SubaruLover nói:Đọc bài này:
http://vnexpress.net/tin-tuc/oto-xe-may/tu-thu-cua-canh-sat-giao-thong-my-2925589.html
Và tôi kể chuyện "cảnh sát cái" nơi tôi ở:
Nơi tôi ở có bà cảnh sát rất tận tuỵ nhưng nhiều người ghét, nhất là những người Việt kém tiếng Anh.
Đôi lúc tôi bực quá nói với nhiều người là bà ta chưa bao giờ phạt ai khi bắt lỗi lần đầu.
Nói về chuyện luật phạt thì luật phạt ở VN cũng na ná ở Mỹ như là: cách lề bao nhiêu, cán vạch, quên xi nhan, quá tốc độ,... Vì VN đi sau nên học cách phạt theo các nước có giao thông đã phát triển.
Nhưng ... bà cảnh sát đó không bao giờ phạt lần đầu vi phạm. Khi gặp ai vi phạm mấy thứ vặt vảnh (như đậu cách lề hơi xa, ngừng trước stop sign không dừng hơn 2 giây,...) thì bà ta hay lớn tiếng giảng luật và "hăm doạ" gặp lần thứ 3 thì bà sẽ biên giấy phạt.
Cảnh sát có quyền "cảnh cáo" (warning) và ghi vào sổ. Nếu lần sau hoặc thứ ba vi phạm mấy thứ vặt vảnh thì biên giấy phạt.
Tuy nhiên bà phạt mạnh tay mọi trường hợp cản trở lưu thông hoặc tình huống nguy hiểm.
Ví dụ: đèn xanh là đèn mình đi. Nếu phía bên kia đường xe đông không nhúc nhích thì mình không đi, dừng lại phía này và KHÔNG ĐƯỢC BÍT NGÃ TƯ hoặc đè lên đường đi bộ trong lúc xanh qua đỏ (tức là xe dòng xe trước không di chuyển và cái đuôi hay cả xe còn nằm trên đưỜng đi bộ). Không xe nào được chồm lên chiếm ngã tư trong lúc đèn đang xanh. Chờ trống phía bên kia mới được vượt ngã tư trong lúc đèn xanh.
Ví dụ: khi dừng ở stop sign, có người đi bộ ở rìa đường thì không được đi cho dù người đi bộ không thể thanh bằng. Chờ người đi bộ đi xong (đã vào lề đường hoàn toàn) thì mới được đi. Đó là tình huống nguy hiểm.
Dĩ nhiên phạt ở Mỹ không có vụ đấu lý nhau tại chỗ (thứ trưởng ngoại giao Việt Nam sang Cali giảng cho bà con rằng đó là "dân chủ" và cái hay ở VN). Luật nghiêm cấm cho dù cảnh sát sai. Có đấu lý thì phải trước toà. Toà đứng giữa sẻ phân xử.
Nhiều người không thấy điều tốt của bà ta, khi nghe bị la và giảng luật sinh ra cáu và ghét nhưng ba ta đã rất rộng lòng với bà con kém tiếng Anh.
Đây là mức lương trung bình của cảnh sát:
http://discoverpolicing.org/why_policing/?fa=financial_stability
Bằng mức lương trung bình cúa cả xã hội. Mức lương đó nếu vợ không đi làm mà chăm con thì sống hơi chật vật và khó dành đặt cọc mua nhà trả góp. Do đó nhiều cảnh sát không mua nổi nhà và dành dụm khá lâu mới đặt cọc mua trả góp.
Tỉ lệ cảnh sát về hưu túng bấn chiếm tỉ lệ khá lớn.
Cái này theo em mới đích thật là giấc mơ Mỹ. Ở VN hiện giờ có thể có một số người vẫn kiếm được nhiều hơn một số người đang ở Mỹ nhưng chắc chắc rằng một số người này đôi khi cũng gặp rắc rối với lực lượng công quyền, khi đó dù họ có nêu lên những bất hợp lý thì cũng k ai phân giải cho họ.
Quay trở lại câu chuyện luật giao thông, theo em luật giao thông tại VN vẫn không hợp lý và không theo kịp sự phát triển của xã hội. Phạt quá tốc độ 5 hay 10 km/h hay cán vạch là không có tình người và không theo kịp thực tế. Câu chuyện của cá nhân em là khi lái xe ở VN đoạn qua cầu Văn Thánh khi phát hiện mình đang di chuyển trên lane dành cho quẹo trái liền chuyển lane qua đi thẳng thì các bác Xxx bắt lỗi em chuyển lane nơi có vạch đứt, em lý luận là tôi phát hiện ra mũi tên dưới lòng đường nên chuyển lane, nếu không chuyển lane thì tôi gây cản trở giao thông nhưng các bác ấy không chịu ( em đi lúc 6 h sáng đường rất vắng k có xe phía sau ). Cuối cùng cũng phải nhơ quyền trợ giúp mặc dù em nói với các bác ấy cuối cùng luật hay đèn tín hiệu giao thông cũng chỉ để cho giao thông thông suốt và an toàn cho mọi người, tôi cảm thấy an toàn mới chuyển lane đồng thời tôi không gây cản trở giao thông.
Đôi khi em bị bắt vì những lỗi không đâu nhớ lại thời kỳ đầu những năm 90 khi đó ra đường bọn trẻ trâu chúng em lúc nào cũng có súng, sẵn sàng tong cảnh sát, đanh nhau với cảnh sát. Mặc dù biết là khi nhỏ mình quá nông nổi nhưng đôi khi cũng muốn làm liều.
Last edited by a moderator: