Hạng C
18/10/13
856
565
113
hic nghe ghê quá, e chưa đi đèo bao giờ định hôm tới rãnh làm phát Đà Lạt mà nghe các bác bảo thế e run!
hỏi thật tâm: e xuống đèo như thế nào là chuẩn ạ! e đi xe AT!!!!!:(:(
Bèo!!! AT hay MT xuống đèo đều tốt!!! Xuống làm sao càng ít dùng phanh càng tốt, phanh thời gian ngắn, dứt khóat – không rà rà để hãm xe, về số thấp hơn và buông phanh ra ngay…..:3dcuoi:
 
  • Like
Reactions: samuraijack
Hạng D
16/4/14
2.580
3.849
113
Thằng tác giả mấy báo lá cải tào lao. Cái thắng xe mà đạp nó ko ăn thì gọi là mất phanh chứ gọi là gì? Thằng tác giả phân tích thì đó cũng là nguyên nhân dẫn đến mất phanh : kỹ năng hay kỹ thuật.
 
Hạng D
15/11/10
2.469
2.612
113
Ước gì có một người thực sự am hiểu vào chia sẻ chứ nghe qua nghe lại tổ làm em loạn óc :(
 
  • Like
Reactions: samuraijack
Tập Lái
11/10/09
26
5
3
Cho đến bây giờ, câu chuyện xe tải cứu người thần kỳ trên đèo Bảo Lộc vẫn nhận được rất nhiều sự quan tâm của dư luận. Và những cuộc tranh cãi xung quanh nó cũng chưa hết ngớt.

"Mất phanh" thì về vườn mà đuổi ruồi
Ngày 6/9 vừa qua, câu chuyện tài xế dùng xe tải cứu ôtô khách chở 30 người mất phanh khi đổ đèo Bảo Lộc đã được ví như là một ký tích, "chuyện chỉ có ở trong phim"... và người tài xế xe tải còn được dân mạng phong tặng tước hiệu "Anh hùng".
Tuy nhiên, hãy tạm đặt những thứ kỳ diệu đó sang một bên và tìm hiểu kỹ xem nguyên nhân từ đâu mà 30 người trên xe bị đặt vào tình huống ngàn cân treo sợi tóc như vậy.
Theo như báo cáo ban đầu ghi nhận được, nguyên nhân chính dẫn đến sự việc này là do: Xe mất phanh.
"Xe mất phanh" - cụm từ này các bạn đã nghe quá nhiều trên báo chí và nghe dồn dập gần đây. Một loạt các hành khách vô tội đột nhiên lên thiên đàng trong lúc đang mơ màng ngủ, hay lúc đang lướt phây trên Iphone hay đang bí mật gãi chân.
Họ, những hành khách vô tội ấy đột nhiên, bàng hoàng, hoảng hốt và dĩ nhiên không hiểu vì sao lại có mặt trên thiên đàng sau vài tích tắc. Báo chí khắp nơi nháo nhào cũng nói nguyên nhân do mất phanh.

Hình ảnh chiếc xe khách sau khi đã được an toàn
Viết đến đây, tôi, một cựu tài xế có thâm niên 50 năm bẻ vành rế phải đập bàn mà thổn thức. Hỡi các bạn tài non, các bạn là những kẻ bạt mạng.
Và tôi trân trọng nhấn mạnh: Mất phanh ư? Mất não thì có.
Năm 1986, bạn tôi, anh Chuối được bổ nhiệm tài chính xí nghiệp xe khách 14. Nó mới chuyển từ đoàn 12 sang. Đoàn 12 chạy đồng bằng sánh thế nào được đoàn 14 tinh tài già, bẻ những cung đường hiểm hóc nhất miền Tây Bắc.
Chuối chạy Điện Biên chuyến thứ 2 thì lao cả xe chở 34 hành khách xuống vực. Tai nạn xảy ra cuối dốc Tòng Đậu, 18 hành khách vô tội chết oan. Nguyên nhân, anh Chuối khai mất phanh.
Một loạt nhân chứng sống sót cũng khai tương tự khi nghe bác tài gào lên là mất phanh rồi...
Hôm sau, Cảnh sát giao thông kéo xe lên và kiểm tra toàn bộ hệ thống phanh trước sự chứng kiến của ban giám đốc xí nghiệp. Kết luận: Phanh hoàn hảo.
Mất phanh ư? Mất mất cái cóc khô!

Nguyên nhân ban đầu được cho là xe mất phanh.
Năm 1989, anh D. tài già đoàn 14 vào cua đèo Pha Đin. Lão nhá phanh giảm tốc để ôm cua. Phanh mất hiệu lực.
Nhưng không hổ danh tài già, cựu chiến binh đoàn 59, lão cà xe vào ta luy, không hành khách nào xước mất một mẩu da ngoại trừ chú phụ xe bị vo tròn như cây giò lụa. Cảnh sát giao thông sau đó cũng kiểm tra lại hệ thống phanh và kết luận: Phanh hoàn hảo.
Có cần phải nhắc lại không: Phanh hoàn hảo.
Và do vậy: Chả có cái lý nào gọi là mất phanh cả.
Vậy thì cái gì đã thực sự xảy ra?
Hỡi các bạn tài non, các bạn thuê xe đi phượt, các bạn mới bán đất mua xế hộp, các ông giám đốc hứng chí đuổi lái xe xuống để tự bẻ lái. Các ông nên biết rằng lái xe đường đèo cần nhất là: Không nên dùng phanh.
Chớ vội cãi.

???? Khi đổ đèo các ông đi số một thôi, hạn chế dùng phanh đến mức tối đa. Tôi tin rằng nếu đi số một các ông chả cần gì đến phanh.

Các ông có biết tại sao mất phanh thường xảy ra ở cuối đèo không? Bởi vì những cái tay lái non oặt thường xuống đèo quá nhanh ở số ba hay bốn, cho nên vào cua là lại rà phanh.
Nhất là những xe chở khách nặng thì rà phanh liên tục dẫn đến nóng rực tăm bua, trơ lì má phanh, thậm chí sôi cả dầu phanh.
Đến gần cuối đèo, nhiệt độ lên quá cao và lúc này cả hệ thống phanh đột nhiên vô tác dụng. Sự mất phanh xảy ra đột ngột và không có dấu hiệu báo trước... tai nạn thảm khốc xảy ra.
Hôm sau, cảnh sát giao thông kéo xe lên và đạp thử phanh. Lúc này dĩ nhiên phanh đã nguội và họ kết luận: Lái xe như thế này về vườn mà đuổi ruồi.
theo Trí Thức Trẻ
Bài viết hay,nhưng câu "Khi đổ đèo các ông đi số một thôi" Thì không xe nào áp dụng ở đèo Bảo Lộc, chỉ trừ xe tải chở cao lanh, trọng tải 15 tấn ,mà chở trên xe trên 60 tấn
 
Hạng C
18/10/13
856
565
113
Ước gì có một người thực sự am hiểu vào chia sẻ chứ nghe qua nghe lại tổ làm em loạn óc :(
Hị hị….nghe nói là 1 chuyện thôi bác... Cái chính vẫn là mình phải tự trải nghiệm, áp dụng những điều đã học được vào thực tế, và tự tạo thành phản xạ cho bản thân. Em nghĩ phải thành phản xạ thì mới cứu được mình khi nguy cấp, vì lúc đó người ta không thể suy nghĩ, hay nhớ được những gì thuộc….lý thuyết!!!
 
Hạng C
18/10/13
856
565
113
Đây là lời kể của chủ xe khách….Nhiều cái không giống với các báo nói!!!!
http://www.atgt.vn/vu-xe-tai-diu-xe-khach-o-lam-dong-chu-xe-khach-noi-gi-d167590.html
Người hùng đèo Bảo Lộc: Chủ xe khách nói gì?

10/09/2016 - 06:27 (GMT+7)
Đang đổ đèo Bảo Lộc, tài xế Toàn phát hiện và báo cho tôi biết, xe bị mất phanh.
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td}
img_4883-2034.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}
Ông Nguyễn Văn Phong (chủ và là lái phụ xe khách bị mất phanh) với vết thương phía chân phải còn đang ê nhức. Ảnh: Hải Đường{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Chiều 9/9, PV Báo Giao thông tìm đến nhà ông Nguyễn Văn Phong, chủ và là lái phụ của xe khách mang BKS 53N- 2824 bị mất phanh, được tài xế xe tải Phan Văn Bắc hỗ trợ xuống đèo Bảo Lộc an toàn vào chiều 6/9.
Tại nhà ở khu 2, thị trấn Cần Đước, huyện Cần Đước (Long An), ông Phong cho biết, mấy ngày qua nằm suốt trong nhà do chân phải bị chấn thương sau sự cố TNGT trên đèo Bảo Lộc, hiện vẫn còn ê nhức.
Ông Phong kể: Chuyến đi du lịch hôm đó, trên xe có 40 người, đều là khách quen làm nghề xây dựng, thợ hồ ở thị trấn Cần Đước. Tham quan miếu Ba Cô xong, xe khởi hành về Long An. Khi đổ đèo Bảo Lộc thì tài xế Toàn phát hiện và thông báo cho tôi biết, xe bị mất phanh.
Nghe xong, tôi thông báo và yêu cầu cho hành khách dồn về phía sau, đồng thời động viên khách trên xe “hãy giữ bình tĩnh” để tài xế tập trung điều khiển. Tôi đã trực tiếp đứng phía sau tài xế để hỗ trợ anh đổ đèo.
“Sau đó, tài xế Toàn có hỏi tôi, mình chạy dựa vào vách núi hay sao? Tôi nói “Cứ bình tĩnh chạy”. Nghe vậy, tài xế Toàn điều khiển xe chạy qua bốn khúc cua nguy hiểm nhưng vẫn an toàn. Tuy nhiên, khi đổ dốc vận tốc khoảng 70-80km/h và đã va quệt với một xe du lịch 7 chỗ, một container chạy ngược chiều làm bể một kính chiếu hậu của xe khách”, ông Phong cho biết.
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td}
1-0528-2040.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}
Sau khi xe dừng hẵn, tài xế Toàn và ông Phong (ông Phong áo đỏ, bên trái) còn kẹt lại trên xe{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Cũng theo ông Phong, khi phát hiện có xe tải phía trước (ở đoạn đổ dốc thẳng), tôi nói với tài xế Toàn: Anh cho xe mình đâm thẳng vào đuôi xe tải và nương theo đó xuống khu vực đất phẳng. Đến khi xe dừng hẳn, khách trên xe đập bể hai kính cửa thoát hiểm phía sau để thoát ra ngoài, tất cả đều an toàn.
Chỉ còn tôi và tài xế trên xe, do chân tôi bị kẹt cứng trong cánh cửa khi va chạm mạnh với xe tải. Khoảng vài phút sau tôi được cứu ra và chuyển đến bệnh viện cấp cứu.
“Trước khi xe tôi đâm vào đuôi xe tải, phía xe tải không có một tín hiệu nào báo cho biết là sẽ hỗ trợ. Chính tôi là người chủ động và quyết định kêu tài xế đâm vào đuôi xe tải. Phía xe khách cũng không có ai đưa tay ra ngoài cầu cứu, bởi xe máy lạnh, toàn là kính dính liền không mở được. Tôi nghĩ rằng mình luôn cảm ơn tài xế xe tải phía trước, nhờ đó mà hành khách trên xe chúng tôi được an toàn. Tôi cho rằng đây là một bản lĩnh của tài xế xe tải là anh Bắc khi anh ấy hỗ trợ chúng tôi đi an toàn trong nguy hiểm. Bản lĩnh này không phải tài xế nào cũng làm được”, ông Phong nói.
Liên quan đến facebook cá nhân của con trai ông Phong, ông Phong thừa nhận con ông có lên facebook dùng những lời lẽ, từ ngữ không hay đối với báo chí. Do con cũng quá bức xúc nên làm vậy. Nhưng tôi đã kêu con gỡ xuống rồi.
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td}
147322834880434-xe-cuu-ho-2-1611-2042.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}
Sau khi đâm vào đuôi xe tải, phần đầu xe khách bị hư hỏng nặng{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Trao đổi với PV Báo Giao thông, ông Nguyễn Việt Cường, Bí thư Huyện ủy Cần Đước cho biết, tôi rất quan tâm đến vụ việc này. Khi nghe thông tin, tôi đã chỉ đạo UBND huyện tìm hiểu ngay và có hướng hỗ trợ, động viên nhà xe và tài xế xe khách.
Tới đây, UBND huyện sẽ gửi thư cảm ơn tài xế xe tải Phan Văn Bắc, đồng thời tổ chức đoàn đến nhà xe khách thăm hỏi, chia sẻ, động viên họ vượt qua khó khăn.
 
  • Like
Reactions: samuraijack
Hạng B2
2/5/16
280
341
63
TPHCM
dangkhoastudio.com
hic nghe ghê quá, e chưa đi đèo bao giờ định hôm tới rãnh làm phát Đà Lạt mà nghe các bác bảo thế e run!
hỏi thật tâm: e xuống đèo như thế nào là chuẩn ạ! e đi xe AT!!!!!:(:(
Nhớ ngày nào mình vua lay xong bằng B2 . Nhà vợ qua đèo bl là tới. Bí quyết chạy xe an toàn là chạy chậm đổ đèo chạy so 2 số 3 thôi ( để số 3 thả dốc ngay tượng Đức Mẹ mà liếc đồng hồ toàn 55-60km/h). Thong thả nhấp nhạp tach cf đừng nóng máy đua theo mấy thằng " tài non " chạy như hung thần.
MẮt luôn liếc kinh hậu. Thấy xe tải hay là Phuong trang, thành bưởi là tấp lề bật xy nhan nhường cho nó thì lái an toàn.
quan trong nhất là phải " nuôi thắng". Lái đẽo dễ ẹc quan trọng có chịu đi chậm hay ko thoi