vietvoiz nói:
Có thể kim nhiệt của bác vô tình độ này nó thích chỉ thấp
chứ cái ma sát mà em nói không thể đủ để tác động đến nhiệt độ máy được, giả sử nếu có hại thì là lâu dài mà thôi. Hơn nữa giá máy quả có nóng tí chút thì cái van hằng nhiệt mà em nói cộng với hệ thống điều khiển tốc độ quạt làm mát nó cũng giải quyết được ngay
Do đó em chốt lại là dầu có ma sát có thể không tốt bằng hoặc tốt hơn, nhưng không liên quan gì đến nhiệt độ máy đâu, bác đừng nên tin là do dầu máy đó mà máy mát hơn. Xe ô tô đời mới có hệ thống kép khống chế nhiệt độ máy:
1 - Van hằng nhiệt (đời cũ cũng có) điều khiển lưu lượng lưu thông của nước làm mát
2 - ECU điều khiển quạt làm mát chạy nhanh hay chậm tùy theo nhiệt độ máy đối với quạt chạy điện, có loại không dùng điện thì dùng "ly hợp dầu" ( cũng để điều khiển tốc độ quạt làm mát tăng lên khi máy nóng hơn
Với hệ thống làm mát tân tiến này thì khi leo đèo dốc ép số . . . máy nóng hơn gấp mấy lần mà hệ thống làm mát còn khống chế được thì như bác nghĩ chỉ vì thay dầu máy mà máy nóng hơn hay nguội hơn là điều không tưởng
@ Ly hợp dầu: một số xe nhất là nhiều loại Mercedes, Ford . . . dùng dây cua roa kéo quạt làm mát két nước, thông qua một cái gọi là "ly hợp dầu" chứa một chất gọi là dầu hay keo cũng được, khi càng nóng thì nó càng đặc lại làm quạt quay nhanh hơn, khi máy nguội đi thì dầu/keo đó loãng ra lam cho puli cánh quạt bị trượt nên chạy chậm hơn
Bác khéo nói nhỉ! Ban đầu bác giả thiết nhớt tay ga tạo ma sát, gây nhiệt, rồi em nói cây kim báo nhiệt nó hạ thấp, bác nói là tại bác chưa rỏ vụ đó, khi em nói rỏ là có vụ đó bác lại nói à, ừ, thì là, mà, rằng.....tại cây kim nhiệt của em nó vô tình thích chỉ thấp
Còn nữa, bác nói dầu nhớt không liên quan gì đến nhiệt độ máy??? Bác nghĩ kỹ chưa kẻo khó đính chính lại lắm đấy.
(a) Về vấn đề van hằng nhiệt: Nó sẽ bắt đầu mở ở 75C và mở hoàn toàn ở 85C điều chỉnh luu lượng nước làm mát lưu thông qua tản nhiệt, nếu không đủ thì sẽ kích hoạt dẫn động bơm nước để tăng tốc độ lưu động nước làm mát và quạt gió.
(b) Mà ta biết khi kích hoạt dẫn động bơm nước và quạt gió sẽ dẫn đến tăng công suất tiêu hao.
(c) Máy làm việc tối ưu ở 80C-90C (có tài liệu nói 90-120C)
Từ (a),(b),(c) ta rút ra được giải pháp tối ưu cho cân bằng giữa tiết kiệm công suất và giải nhiệt không? Đó có phải là khi máy vẫn duy trì nhiệt độ trong khoảng tối ưu cho phép thì hà cớ gì bơm nước và quạt gió phải hoạt động cho thêm hao tổn công suất?!
Ví dụ: Em thay nhớt tốt, kim nhiệt ở mức 85C, Em thay nhớt không tốt, kim nhiệt lên 90C, vậy vẫn trong giới hạn nhiệt độ tối ưu cho phép thì tại sao lại tiêu hao công suất cho bơm nước và quạt gió để kéo cây kim xuống??? Nhưng sẽ nảy sinh vấn đề định mức cây kim chỉ nhiệt ở mức nào là tốt, mọi người nghĩ rằng nó ở giữa là tốt, hay chỉ vì đã quen nhìn thấy nó như vậy??? Sao các bác không nghĩ khác đi rằng nó hạ một tí mới là tốt? Nếu máy có nóng quá thì nó lên vẫn chắc ăn hơn.
Rồi các bác nghĩ cây kim nó xuống 2 thân kim như vậy là máy nguội, xin thưa nó vẫn nóng như điên khi em mở nắp capo. Nguội hay mát ở đây là tương đối so với máy chứ không phải so với thân nhiệt của các bác.
Còn nữa, Khi bugi nẹt tia lửa điện đốt xăng, nhiệt độ có thể lên đến 2.000C, và lòng xy lanh có thể đến 260C. Không có cửa động cơ có thể "mát" như ta tưởng tượng đâu.
Thôi, như vầy, em và các bác lý luận nhiều quá, nhức đầu, mất thời gian hú hí

bây giờ em sẽ làm thí nghiệm trên thực tế như sau:
Nhằm để kiểm tra độc lập vấn đề cây kim báo nhiệt. Em sẽ loại trừ vấn đề nhớt tay ga, em sử dụng lại hoàn toàn nhớt xe hơi.
1. Em sẽ sử dụng lại nhớt Mobil SAE 20w-50 ban đầu em đã thay.
2. Sau đó em sẽ thay thằng Shell Helix Ultra SAE 5w-40 API SM Fully Synthetic
Em sẽ so sánh cây kim nhiệt, chụp hình, rồi báo cáo lại cho các bác. OK.
Nếu nó thay đổi, các bác chết với em tập 1
Nếu nó thay đổi giống như em thay nhớt tay ga, các bác chết với em tập 2
Nếu nó không thay đổi, em chết với các bác
Nhưng cho em thời gian nhé, chứ mới thay nhớt rồi, chưa chạy gì hết lại thay 2 lần nhớt nữa thì bà cả lại chửi em suốt ngày cứ bơm....nhớt cho bà hai
