Hạng C
24/10/10
857
115
43
Gò vấp, HCMC
www.facebook
Khác với số tự động, việc lái xe số sàn cần nhiều thao tác thuần thục và dưới đây là một số kinh nghiệm lái xe số sàn vừa giúp tiết kiệm nhiên liệu, vừa an toàn, đỡ mệt mỏi. Dù hộp số sàn đã là công nghệ cũ và dần bị thay thế bởi tính tiện lợi của hộp số tự động nhưng với những người mới tập lái, đam mê cảm giác làm chủ thì ôtô số sàn (hay số tay, viết tắt là MT) là ưu tiên lựa chọn hàng đầu. Tuy nhiên, khác với số tự động, việc lái xe số sàn cần nhiều thao tác thuần thục. Dưới đây là một số kinh nghiệm lái xe số sàn vừa giúp tiết kiệm nhiên liệu, an toàn, đỡ mệt mỏi.
Chuyển về số 0 khi khởi động
Với xe số sàn, cần lưu ý trước khi bật khoá khởi động, cần số phải được chuyển về vị trí trung gian (số 0) và côn được nhả hoàn toàn. Trường hợp bắt đầu khởi động vào buổi sáng thì nên để cho động cơ nổ ở chế độ chờ khoảng 1 phút trước khi vận hành. Nguyên nhân vì sau khoảng thời gian dài không chạy, phần lớn dầu xe đã lắng xuống phía dưới động cơ, hệ thống xi lanh và buồng đốt lúc này gần như chỉ còn một lớp dầu mỏng bám trên bề mặt, vận hành ngay sẽ khiến động cơ dễ bị ăn mòn và hư hỏng. Sơ đồ chuyển số tùy thuộc vào từng loại xe. Tuy nhiên sơ đồ này thường được vẽ ngay trên cần nắm số. Để việc chuyển số thuần thục mà không cần phải nhìn xuống cần số, bạn nên luyện kỹ năng này bằng cách: Để chìa khóa ở vị trí tắt, thực hành việc chuyển số (kết hợp với chân côn), mắt không nhìn cần số. Nhịp nhàng côn ra ga vào Để chuyển số với xe số sàn, côn phải được cắt hoàn toàn, có nghĩa chân côn phải đạp hết. Thực tế cho thấy, rất nhiều trường hợp sẽ cảm thấy việc vào số rất nặng và khó nhọc do chân côn của xe chưa đạp hết tầm. Khi nhả côn để xe chuyển động, phải phối hợp nhịp nhàng giữa chân ga và chân côn để việc chuyển số diễn ra êm ái.
Chỉ khi thực hiện đúng thao tác "côn ra ga vào" (giảm ga và cắt côn nhanh – sang số – nhả côn từ từ kết hợp tăng ga), côn mới không bị mài, máy mới khoẻ, tránh bị ì.
Côn ra ga vào, số phù hợp với tốc độ...là những lưu ý quan trọng nhất khi lái xe số sàn. Xe số sàn có nhược điểm so với tự động là ở chân côn nhưng cũng lại có ưu điểm hơn cũng nhờ chân côn. Bạn hãy sử dụng nó nhiều hơn. Chỉ đạp chân côn khi thay đổi số là chưa tận dụng được ưu thế của nó. Khi chạy đường xấu bạn nên cắt côn tùy lúc để xe tránh bị giằng – giật. Khi vượt chướng ngại vật trong phố chỗ đông người bạn nên rà côn cho an toàn.
Số phù hợp tốc độ
Trong quá trình lái xe, nếu xe chưa đủ tốc độ mà lái xe đã vào số cao sẽ làm cho xe ì, đạp ga xe không tăng tốc mạnh như mong muốn được, tức là chạy ép số. Vì thế, lái xe cần học cách tạo đà, và khi vận hành cần lưu ý sự tương thích giữa số và tốc độ xe. Cụ thể: số 1 tương ứng với tốc độ 5 - 10km/h, số 2: 10 - 1 5km/h, số 3: 15 - 30km/h, số 4: 35 - 40km/h, số 5: trên 45km/h. Không đạp côn trước khi phanh Các chuyên gia kỹ thuật ôtô cho hay, khi xe đã chuyển bánh và việc chuyển số hoàn tất, hãy bỏ hoàn toàn chân ra khỏi chân côn. Nếu cứ giữ chân trên chân côn (thói quen này thường ở thời gian đầu của người mới lái xe) sẽ làm giảm tuổi thọ của các lá côn. Đặc biệt khi phanh, tránh đạp côn sớm trước khi xe chuẩn bị dừng; lái xe cần dạp phanh trước, sau đó mới đạp côn. Tương tự khi vào cua, lái xe không đạp côn và đảm bảo số phù hợp tốc độ, tránh xe chết máy hoặc gằn máy.
Dùng phanh tay đúng cách
Trong quá trình học lái xe và vận hành trên đường, chúng ta có thể sử dụng hoặc phanh chân, hoặc phanh tay để thực hiện đềpa ngang dốc. Tuy nhiên lái xe cần lưu ý phanh tay không được thiết kế để dừng xe khi đang chạy, mà chỉ giữ xe đứng yên khi đã dừng. Vì vậy, nếu xe tụt dốc mà chỉ kéo phanh tay là một sai lầm nguy hiểm. Ngược lại, nếu vô tình quên không nhả hết phanh tay (do nhả không dứt khoát), phanh sẽ bị mòn và nguy hiểm hơn là nhiệt phát sinh có thể làm sôi dầu phanh dẫn đến hậu quả là phanh mất tác dụng. Sơ đồ số có thể khác nhau nhưng thường hiển thị ngay trên cần số.
Một số trường hợp về số lùi R cần phải kéo gờ cũng nằm trên cần số. Sơ đồ số có thể khác nhau nhưng thường hiển thị ngay trên cần số. Một số trường hợp về số lùi R cần phải kéo gờ cũng nằm trên cần số.
Kinh nghiệm đềpa
Khi đềpa, lưu ý không nhả chân côn hết cỡ, thường dẫn tới chết máy. Trước khi nhả côn, phải ga thốc lên tầm vòng tua máy 1.500 - 2.000 vòng/phút nhưng trong quá trình nhả côn phải giữ đều chân ga giúp xe di chuyển về phía trước. Sau khi cắt phanh tay, cần giữ nguyên chân côn, chân ga lúc bắt đầu cắt phanh tay.
Không nên lạm dụng số 0
Việc đưa cần số về số trung gian (số 0 hay số mo) khi đang vận hành hay chuẩn bị dừng đèn đỏ không giúp tiết kiệm nhiên liệu nhưng lại khiến quán tính của xe tăng lên đột ngột, khó kiểm soát tốc độ. Đặc biệt một số lái xe có thói quen nguy hiểm là về số 0 khi xuống dốc; khi đó tốc độ xe tăng theo gia tốc, cả phanh chân và phanh tay sẽ không thể phát huy hết hiệu quả, nguy cơ tai nạn rất cao.
Theo Infonet.
CÁC BÁC VUI LÒNG LIÊN HỆ LÊ PHÚC TĂNG 0988572968 hay zalo, facebook, viber để đc tư vấn miễn phí 24/7 về đăng ký học lái xe nhé.
 
Hạng B2
15/8/16
236
242
43
Thua, ông thầy dạy mình cứ luôn miệng: đạp côn, thủ thắng. Có ai thắng cho xe chậm dần rồi mới đạp côn ko !?
 
  • Like
Reactions: Linh74 and dochua
Hạng C
24/10/10
857
115
43
Gò vấp, HCMC
www.facebook
Thua, ông thầy dạy mình cứ luôn miệng: đạp côn, thủ thắng. Có ai thắng cho xe chậm dần rồi mới đạp côn ko !?
khi bác học lái xe, bác đc thầy dạy ém côn đạp thắng là do xe chạy chậm, bác xử lý chưa linh hoạt, thầy sợ tắt máy do đạp thắng quên côn nên thầy dạy thế. Khi ra đg lúc đã vô hết số xe đang chạy tốc độ cao, chân côn bác tự do, khi có sự cố hay vần đề cần hãm tốc độ, bác chọn đạp côn trước là bác đã cắt hoàn toàn hộp số ra khỏi hệ thống, thất sự nguy hiểm đó bác. Việc này đã trao đổi nhiều trên diễn đàn, bác tham khảo lại
Vi dụ nha:
Xe bác đang đi 80kmh, bất ngờ có chướng ngại vật, bác thay vì đạp thắng ko cần vê côn để xe giảm v xuống còn 50 thậm chí 40kmh thì xe bác vẫn chạy êm với số 5 bác đang sử dụng. Nếu bác cắt côn, đạp thắng. Lúc đó xe bác hoàn toàn chạy theo quán tính, rất khó điều khiển và rất nguy hiểm đó bác.
 
Hạng B2
15/8/16
236
242
43
khi bác học lái xe, bác đc thầy dạy ém côn đạp thắng là do xe chạy chậm
Ko phải "chậm" hay "sợ tắt máy" đâu bạn, vì cứ khi tới ngã tư đèn xanh-đỏ là lại nghe thầy tụng câu đó, tới nỗi giờ bị ám ảnh luôn, dù đang chạy 2b tới ngã tư là lại nghe câu kinh này vang lên trong đầu =)). Lúc này cắt côn vì phải dừng hẳn tại ngã tư !

Lúc tập lái mình đạp 40-50kmh trong TP và trên 60kmh ở đg Ng văn Linh (buổi tập thứ 3)chạy cùng xe 22 bánh bên cạnh, ông thầy thì cứ :"chậm thôi em, chậm thôi em".

bác xử lý chưa linh hoạt, thầy sợ tắt máy do đạp thắng quên côn nên thầy dạy thế. Khi ra đg lúc đã vô hết số xe đang chạy tốc độ cao, chân côn bác tự do, khi có sự cố hay vần đề cần hãm tốc độ, bác chọn đạp côn trước là bác đã cắt hoàn toàn hộp số ra khỏi hệ thống, thất sự nguy hiểm đó bác. Việc này đã trao đổi nhiều trên diễn đàn, bác tham k

Mình nghĩ tùy style thầy dạy.

Dù ko rành cấu tạo xe hơi, nhưng mình cũng là dân điện cơ, cũng tìm hiểu về hệ truyền động, dẫn động ... và cũng biết sự khác nhau khi thắng có đạp côn hoặc ko đạp côn sẽ như thế nào, hoặc chỉ cần cắt côn mà ko cần thắng thì xe cũng giảm tốc.
Cá nhân mình nghĩ cắt côn đạp thắng thì có hq hơn khi muốn xe giảm tốc nhanh vì hệ thống thắng ko phải gánh thêm lực truyền động từ động cơ, nếu mún chậm hơn tí xíu, thì cắt côn ko đạp thắng, mà nói chung tùy tình huống cụ thể thôi. ^.^
 
Hạng B2
29/8/16
102
76
28
32
Hôm nọ học ở bãi xong, thầy cho em chạy xe về lại trung tâm. Đường buổi chiều ở SG mình thì các bác biết rồi đấy, kẹt xe kinh khủng. Mới học dc buổi thứ 3 chạy kiểu sát đít nhau em cũng sợ lắm. Cứ mỗi lần nhích lên nhả côn ra nhanh cũng ko đạp nhẹ ga xe bị tắt máy, vì lý do thầy hối và xe sau bóp còi. Sau 3-4 lần tắt máy em bị đuổi xuống hàng ghế sau. Vì bình xe yếu, sợ phải đẩy về nên thầy làm 1 phát về tới trung tâm. Em quyết tâm phải chạy cho bằng được. Haizzz... buồn lắm các bác ạ, chỉ biết tự an ủi bằng 2 chữ thôi "Mới mà".
 
Tập Lái
15/9/16
22
5
3
40
Quận Bình Tân
Hôm nọ học ở bãi xong, thầy cho em chạy xe về lại trung tâm. Đường buổi chiều ở SG mình thì các bác biết rồi đấy, kẹt xe kinh khủng. Mới học dc buổi thứ 3 chạy kiểu sát đít nhau em cũng sợ lắm. Cứ mỗi lần nhích lên nhả côn ra nhanh cũng ko đạp nhẹ ga xe bị tắt máy, vì lý do thầy hối và xe sau bóp còi. Sau 3-4 lần tắt máy em bị đuổi xuống hàng ghế sau. Vì bình xe yếu, sợ phải đẩy về nên thầy làm 1 phát về tới trung tâm. Em quyết tâm phải chạy cho bằng được. Haizzz... buồn lắm các bác ạ, chỉ biết tự an ủi bằng 2 chữ thôi "Mới mà".
Vì mới nên hay bị zậy, bác cứ bình tĩnh dần dần sẽ quen chân côn, phanh, ga. Theo kinh nghiệm của mình thì lúc kẹt xe chân trái bác rê côn (tua máy khoáng 1k ->1,5k) cho xe chạy từ từ (khá chậm), chân phải bác để phanh cần thì đạp để dừng xe (giữ nguyên chân côn để không tắt máy). Muốn đi tiếp thì nhả chân thắng xe sẽ chạy chậm tiếp. Có gì sai xót mong các bác chia sẻ. Chúc bác thành công :)
 
Hạng C
11/1/16
689
399
63
40
Ko phải "chậm" hay "sợ tắt máy" đâu bạn, vì cứ khi tới ngã tư đèn xanh-đỏ là lại nghe thầy tụng câu đó, tới nỗi giờ bị ám ảnh luôn, dù đang chạy 2b tới ngã tư là lại nghe câu kinh này vang lên trong đầu =)). Lúc này cắt côn vì phải dừng hẳn tại ngã tư !

Lúc tập lái mình đạp 40-50kmh trong TP và trên 60kmh ở đg Ng văn Linh (buổi tập thứ 3)chạy cùng xe 22 bánh bên cạnh, ông thầy thì cứ :"chậm thôi em, chậm thôi em".



Mình nghĩ tùy style thầy dạy.

Dù ko rành cấu tạo xe hơi, nhưng mình cũng là dân điện cơ, cũng tìm hiểu về hệ truyền động, dẫn động ... và cũng biết sự khác nhau khi thắng có đạp côn hoặc ko đạp côn sẽ như thế nào, hoặc chỉ cần cắt côn mà ko cần thắng thì xe cũng giảm tốc.
Cá nhân mình nghĩ cắt côn đạp thắng thì có hq hơn khi muốn xe giảm tốc nhanh vì hệ thống thắng ko phải gánh thêm lực truyền động từ động cơ, nếu mún chậm hơn tí xíu, thì cắt côn ko đạp thắng, mà nói chung tùy tình huống cụ thể thôi. ^.^
bác sai rồi nha bác.
người ta ko cắt côn trước là để khi đạp thắng (phải nhả chân ga ra) thì động cơ sẽ quay chậm hơn so với tốc độ xe và thông qua hộp số (không cắt côn) động cơ sẽ hỗ trợ thắng trong việc giảm tốc xe.cái này là cách đổ đèo đó bác.
bác cắt côn trước mới đạp thắng thì việc giảm tốc chỉ đo 1 mình thắng đảm nhiệm, nếu tốc độ cao hoặc đổ đèo thì dễ bị cháy bố thắng,dẫn đến mất thắng.
chưa kể xe nào ko có ABS thì càng nguy hiểm.
có thiếu sót các bác bổ sung nhen.em lái mới ah.
 
Hạng B2
29/8/16
102
76
28
32
Vì mới nên hay bị zậy, bác cứ bình tĩnh dần dần sẽ quen chân côn, phanh, ga. Theo kinh nghiệm của mình thì lúc kẹt xe chân trái bác rê côn (tua máy khoáng 1k ->1,5k) cho xe chạy từ từ (khá chậm), chân phải bác để phanh cần thì đạp để dừng xe (giữ nguyên chân côn để không tắt máy). Muốn đi tiếp thì nhả chân thắng xe sẽ chạy chậm tiếp. Có gì sai xót mong các bác chia sẻ. Chúc bác thành công :)
Thanks bác đã chỉ dẫn em.
 
Hạng B2
22/6/16
428
197
43
bác sai rồi nha bác.
người ta ko cắt côn trước là để khi đạp thắng (phải nhả chân ga ra) thì động cơ sẽ quay chậm hơn so với tốc độ xe và thông qua hộp số (không cắt côn) động cơ sẽ hỗ trợ thắng trong việc giảm tốc xe.cái này là cách đổ đèo đó bác.
bác cắt côn trước mới đạp thắng thì việc giảm tốc chỉ đo 1 mình thắng đảm nhiệm, nếu tốc độ cao hoặc đổ đèo thì dễ bị cháy bố thắng,dẫn đến mất thắng.
chưa kể xe nào ko có ABS thì càng nguy hiểm.
có thiếu sót các bác bổ sung nhen.em lái mới ah.
Bố thắng so với côn thì cái nào giá mắc hơn bác?