Tập Lái
17/5/19
21
15
6
27
kisamavn.com
Hướng dẫn kiểm tra và bảo dưỡng Bugi ô tô
Bugi là bộ phận vô cùng quan trọng trong cơ chế vận hành của xe Oto, nó có vai trò bật tia lửa điện giữa hai điện cưc để đốt cháy hòa khí trong buồng đốt.
Thông thường khi bạn vận hành mà xe không nổ máy thì trước tiên hãy nghĩ đến việc kiểm tra Bugi. Chúng ta cần phải kiểm tra và vệ sinh Bugi định kì để tránh tình trạng lớp than Carbon bám dày đặc ở các điện cực làm giảm hiệu quả hoạt động của nó.
Sau đây mình xin chia sẻ một vài kiến thức cơ bản giúp bạn có thể tự kiểm tra Bugi tại nhà.
Màu sắc ở các điện cực thường có ba màu cơ bản, giúp bạn nhận biết tình trạng hoạt động của động cơ:

  • Màu nâu nhạt/đỏ gạch: Hệ thống đánh lửa sử dụng tốt, hòa trộn nhiên liệu đúng tỉ lệ.

  • Màu trắng và khô: Cho thấy nhiên liệu hòa trộn không đúng tỉ lệ, bị thiếu xăng và dư không khí.

  • Màu đen và có nhiều than bám: Nhiên liệu hòa trộn thiếu không khí nhưng lại dư xăng.

Nếu Bugi của bạn có màu đỏ gạch hay nâu nhạt, chứng tỏ Bugi vẫn hoạt động tốt. Tuy nhiên, bạn vẫn nên vệ sinh các điện cực định kì để nó có thể hoạt động hiệu quả nhất.
Nếu rơi vào hai trường hợp còn lại thì cần phải điều chỉnh lại chế độ hòa trộn nhiên liệu làm sao cho đúng tỉ lệ, kiểm tra lọc gió để tránh tình trạng thiếu hoặc dư không khí và vệ sinh các điện cực. Không nên để Bugi quá cũ vì nó sẽ dẫn đến hiệu quả hoạt động kém và ảnh hưởng đến tuổi thọ xế hộp của bạn. Khi đó, bạn cần thay Bugi mới có dải nhiệt độ thích hợp hơn.
Đối với từng loại xe Oto, nhà sản xuất sẽ khuyên dùng loại Bugi nào là phù hợp nên bạn phải chọn đúng loại Bugi trước khi tiến hành thay Bugi. Nếu sở hữu xe chạy quãng đường ngắn, chịu tải nhẹ thì bạn hãy chọn loại Bugi nóng. Và chọn Bugi loại nguội cho xe có phân khối lớn thường xuyên chạy đường trường với tốc độ cao, chịu tải nặng.
THAY BUGI
Nên chờ cho động cơ nguội hẳn rồi hãy tiến hành tháo Bugi cũ. Trước khi tháo Bugi cũ, mình khuyến khích các bạn vệ sinh sạch các vết bẩn xung quanh bằng khí nén. Bởi khi tháo Bugi, các bụi bẩn và muội than bám trên nó có thể lọt vào làm máy hư động cơ.
Các chụp Bugi thường dính chặt vào đầu Bugi. Hãy xoay chụp Bugi và vặn kéo ra nhẹ nhàng, không nên giật mạnh dây Bugi vì có thể làm gãy chụp. Sau đó dùng khóa tuýp để vặn Bugi ra. Tra dầu vào răng Bugi nếu thấy bị kẹt cứng, chờ một vài phút cho ngấm rồi tiếp tục dùng khóa tuýp nhẹ nhàng vặn ra. Hoàn tất việc tháo Bugi cũ, bạn lắp Bugi mới vào và vận hành cho xe hoạt động bình thường.
Đó là tất cả những lưu ý về Bugi ô tô mà chúng ta cần biết.
Bạn vừa biết thêm một điều hữu ích đúng không nào. Đừng ích kỷ giữ cho riêng mình nhé, chia sẽ (share) bài viết như một cách lưu lại để khi nào cần sẽ dễ dàng thấy và cũng như cho mọi người xung quanh mình cùng biết nữa nhé bạn của tôi
 
Last edited by a moderator: