Hạng D
22/10/07
1.921
9
38
Melbourne, Australia
Đầu thế kỷ XXI, các công ty Trung Quốc được sự hậu thuẫn của nhà nước liên tục tiến hành các thương vụ mua bán, sáp nhập lớn để vươn ra thị trường thế giới. Thế nhưng, không ít các công ty đã thất bại thảm hại.
Câu chuyện sáp nhập của SAIC và Ssangyong Motor
Việc tập đoàn công nghiệp ôtô Thượng Hải nhanh chóng thua lỗ khi nắm quyền điều hành công ty sản xuất ôtô Ssangyong, Hàn Quốc là minh chứng rõ ràng về nguyên nhân thất bại do các công ty Trung Quốc chưa chuẩn bị sẵn sàng để ứng phó với những thay đổi nhanh chóng của thị trường toàn cầu.
SAIC, một trong những tập đoàn sản xuất ôtô lớn và lâu đời nhất của Trung Quốc đã đánh bại nhiều nhà thầu khác, trong đó có cả General Motors để mua lại 49% cổ phần trị giá 500 triệu USD của công ty Ssangyong vào tháng 10/2004. Ssangyong lúc đó đang phải xoay xở với núi nợ nần mặc dù đã tung ra các mẫu xe giải trí, thể thao mới ăn khách.
Là nhà sản xuất ôtô lớn thứ 4 Hàn Quốc, Ssangyong chiếm 10% thị phần trong nước và số lượng ôtô xuất khẩu của hãng liên tục tăng. Mua lại Ssangyong, SAIC đã nghĩ rằng tập đoàn này có thể nâng cao năng lực phát triển ôtô của mình và giúp công ty dễ dàng tiến thẳng vào các thị trường Mỹ, châu Âu...
Sau khi hoàn tất thương vụ, ban điều hành SAIC-Ssangyong đã lập kế hoạch để nhanh chóng mở rộng sản xuất ở Hàn Quốc và giới thiệu 5 mẫu xe mới ra khắp thế giới. Tuy nhiên, mọi thứ không diễn ra theo đúng kế hoạch. Giá xăng tăng đột biến vào năm 2006 trong khi Châu Âu và Bắc Mỹ đặt ra tiêu chuẩn khí thải nghiêm ngặt hơn đã khiến doanh số SUV tụt dốc.
Khi xảy ra khủng hoảng, mối quan hệ của SAIC và nghiệp đoàn của Ssangyong trở nên tồi tệ và căng thẳng lên đến đỉnh điểm khi nhân viên Ssangyong đình công 7 tuần liền. Vì các lý do văn hóa mà các nhà điều hành hai nước không thống nhất biện pháp cải thiện tình hình. Khi nền kinh tế toàn cầu bắt đầu suy thoái vào tháng 12/2007, nhu cầu mua ôtô giảm mạnh, vì thế mà doanh thu bán SUV sụt giảm thảm hại. Vào tháng 12/2008, doanh thu của Ssangyong giảm 53% so với cuối năm 2007.
daihoctinhhoa4.4.2.jpg
Ssangyong Motor, một trong những kỳ vọng lớn của SAIC trong quá trình vươn ra thị trường thế giới SAIC thời gian đầu còn hỗ trợ mua xe của Ssangyong với tổng giá trị 4,5 triệu USD để bán trên thị trường Trung Quốc vào cuối năm 2008. Nhưng khi tình hình trở nên tồi tệ hơn, SAIC không ngần ngại công bố kế hoạch tái cơ cấu, xem xét lại toàn bộ hoạt động của công ty nhằm nâng cao hiệu suất và cắt giảm 36% nhân viên, để đổi lấy 200 triệu USD đổ vào Ssangyong. Nghiệp đoàn Ssangyong không tán thành kế hoạch trên và kiện SAIC với lý do công ty này đã chuyển sang Trung Quốc công nghệ và thiết kế SUV do chính phủ Hàn Quốc đầu tư, nhưng phía SAIC phủ nhận điều này.
Không còn sự lựa chọn nào khác, Ssangyong buộc phải đăng ký bảo hộ phá sản vào tháng 2/ 2009. Kết quả là cuộc đình công tiếp theo của công nhân ở nhà máy gần thủ đô Seoul trong 77 ngày.
Nhưng ngay cả khi Ssangyong đấu tranh, SAIC vẫn rút gần như toàn bộ vốn đầu tư ban đầu của mình và cho số tổn thất đó là do lợi nhuận nửa đầu năm 2009 giảm 26%, và đến giữa tháng 7/2010 thì số cổ phần của SAIC trong Ssangyong chỉ còn 3,79%. Trong vòng 5 năm điều hành Ssangyong, SAIC đã đầu tư 618 triệu USD và hầu như không thu được khoản lời nào.
Tác giả: Linh Anh (theo HBR)

Nguồn:Những thương vụ m&a thất bại thảm hại của Trung Quốc.
http://vef.vn/2011-04-03-...hat-bai-cua-trung-quoc