Hỏi/Đáp Kỹ Thuật Nắp bình nước phụ

Hạng D
15/2/14
3.450
6.444
113
Sáng Cn đang cafe rổi, nên em viết 1 bài vớ vẩn. Mang tính chất giải trí, chém gió cho vui. Chứ về mặt kỹ thuật chắc không cần thiết lắm. Dù sao cũng coi như bổ sung data cho anh em chơi bim. Có cái để nói chuyện khi cafe, nhậu nhẹt.

Về cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của bình nước phụ của các Bim đời thấp.
Trước tiên nói về cái bình nước phụ, là nơi chuyển tiếp nước giữa động cơ và két nước giải nhiệt. Bằng nhựa nhưng chịu áp lực + nhiệt khá cao. Cũng là nơi để bleeding. Cái miệng của bình nước phụ nó sẽ có 2 viền khác nhau. Một viền lớn ngoài, và 1 viền nhỏ hơn ở trong hơi thắt lại. Y như cấu tạo của cái âm đạo ý . :)
Viền lớn ngoài miệng bình không kín, nên dù vẳn nắp cở nào cũng có khoảng hở. Chổ này để nước trào ra khi quá tải. Mép nhỏ ở trong , sâu xuống ở 2 lóng tay. Chổ này mới là nơi tiếp xúc với o-ring của nắp bình. Có tác dụng giữ kín nước.
 
Chỉnh sửa cuối:
Hạng D
15/2/14
3.450
6.444
113
Mình hy sinh, cạy nguyên cái nắp bình genuine new ra để chụp hình cho anh em dể hình dung. Anh em nào đọc thấy thông tin bổ ích, sau này ra cafe mời mình 1 ly là ok. :)

Đầy là tất cả các bộ phận của nắp.

Nắp bình nước phụ


---------------------------

Khúc dài dài ra có 2 cái O-ring

Nắp bình nước phụ


2 cái o-ring này có tác dụng ngăn bớt 1 phần áp lực lên o-ring chính ở mép nhỏ của mình, đồng thời dồn 1 phần áp lực vô cái lổ nhỏ ở khoảng giữa 2 o-ring này. Cái lổ đó thông với 1 cái van lò xo. Gọi là valve hay thợ gọi là lúp-bê.

-----------------------------------------

Kế tiếp là cái lò xo , có người kêu là "ruột gà" , bằng thép trắng rất dẻo chịu nhiệt, chống rỉ .... Cái lò xo này cực kỳ quan trọng, nó quyết định áp lực bao nhiêu thì bắt đầu xả bớt. Nên tùy xe hay động cơ mà mua nắp bình có áp lực khác nhau cho phù hợp. Có khi cái số ở nắp bình á. ( 1.8 bar, hay 2.0 bar ) Còn không thì hỏi seller mua cho chính xác.
Khi áp lực trong bình lớn hơn mức cho phép ( ví dụ sôi nước hay máy quá nóng gì gì ... thì không khí sẽ nén cái lò xo , làm valve hở ra. Khi đó nước + khí sẽ xì ra miệng mình để tránh nứt hay nổ bình.



Nên có thể nói cái lò xo này chính là "cảm biến" áp lực của bình nước phụ cũng ok. Nắp bình zin hay lô ăn tiền là cái lò xo này.
======================================


Còn đây chính là cái lúp-bê trong nắp :

Nắp bình nước phụ



Nhìn nhỏ vậy chứ cấu tạo cũng phức tạp lắm. Có 1 đầu nhỏ với cuộn lò xo nhỏ dần. Đầu kia là 1 cái o-ring. Chổ này nó nhảy nhảy đóng mở. Nên nắp củ nó hay xì cái o-ring này làm rỉ nước. Nên có trường hợp thấy hao nước, vặn nắp ra thấy cái ron vẩn còn nguyên, vặn nắp xiết muốn gảy tay mà nước vẩn cứ hụt. Là do cái ron bên trong chứ không phải bên ngoài nhé.

=========================================

Nhiều anh em quan niệm cái nắp chỉ là đậy cho kín nên ít quan tâm thay nó. Thực ra nó rất quan trọng và nó bảo vệ quá áp cho cả hệ thống làm mát. Nên khuyến khích khi thay bình nước phụ cũng nên thay luôn nắp. Mua rời vì họ không cho theo cái nắp khi mua bình. Do tiền nắp cũng bằng 1/3 tiền bình.

=============================================



Một số triệu chứng nữa, khi đi 1 đoạn tầm ngoài 1 tiềng khi đậu xe lại, tắt máy. Áp tai vô capô nghe tiếng rắc rắc rắc ... nhỏ nhỏ . Hoặc xe chạy gần thì không sao, nhưng khi chạy xa trên đường cũng không vấn đề gì. Nhưng khi dừng lại thì thấy nước làm mát (coolant) nhỏ nhỏ xuống sàn xe ( trào qua nắp ) .
Mấy vụ này cũng liên quan cooling nhưng lý do ở vài bộ phận khác.
Khi nào có time mình viết tiếp nguyên nhân và cách khắc phục để tránh giảm tuổi thọ nhanh chóng của hệ thống cooling.
hoặc anh nào đang rổi thì viết tiếp hộ mình.
 
Chỉnh sửa cuối:
Tập Lái
10/7/09
30
68
18
Trình viết của bác cubi ngày càng siêu..đọc cứ như đọc truyện xxx:3dcuoi:
 
Hạng D
20/10/11
2.563
958
113
Đà Nẵng
www.otosaigon.com
Chính vì lẻ đó mà hôm trước kiểm tra cái nắp của decco (Việt) hội viên mem mới ở Đà Nẵng. Già Đáng phát hiện ra điều nầy là cái siu ngoài cùng không có. Săn trong xe cóa cái bình nước phụ của CUBI gửi cho năm ngoái và đã cạy ra lắp vào cho cu Việt. Đó đến nay chưa hỏi lại hiện tượng đã được cải thiện chưa. Già Đáng cũng hiểu rất rõ cái nguyên lý trên như CUBI đã tringf bày. Vì ngày lấy xe về cái nắp bình nước cũ bị cặn kẹt cái rubber trên nước hay bị hao. Cái nầy kinh nghiệm từ con cọt cũ trước kia.
Cảm ơn CUBI phân tích cho anh em bimmer rõ vấn đề.
 
Hạng D
15/2/14
3.450
6.444
113
Đối với các xe đời cao, khi tắt máy thậm chí khóa xe. Nếu động cơ đang nói, thì quạt điện két nước cũng sẽ vẩn tiếp tục chạy vài phút cho nhiệt độ giảm tới mức nào đó an toàn thì quạt mới tắt.
Đối với xe của " hội người cao tuổi" thì tắt máy là quạt tắt theo. Nên tại thời điểm này là thời giảm tổn thọ cho dàn nước nhiều nhất.

Vì nguyên tắc vẩn hành làm mát là của quạt là nhanh chậm theo nhiệt độ, còn nhanh chậm theo tốc độ xe. Khi xe đi tốc độ nhanh thì quạt nó quay lờ đờ để tránh cưởng lại sức gió từ lổ mủi lùa vào. Nếu là quạt cơ thì quyết định do clutch quạt. Để ý phía trước sẽ có những "cánh gió" với cái lò xo bé tí, khi đi chậm hay dừng thì nó đóng. Khi đi nhanh nó sẽ mở ra để tăng lượng gió lùa vào.
Khi đi tốc độ cao, tua máy lớn thì nhiệt phát sinh lớn. Nhưng bù lại tỏa nhiệt của nhanh do gió lùa. Nhưng đột ngột dừng xe tắt máy , quạt đứng ===> nhiệt rất cao. Khi đó áp tai vô bình nước, có thể nghe tiếng ùn ục. :)

Nên anh nào theo quan niệm : một đời ta, 3 đời nó thì cứ đi bình thường, khỏi quan tâm gì.
Nhưng với những anh em kỹ tính, "yêu xe như con, quý xăng như máu" thì khi đi những quảng đường dài. Ví dụ đi chơi xa cư ly ngoài 100km. Thì khi dừng xe, cứ để máy garanty. Trong khi chờ "hành khách" bốc dở hành lý này nọ cũng vài phút. Cho nhiệt độ xe giảm bớt rồi hẳn tắt máy.
 
Hạng B2
23/5/14
127
88
28
41
Giai phap luc cho la lat nap capo len cho tan nhiet nhanh nua a. Em thuong lam nhu the nay. He
 
Hạng C
22/4/04
749
247
43
Đối với các xe đời cao, khi tắt máy thậm chí khóa xe. Nếu động cơ đang nói, thì quạt điện két nước cũng sẽ vẩn tiếp tục chạy vài phút cho nhiệt độ giảm tới mức nào đó an toàn thì quạt mới tắt.
Đối với xe của " hội người cao tuổi" thì tắt máy là quạt tắt theo. Nên tại thời điểm này là thời giảm tổn thọ cho dàn nước nhiều nhất.

Vì nguyên tắc vẩn hành làm mát là của quạt là nhanh chậm theo nhiệt độ, còn nhanh chậm theo tốc độ xe. Khi xe đi tốc độ nhanh thì quạt nó quay lờ đờ để tránh cưởng lại sức gió từ lổ mủi lùa vào. Nếu là quạt cơ thì quyết định do clutch quạt. Để ý phía trước sẽ có những "cánh gió" với cái lò xo bé tí, khi đi chậm hay dừng thì nó đóng. Khi đi nhanh nó sẽ mở ra để tăng lượng gió lùa vào.
Khi đi tốc độ cao, tua máy lớn thì nhiệt phát sinh lớn. Nhưng bù lại tỏa nhiệt của nhanh do gió lùa. Nhưng đột ngột dừng xe tắt máy , quạt đứng ===> nhiệt rất cao. Khi đó áp tai vô bình nước, có thể nghe tiếng ùn ục. :)

Nên anh nào theo quan niệm : một đời ta, 3 đời nó thì cứ đi bình thường, khỏi quan tâm gì.
Nhưng với những anh em kỹ tính, "yêu xe như con, quý xăng như máu" thì khi đi những quảng đường dài. Ví dụ đi chơi xa cư ly ngoài 100km. Thì khi dừng xe, cứ để máy garanty. Trong khi chờ "hành khách" bốc dở hành lý này nọ cũng vài phút. Cho nhiệt độ xe giảm bớt rồi hẳn tắt máy.

Khi đứng im thì quạt quay có tác dụng nhưng không nhiều như mong muốn đâu, vì thế nhà sx cũng không để ý chuyện để quay tiếp tục quay sau khi tắt máy (cài rơ le) hay không.
Quan trọng hơn chuyện quạt quay khi tắt máy, là dùng nước làm mát loại gì để tản nhiệt nhanh và nhiệt độ dầu thế nào ?
 
Hạng C
26/12/12
739
467
63
Theo mình nghĩ (hủm bít đúng hok) thì khi tắt máy, nhiệt độ cũng không tăng lên nữa, nên quạt tắt cũng không vấn đề gì.
 
  • Like
Reactions: SubaruLover