Status
Không mở trả lời sau này.
Hạng F
22/5/05
17.658
6.052
113
59
Thành phố Run Quất
http://dantri.com.vn/c76/s76-415646/cua-luot-song-bat-dong-san-hep-lai.htm

Công chứng từ chối hợp đồng ủy quyền

Sự việc bắt đầu được chú ý khi trong mấy ngày qua, phần lớn các phòng công chứng đã dừng việc tiếp nhận hồ sơ về ủy quyền công chứng đối với hợp đồng góp vốn đầu tư.Sự thay đổi này bắt nguồn từ những quy định mới trong Nghị định 71 của Chính phủ hướng dẫn thi hành luật nhà ở có hiệu lực kể từ ngày 8/8/2010.

Theo đó, khoản 6 Điều 63 của Nghị định quy định, đối với loại hợp đồng ủy quyền bán, cho thuê nhà ở phải có công chứng hoặc chứng thực.

Các bên chỉ được ký kết hợp đồng ủy quyền và cơ quan có thẩm quyền công chứng, chứng thực chỉ được thực hiện công chứng, chứng thực các hợp đồng ủy quyền khi nhà ở đã được xây dựng xong.

Trên thực tế, qua tìm hiểu, trước những thay đổi từ Nghị định, một số phòng công chứng đã chuyển sang cho phép công chứng ủy quyền trong hợp đồng góp vốn quyền trong phạm vi người được ủy quyền có thể làm các thủ tục hành chính (như đóng tiền), song không có quyền định đoạt tài sản.

Như vậy, về mặt pháp lý thì việc công chứng này sẽ không cho phép chuyển nhượng hợp đồng góp vốn. Nhiều chuyên gia nhận định, việc này sẽ hạn chế các nhà đầu tư ngắn hạn chủ yếu hưởng các khoản chênh lệch từ giao dịch chuyển nhượng sang tên hợp đồng thông qua ủy quyền công chứng.

Việc thắt chặt chuyển nhượng trong giai đoạn góp vốn cũng được thể hiện tại Điều 60 của Nghị định. Theo đó, đối với tối đa 20% sản phẩm nhà ở không phải qua sàn, chủ đầu tư phải có văn bản thông báo về số lượng, địa chỉ nhà ở, loại nhà ở kèm theo danh sách tên, địa chỉ các đối tượng được phân chia lên Sở Xây dựng.

Còn đối với loại sản phẩm phải giao dịch qua sàn, thì chủ đầu tư chỉ được ký hợp đồng mua bán sau khi dự án đã được phê duyệt thiết kế cơ sở, đã xây dựng xong phần móng…

Những rủi ro tiềm ẩn

Không ít chuyên gia nhận định, trong thời gian tới Nghị định sẽ thanh lọc thị trường. Đối với các nhà đầu tư thứ cấp muốn tham gia thị trường, họ cần phải có tiềm lực về tài chính, vì khi góp vốn vào chủ đầu tư cấp I họ cũng phải chờ sản phẩm đủ điều kiện giao dịch mới được tung hàng ra bán. Đối với nhà đầu tư nhỏ lẻ cơ hội “lướt sóng” sẽ không còn, khi các hợp đồng góp vốn như trước đây không được phép chuyển nhượng.

Vấn đề đặt ra ở đây là liệu trên thực tế các giao dịch chuyển nhượng hợp đồng góp vốn đầu tư có còn tiếp diễn không? Một số nhà đầu tư cho rằng, nếu công chứng ủy quyền hợp đồng góp vốn không được thực hiện thì người ta sẽ chuyển sang hình thức giấy viết tay dưới danh nghĩa là “nộp tiền hộ”.

Nhưng như vậy thì người mua BĐS theo hình thức này sẽ gặp đầy rủi ro vì họ không có quyền định đoạt tài sản. Đấy là chưa kể mức rủi ro ấy còn tỷ lệ thuận với số lần mà người ta chuyển nhượng cho nhau trên cùng một sản phẩm chỉ với giấy viết tay!

Một điều nữa là đối với 20% sản phẩm nhà ở không phải qua sàn, liệu Nghị định 71 quy định về việc duyệt danh sách đối tượng được phân chia nhà ở có quá cứng nhắc không?

Chẳng hạn như một khách hàng đã được chủ đầu tư lên danh sách và thông báo với Sở Xây dựng. Nhưng vì một lý do khách quan nào đó mà họ phải dừng hợp đồng góp vốn. Vậy trong trường hợp này sẽ giải quyết thế nào khi ngay cả chủ đầu tư cũng không được phép chuyển nhượng!

Bên cạnh đó, không ít người lo ngại về việc với 20% sản phẩm nhà ở này, liệu có xảy ra những tiềm ẩn giống như đất dịch vụ trước đây, một người có hợp đồng có thể viết tay thỏa thuận bán với nhiều người cùng một lúc cho dù chỉ có 1 căn nhà…
-----------------------------------------

Còn cơ hội lách ko các bác?
 
Last edited by a moderator:
Chủ Tịch OSFI
27/3/06
9.360
150.804
113
www.phindeli.com
Bài báo này hơi bị vớ vẩn. Hợp đồng góp vốn mua căn hộ hay nền đất thì chuyển nhượng sang tên trực tiếp tại CĐT luôn, CĐT thu lại hợp đồng cũ và ra hợp đồng mới cho khách. Đâu có cần phải làm công chứng ủy quyền.

CCUQ chỉ làm khi:
- Đất tái định cư.
- Hợp đồng góp vốn, nhưng CĐT ngừng sang nhượng vì đang nộp hồ sơ xin sổ đỏ cho khách hàng.
 
Hạng F
22/5/05
17.658
6.052
113
59
Thành phố Run Quất
tuando nói:
Bài báo này hơi bị vớ vẩn. Hợp đồng góp vốn mua căn hộ hay nền đất thì chuyển nhượng sang tên trực tiếp tại CĐT luôn, CĐT thu lại hợp đồng cũ và ra hợp đồng mới cho khách. Đâu có cần phải làm công chứng ủy quyền.

CCUQ chỉ làm khi:
- Đất tái định cư.
- Hợp đồng góp vốn, nhưng CĐT ngừng sang nhượng vì đang nộp hồ sơ xin sổ đỏ cho khách hàng.

Em lại nghĩ nghị định này ra nó cấm luôn hình thức sang nhượng lại hợp đồng tại công ty CDT đó bác.
 
Hạng D
5/4/09
1.559
2.026
143
  Nghị định 71 này chưa có Thông tư hướng dẫn nên các Sở-Ban-Ngành còn đang chờ xem các thay đổi và hiệu ứng của nó tác động vào vấn đề Xâh dựng - Quy hoạch - Thương mại như thế nào. Nó ra đúng vào thời điểm Đại hội Đảng các cấp nên gần 1 tuần nay vẫn chưa thấy ló dạng thông tin tác động từ nghị định này, từ các Sở đến các địa phương đều đang chờ thông tư hướng dẫn !

Tình hình rất là ...tình hình ! 
 
Last edited by a moderator:
Chủ Tịch OSFI
27/3/06
9.360
150.804
113
www.phindeli.com
vankhanhktpn nói:
tuando nói:
Bài báo này hơi bị vớ vẩn. Hợp đồng góp vốn mua căn hộ hay nền đất thì chuyển nhượng sang tên trực tiếp tại CĐT luôn, CĐT thu lại hợp đồng cũ và ra hợp đồng mới cho khách. Đâu có cần phải làm công chứng ủy quyền.

CCUQ chỉ làm khi:
- Đất tái định cư.
- Hợp đồng góp vốn, nhưng CĐT ngừng sang nhượng vì đang nộp hồ sơ xin sổ đỏ cho khách hàng.

Em lại nghĩ nghị định này ra nó cấm luôn hình thức sang nhượng lại hợp đồng tại công ty CDT đó bác.


Đến giờ CĐT vẫn làm bình thường bác ợ ... nếu mà cấm sang nhượng tại cty CĐT thì khối bác xxx to chết. Em nghĩ nó chẳng dám làm thế đâu.
 
Bò Hóng
13/12/06
8.376
73.424
113
Túm tắt về cái 71:
- Công nhận việc góp vốn, nhưng chỉ đúng nghĩa là góp vốn do đó sẽ là "Lời ăn - Lỗ chịu" -> Cơ chế giám sát nào nếu CDT lấy cái nọ bù cái kia
- Không được quyền mua ưu tiên mà phải xếp hàng như thường lệ, khi đầu tư XD đạt 30% mới được chính thức bán
-- Bán không qua sàn 20% vậy cơ quan nào giám sát đây
 
Hạng C
20/11/09
678
65
28
52
KCN Sóng Thần, Bình Dương
Các bác chưa thấy cái gốc của vấn đề là CP đang cố gắng kiềm chế tình trạnh tăng giá quá nóng của BĐS (như vừa xảy ra tại miền bắc mấy tháng trước) bằng các hạn chế việc đầu cơ lướt sóng. Việc áp dụng thuế TNCN trong chuyển nhượng từ T9/2009, giờ tới vụ NĐ 71 này nhằm hạn chế CCUQ hợp đồng góp vốn có nghĩa là việc mua bán lòng vòng BĐS mà không phải phục vụ cho nhu cầu cư trú thực sự sẽ bị siết chặt thêm. Khi việc đầu cơ lướt sóng giảm thiểu do nhiều rào cản từ chính sách thì tất nhiên giá BĐS sẽ không thể tăng nóng được nữa.
Không cần phải quá chỉnh chu về từ ngữ hoặc phạm vi tác dụng nhưng NĐ này thực sự là thêm một khó khăn nữa cho việc kinh doanh BĐS của những người ít tiền chỉ đủ khả năng .... lướt sóng :D
 
Hạng D
9/5/10
1.821
3.825
113
Hết cái ND 69 thì đến cái 71, các bác "nghị gật" vừa làm luật vừa ngủ gật, cái đầu gật gật nên cứ tưởng là các bác í ok thông qua, nên chính các bác í cũng chẳng hiểu gì đâu !!!, vài bữa sẽ bổ sung, chỉnh sửa thôi đó mà
 
Hạng D
14/5/08
2.536
21.272
113
Himlam nói:
Hết cái ND 69 thì đến cái 71, các bác "nghị gật" vừa làm luật vừa ngủ gật, cái đầu gật gật nên cứ tưởng là các bác í ok thông qua, nên chính các bác í cũng chẳng hiểu gì đâu !!!, vài bữa sẽ bổ sung, chỉnh sửa thôi đó mà

Kéo áo bác phát, Nghị định thì liên quan gì đến quốc hội ? Nghị định là do bộ đưa ra.
 
Chủ Tịch OSFI
27/3/06
9.360
150.804
113
www.phindeli.com
koonjang nói:
Himlam nói:
Hết cái ND 69 thì đến cái 71, các bác "nghị gật" vừa làm luật vừa ngủ gật, cái đầu gật gật nên cứ tưởng là các bác í ok thông qua, nên chính các bác í cũng chẳng hiểu gì đâu !!!, vài bữa sẽ bổ sung, chỉnh sửa thôi đó mà

Kéo áo bác phát, Nghị định thì liên quan gì đến quốc hội ? Nghị định là do bộ đưa ra.


Nghị định là do TT gia NTD ký ban hành đó bác. Bộ Xây dựng có trách nhiệm ban hành thông tư hướng dẫn chi tiết (chưa làm)
 
Status
Không mở trả lời sau này.