn. Cả hai đầu xấu và chẳng hợp chút nào với vị trí được coi là biểu tượng của Sapa này… Buồn cảnh, tìm cái quán nhỏ gọi vài xiên thịt nướng uống rượu” núi đồi”. Sướng thật! Đi Sapa mà cứ rượu ngoại, bia lon thì phí quá. Chỉ tiếc là mỗi một mình. Rượu ngon lại uống một mình thì uống sao say nổi, nhưng dù sao vài chén rượu trong buổi sáng cuối thu trên Sapa này đáng nhớ lắm thay…
 
Last edited by a moderator: