Hạng B1
9/1/08
54
0
6
_Cho em xin rẻo đất để chia sẻ tý cảm xúc!

Diễm xưa


Mưa vẫn bay bay, trên tầng tháp cổ, Dài tay em mấy thuở mắt xanh xao, Nghe lá thu mưa reo mòn gót nhỏ. Ðường dài hun hút cho mắt thêm sâu.

Mưa vẫn hay mưa, trên hàng lá nhỏ. Buổi chiều ngồi ngóng những chuyến mưa qua. Trên bước chân em, âm thầm lá đổ, Chợt hồn xanh buốt cho mình xót xa.

Chiều nay còn mưa sao em không lại ? Nhớ mãi trong cơn đau vùi. Làm sao có nhau, hằn lên nỗi đau, Bước chân em xin về mau.

Mưa vẫn hay mưa, cho đời biển động. Làm sao em nhớ những vết chim di. Xin hãy cho mưa qua miền đất rộng, Ðể người phiêu lãng quên mình lãng du.

Chiều nay còn mưa sao em không lại ? Nhớ mãi trong cơn đau vùi. Làm sao có nhau, hằn lên nỗi đau, Bước chân em xin về mau.

Mưa vẫn hay mưa, cho đời biển động. Làm sao em biết bia đá không đau ?!! Xin hãy cho mưa qua miền đất rộng, Ngày sau sỏi đá cũng cần có nhau !!! Ngày sau sỏi đá cũng cần có nhau !!



Thuở ấy có một người con gái rất mong manh, đi qua những hàng cây long não lá li ti xanh mướt để đến Trường Đại học Văn khoa ở Huế.
Nhiều ngày, nhiều tháng của thuở ấy, người con gái ấy vẫn đi qua dưới những vòm cây long não. Có rất nhiều mùa nắng và mùa mưa cũng theo qua. Những mùa nắng, ve râm ran mở ra khúc hát mùa hè trong lá. Mùa mưa Huế, người con gái ấy đi qua nhạt nhòa trong mưa giữa hai hàng cây long não mờ mịt...
Nhà cô ấy ở bên kia sông, mỗi ngày phải băng qua một cây cầu rồi mới gặp hàng long não để đến trường.
Từ ban công nhà tôi nhìn xuống, cái bóng dáng ấy đi đi về về mỗi ngày bốn bận. Thời buổi ấy những người con gái Huế chưa hề dùng đến phương tiện có máy nổ và có tốc độ chóng mặt như bây giờ. Trừ những người ở quá xa phải đi xe đạp, còn lại đa số cứ đến trường bằng những bước đi thong thả hoàng cung. Đi để được ngắm nhìn, để cảm thấy âm thầm trong lòng, mình là một nhan sắc. Nhan sắc cho nhiều người hoặc chỉ cho một người thì có quan trọng gì đâu. Những bước chân ấy từ mọi phía đổ về những ngôi trường với những cái tên quen thuộc, đôi khi lại quá cũ kỹ.
Đi để được những con mắt chung quanh nhìn ngắm nhưng đồng thời cũng tự mình có thì giờ nhìn ngắm trời đất, sông nước và hoa lá thiên nhiên. Long não, bàng, phượng đỏ, muối, mù u và một dòng sông Hương chảy quanh thành phố đã phả vào tâm hồn thời con gái một lớp sương khói lãng mạn thanh khiết. Huế nhờ vậy không bao giờ cạn nguồn thi hứng. Thành cổ, đền đài, lăng tẩm khiến con người dễ có một hoài niệm man mác về quá khứ hơn và một phần nào cũng cứu rỗi cho con người ta khỏi vành đai tục lụy. Và từ đó Huế đã hình thành cho riêng mình một không gian riêng, một thế giới riêng. Từ đó con người bỗng đâm ra mơ mộng và ước mơ những cõi trời đất như không có thực.
Nhưng thật sự thực và mơ là gì? Thật ra, nói cho cùng, cái này chỉ là ảo ảnh của điều kia. Và với những ảo ảnh đó đã có một thời, khá dài lâu, những con người lớn lên trong thành phố nhỏ nhắn đó đã dệt gấm thiêu hoa những giấc mơ, giấc mộng của mình. Đó cũng là thời gian mà mỗi sớm tinh mơ, mỗi chiều, mỗi tối, tiếng chuông Linh Mụ vang xa trong không gian, chuyền đi trên dòng sông để đến với từng căn nhà khép hờ hay đang đóng kín cửa.
Thời gian trôi đi ở đây lặng lẽ quá. Lặng lẽ đến độ người không còn cảm giác về thời gian. Một thứ thời gian không bóng hình, không màu sắc. Chỉ có cái chết của những người già, vào mùa đông giá rét, mới làm sực tỉnh và bổng chốc nhận ra tiếng nói thì thầm của lăng miếu, bia mộ ở những vùng đồi núi chung quanh.
Trong không gian tĩnh mịch và mơ màng đó, thêm chìm đắm vào một khí hậu loáng thoáng liêu trai, người con gái ấy vẫn đi qua đều đặn mỗi ngày dưới hai hàng cây long não để đến trường. Đi đến trường mà đôi lúc dường như đi đến một nơi vô định. Định hướng mà không định hướng bởi vì những bước chân ngày nào ấy dường như đang phiêu bồng trên một đám mây hoang lạc của giấc mơ.
Người con gái ấy đã đi qua một cây cầu bắc qua một dòng sông, qua những hàng long não, qua những mùa mưa nắng khắc nghiệt, để cuối cùng đến một nơi hò hẹn. Hò hẹn nhưng không hứa hẹn một điều gì. Bởi vì trong không gian liêu trai ấy hứa hẹn chỉ là một điều hoang đường. Giấc mơ liêu trai nào cũng sẽ không có thực và sẽ biến mất đi.
Người con gái đi qua những hàng cây long não bây giờ đã ở một nơi xa, đã có một đời sống khác. Tất cả chỉ còn là kỷ niệm. Kỷ niệm nào cũng đáng nhớ nhưng cứ phải quên. Người con gái ấy là "Diễm của những ngày xưa".
(Trịnh Công Sơn)

"Diễm xưa" là một bài hát nổi tiếng của cố nhạc sỹ Trịnh Công Sơn viết năm 1960 được phát hành trong băng nhạc Sơn Ca 7, lấy từ ý "Diễm của những ngày xưa". "Diễm xưa" cũng được dịch ra tiếng Nhật dưới nhan đề Utsukushii Mukashi và được Khánh Ly trình bày ở hội chợ Osaka năm 1970. "Diễm xưa" còn được đưa vào chương trình giáo dục về môn văn hóa Việt tại một trường đại học ở Nhật Bản. Đại học Kansai Gakuin cũng có một cuốn sách viết về bài "Diễm xưa" có kèm theo DVD để tiện cho việc nghiên cứu của sinh viên. Bài hát còn được đài truyền hình NHK chọn làm bản nhạc chính cho một bộ phim về cuộc hôn nhân giữa một người đàn ông Nhật lấy người vợ Việt Nam.

Bài "Diễm xưa" đầu tiên được dịch ra tiếng Nhật dưới nhan đề Utsukushii Mukashi và được Khánh Ly trình bày ở hội chợ Osaka năm 1970
Bản Utsukushii Mukashi đã trở nên một trong 10 tình ca hay nhất mọi thời đại của Nhật Bản
Bản Utsukushii Mukashi do ca sĩ Yoshimi Tendo trình bày đã xếp hạng 11 trong 20 ca khúc hay nhất trên kênh cáp của Nhật Bản năm 2004
Năm 2004 "Diễm xưa" là nhạc phẩm Á Châu đầu tiên được Đại học Kansai Gakuin đưa vào chương trình giáo dục của mình trong môn Văn hoá và Âm nhạc

Bảng tiếng Nhật
 
Hạng B1
9/1/08
54
0
6
RE: Nhạc và cảm nhận!

Kaori Muraji
UpNhAnHdotC0M2008092026338yji2nji0yw20113.jpeg
[/img]
1. Junto al Generalife
2. Tiento antiguo

Sonata Giocosa(Joaquin Rodrigo)
3. I:Allegro moderato
4. II:Andante moderato
5. III:Allegro

6. En los trigales(Joaquin Rodrigo)

Tres piezas espanolas(Joaquin Rodrigo)
7. Fandango
8. Passacaglia
9. Zapateado

10. Pajaros de primavera
11. Sarabande lointaine
12. Invocacion y danza
13. Pastorale

 Kaori Muraji:Guitar
 
Last edited by a moderator:
Tập Lái
24/11/07
3
0
0
F&I Club
RE: Nhạc và cảm nhận!

Em rất thích bài này và muốn tặng chị !

Phôi Pha

Ôm lòng đêm
Nhìn vầng trăng mới về nhớ chân giang hồ
Ôi phù du
Từng tuổi xuân đã già một ngày kia đến bờ
Đời người như gió qua

Không còn ai
Đường về ôi quá dài những đêm xa người
Chén rượu cay một đời tôi uống hoài
Trả lại từng tin vui cho nhân gian chờ đợi

Về ngồi trong những ngày
Nhìn từng hôm nắng ngời nhìn từng khi mưa bay
Có những ai xa đời quay về lại
Về lại nơi cuối trời làm mây trôi

Thôi về đi
Đường trần đâu có gì tóc xanh mấy mùa
Có nhiều khi từ vườn khuya bước về
Bàn chân ai rất nhẹ tựa hồn những năm xưa

"Tôi thấy mình đang ngồi trong một túp lều nho nhỏ trơ trọi giữa cánh đồng mênh mông nước. Cô đơn, trống vắng. Ánh trăng nhàn nhạt xuyên qua những làn mây mỏng phía trời xa. Đêm thật hoang vu, tĩnh mịch. Chỉ thấy tiếng côn trùng vọng lại từ xa xen lẫn tiếng thở dài của tôi và tiếng âm u trong tai mình từ sâu thẳm. Gió rít từng cơn hun hút qua kẽ vách, lạnh lẽo.

Tôi ngồi im đón nhận những khoảnh khắc trong lành nhất của đất trời. Tiếng đàn thở vào lòng đêm những âm thanh khúc trắc, chậm rãi. Có cảm giác tắc nghẹn từ những phím đàn, chúng không đều mà cứ nhỏ từng giọt, từng giọt như từng bước chân thơ thẩn của kẻ bộ hành về cõi hư vô.

Ngọn đèn dầu leo lét cháy, tôi nhìn bóng mình trên vách và suy tư về những ngày đã qua với những con người đã gặp. Tất cả hiện ra như một cuốn phim đen trắng quay chậm. Từng gương mặt, từng nụ cười, từng nụ cười... Có những thứ đã nhạt nhòa theo thời gian những có những điều sẽ còn đọng lại mãi.

Nhớ những tháng ngày chật vật khi mới đặt chân vào Sài Gòn, những người đã giúp đỡ mình, những người mình tin tưởng, những người mình có lỗi, nhớ người mình yêu, những người bạn trong cuộc đời... nhớ ngày hôm nay.

Cuốn phim bỗng phụt tắt, chẳng còn gì cả, chỉ còn lại một cảm giác hụt hẫng trong lòng. Từng hát đêm bay vào tâm hồn tôi buồn bã.

Không còn ai, đường về ôi quá dài những đêm xa người...

Buồn vui trong cuộc sống thì ai chẳng đã từng. Nhưng có lẽ cái cảm giác tệ nhất là khi bạn bị bỏ rơi, khi bạn không còn mang lại niềm vui, hạnh phúc, lợi ích cho ai đó, họ bắt đầu lạnh nhạt dần, tệ hơn thì ném vào mặt bạn những lời vô cảm. Bạn có cảm giác như mình là kẻ đứng ngoài cuộc sống. Quá khứ và hiện tại tôi vẫn trải qua những điều đó. Bạn chẳng có giá trị gì cả, bạn là đồ bỏ đi!
Rồi đến một lúc nào đó thì những cảm giác ấy cũng quen dần và bạn chẳng nuôi hi vọng gì nữa, bạn sống cuộc sống của riêng bạn mặc kệ dòng đời trôi chảy.

Chén rượu cay một đời tôi uống hoài, trả lại từng tin vui cho nhân gian chờ đợi...

Có những lần, sau một đêm ngủ sâu, tôi tỉnh dậy thấy trong người khoan khoái, tôi nhâm nhi ly cà phê và thả hồn trong những bản nhạc quen thuộc, cảm giác lúc đó thật tuyệt vời! Ước gì ngày nào cũng được như vậy.

Cuộc sống bấp bênh hay phẳng lặng thì rồi cũng qua như những cơn gió thoảng. Còn lại gì? Để lại gì? Trong những giấc ngủ của mình, không dưới năm lần tôi mơ thấy mình bay được: chỉ cần nhún chân nhẹ một cái là tôi có thể trôi về bất cứ đâu mình muốn. Cuộc đời sẽ chẳng còn những sự phôi pha, chẳng còn những bể dâu nữa.

Đời người như gió qua... thôi về đi, đường trần đâu có gì, tóc xanh mấy mùa...

Rất nhiều ca khúc của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn mang màu sắc Phật giáo và triết lí phương Đông, bài này là một trong số đó. Nhiều quan niệm cho rằng trần gian chỉ là cuộc dạo chơi của các linh hồn, chết là "trở về" với cõi hư vô, với cuộc sống khác... nhẹ nhàng như những áng mây trôi. Có lẽ vì vậy mà ông mới viết là "thôi về đi đường trần đâu có gì". Điều này cũng từng xuất hiện trong bài thơ "Khóc Dương Khuê" của Nguyễn Khuyến

Làm sao bác vội về ngay,
Chợt nghe, tôi bỗng chân tay rụng rời

Ca khúc "Phôi pha" được thể hiện bởi nhiều ca sĩ. Tôi có nghe qua Tuấn Ngọc, Quang Dũng, Hồng Nhung, Đàm Vĩnh Hưng... nhưng chưa thấy ca sĩ và bản phối nào diễn tả một cách sâu sắc tâm trạng nhân vật chính trong ca khúc như ca sĩ Lan Ngọc. Bản phối này rất giản dị nhưng để tạo ra những âm thanh giản dị ấy không phải ai cũng làm được.

Có những người thích nhạc Trịnh chỉ đơn giản là thích, có những người thích vì tìm thấy sự đồng cảm, cũng có những người thì chỉ muốn “phô bày” cái "đẳng cấp" của họ. Dù có thích nhạc Trịnh hay không, thích như thế nào thì bạn cũng hãy thử ngồi một mình trong đêm và nghe bài "Phôi pha" này, bạn sẽ yêu nó thực sự."

(Nguồn : Đức Thuận)
 
Hạng B1
9/1/08
54
0
6
RE: Nhạc và cảm nhận!

-Cảm ơn ThaiBinh nhiều nhé!Cùng nghe nhạc nha

Một Ngày Vui Mùa Đông

Sáng tác: Lê Uyên Phương


Em lên ngày mai
đường gió trăng cài
mong em từng giây
rộn ràng như ngây
ô hay mùa đông
mà xuân đã lâng lâng
ô hay mùa đông
mà mai đã lên bông
vì gót chân in dấu ân tình
hoa lá ngỡ như mùa xuân
mùa xuân ái ân

nhưng trên thềm gác
chờ đến trăng tà
em ơi vì đâu
hẹn rồi thờ ơ
xuân sang rồi sao
mà hoa nở không tươi
xuân qua rồi sao
mà tim đã đơn côi
vì đã cho nhau những mong chờ
hãy nở để quên tình yêu
tình yêu nhớ mong

qua hôm sau
nghe gió thoảng như đi mau
mây trắng đã trao cho nhau
những ái ân không màu
khi không yêu đâu biết
nắng hay phai nhanh
đâu biết mắt hay long lanh
khi ái ân tan tành
rồi đến ngày kia
ga buồn chờ mãi người yêu
thềm ga vắng tanh

ai như người yêu
màu ái mây chiều
ai như người yêu
lạnh lùng cô liêu
ô hay vì sao
mà em đến nơi này
ô hay vì sao
mà em nhớ hôm nay
vì trót yêu anh
áo vai gầy không nỡ
để anh mùa xuân
mùa xuân nhớ mong ./.

Duy Trác - Khánh Ly
 
Last edited by a moderator:
Hạng F
13/1/06
12.137
2.086
113
59
Bình Thạnh -Tp HCM
RE: Nhạc và cảm nhận!

Cảm ơn bác!Bài cảm nhận hay quá bác ơi!
Tuy nhiên để cho tập trung - cô đọng các lãnh vực trong XNL mình,xin bác tập trung vào mục âm nhạc dùm mà cụ thể là trong topic " Nhạc cho Xóm Nhà Lá của em" bác nhé!Mong nhận được sự cộng tác vui vẻ của bác!:D
 
Hạng D
21/7/08
1.504
80
48
RE: Nhạc và cảm nhận!

@all: em thấy cứ để chuyên mục này là cảm nhận cũng được Bác HT ạh, nó sẽ bổ sung cho chuyên mục kia...

hình như Trịnh rất được mến mộ tại Nhật, có 1 giải thưởng cho 1 bài hát zì zì nữa mà e hổng nhớ...
 
Hạng D
10/11/07
4.987
25
0
HCM
www.esoft-vn.com
RE: Nhạc và cảm nhận!

Này thì cảm nhận

Trịnh Công Sơn, người bạn âm nhạc
Tôi nghe nhạc Trịnh từ lúc 14-15 tuổi, ước chừng vậy chứ làm sao mà biết được 14 hay 15 hay ngày đầu tiên là ngày nào. Nhưng chắc chắn là thích ngay từ lần đầu. Bài tủ của tôi là Hạ Trắng và tôi có thể chơi guitar classique bài này có hồn lắm mặc dù tôi chỉ võ vẽ chút đỉnh về guitar, mà bây giờ tôi cũng chả còn tí chai nào để mà chơi.
Diễm Xưa là bài cũng rât thích mà nói ngay, nhạc Trịnh thì bài nào cũng thích ngang ngang nhau, tùy lúc mà rống lên bài này hay bài kia mà thôi. Diễm Xưa thì nằm trong số những bài thường nghĩ đến nhất. (Bài chán nhất là "Em ở nông trường, em ra biên giới"

Mưa vẫn bay bay, trên tầng tháp cổ
Dài tay em mấy thuở mắt xanh xao
Nghe lá thu mưa reo mòn gót nhỏ.
Ðường dài hun hút cho mắt thêm sâu.

Mưa vẫn hay mưa, trên hàng lá nhỏ.
Buổi chiều ngồi ngóng những chuyến mưa qua.
Trên bước chân em, âm thầm lá đổ
Chợt hồn xanh buốt cho mình xót xa.


Tôi chả bao giờ cố gắng hiểu lời của Trịnh, chỉ cần cảm những hình ảnh, câu chữ lướt trong đầu thấy mình cũng có cảm giác bay bổng theo lời và điệu nhạc, thế là đủ. Hình ảnh đẹp, lời ca lay động đủ để mình chìm đắm, nhạc Trịnh vẫn như thế, để mình tự nói với mình nhiều hơn là để chia xẻ với người khác. Mặc cho Trịnh nói về người con gái Huế, đối với tôi chỉ có những hình ảnh lướt qua là quan trọng.
Tôi từng nói với vợ: Trịnh Công Sơn là một người để yêu mến nhưng không là thần tượng. So sánh Trịnh với Văn Cao, tôi vẫn cho tầm tư tưởng của cụ Văn cao hơn, vẻ Chân - Thiện - Mỹ của cụ Văn hoàn hảo hơn, nhưng nhạc Trịnh gần với tôi hơn.
Mà cũng gần với nhiều người khác. Có những cách sửa lới quái chiêu kiểu như: "Em có hay chăng anh vừa trúng đạn. Trực thăng bay đến đưa xác anh đi" nhưng ngay cả trường hợp này hình ảnh và lời ca cũng vẫn tạo ra hiệu ứng gần gũi như thường thấy trong nhạc Trịnh.

Chiều nay còn mưa sao em không lại?
Nhớ mãi trong cơn đau vùi.
Làm sao có nhau, hằn lên nỗi đau.
Bước chân em xin về mau.

Trịnh không bao giờ kêu gào quá đáng, nỗi nhung nhớ; nuối tiếc vẫn sôi lên nhưng vẫn luôn chỉ là cho riêng mình.

Mưa vẫn hay mưa, cho đời biển động.
Làm sao em nhớ những vết chim di.
Xin hãy cho mưa qua miền đất rộng.
Ðể người phiêu lãng quên mình lãng du.

Mưa vẫn hay mưa, cho đời biển động.
Làm sao em biết bia đá không đau ?!!
Xin hãy cho mưa qua miền đất rộng.
Ngày sau sỏi đá cũng cần có nhau!!!
Ngày sau sỏi đá cũng cần có nhau!!!

Nhiều người muốn đào sâu khía cạnh triết lý của Trịnh, tôi thì cho rằng Trịnh chủ yếu viết cho mình, thế thôi. Mà vì vậy, ai cũng cảm giác những tâm sự trong bài hát cũng có thể là của mình.

Về phần nhạc, Diễm Xưa là một bài hát có cấu trúc đơn giản, không luyến láy nhiều, nhẹ nhàng, cao trào ngắn. Dạng nhạc này khá phổ biến trong các tác phẩm của thời kỳ đầu của nhạc mới Việt Nam, điển hình như bài "Làng tôi xanh bóng tre" của cụ Văn. Diễm Xưa có giai điệu đẹp nhưng với tôi thì là hơi đơn điệu, không biết tôi có quá khó tính không, nhưng tôi cho rằng giai điệu đẹp thì phải ngắn và chen lẫn với các đoạn cao trào.

Diễm Xưa luôn được tôi nghe qua giọng của Khánh Ly, mọi ca sĩ khác với tôi đều là không chấp nhận được. Chắc là tại định kiến của tôi quá lớn. Với tôi, chỉ có Khánh và tôi hát Diễm Xưa là nghe được!

Nói nhiều thì nói dở, bình về nhạc Trịnh tốt nhất chỉ ngắn gọn: Trịnh đấy


Bài của em tự viết, chẳng trích dẫn ai đâu, các bác đừng trách em không dẫn nguồn ra nhé:D:D:D
 
RE: Nhạc và cảm nhận!

Em thích nghe nhạc Trịnh hơn nhạc trẻ , nó buồn mà mẹ nhàng không sống động nhưng âm thầm . Mõi khi buồn mà nghe được một vài ca khúc Trịnh của Khánh Ly hát thì
như là có người cũng đang buồn đang tâm sự bản thân họ vói mình .
 
Hạng C
3/2/07
781
11
18
53
RE: Nhạc và cảm nhận!

Chà, em nghĩ bác Tưởng chỉ suốt ngày lo buôn trứng, ai dè bác nì cũng có tâm hồn nghệ sĩ quá ta.
Đối với cá nhân em, em cho rằng nhạc của Trịnh Công Sơn có giai điệu đơn giản nhưng ca từ tương đối phức tạp. Khi đắm mình trong bản nhạc, mình thường liên tưởng đến chiều sâu của nó. Và với em, cũng như bác Tưởng, em chỉ thấy Khánh Ly hát nhạc Trịnh là được. Ngày trước, khi còn là sinh viên, trong nhà lúc nào cũng có băng cát-xét Khánh Ly- Sơn ca 7, cứ đêm đêm bật lên để Khánh Ly ru ngủ. Và những đêm mưa thì nghe nhạc Trịnh đối với em là thich hợp nhất.
 
Hạng B2
4/8/06
312
10
18
otosaigon.com
RE: Nhạc và cảm nhận!

Tôi cũng kg chuyên về ÂN lắm nên rất kính trọng TCS!
Lời của ca khúc TCS là những bài thơ tình mà các nhà thơ ngày nay còn phải nghiêng mình từ mọi góc độ.
.... Đời ta, có khi là đốm lửa
Một hôm, cháy trong vườn khuya
Vườn khuya đóa hoa nào mới nở
Đời ta có ai vừa qua....

.... Lòng tôi có đôi lần khép cửa
Rồi bên vết thương tôi quỳ
Vì em đã mang lời khấn nhỏ
Bỏ tôi, đứng bên đời kia.
( Đêm thấy ta là Thác đổ )
Tính " bác học" trong ngôn từ của TCS rất cao
.... Ngày sau sỏi đá, cũng cần có nhau... ( DX)

Về khúc thức âm nhạc thì đẳng cấp mà rất giản dị, có lẽ điều này là yếu tố đầu tiên khiến cho ca khúc của Trịnh Công Sơn mãi sống trong lòng khán giả. xử lý quãng tám trong ca khúc " Ru Ta Ngậm Ngùi " và một số ca khúc khác thì các thế hệ sáng tác sau này nên lấy đây làm chuẩn để phấn đấu.

Về " học thuật" thì " Đóa hoa vô thường" là 1 khẳng định của TCS với các trường phái âm nhạc khác nhau

Tất nhiên cũng có nhiều tác phẩm kg hay, điều này khẳng định trong tư tưởng sáng tác của TCS chưa bao giờ có " khái niệm " sao chép.

Nói đến TCS tôi lại cảm thấy nhớ vô cùng!